Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_728x90_Vietnamese - Nguoi Viet
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Nơ Đỏ Vẫn Cài Trên Mái Tóc

24/03/201300:00:00(Xem: 294776)
viet-ve-nuoc-my_190x135Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

Miền bắc Cali nơi tôi ở, hằng năm đều có một hội chợ tết rất lớn so với các cộng đồng người Việt khác ở hải ngoại gọi là hội chợ Fairground San Jose, vì nó được tổ chức trong khuôn viên rộng lớn Fairground của thành phố San Jose.

Trở lại những năm tháng đầu tiên của người Việt tỵ nạn, vì quốc biến phải rời xa đất nước, nhưng tấm lòng hoài vọng hướng về cố hương, niềm nhung nhớ quê cha đất tổ và người thân đã tạo nên một nhu cầu gặp gỡ cho người Việt tha hương, nhất là trong những dịp Xuân về.

Để tạo sự gặp gở đó, Liên Hội Người Việt Bắc Cali đã hình thành hội chợ tết San Jose.

Nói là hội chợ cho oai chứ thực ra thời khoảng 1977, 78 đó cộng đồng người Việt ở đây còn phôi thai và rời rạc, cơ sở vật chất thương mại cũng còn ít ỏi cho nên những hội chợ đầu tiên được tổ chức trong khuôn viên của một nhà thờ hay một vườn sau tương đối khang trang rộng lớn của một cư dân ở đây. Không có hàng quán gì cả, những người tham dự tự mang thức ăn đến chia sẽ, có vẻ như một buổi Pot Luck của những người đồng hương mà thôi. Tuy tổ chức còn đơn sơ, nhưng rất mang nặng tình đồng hương gặp gở để hàn huyên, chia sẽ nỗi khó khăn trên bước đường lưu lạc xứ người

Theo đà tăng trưởng lớn mạnh của cộng đồng, hôi chợ tết lớn đúng nghĩa với hai chữ Hội Chợ được tổ chức tại San Jose High School vào năm 1983 với những tiết mục độc đáo như thi đấu vỏ thuật, bóng bàn.. cùng những triển lảm tranh ảnh nghệ thuật. Hàng quán đồ ăn thức uống bắt đầu xuất hiện. Và đặc biệt cuộc thi Hoa Hậu Hội Chợ Tết lần đầu tiên được khai diễn tại đây.

Tôi không nhớ rõ bắt đầu từ năm nào thì Hội Chợ Tết San Jose được dời vào trong khuôn viên Fairground rộng lớn với cả trăm gian hàng nhộn nhịp, cùng những tiết mục văn nghệ, văn hoá đặc sắc, đón tiếp hàng chục ngàn lượt khách du xuân trong hai ngày cuối tuần của lễ hội, nhưng chắc chắn rằng mỗi năm dù bận rộn tới đâu tôi cũng tham dự.

Có một năm, hội chợ Tết trúng vào dịp miền Trung ở VN đang chịu đựng thiên tai bảo lụt nặng nề. Người Việt ở đây vui Xuân nhưng vẫn không quên thiên tai ở quê nhà nên từng đoàn Hướng Đạo Sinh Việt Nam được phân phối nhiệm vụ cầm những thùng lạc quyên đi quyên tiền cứu trợ.

Đang lang thang trong hội chợ, hai em bé trong đồng phục Hướng Đạo chận tôi lại. Một trai một gái. Bé gái cao hơn bé trai nữa cái đầu, chửng chạc nói “ Chú ơi, ủng hộ đồng bào bảo lụt đi chú”. Trọn một câu tiếng Việt, tuy phát âm không trọn vẹn, nhưng khá rõ ràng. Tôi nhìn hai em, nhất là bé gái đang thắt cái nơ trên đầu

Cái nơ mầu đỏ

Tôi bỗng thấy lòng bâng khuâng man mác. Hồn tôi như bay lạc về lại cái chợ TÂN ĐỊNH của ba mươi mấy năm về trước …

...khi đó tôi đang học lớp Sáu, và cũng vào năm miền trung đang bị bão lụt tàn phá như vậy, nên nhà trường huy động học sinh tổ chức một buổi lạc quyên để hưởng ứng chiến dịch cứu trợ đồng bào ruột thịt.

Đúng 9 giờ sáng, tất cả học sinh cấp lớp sáu được phân công cứ hai người thành một nhóm chuẩn bị lên đường. Vì là toàn cấp lớp làm chung nên tôi lớ ngớ thế nào bị xếp chung toán với một bạn khác thuộc lớp… con gái. Tôi nào muốn như vậy đâu, nhưng lúc bắt cặp xếp toán, tôi chậm chân chậm tay thế nào để bị lọt sổ cuối cùng lẻ loi một mình, và bạn ở lớp bên kia chắc cũng rứa. Hai cái lẻ loi này bèn ghép lại thành một cặp vậy.

Tôi ngượng lắm. Không phải vì bạn là con gái, mà vì tuy cùng cấp lớp, nhưng bạn trổ mả sớm cao hơn tôi đến nữa cái đầu. Tôi thấy tôi lùn quá, nhìn như hai chị em! Nhưng biết làm sao hơn? Lúc đó thì dĩ nhiên tôi biết tên bạn, nhưng bây giờ ngồi viết những dòng chữ này, thì đã quên rồi. Xin bạn đừng trách. Tôi chỉ còn nhớ tóc bạn dài kẹp một cái nơ mầu đỏ. Vậy tôi gọi bạn là NƠ ĐỎ nghe.

Bắt đầu công tác. Tôi lãnh phần đeo thùng tiền cứu trợ, còn bạn Nơ đỏ thì được giao cọc giấy huy hiệu cứu trợ cùng hôp kim gút dùng để gắn lên tay áo khách bộ hành. Chúng tôi không được phép đi xa. Chủ yếu là chung quanh hai chợ Tân Định và Đa Kao, cùng những con lộ chính như Hai Bà Trưng, Trần Quang Khải… mà thôi.

Buổi sáng hôm đó, cả trường vui vẻ nhộn nhịp như ngày tất niên. Vừa ra khỏi cổng trường, Nơ Đỏ dắt tôi chạy ù lại chợ Tân Định. Bạn khôn lắm, nói là phải tới..xí trước. Quả nhiên hai đứa tôi tới chợ sớm nhất, gặp giờ thiên hạ đang đi chợ đông đảo nên tha hồ múa gậy vườn hoang. Chúng tôi phải tranh thủ thời gian, vì trong chốc lát các toán khác sẽ tới chia phần. Khi gặp một nhóm đông người, một mình bạn gắn huy hiệu không xuể, tôi phải phụ một tay, dĩ nhiên là chỉ ở những…người lùn, tôi có thể với tới. Thông thường chúng tôi không phải nói gì cả..Chỉ cần nhìn thùng lạc quyên có in câu “ CỨU TRỢ NẠN NHÂN BẢO LỤT” là ai cũng vui vẻ móc túi lấy tiền. Lâu lâu có người hỏi han thì Nơ Đỏ lễ phép giải thích “ Dạ, tụi cháu lạc quyên cho nạn nhân miền trung bị bão lụt”. Hầu như không ai nỡ lòng nào từ chối cả. Thỉnh thoảng gặp vài anh thanh niên có vẻ lơ là né tránh, là đến phiên tôi ra tay. Tôi chạy lại nắm áo “ Anh, cứu trợ đồng bào bị bão lụt đi anh”, và cương quyết đứng chờ cho tới khi chàng móc ví mới chịu. Một lần tôi thấy anh lính lơ láo mua thuốc lá gần đó, bèn nhanh nhẹn chạy lại. Anh lính trừng mắt nhìn tôi “ Lính nghèo thấy mẹ, lấy tiền đâu cho, mầy!”. Nói vậy mà anh cũng cầm mớ tiền lẻ thối lại nhét vào thùng.

Chưa đến hai tiếng đồng hồ, hình như khắp chợ ai cũng có huy hiệu cứu trợ gắn trên tay áo. Chúng tôi bắt đầu ế, phải chú ý kỹ hơn tìm kiếm khách hàng mới. Đứng ngơ ngác hồi lâu, tôi và Nơ Đỏ cùng để ý thấy một bà xách giỏ đi chợ, mà sao tay áo…trống trơn! chúng tôi mừng húm nhào tới. Giữa lúc bạn đang sắp sửa gắn huy hiệu cứu trợ lên, bà xua tay nói “ Bác cho rồi mà cháu”, và móc túi áo lấy ra tấm giấy lạc quyên đưa ra trước mặt “Thấy chưa?” Hai đưá tôi quê quá tiu nghỉu quay đi. Mới được mấy bước, nghe bà gọi giật lại “Nè, mà khoan đã cháu”. Bà tiến lại cầm tờ năm chục nhét vào thùng. Hai đứa tôi mừng rở chưa kịp nói tiếng cám ơn, bà đã ôm cả hai vào lòng thốt “Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời !”. Tôi hơi mắc cở, nhưng cảm thấy thật sung sướng. Ước chi có mạ tôi cạnh bên, bà sẽ hảnh diện về thằng con. Quay sang Nơ Đỏ, thì bạn cũng đang chớp chớp mắt cảm động lắm …như tôi.

Xế trưa, khu chợ đã vắng, và thùng tiền khá nặng, chúng tôi thong thả trở về trường. Bây giờ mới cảm thấy cơn mệt. Mồ hôi tôi ướt đẩm lưng áo. Phần bạn cũng tơi tả không kém. Những giọt mồ hôi lấm tấm chảy dài trên đôi má đỏ bừng bừng dưới cơn nắng ban trưa. Lòng tôi thấy vui quá. Hình như đây là lần đầu tiên trong đời trực tiếp làm việc nghĩa. Tôi khoái chí cầm thùng tiền lắc lia liạ, lắng nghe tiếng lẻng kẻng kim khí chạm nhau bên trong, xen lẫn tiếng lụp bụp của những tờ tiền giấy. Nơ Đỏ cũng hả hê quên hết cơn mệt. Bạn thắt hai tà áo dài lại gọn gàng với nhau, nhặt một miếng gạch vụn bên đường, ném về phía trước, lò cò nhảy tới khom lưng luợm lên, rồi lại ném, cứ thế…Thỉnh thoảng bạn ngưng chơi, giành thùng tiền tôi đang đeo, lắc qua lắc lại nghe leng leng.. leng keng… và cười sung sướng.

Sau này, trong sinh hoạt Hướng Đạo, tôi cũng nhiều lần có dịp làm công tác xã hội tương tự, nhưng niềm vui không tràn đầy như lần đầu tiên nầy. Bạn Nơ Đỏ sau buổi lạc quyên đó, thỉnh thoảng gặp lại trong trường, chúng tôi bỗng trở nên mắc cở lẫn nhau nên chỉ vẩy tay chào chút xiú, đại khái muốn nói “A, tụi mình cũng quen nhau đó mà!”. Qua năm sau, tôi không còn gặp lại bạn nữa. Có phải qua ba tháng hè con gái thay đổi mau lẹ quá tôi nhận không ra? Hay bạn đổi sang trường khác? Hay có khi vẫn còn đó, nhưng đã đổi màu nơ kẹp tóc mà tôi lại cứ ngây thơ đi kiếm cái nơ đỏ không còn trên đầu của bạn nữa…cho nên đã vụng về đánh mất người bạn có chung một kỷ niệm êm đẹp của thời ấu thơ.

Câu chuyện lạc quyên năm nào đã chìm sâu vào tâm tưởng. Bạn cài nơ đỏ bây giờ không biết ở đâu. Tôi lỡ đánh mất tên của bạn đâu đó trong vùng trời ký ức. Không biết bạn có may mắn đến được bến bờ tự do? Và tình cờ đọc được những dòng chữ này...

Nhìn hai em bé trước mặt, tôi cảm động quá, chỉ muốn như bà hàng chợ năm nào ôm cả hai em vào lòng và nói " Con cái nhà ai mà giỏi vậy nè trời!”

Nghĩ trong đầu thôi. Luật lệ Mỹ đâu cho người lớn ôm ghì con nít như ỏ VN đâu! Tôi chỉ có thể xoa đầu hai bé để khen ngợi. Nhưng khi vỗ tay lên đầu bé gái, tự nhiên tôi buột miệng “Té ra bạn vẫn còn cài cái nơ đỏ đó à?”

Cháu nhìn tôi ngạc nhiên không hiểu ông bác này nói cái chi lạ quá!

ThaiNC

Ý kiến bạn đọc
25/03/201316:01:01
Khách
Tui ghét nhứt là chuyện bắt tui đóng tiền. Ép, bắt, xin xỏ...
tui donate là do ý thích, ý muốn của tui.
25/03/201313:03:58
Khách
Có những kỷ niệm không bao giờ phai!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 58,521,742
Tác giả, tự giới thiệu là “người viết mới toanh” vì chưa từng viết bài gởi cho báo nào, cả ở VN lẫn Mỹ. Sơ lược tiểu sử: Từ 1971, từng Trung Học Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho. Qua Mỹ năm 2009. Hiện ngụ tại Milpitas, San Jose, California. Sau nhiều năm nuôi con, hiện ở nhà coi cháu. Mong Đồng Tâm sẽ tiếp tục viết.
Tác giả sinh quán tại Hội An, Quảng Nam, tốt nghiệp Đốc Sự Học Viện Quốc Gia Hành Chánh, Cựu tù chinh trị, hiện định cư tại Virginia, đã góp bài cho Việt Báo Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm qua.
Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.
Tác giả là cư dân San Jose, cơng việc: Income Tax Services. Ông góp nhiều bài viết và đã nhận giải thưởng đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2007, với bài "Từ Vùng Kinh Tế Mới Tới Nước Mỹ". Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Với cách viết tinh tế, Nguyễn Văn đã nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ 2012. Ông sinh năm 1965, quê Phú Yên; Vượt biên năm 1988, hiện sống cùng gia đình tại Chicago. Bài viết mới của tác giả có kèm theo hình ảnh minh họa trích từ nguồn Chicago Museum.
Tác giả hiện định cư tại Philadelphia. đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2008. Đến Mỹ năm 1975, tốt nghiệp Kỹ Sư Điện và MBA. Đã giữ chức vụ Engineering Director tại BEI ở Little Rock, AS. Các công ty phục vụ: Exxon, McDonnell Douglas, Boeing, Physical Optics. Tác phẩm: Trùng Khơi Sóng Vỗ (thi tập, 2002). Bài viết mới của ông là một tự truyện, nhiều hồi tưởng về gia đình, quê hương.
Theo bài viết, đây là tự sự một người con lai Mỹ đen, bị mẹ bỏ rơi ngay từ khi mới sinh, được “ghép hộ” để định cư tại Mỹ, và rồi cũng bị cha mẹ nuôi đuổi ra khỏi nhà. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của ông được chuyển đến bằng email. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả sinh năm 1956. Qua Mỹ tháng 10 năm 1994 cùng với gia đình theo diện HO. Hiện đang sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington. Đang làm việc cho một công ty thuộc ngành lâm nghiệp tại tiểu bang Washington. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ hai của Minh Nghĩa.
Tác giả là cư dân Bắc California, đã nhận giải đặc biệt viết về nước Mỹ 2008 với nhiều bài viết giá trị về nhà trường và gia đình. Bà hiện là một Facilitator -giúp hướng dẫn những buổi học thảo nói về hệ thống học đường tại California. Sau đây là bài viết mới nhất.
Tác giả là cư dân hưu trí tạ tiểu bang Oklahoma, đã tham dự Viết Về Nước Mỹ từ 2007. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà là "Cha Con Mỹ Hoá." Bài mới lần này là một truyện vui gia đình. Mong bà tiếp tục viết.