Hôm nay,  

Một Tuần Ngao Du Miền Nắng Ấm

11/11/201300:00:00(Xem: 37927)
Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4058-14-29458vb2111113


Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA, ngành giáo dục, từng trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA. Bài mới là một du ký vui.

* * *

Sau khi quyết định cùng bà xã ngao du nơi miền Nam Cali một tuần để bù lại những ngày làm việc cực nhọc và căng thẳng, hai tôi nhờ dứa em họ chở đến phi trường SEA-TAC ở Washington lúc 9: 45 sáng ngày 9 tháng Mười Một.

Tôi nhờ ngưòi bạn Mỹ mua vé trên internet và chọn được hảng United Airlines với vé đi và về rất thấp là 199 đô và phải đổi máy bay ở phi trường San Francisco. Trước khi đi tôi có nhờ ông cụ Joe hàng xóm lấy dùm và giữ thư từ, nhờ anh Gary kế bên xem chừng dùm nhà. Tôi nghỉ là phải có chút quà gì đó mang đặc tính của địa phương mình để làm quà cho bạn bè dưới đó. Nghĩ mãi, thấy không có gì hơn là món khô cá hồi được xông khói rất hấp dẩn “smoked salmon”.

Máy bay đáp xuống phi trường San Francisco lúc 3 giờ chiều. Một lần nữa sau hơn mấy chục năm tôi lại được xuống phi trường này từ khi đi du học năm 1972. Trong khi chờ đợi tôi ghé qua cửa tiệm bán sách báo và đọc đuợc quyển sách mới ra của mục sư trẻ nổi tiếng là Joel Osteen và ghi nhanh một câu đáng để ý trong sách của ông: “Đừng nói vơí Thượng Đế khó khăn của bạn lớn đến cở nào mà hãy nói với Ngài là Ngài to lớn hơn khó khăn của bạn đến mức nào.”

Phi cơ rời phi trường lúc 4 giờ chiều, trễ hơn nửa tiếng. Tôi đã gọi để báo anh S. và anh Ne lúc 3 giờ để hai anh khỏi trông. Anhj S. là trưởng khoa của đơn vị tôi khi xưa và rất nhiệt thành trong việc tiếp đón anh em nào có dịp xuống Orange County chơi. Anh Ne là sư huynh của tôi ở trường Việt Nam Học Đường ở khu Tân định khi tôi còn học lớp nhứt ở đó.

Trời bên ngoài nắng thật tốt. Phi cơ đang từ từ taxi ra phi đạo và cất cánh.

Hơn 5 giờ thì phi cơ tới phi trường, khi ra khu nhận hành lý thì tôi đã thấy anh S. đứng chờ ở đó.Hai tôi liền đến chào và cảm ơn anh cùng đưa anh ngay hai gói smoked salmon làm quà. Sau đó tôi gọi cell cho anh Ne và biết là anh đã có mặt với người con rể và đang chờ ở từng trên. Vài phút sau anh xuống khu lấy hành lý vớí con rể. Anh vẫn vui tính và luôn gây hào hứng như hồi tôi gặp anh trong chuyến đi họp mặt của trường VNHĐ ở Texas năm 2005. Tôi rất vui là đã thực hiện được chuyến đi này để Trang được vui và thay đổi không khí.

Rể anh Ne chở thẳng về nhà mình để gặp gia đình. Nhà có vườn và chị Ne trồng đủ các loại cây chung quanh nhà. Nào là táo tàu, mướp, thanh long, mía, nhãn và các loại rau thơm, rau mùi thấy mà ham. Sau đó anh Ne kêu rể chở hai tôi tới mướn phòng ở Little Saigon Inn cho gần khu ăn uống và gần nhà anh cho tiện việc đưa đón đi chơi.

Hôm sau, thứ Ba, hai tôi mướn người chở đi thăm Universal Studio. Anh lái xe khoảng trên bốn mươi của công ty Western Tour and Transportation tên H., rất vui tính, lễ phép, hiểu biết và có uy tín. Giá biểu đi về là 180 đô. Sau khi xuống xe vào nơi bán vé, tôi mới hốt hoảng là không biết cái hàm răng giả của mình ở đâu! Số là khi ngồi trên xe vì thấy bị lạt miệng khó chịu nên tôi gỡ hàm răng giả ra bỏ vaò túi áo sơ mi rồi sau đó lại quên lửng đi. Tôi cuống cuồng tìm trong ba lô, rồi hết chỗ này tới chỗ nọ trong khi bị vợ nhằn là tại sao tôi không mang mà lại gỡ ra chi cho có chuyện. Tôi gọi cell cho anh chàng tài xế nhờ tìm xem nó có bị rớt trong xe không. Anh ta không tìm thấy. Chết rối! Làm lại cái khác thì vừa tốn mà lại vừa phải đi tới đi lui phòng nha sĩ hoài chịu gì nổi! May sau một hồi lục soạn, tôi mò vào cái túi áo sơ mi nằm trong ba lô thì thấy nó … đang nằm nhe răng cười trong đó! Răng ơi là răng. Làm tao hết hồn. Tôi lật đật tới đứng xắp hàng mua vé. Sau hơn nửa tiếng hai tôi trình vé để vào cổng.

Anh lái xe đã chỉ cho hai tôi biết những shows nào đáng vào xem vì thì giờ trong ngàycó hạn nên hai tôi đi thẳng tới xem khu trình bày về xảo thuật trong điện ảnh. Sau đó là lên xe điện vào khu dược dàn dựng để đóng các phim. Tôi thấy xe chạy ngang con đường mang tên đạo diển xuất chúng Steven Spielberg và nam đại tài tử đã quá cố James Steward. Khi xe vào đường hầm, với mắt kính 3D mọi người vừa la hét thích thú lẫn sợ hãi khi mấy con khủng long đánh vật nhau với con king kong sát bên mặt mình toé nước làm ướt cả moị người. Rồi những khu phố, những khu nhà dựng lên để đóng phim cao bồi. Cái hồ nhân tạo được dựng lên một cách tài tình để quay phim con cá mập quái vật trong phim Jaw của Đạo diển S. Spielberg. Hai tôi vào cửa nhưng Trang không dám xem show các người máy biến hình vì xe nhồi tạo cảm giác qúa mạnh nên hai tôi xin ra liền.

Lúc đó đã trưa vừa khát vừa đói hai tôi mua một chai nước ướp lạnh với giá trên trời: hơn 3 đô! Ngồi nghỉ trưa ở khu dành cho khách xem tôi thấy có rất nhiều khách nam nữ, gìa cả, lớn bé từ China. Đi nơi giải trí nào cũng thấy mấy chú Ba, mấy thím xẩm này. Có một số ít là người Pháp, ngươì Ấn và dân gốc ở Trung đông. Nguời xem bắt đầu vào càng lúc càng đông. Nội việc đi lên đi xuống mấy cái thang cuốn cũng đủ mỏi cẳng và hết giờ.

Cuối cùng để xem một show chót trươc khi xe đến đón về lúc 6 giờ chiều, hai tôi đi vào xem phim hoạt hoạ 3D về anh chằng dễ thương tên Shek. Lúc đó đã gần sáu giờ nên tôi gọi cell để H. đến đón về. Trời vẫn còn nắng đẹp và khách xem lủ lượt ra về. Trên đường về H. kể cho tôi ghe qua về việc làm ăn và thân thế của mình. Những mẩu chuyện nhỏ nhưng rất hay và đầy thú vị.

Một chuyện tình cờ hi hữu là sáng hôm đó tôi thức dậy sớm để đi bộ trong khuôn viên nhà trọ thì thấy một người đàn ông cũng đang đi tản bộ. Tôi đến gần bắt chuyện thì thấy quen quen. Tôi hỏi tên thì đúng là anh bạn ở cùng đơn vị khi xưa, anh NCD. Thật là bất ngờ gặp lại anh D. sau hơn ba mươi năm ở chốn này. Anh ở San Jose và cùng gia đình xuống đây mướn phòng và sau này anh cho tôi biết là anh xuống để mua nhà rồi sẽ dọn về Orange County ở trong tháng này.

Lúc 7:30 anh Ne tớí chở hai tôi đi ăn hủ tiếu khô có tôm và bánh mì chiên. Thật là một ngày vui và đầy thích thú.

Thứ Tư. Anh Ne tới chở đi ăn bánh cuốn Tây Hồ rồi ghé qua khu Phước Lộc Thọ. Ngồi uống nước mía trong khu tôi thấy có phần vắng khách. Tôi nhờ anh tìm gian hàng bán thuốc bổ và mua ba chai. Chiều đến anh chở hai tôi đi ăn mì vịt tiềm.

1:50- Anh Ne chở đến trụ sở thờ phượng Cha Trương Bửu Diệp ở đường Euclid để tôi chào kính và tạ ơn. Hai tôi được tiếp đón niềm nở và giới thiệu vào căn nội thất thờ Cha. Căn phòng trưng bày giản dị nhưng rất tôn nhiêm. Có hai tượng của Cha để người đến tỏ lòng tôn kính. Hai tôi đến bàn ghi sổ để tạ ơn, cầu nguyện và cúng dường. Những người đang ở trong phòng đều nghiêm trang tỏ lòng tin kính tuyệt đối nơi Cha trong chốn tôn nghiêm này. Sau khi chụp ảnh và mua vài món kỷ niệm chúng tôi ra xe để đi đến thăm tòa soạn Việt Báo.

Khi đến toà soạn tôi thấy chị Nhã Ca và được chị đưa vào văn phòng làm việc của anh Trần Dạ Từ. Chúng tôi được anh Từ tiếp niềm nở. Anh pha cà phê đãi và tặng sách cùng CD nhạc do anh sáng tác. Đến lúc tôi lấy máy ra để chụp hình kỷ niệm thì không thấy nó trong ba lô. Tìm hoài một hồi lâu tôi mới nghỉ là chắc mình đã bỏ quên ở phòng nguyện ở cơ sở nguyện cầu Cha TBD. Sau khi từ biệt các anh chị ở toà soạn xong, anh Ne vội lái xe trở lại nhà nguyện. Tôi vội vả đi vào nói với các anh chị ở văn phòng là mình trở lại để tìm cái máy ảnh. Tôi đi nhanh vaò phòng cầu nguyện và thấy cái máy ảnh đang nằm trên ghế! Khi tôi trở ra thì được anh trưởng ban tiếp và mời vào phòng thu hình để làm một cuộc phỏng vấn nhỏ. Khi biết tôi chơi đàn sẵn có cây đàn ghi ta trong phòng, anh yêu cầu tôi đàn một bài trước khi phỏng vấn. Có lẽ nhờ tôi quên cái máy ảnh mà tôi được phỏng vấn và thu hình cho trang web của cơ sở chăng?

Thứ Năm. Ăn sáng bánh mì nóng dòn với chuối xiêm thật là ngon. Đặc biệt là hôm nay anh Ne sẽ nấu ăn đãi hai tôi ở nơi anh share phòng. Anh đi chợ mua cá diêu hồng tươi rói, thịt xay và đủ loại gia vị để nấu món lẩu cá và bí đỏ chưng thịt bầm. Buổi trưa đó anh chở hai tôi tới nơi anh ở để Trang phụ anh làm bếp. Anh Ne thật là hiếu khách và xem ra có “tinh thần nấu nướng” lắm. Ah thường nói là anh nấu những món mà ở tiệm ăn không có và không có món nào ngon bằng anh nấu được. Nhìn cách chuẩn bị cho hai món chiều nay tôi tin là anh nói đúng. Trái bí ngô được anh dồn với thịt xay ướp đầy đủ gia vị, nấm, bún tàu rồi bỏ vô nồi hầm. Món lẩu cá được anh chuẩn bị công phu hơn và được ăn với tương hột. Anh và Trang lui cui trong bếp trong khi tôi ngồi trong phòng anh chăm chú xem quyển “Tử Tội” của hoạ sĩ hí họa lừng danh Chóe, Nguyễn Hải Chí mà tôi xin anh Ne về đọc. Đến sáu giờ thì các món được nấu xong. Anh dọn ra mời anh chủ nhà và một người bạn nữa nhập tiệc. Bữa ăn thật là ngon lành, hào hứng. Đến 7:55 thì có anh chị Châu và chị Lý trong nhóm Việt Nam Học Đường tới làm bữa tiệc thêm phần vui vẻ.

Anh Ne chở hai tôi về phòng lúc gần 8 giờ tối. Tôi gọi phone cho anh Nh., người anh ở cùng đơn vị cũ tôi ngày xưa và hẹn gặp anh vào sáng mai.

Thứ Sáu. Anh Nh. tới lúc 9 giờ. Hai anh em đưa nhau đi anh phở và hàn huyên về cuộc sống hiện tại. Không ngờ anh Nh. thật có chí. Qua đây đi học lại ra trường là kỹ sư và ra làm cho những công ty lớn và giờ đã về hưu để lo việc thiện nguyện cho những người khốn khó và các em học sinh nghèo ở Việt Nam. Tôi tặng anh quyển sách mình tự xuất bản năm 2011 như một món quà tinh thần để lưu niệm. Tôi cũng đã tặng anh Từ một quyển. Tôi còn để dành món quà smoked salmon để tặng ang Tuấn, người bạn mới quen, dễ mến, cùng học chung trường với tôi ở Chu văn An mà giờ mới biết, anh làm chung công ty thông dịch với tôi trước đây. Anh cho biết là sẽ lái xe lên gặp tôi lúc 11 giờ trưa ngày mai. Hôm nay hai tôi đi biển Huntington Beach chơi.

Thứ Bảy. Ngày chót tại Sàigòn Nhỏ. Trưa đó bất ngờ cái cell phone của tôi bị trở ngại hoạt động trong lúc tôi đang cần để hướng dẫn Tuấn đến nơi tôi ở trọ. Tôi lo lắng vô cùng. May có ông người Mỹ ở phòng dưới cho mượn phone để liên lạc.

12 giờ. Tuấn lái xe tới. Hai anh em tay bắt mặt mừng. Tôi rất là cảm kích khi anh đã bỏ công lái xe lên đây để gặp tôi. Cả bọn rủ nhau đi ăn phở. Xong tôi hướng dẫn Tuấn đi thăm nơi thờ phượng Cha TBD để sau này có dịp Tuấn sẽ chở bà xã lên viếng.

Lúc 1:30, sau khi làm thủ tục check out, anh Ne chở hai tôi đến nơi anh ở để ăn cháo đậu với cá kho để chờ anh con rể đến chở ra phi truơng lúc 3 giờ.

3 giờ. Xe đến, anh Ne và hai tôi đem hành lý ra xe đi phi trường. Rể của anh Ne, tên Việt, trước kia cũng vượt biển và ở đảo Galang như tôi. Cậu này rất lễ phép, nhanh nhẹn, tháo vát. Xem chừng anh Ne rất hài lòng về chàng rể. Vì máy bay 5 giờ hơn mới bay nên anh Ne và người rể ở nán lại trò chuyện vui vẻ cho tới giờ vào khu chờ bay.

Chuyến thăm miền nắng ấm lần này quả thật là may mắn khi có được người anh tận tình và vui tính như anh Ne. Thật mãn nguyện khi đến viếng được nơi thờ phượng Cha Trương Bửu Diệp và thăm toà soạn Việt Báo, gặp lại bạn bè. Mừng nhứt là Trang đã có được những ngày vui để quên đi những nhọc nhằn và căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày.

9:30 phi cơ đáp xuống phi đạo SEA-TAC, quê hương của mưa lạnh và sương mù, chấm dứt một tuần đi thăm miền nắng ấm tuyệt vời.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,753,102
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu, cũng là chuyên gia điều trị bạo hành trong gia đình người châu Á hơn 15 năm qua tại thành phố Olympia, tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nướdc Mỹ đầu tiên của Trần Đức Lợi. Mong ôngtiếp tục viết.
Tác giả là cư dân San Diego, đã hai lần nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Lần thứ nhất là bài “Hoa Ve Chai”, giải bán kết năm 2001. Năm 2004, ông nhận thêm giải chung kết với bài “Giọt Nước Mắt”, chuyện kể về việc một kiến trúc sư gốc Việt là tác giả bản vẽ Đài Tưởng Niệm trong Trung Tâm Học Viện Thời Chiến Việt Nam Bang New Jersey.
Tác giả tên thật Hùng Túy Trước, tuổi Giáp Ngọ, cư trú tại Austin, Texas, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Giải thưởng Việt Báo năm thứ ba, cùng lúc với giải danh dự, Chúc Chân còn nhận thêm giải "Writing on America" cho bài viết bằng Anh ngữ. Bài mới nhất của cô là một chuyện viết trong mùa Valentine.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, từng nhận giải bán kết và giải Việt Bút, hiện là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng Việt Báo. Tác phẩm đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả là một dương cầm thủ đồng thời là nhà văn, có nhiều CD và sách đã xuất bản, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Bài mới của Phương Lan là một truyện ngắn gia đình.
Tác giả nguyên là một sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội. Sau tháng Tư 1975, ông là người tù chính trị, định cư tại Mỹ theo diện H.O., hiện là cư dân San Diego. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu tiên, Phạm Hồng Ân đã nhận giải danh dự 2012. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng gia đình theo diện HO. Hiện sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà.
Với bút hiệu Xuân Đỗ, tác giả đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008 với bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California, làm Guest Teacher cho Colton Joint Unified School District.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.
Tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011. Bà là một Phật tử, pháp danh Tâm Tinh Cần, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, sinh năm 1940 tại Cần Thơ. Hai bài viết đầu tiên của bà là tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Ky. Cưới nhau: 1972. Tới Mỹ năm 1975. Từ 1985, hai vợ chồng mở v/p Di Trú và Thuế Vụ tại Long Beach. Bài viết mới nhất là một hồi ức về mảnh đất tạm dung và quê hương yêu dấu.
Nhạc sĩ Cung Tiến