Hôm nay,  

Thăm Viếng Bắc Mỹ Và Canada

21/11/201900:00:00(Xem: 16455)

Bài số: 5840-20-31618-vb5112119

 

 

Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam. Bà tên thật Nguyễn thị Ngọc Hạnh, trước 1975 đã là giáo sư trung học đệ nhị cấp tại Saigon. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979., hiện hưu trí tại miền Đông và vẫn tiếp tục viết. Sau đây, thêm một bài viết mới.

 

***

1

Hình ảnh của Pham Xuân Thái 

2

Hình ảnh của Pham Xuân Thái 

3

Hình ảnh của Pham Xuân Thái 

 

Vào sáng sớm ngày đầu Thu khi sương còn đọng trên ngọn cỏ lá cây con gái đưa tôi đến Eden Center, Virginia để viếng  Bắc Mỹ và Canada. Xe rời bến lúc 7giờ nhưng ban tổ chức yêu cầu có mặt lúc 6g30. Hôm ấy trời hơi lạnh nên các anh chị mặc áo khoác nhẹ, có người  đội mũ. Con gái  cẩn thận nhét đôi bao tay vào túi áo  khoác tôi vì” biết đâu có lúc cần đến “. Xe bus dài ngoằn đến và khởi hành đúng giờ, đi về hướng Maryland đón nhóm du khách đang chờ ở New Fortune Restaurant, Maryland.

Trên xe ngoài hướng dẫn viên và tài xế, cả hai còn trẻ, có 3 vị trong ban tổ chức, 4 trưởng nhóm. Bốn người mỗi vị chịu trách nhiệm trông nom, nhắc nhở các thành viên nhóm  mình gồm  12 người, để không ai bi lạc, về muộn làm phiền cả nhóm chờ đợi. Nhóm có 48 người tất cả. Có lẻ quý độc giả cho ban tổ chức quá cẩn thận. Thật ra thỉnh thoảng vẫn có du khách bị đi lạc, không tìm ra nhóm hay xe bus của mình. Sáng kiến chia ra từng nhóm nhỏ rất hữu ích với đoàn du khách có nhiều vị cao niên. Ba người trong ban tổ chức  gồm quý  ông Đinh hùng Cường, Vũ an Thanh, Phạm xuân Thái là những người ân cần, hoạt bát, quen biết nhiều trong cộng đồng. Riêng ông Thanh “ Trưởng ban Văn Nghệ” sẽ giúp cho cuộc hành trình thêm vui tươi, thú vị, quên đi đoạn đường dài với các ca sĩ tài tử, hát cho vui, các vị kể chuyện tiếu lâm, khôi hài làm cho người nghe  cười vui... Ban tổ chức nhân mùa Thu mát mẻ  đứng ra “vác ngà voi”, tổ chức cuộc du ngoạn cho thân hữu, bạn bè quen biết đi viếng quốc gia lân cận xem thác nuớc, lá vàng, phong cảnh các thành phố nổi tiếng, các kiến trúc xinh đẹp… Các thân hữu lại mời thêm bạn bè của mình nên số nguời tham dự lên đến 46 người…

Trưởng nhóm tình nguyện làm bảng tên cho mổi du khách để dễ dàng nhận ra nhau buổi đầu,người mang theo nơ lụa màu sắc khác nhau : vàng , tím, xanh… để buộc vào hành lý và chỗ ngồi du khách. Trưởng nhóm sẽ  bắt thăm chọn chỗ ngồi ngày đầu tiên và sau đó tuần tự thay đổi, không nhóm nào ngồi mãi ở đầu hay cuối xe. Vào khách sạn check in các  trưởng nhóm sẽ nhận chìa khóa phòng và trao lại cho  thành viên. Nhóm 1 đi trước kế đến nhóm 2… Vào nhà hàng cũng thế nên tránh được ồn ào, mất trật tự. Trên xe toàn người Việt nên cách vài tiếng xe ghé vào rest area cho khách giải lao, rửa tay rửa mặt xong lên đường đi tiếp. Các đoạn đường dài ông trưởng ban văn nghệ mời các ca sĩ hát giúp vui. Có khi cả xe cùng hát trừ tài xế và hướng dẫn viên. Ông phát  mổi 2 người môt phong bì to có 12 bài hát xưa hầu như ai cũng biết từ thời Tiểu Học như bài Khỏe Vì Nước, Bạch Đằng Giang…

Bài hát “Nhà Viêt Nam “của cụ Thẩm Oánh có những câu:

  Nhà Việt Nam, Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông

Bốn ngàn năm đó văn hóa xây đắp bao kỳ công…

Nghe mà thương nước VN biết bao. Ước chi trẻ em Việt Nam được dạy những bài hát xưa để biết Hưng đạo vương,hai bà Trưng Trắc, Trưng Nhị là ai thì  thật  quý lắm .

NIAGARA FALLS, New York             Thác Niagara là môt trong 10 thác lớn và đẹp trên thế giới, nhỏ hơn Iguazu Falls ở Brasil và Victoria Falls ở Phi Châu. Thác Niagara không cao nhưng rộng, nằm ở tiểu bang Nữu Ươc Hoa kỳ và tỉnh Ontario,Canada.

Chúng tôi thăm Thác Niagara phía Hoa Kỳ trước. Từ Falls Church, Virginia đến thác Niagara  cách nhau 400 dặm. Xe đi ngang tiểu bang Pennsylvania. Hai bên đường đi phần lớn đồi núi chập chùng, rừng cây xanh um, lá chưa đổi màu. Cảnh đẹp như tranh. Thỉnh thỏang xe chạy qua thửa ruộng bằng phẳng, cỏ úa vàng có lẻ mùa thu hoạch đã xong. Xe chạy đến Niagara Falls State Park ngừng lại, du khách xuống đi bộ ra bờ sông xem thác nước. Cảnh thiên nhiên đẹp ơi là đẹp. Cả vùng bao la nước trắng xóa, ào ào chảy từ trên cao xuống thấp không ngừng nghỉ. Thiên hạ đứng xem, chup ảnh đủ quốc tich: da đen, da vàng, da trắng, người Ấn, người Tàu … Họ chụp cá nhân, vài người chụp chung hay nguyên cả nhóm đông đúc. Có nhóm còn đứng trong công viên  xinh xinh chụp ảnh.

 Công viên nhiều cây to bóng mát, lối đi sạch sẽ, cỏ được chăm sóc xanh tươi. Cạnh công viên có ngôi nhà to bán nhiều quà lưu niệm: áo T shirt, nón, áo ấm, áo mưa, rượu Canada, kẹo bánh, máy ảnh…

Thác Niagara nằm ở sông Niagara gồm 3 thác: America Falls, Bridal Weil Falls hoàn toàn thuộc phía Hoa kỳ.Thác Horseshoe lớn nhất, nằm ở biên giới Hoa kỳ và Canada. Đứng ở Niagara Falls State Park cũng có thể nhìn thấy thác nước. Hai bên bờ sông là cao ốc,  thấy cả  tháp Skylon cao nghều  bên Canada.

 Được biết thác Niagara là một trong các nơi hấp dẫn du khách, hàng năm có cả triệu người thăm viếng ( có tài liệu ghi 10 triệu?). Nơi đây có khách sạn, nhà hàng ăn uống, nơi đánh bạc tuy nhiên vẫn kém đông đúc so với bên kia bờ sông phía Canada.

Niagara Falls , Canada

Sáng sớm hôm sau cả đoàn du lich lên xe viếng thác Niagara phía Canada. Xe rời khách sạn đúng giờ. Hai bên đường xe chạy có nơi lá cây bắt đầu đổi màu. Mọi người xuống xe trình passport khi qua biên giới. Chỉ cầm thẻ thông hành mà thôi, các vật dụng khác để lại trên xe. Hướng dẫn viên nhắc nhở ai còn trái cây nên thanh toán cho hết, còn lại thì cho vào…thùng rác vì Canada cấm mang trái cây vào nuớc họ. Cả  nhóm qua trạm kiểm soát nhanh chóng và được khen là  có trật tự, không ồn ào như những nhóm người Á Châu khác.

MAID of The Mist    

Du khách phía Niagara Canada nhiều lắm. Có tài liệu ghi khoảng 30 triệu người thăm viếng hằng năm. Thác Horseshoe lớn nhất, cao khoảng 53 mét, rộng 792m, nước chảy ầm ầm, liên tục và tôi chơt nhớ người xưa so sánh sức tiến của đoàn quân tinh nhuệ nhanh và hùng mạnh như “thác đổ”?

 Cao ốc, phố phường phía Canada có vẻ phồn thinh hơn bên Hoa Kỳ. Nhóm du khách chúng tôi sắp hàng tuần tự xuống tàu đi trên sông Niagara để đến gần các thác nước hơn. Vé tàu tour guide mua cho mọi người. Nơi soát vé phát cho mỗi người cái áo mưa màu xanh, có mũ trùm đầu. Cầu tàu có 2 lối đi, 1 cho người xuống tàu, một cho người từ tàu trở lên bờ. Lối đi nào cũng đầy người. Tàu chứa vài trăm du khách, lớp ở trong tàu, lớp trên sân thượng . Dù mặc áo poncho nhưng trên sân thương hay trong tàu đều bị ướt, nhiều hay ít mà thôi. Càng gần thác nước, gió càng mạnh. Bụi nước tung tóe khắp nơi làm mọi người, sàn tàu cũng bị ướt chút it. Tuy thế phần lớn có vẻ thích thú trước cảnh đẹp hùng vĩ và mầu nhiêm của tạo hóa, dữ dội, ngang tàng nhưng hữu ích. Lượng nước đổ xuống mỗi phút hàng ngàn thước khối liên tục , không ngừng nghỉ dù mùa đông hay mùa hay mùa hè. Tuy hùng hổ, dữ dội nhưng thác Niagara là nguồn cung cấp thủy điên cho thành phố.

Sau khi đi một vòng gần bên các thác nước,tàu trở về bến cũ. Mọi người lên bờ vào nhà  sau khi vứt bỏ poncho vào mấy thùng rác to nơi c  cầu  tàu. Nơi đây có nhà bán quà lưu niệm khá đông khách. Một số khách bận rộn chọn quà lưu niệm, một số anh chị tiếp tục ghi cảnh đẹp vào máy ảnh. Mấy khi có dịp trở lại nơi này.

Skylon Tower:

 Xe đưa chúng tôi đến nhà bán vé viếng tháp Skylon. Khu vực này rộng rãi và nhôn nhịp, đông người đi lại. Có nhà hàng ăn uống, nơi giải khát, bán cà phê bánh ngọt,có người chụp ảnh chuyên nghiệp cho du khách. Nhà bán quà lưu niêm bán rất nhiều hàng hóa và có cả… casino. Người sắp hàng lên tháp cũng đông. Tháp cao 160 mét tính từ mặt đường, khởi công tháng 5 /1964, hoàn thành tháng 10/1965 , tốn 7 triệu mỹ kim. Tuy cao nhưng từ mặt đất lên đỉnh chỉ mất 52 giây. Thang máy có một mặt toàn là kiếng, có thể nhìn bên ngoài khi thang máy lên xuống. Đỉnh hình tròn.  Đứng nơi đây du khách nhìn bao quát cả 3 thác nước, dòng sông Niagara và thành phố bên dưới qua lớp kính dày. Bên trong đỉnh tháp có nơi bán quà lưu niệm, các loại rượu to bé, bánh kẹo, các loại nước giải khát, quần áo mùa đông, mùa hè, khăn quàng nam nữ, kính mát…Tuy không lớn bằng các cửa hàng dưới đất  cũng đông khách. Nếu chưa đến giờ tập trung cô bạn tôi có lẻ còn mua thêm một mớ nữa. Trong số khách trên xe có người mới viếng Canada lần đầu, có người đi lần thứ hai hay thứ ba. Họ trở lại thăm viếng thác Niagara do cảnh đẹp thiên nhiên hay bị tiếng thác đổ ầm ì quyến rũ?

 TORONTO, Canada:

 

 Chúng tôi lên xe đi thăm Toronto. Từ thác Niagara đến Toronto cách nhau 83 dặm.Đây là một trong những thành phố đông dân ở Canada. Xe ngừng cho khách xuống City Hall, nơi có vòi nước phun và bồn nứơc rộng. Chữ TORONTO to tướng, ngạo nghễ ở quảng trường như chào đón du khách phương xa. Quảng trường Toronto rộng nhất nước và hầu như du khách đến đây đều chụp ảnh kỹ niệm. Trẻ em chỉ nhìn các vòi nước phun lên cao và rơi trở lại mặt hồ. Quảng trường cũng là nơi trình diễn các bộ môn nghệ thuật, ca hát, triển lãm tranh ảnh. Mùa đông hồ nước đóng băng sẽ là nơi trượt băng lý tưởng?

Con đường trước mặt và sau lưng hồ nước toàn cao ốc, kiến trúc kiểu cọ, cao nghều nhìn mỏi cổ. Có hai cao ốc kiến trúc đăc biệt hơn các cao ốc khác, có dáng cong cong như hình bán nguyệt hay hai bàn tay để đứng và khum khum như sắp chắp lại. Tôi cũng thấy tháp CN ( Canadian National Tower ) xa xa, biểu tuợng Toronto. Chị bạn tôi người đia phương cho biết tháp xây năm 1976, cao nhất thế giới thời bấy giờ.

Chúng tôi cùng nhau sang bên kia đường,nơi có các tiệm buôn, đi dọc theo vỉa hè rộng rãi, thấy nhà thờ xưa nhưng lớn và đẹp.Thỉnh thoảng có xe bán kem hay hot dog hoặc bán T- shirt, kiếng mát…ở vệ đường giống các xe ở bán hàng ở lề đường Washington, DC. Hôm ấy gần 80 độ F nên xe kem đắt hàng, trẻ con người lớn sắp hàng chờ đến lượt mình.

 Tour guide cho chúng tôi đến khu China Town, nơi có nhiều  nhà hàng ăn uống, tiệm buônTrung Hoa. Họ bày hàng hóa ra cả lề đường, bán nhiều loại trái cây Viêt Nam: nhãn, chôm chôm, trái na…Mỗi chị mua môt ít trái cây để nhớ hương vị trái cây quê nhà…

 Thưa quý vị đây là lần thứ hai tôi trở lại Toronto nhưng đia điểm thăm viếng không giống nhau. Lần trước chi Sơn, bạn học nhà tôi cho đi viếng Underground of Business District dài từ Union Station đến City Hall, gần 2 cây số. Khu phố “DƯỚI MĂT ĐẤT” cũng có các cửa hiêu bày biên sáng sủa bắt mắt, ngân hàng, nhà hàng ăn uống... Người đi lại ăn mặc lịch sự , đường đi rộng rãi và mát mẻ “không nóng nưc và chen chúc”.Chúng tôi cũng được chị đưa đi ăn tỉm sấm, mua vé cho đi xem Toronto Island làm tôi càng nhớ quê hương, vịnh Ha Long.

 Theo tôi chuyến đi viếng thăm Canada thật vui. Ban  tổ chức ân cần,bạn bè biết nhau và thân tình hơn. Quý anh trưởng nhóm Cường, Thanh, Sang,Thảo còn tặng cho đoàn các chuyện vui, bài thơ, bài hát  dù không có nhạc…Ngày mai chúng tôi sẽ viếng Ngàn Đảo (Thousand Islands) và sau đó Montreal, Canada…

 Thưa quý vị tôi nhớ đến đâu ghi đến đó, có thể không đầy đủ .Tóm lại Toronto sạch sẽ, văn minh, trù phú, nhiều kiến trúc đẹp, xứ lạnh tình nồng. Tuy nhiên tôi vẫn thích và cám ơn xứ Hoa kỳ, quốc gia  giàu lòng nhân ái, tôn trọng nhân phẩm,  đã cưu mang, giúp đỡ gia đình và đồng bào tôi 40 năm qua, tạo cơ hội, điều kiện dễ dàng cho mọi người đến trường học chữ, học nghề, tìm việc làm cho người Việt khi mới đinh cư ... Cầu mong quê hương Việt Nam mến yêu cũng giàu, đẹp và trật tự, sạch sẽ như xứ người

 

 Ngọc Hạnh

Ý kiến bạn đọc
02/11/202223:49:42
Khách
Where are you?
25/09/202123:44:18
Khách
QGW6VM7NIPDIJ4NWXF www.google.com
I have a small question for you
16/07/202111:08:52
Khách
This year turned out to be very difficult. But we have optimized and reduced the cost of our products!
It is almost impossible to find prices lower than ours, the sale is at the cost price level.
Watch and be surprised by our super low prices https://is.gd/72jG3I
16/07/202110:38:52
Khách
This year turned out to be very difficult. But we have optimized and reduced the cost of our products!
It is almost impossible to find prices lower than ours, the sale is at the cost price level.
Watch and be surprised by our super low prices https://cutt.us/6nChw
22/11/201904:41:43
Khách
Thưa cô, cô kể thật ngọn ngành tỉ mỉ. Đọc cháu thích lắm. Hình chụp thật đẹp.
Cháu cám ơn cô!
21/11/201917:37:13
Khách
Nhà Việt nam Nam Bắc Trung sáng trưng Á Đông....Ai ơi đừng phân chia Nam Bắc Trung...Đọc bài viết của "đại sư tỷ" khiến "tiểu đệ" nhớ lại ký ức xa xưa vào những năm đầu thập kỷ 1960, hồi đó tiểu đệ hát bài này hàng ngày và thấy hãnh diện vô cùng tận.... Lúc đó đang ở tuổi mộng mơ, trong những buổi "cúp cua" cùng các bạn học đạp xe vòng quanh hồ Xuân Hương (Dalat) rồi đi lên "Thung Lũng Tình Yêu" gần khu Đại học Dalat. Những hình ảnh gây ấn tượng cho đến bây giờ là : Các đại sư huynh, đại sư tỷ (sinh viên đại hoc) , trai thanh gái lịch, trai thì mặc quần tây áo sơ mi, nữ thì mặc áo dài trắng tha thướt uyển chuyển, toàn là mỹ nam mỹ nữ không hà !?. Có lẽ lúc đó đại sư tỷ Ngọc Hạnh đã ra trường rồi và đang đứng trên bục giảng rồi ?. Đa tạ đại sư tỷ, chúc đại sư tỷ phước như Đông hải, thọ tựa Thái sơn. Hy vọng được đọc thêm nhiều bài viết nữa. (Mấy chục năm nay tiểu đệ chỉ thích đọc...và đọc, bởi vì tiểu đệ viết dở lắm, sợ bị bạn đọc gọi là "dở hơi" Hihi...).
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,284,024
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Năm nay, Chủ Nhật thứ hai của tháng Năm, ngày 13 sắp tới, sẽ là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc sớm bài viết mới của Song Lam. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Nhạc sĩ Cung Tiến