Hôm nay,  

Hai Người Mỹ Hai Bài Học

26/11/200200:00:00(Xem: 228382)
Người viết: Hồ Đặng

Bài tham dự số 81\VBST


Tôi đã đến Mỹ được 5 tháng. Bưu điện Mỹ (United State Postal Service) là Job thứ hai.
Ngày đầu tiên đến Bưu Điện tôi khá lo âu và hồi hộp! Dòm quanh quẩn, cố gắng tìm cũng không thấy một đồng hương! Chỉ toàn là người Mỹ. Mễ và Mỹ đen cũng ít.
Trình giấy xong, tôi được hướng dẫn xuống phòng họp. Nhân viên cũ và mới khoảng một trăm người. Tôi là người Việt Nam duy nhất.
Giám đốc họp rất nhanh, khoảng 10 phút. Tôi được phân công về khu DOB 303. Ở đây tôi được Supervisor phân công lựa thư. Một công việc tương đối nhàn. Tuy nhiên cũng phải biết và phải học mới chọn đúng Zip Code. Vừa thành thạo thì tôi lại qua khu vực khác vì ở đó thiếu người: Khu vực quà tặng, quá nặng nhọc. Nhưng, chỉ một ngày sau khu vực 303 đòi lại. Tôi lại về chỗ cũ.
Mùa giáng sinh, thư tín, thiệp chúc mừng, quà tặng tràn ngập. Một khối lượng quá lớn. Bưu điện phải tuyển thêm nhân viên, nhưng chúng tôi chỉ làm trong 21 ngày, mỗi ngày từ tiếng cho đến 14 tiếng. Không có chủ nhật. Kể cả đêm Noel (24-12). Xe thư đi phát suốt đêm (We deliver for you overnight) Do đó chúng tôi cũng phải làm đêm.
Chân ướt, chân ráo, đến Mỹ vừa tròn 5 tháng, trình độ tiếng Anh cỡ ESL, tôi may mắn vào làm Bưu Điện, dù chỉ là Casual tron mùa Giáng Sinh.
Ở Mỹ cái xe là đôi chân. Không có xe đành chịu chết! Một đồng hương đã cho tôi chiếc xe Honda đời 82. Có xe, dầu xe cũ, là hạnh phúc lắm rồi!
Tôi đi làm được 4 ngày. Qua ngày thứ năm, xe hư! Làm sao đây" Từ nhà đến Bưu điện không có tuyến đường xe bus. Vả lại, làm việc từ 2 giờ chiều ngày hôm trước đến 3 giờ sáng ngày hôm sau thì làm gì có xe bus! Bỏ sở thì tiếc quá! Dễ dầu gì được vào bưu điện.
Tôi đành bóp bụng chọn giải pháp đi Taxi. Bận đi 20 US bận về 20 US. Mất một phần ba tiền lương! Thôi, có còn hơn không!
Một bửa nọ, trong giờ lunch, tôi ngồi ăn một mình! Nghĩ đến 40 đô la tiền taxi, hơi xót ruột! Xung quanh chỉ toàn là Mỹ. Họ ăn uống, vui đùa (dù chỉ 30ph thôi). Còn tôi, ngồi một mình, nghĩ về Việt Nam, nghĩ đến những ngày huy hoàng trước năm 1975! Nhớ quê hương, nhớ bạn bè, nhớ công việc làm mặc dầu ở VN không kiếm được nhiều tiền như ở đây! Lòng mãi bâng khuâng, thả hồn về quê mẹ! Tôi cảm thấy cô đơn vô cùng! Ước gì tôi có cánh, tôi sẽ bay về VN mặc dầu tôi biết ở đó "Lý lịch tôi đen như mực tàu"!
Giật mình! trở về với thực tại! một người Mỹ to lớn đang đứng trước mặt tôi. Anh ta hỏi:
- Tôi ngồi đây được không"
- Dĩ nhiên là được.
- Xin lỗi, anh là người Trung Hoa"
- Không phải, tôi là người Việt Nam.
- Anh ở đây bao lâu rồi"
- Năm (05) tháng.
- Tôi không tin!
- Tại sao anh không tin"
- Tôi không tin vì anh mới qua Mỹ 5 tháng thì làm sao anh biết bưu điện cần người mà xin vào" Hơn nữa anh nói tiếng Anh khá tốt!
- Thật mà, tôi mới qua Mỹ 5 tháng. Không tinh anh coi thẻ foods stamp của tôi nè! Còn một tháng nữa thì hết hạn. Còn thẻ khám bệnh thì tháng 3 sẽ hết hạn. Anh tin chưa"
- Tôi tin. Anh học tiếng Anh ở đâu"
- Ở VN. Lâu lắm rồi, hơn 30 năm, Hội Việt Mỹ (VAA)!
- Tôi là cựu quân nhân. Tôi đóng quân ở Chulai!
- Không Kỵ 101!
- Làm sao anh biết"
- Tôi là cựu trung úy QLVNCH. Tôi có nhiều bạn Mỹ lúc chiến đấu nên có nghe qua sư đoàn Không kỵ.
Nghe tôi nói xong, anh bắt tay tôi tự xưng:
- Tôi là Frank.
- Tôi là Đặng Hồ.
- Anh lái xe đi làm"
- Vâng, tôi lái xe đi làm, nhưng xe tôi hư hai hôm nay rồi.
- Vậy anh đi làm bằng gì"
- Tôi đi taxi.
- Mỗi lần bao nhiêu"
- Đi 20 usd - về 20 Usd.
- Oh! My God! Anh còn gì" quá đắt! quá đắt! Thôi, tối nay tôi đưa anh về. Anh điện thoại bảo taxi đừng đến đón.
- Tôi và anh không cùng đường thì sao"
- A, ha. anh ở đường nào"
- Tôi ở 11 Ave, Phoenix.
- Không sao, tôi ở 43 Ave. Tôi đưa anh về và mỗi ngày tôi đến đón anh đi làm. Ngày mai, đúng 01 giờ tôi đến đón anh.
- Cám ơn anh nhiều lắm! Tôi không dám làm phiền anh quá!
- Không sao mà, tôi đưa đón anh cho đến khi nào xe anh sửa xong.
- Tôi chưa sửa xe được.
- Tại sao"
- Thợ máy đòi $500 đô. Tôi chưa có tiền. Tôi cố gắng làm đã 21 ngày thì dư tiền sửa xe.
- Ngày mai, anh cho tôi xem xe của anh.
Qua hôm sau, Frank đến nhà tôi sớm hơn 10 phút. Tôi giới thiệu "bà xã" với Frank. Anh bắt tay và vui vẻ nói:
- Bà đừng lo! Tôi sẽ đưa đón Đặng Hồ mỗi ngày.
Nghe Frank nói như vậy, tôi rất cảm động, nghẹn ngào, tôi cố gắng dằn, nếu không tôi bật khóc! Frank nói tiếp:
- Chúng ta đến chỗ người thợ sửa xe được chớ"
- Nếu anh không sợ trễ giờ.
- Không sao chỉ vài phút thôi!
Vừa gặp người thợ máy - Người Mỹ, tên Annie, Frank vội vã hỏi:
- Ông sửa xe cho Đặng Hồ chưa"
- Chưa.
- Tại sao vậy"
- Tôi chiết tính ít nhất là $400 usd. Ông Đặng chưa đưa trước một số tiền để tôi mua vài món cần phải thay.
- Đây, $200 đô đây! Anh sửa thật kỹ dùm ông ta.
Frank giải quyết nhanh quá! Tôi không kịp cản Frank!
Tôi nói:
- Anh đã đưa tôi đi làm, đưa tôi về. Bây giờ còn bỏ tiền túi ra sửa xe cho tôi! Ơn nầy làm sao tôi quên được! Tôi xin được hoàn lại tiền sửa xe cho anh khi tôi lãnh lương.
- Anh đừng lo việc nhỏ mọn đó. Bây giờ mình là clossed friends rồi kia mà!
Những ngày sau đó Frank và tôi luôn hơn ở bên nhau. Làm việc cùng một line, ăn chung, giải lao cùng một lúc... Tôi đề nghị để tôi trả tiền ăn. Tôi nói:
- Tiền taxi, hai đứa mình ăn chưa hết một phần dư.
- Không được! Tiền ăn là tiền ăn. Hôm nay anh mua thì ngày mai tới phiên tôi!
Tôi cảm thấy bớt cô đơn! Gặp ai Frank cũng giới thiệu tôi là "good friend" clossed friend, là Lieutenant, là Veterant...
Có đêm, chúng tôi làm over time đến 3 giờ sáng. Ra về, Frank hỏi:
- Anh có buồn ngủ không"
- Tôi buồn ngủ lúc 11 giờ (23g) bây giờ thì hết rồi.
- Thôi, ráng chịu cực, mỗi đêm mình kiếm hơn $100 đô. Ở VN, một tháng anh kiếm được bao nhiêu"
- Tôi làm giám đốc. Nên được $500 đô. Còn công nhân chỉ có $50 đô thôi.
- Như vậy, mình làm một đêm bằng hai tháng lương công nhân ở VN"
- Phải, đúng rồi! Ở VN, lương công nhân bình quân $50 đô một tháng.
Nhưng theo thống kê của LHQ thì lương công nhân VN trung bình là $38 đô.
Vừa lái xe, vừa nói chuyện. Frank hỏi tôi đủ thứ từ ông chủ tịch nước cho đến người công nhân. Đời sống, xã hội, chính trị...
Tôi muốn nói chuyện với Frank thật nhiều vì tôi sợ anh buồn ngủ lái xe. Hơn nữa, tôi cũng muốn tập nói tiếng Anh cho thật trôi chảy.
Tôi hỏi Frank:
- Giữa ông Gore và ông Bush, anh thích ông nào"
- Không thích cả hai.
- Tại sao vậy"
- Bởi vì ông nào làm tổng thống tao cũng lãnh lương cựu chiến binh. Tao đi làm thêm cho vui. Nếu không có mầy, tao không bao giờ làm overtime (Bây giờ quá thân, nên tao gọi là "mày, tao")
- Cám ơn Frank.
- Tao tính sơ sơ, sau 21 ngày mày được hơn $2000 đô.
- Nhờ anh tôi mới được $2000 đô.
- À, tao định nói với mày khoan sửa xe, để tao tìm dùm cho mầy một chiếc xe khoản 2,3 ngàn để làm chân đi làm ở Mỹ cái xe là hai chân đó. Chân đau không sợ bằng xe hư!
Sau hai mươi mốt ngày, tôi lãnh tiền và trả lại cho Frank $200 đô mà Frank đã ứng trước. Ông thợ máy cũng đã sửa xe tôi hoàn chỉnh (Đến nay tôi vẫn còn chạy). Ông còn bảo đảm đi 3 năm cũng không sao! Do đó, tôi không phải mua xe khác. Chiếc Honda đời 82 đã trở thành người bạn đường của tôi trên đất Mỹ nầy!
Ngày chia tay 25-12, Frank và tôi rất bận rịn. Frank cho tôi địa chỉ, điện thoại và căn dặn:


- Nhớ học thi vào bưu điện! Ở Mỹ, job bưu điện khá thơm!
- Tôi cố gắng, nhưng không dám hy vọng lắm đâu!
Đến Mỹ, tôi được hai người bạn tốt: Đại Úy Tiên và Frank. Chính hai người nầy đã sưởi ấm lòng tôi, làm cho tôi bớt cô đơn, làm cho tôi bớt tự ti mặc cảm, làm cho tôi bớt nhớ "nhà", cái nhà Việt Nam, nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Tôi đã "yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời"!
Tuân theo lời dặn của Frank, tôi vừa đi làm hãng tiện (job thứ hai) vừa tự học thi vào bưu điện bằng quyển sách mà Frank đã cho tôi trước khi chia tay.
Cuối tháng tư tôi được gọi đến Bưu Điện làm thủ tục nhận việc sau ngày thi khoảng một tháng.
Tôi vào Bưu Điện! Một phép lạ đối với tôi và cả gia đình tôi cũng như bạn bè đã định cư lâu năm trên đất Mỹ.
Ngày 8 tháng 5 tôi đến nhận việc tại Bưu Điện sân Bay Phoenix (AIR MAIL CENTER), nơi nhận và gởi các loại thư máy bay.
Đích thân Manager dẫn tôi tới line thứ 2 (có 3 line cả thảy) và giới thiệu với người trưởng toán, một người Mỹ trắng, tên Jackson. Mặc dầu là lính mới, nhưng công việc của bưu điện đối với tôi không còn quá xa lạ. Những gói thư (hay bao tải) được đưa vào bằng một hệ thống dây chuyền. Chúng tôi chỉ cần lấy và bỏ vào cái xe đẩy có ghi tên địa phương, một công việc quá dễ dàng so với cái công việc hồi Noel.
Qua ngày thứ hai, tên trưởng toán nói với tôi:
- Mầy làm chậm quá! Supervisor đi qua thấy mình làm chậm nó sẽ khiển trách!
Tôi không thèm trả lời! Cứ tà tà mà làm, mặc dầu tôi có thể "quăng" cái gói thư vào xe đẩy nhanh hơn. Tôi chỉ dòm anh ta, xe tướng anh ta: một con người to lớn, đẩy đà, mặt mày hồng hào, hớt tóc cao, trông có vẻ thông minh lắm, nhưng sao bần tiện, nhỏ mọn và vô kiến thức!
Ngay hôm sau, ngày thứ ba tại job mới, manager gọi tôi lên văn phòng. Anh chàng Jackson đã đứng sẵn ở đó. Manager nói:
- Mời anh ngồi! Tôi nghe Jackson nói: Anh không biết tiếng Anh. Như vậy làm ở đây khó lắm! Anh lại làm chậm nữa!
Nhìn Jackson ở trong phòng giám đốc là tôi có thể suy đoán ra điều gì bởi vì hôm qua tôi không thèm trả lời anh ta và coi anh ta như một đứa trẻ con. Nếu người lớn thì khôn ngoan, hướng dẫn tôi làm cho tốt, cho nhanh để đạt điểm tốt... Manager vừa dứt lời, tôi nói luôn một mạch:
- Cách đây hai hôm, khi trình diện ông, tôi có cho ông xem lá thư giới thiệu của manager củ của tôi ở Bưu Điện Trung Ương (1). Tôi nghĩ ông đã hiểu tôi qua lá thư đánh giá đó. Tôi mới làm việc ở đây có 2 ngày. Cái gì mới cũng phải bỡ ngỡ! Thật sự mà nói công việc ở đây không đòi hỏi trí thông minh cũng như ở Bưu điện Trung Ương. Ở đây chỉ có 03 line. Bưu điện trung ương có hàng trăm line, hàng trăm công việc khác nhau. Trong 21 ngày, mùa giáng sinh tôi đã làm 5 line khác nhau. Ở đây chỉ có 03 line thôi. Chỗ nào tôi làm cũng được (xá gì chỗ thằng Jackson!) Còn ông Jackson nói tôi làm chậm" Phải, tôi làm chậm hơn ông ta. Ông ta làm ở đây (08) tám năm, tôi làm ở đây 2 ngày. Ông ta đem tôi so sánh với ông ta. Tôi xin lỗi ông giám đốc. Tôi xin được phép hỏi ông Jackson vài câu:
- Xin lỗi ông Jackson, năm nay ông bao nhiêu tuổi"
- 35 tuổi.
- Ông làm ở đây mấy năm" (Tôi đã biết nhưng vẫn hỏi)
- 8 năm.
Ông không công bằng chút nào! Ông đi so sánh một người làm tám năm với một người làm 02 ngày. Ông so sánh một ông già 61 tuổi với một thanh niên 35 tuổi. Hồi 35 tuổi, tôi là trung úy bộ binh. Tôi đi hành quân 50 cây số trên đường sình lầy, băng đồng, lội sông mà không biết mệt. Trong khi các bạn "đồng minh Mỹ" của tôi thì xỉu lộp độp. Lính của tôi phải khiêng họ! Lúc đó ông còn nhỏ lắm thì phải" (Tôi đã biết Ông giám đốc là cựu quân nhân, từng tham chiến ở VN năm 1969, ông bị thương, mất một chân. Tôi đã điều tra lý lịch của ông ta trước khi đến trình diện! Nói như thế cho ông ta biết người Mỹ, to con, lớn tướng, nhưng chưa chắc bền bỉ hơn người Việt Nam nhỏ bé!)
Anh chàng Jackson mặt đỏ như gấc, đứng làm thinh và dòm tôi lom lom!
Tôi nói tiếp!
- Tôi bảo đảm với ông Giám đốc, sau một tuần lễ tôi sẽ làm nhanh như ông Jackson. Có một điều, một ông già mà làm bằng một thanh niên thì kỳ quá! Và người thanh niên đó sẽ nghĩ gì về mình"
Tôi không hiểu vì giận, vì tức, vì tự ái dân tộc hay sao mà bao nhiêu vốn liếng tiếng Anh của tôi đã đổ ra hết"!
Manager dòm Jackson. Ông ngầm hỏi: "Tại sao mầy nói ông ta không biết tiếng Anh"" Tôi đoán như vậy.
Tôi hiểu ý đó nên nói luôn một lèo nữa.
- Tôi đã dự thi 470 do Bưu điện tổ chức.
- Tôi đã trả lời 95 câu hỏi trong 6 phút.
- Tôi đã trả lời 85 câu hỏi trong 5 phút.
- Tôi đã làm 24 bài toán trong 20 phút! (xem bộ đề thi vào BĐ)
Không biết tiếng Anh mà tôi dám đi thi" Tôi thấy tại cơ quan nầy có một sự kỳ thị chủng tộc (Racial Discrimination). Ông Jackson đã có đầu óc kỳ thị người Việt chúng tôi. (Tôi ngầm kết án họ vì Racial Discrimination là điều cấm kỵ trong bưu điện).
Manager vội vã đưa tay chận lại và nói:
- Không có đâu! Không bao giờ! Đây chỉ là một sự hiểu lầm! Tôi không có kỳ thị! Tôi nghe Jackson nói thì tôi hỏi ông lại xem có đúng không! Ông cứ làm việc bình thường!
- Tôi xin cảm ơn ông Giám đốc.
Quay qua phía Jackson tôi nói:
- Năm nay ông có 35 tuổi. Tôi hy vọng năm 61 tuổi, ông còn có sức khỏe và làm việc như tôi bây giờ.
Ông Manager nói với ông Jackson:
- Anh về chỗ làm trước đi.
Ông đứng dậy, vỗ vai tôi và nói:
- Đừng có buồn. Đây là sự hiểu lầm. Tôi tin ông thì ông phải tin tôi!
- Tôi luôn luôn tin tưởng nơi sự sáng suốt của ông giám đốc! Có một điều là tôi ghi nhận là trong ngành bưu điện, nơi nào cũng có ghi câu: "Cấm kỳ thị chủng tộc và câu "Cơ hội bằng nhau" (equal Opportunities)
Qua một sở làm (United States Postal Service), tôi đã gặp hai người Mỹ: người thứ nhứt là Frank, người thứ hai là Jackson.
Người Mỹ tốt hay người Mỹ xấu"
Chúng ta khoan kết luận. Xã hội nào cũng có người tốt, kẻ xấu. Nhưng điều quan trọng là người xấu có biết phục thiện hay không"
Ngay hôm sau anh Jackson mang kẹo và chocolate mời tôi ăn ngay chỗ làm việc. (Sao không sợ Supervisor thấy") Anh tỏ ra ăn năn.
Tôi nói đùa với anh một câu:
- Tôi già rồi nhưng chưa liệt (impotent)
Jackson mượn tôi cây viết và ghi chữ "impotant". Anh hỏi:
- Có phải chữ nầy không"
- Đúng! Nhưng anh viết sai, chữ e chứ không phải chữ a.
- Chữ a.
- Cá một đôla (1 us)"
- Okay!
Chúng tôi tra tự điển chữ "impotent"
- Anh đúng! lấy 1 đô la nè. Jackson nói:
- Đùa với anh thôi để anh thấy tôi không giận anh.
- Thôi, xong nhé, Mr Hồ!
Hoa Kỳ là một quốc gia rộng lớn, đa chủng. Những địa phương cũng có khí hậu khác nhau. Giữa những người Mỹ cũng có những di biệt lớn lao. Nhưng có một điều là người Mỹ coi trọng sự tự tin và trách nhiệm cá nhân. Kém tiếng Anh bạn khó tìm được việc làm tốt. Không bao giờ sợ thất nghiệp nếu bạn siêng năng và nhiệt tình lao động. Đi làm để tự nuôi mình và gia đình! Học tiếng Anh để có cơ hội thăng tiến. Học tiếng Anh để không bị khinh khi, không bị coi thường và bảo vệ được tự ái dân tộc!
Hai người Mỹ đã cho tôi hai bài học: bài học về lòng nhân đạo không có biên giới và bài học thách thức.
Mặc dầu cuộc sống mới có nhiều khó khăn, thời gian cũng eo hẹp, nhưng luôn luôn phải tự học, tự rèn luyện để đối phó với những thách thức và những người như loại Jackson.

6-21-2000
HỒ ĐẶNG

Ý kiến bạn đọc
14/07/201913:04:01
Khách
Bài viết hay có điều sinh ngữ hay tiếng Anh cũng có người "trầy vi tróc vảy" cũng nuốt khó vô do ngay từ trong nước đã không đủ điều kiện học hành tử tế nên qua đây khi đã lớn tuổi còn phải đi cày trả bill trong khi không có trợ cấp chính phủ thì việc chấp nhận lao động phổ thông, kiếm sống qua ngày... chỉ mong sao con cái cố gắng ăn học chứ đời bố mẹ khó mà kiếm được job thơm nhất là sau cái vụ 911 hay tệ hơn là khủng hoảng kinh tế năm 2008, 2009.
Cám ơn tác giả. Mong đọc bài viết sau.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,975,034
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến