Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất. Ông cũng là người có số lượng bài viết nhiều nhất và liên tục hưởng ứng. hỗ trợ phong trào viết về nước Mỹ. Sau đây, thêm một lần, bài viết mới nhất của ông lại có dịp “lấn lướt thứ tự bình thường” vì tính cách khẩn cấp của đề tài: cuộc chiến Iraq. Mong sẽ có thêm nhiều chuyện mới về đề tài chiến tranh chống khủng bố được viết thêm, thí dụ: kể về những người thân yêu đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự cuộc chiến, thư viết cho chiến sĩ ngoài tiền tuyến...
*
Khi tôi bắt đầu viết bài này thì cuộc không kích của liên quân Anh -Mỹ nhắm vào nhóm đầu não lãnh đạo ở Baghdad mở màn cho cuộc tấn công vào chế độ Saddam đang ở giữa của tuần lễ thứ hai. Cho đến nay cả thế giới đều chú tâm theo dõi những những diễn biến với đủ loại tin tức về cuộc chiến như tin tức về các trận đánh bom khốc liệt, sức kháng cự của quân đội Iraq, thiệt hại của đôi bên, thiệt hại của dân thường, tiến độ của quân Mỹ bị khựng lại, những lo ngại Iraq có thể sử dụng vũ khí hóa học, tin tức về cuộc chiến có thể kéo dài, Mỹ đem thêm viện quân vào Iraq, việc tái thiết và xây dựng Iraq thời hậu Saddam v.v.
Tôi không dám có ý kiến về chiến thuật, chiến lược của Mỹ hay hay là dở; cuộc chiến sẽ rẽ theo chiều hướng nào; có thể sẽ kéo dài bao lâu hoặc là Mỹ sẽ gặp khó khăn gì sau khi đã trừ khử được nhà độc tài Saddam v.v. Những vấn đề đó thuộc về các nhà bình luận quân sự hay các nhà phân tích và nhận định thời cuộc, tôi không có khả năng đó. Trong khuôn khổ của một bài "Viết Về Nước Mỹ" tôi chỉ muốn nói lên cảm nghĩ của mình về cuộc chiến Iraq, cảm nghĩ của một người Việt đang sống trên đất Mỹ đối với một cuộc chiến do Hoa Kỳ khởi xướng. Nói rõ hơn tôi muốn nói rằng tôi tán thành quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ mặc dầu ông đã quyết định giữa lúc có những tiếng nói phản đối vang lên ở khắp nơi. Tại sao" Vì tôi hiểu được lý do của những lời phản đối đó và hiểu được lý do mà Hoa Kỳ bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến, không thể làm khác được.
Trở lại thời gian khi vấn đề Iraq còn nằm tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Khi đó Hoa Kỳ cương quyết buộc Iraq phải lập tức tự giải giới nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh dùng biện pháp quân sự để giải giới thì đã nổi lên nhiều sự phản đối. Trong số những tiếng nói phản đối hành động của Mỹ nếu không kể các nước nhỏ chỉ theo chạy theo đa số và cũng chẳng có thế lực gì, những tiếng nói phản đối "nặng ký" phải kể đến là Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican. Tôi có thể hiểu được tại sao có những phản đối từ các nơi này và còn hiểu rõ rằng không phải như Tòa Thánh Vatican, những tiếng nói phản đối của các nước nói trên hoàn toàn không vì nhân đạo, hoàn toàn không nghĩ đến tỉnh cảnh khổ sở của nhân dân Iraq khi nước này lâm vào chiến tranh mà chỉ vì quyền lợi, chỉ vì những toan tính riêng của mỗi nước.
Người phản đối mạnh mẽ nhất là Tổng Thống Jacques Chirac của nước Pháp. Nhìn lại những gì nước Pháp đã làm trong quá khứ cũng như những gì họ đang làm ở Việt Nam thú thật tôi nghi ngờ "người bạn" này của Mỹ. Hẳn chúng ta còn nhớ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Pháp mang danh nghĩa một quốc gia trong khối tự do, đồng minh của Hoa Kỳ nhưng lại đi ủng hộ Việt cộng, chống đối đường lối của Mỹ ở Việt Nam. Chính phủ Pháp đã công nhận Mặt Trận DTGPMN dù họ biết rõ tổ chức này chỉ là công cụ của Cộng sản miền Bắc. Hành động này của Pháp đã tạo chính nghĩa cho Việt cộng, giúp Cộng sản miền Bắc có lý do xua quân thôn tính miền Nam. Nước Pháp từng có thành tích đạp đổ chế độ chuyên chế và tự hào về lý tưởng tự do dân chủ của mình nhưng chính phủ Pháp đang làm điều ngược lại với lý tưởng ấy tại Việt Nam. Họ đã cung cấp phương tiện để Hà Nội thiết lập "bức tường lửa" hầu ngăn chặn những thông tin đến từ khắp nơi qua mạng lưới toàn cầu. Họ muốn giúp chế độ độc tài Hà Nội bịt mắt nhân dân Việt Nam, muốn biến nhân dân Việt Nam thành những người mù để cho chế độ Cộng sản tha hồ thao túng, đàn áp.
Tại sao chính phủ Pháp lại hành động như vậy" Tôi nghĩ họ muốn thu nạp đàn em. Nuớc Pháp vẫn tự cho mình là một cường quốc và muốn ngang bằng với Hoa Kỳ nhưng lại chẳng có thực lực cho nên phải cần có nhiều đàn em hỗ trợ trong việc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Chính phủ Phápï thu nạp đàn em bất kể đàn em ấy xấu xa, tồi tệ đến đâu. Việc tổng thống Jacques Chirac cố gồng mình để cứu vãn chế độ độc tài Saddam tại Iraq cũng không ngoài lý do đó. Thêm vào đó còn có những nguyên nhân khác nữa.
Tôi đọc được một bản tin tức trên VietCatholic.News tóm tắt từ một số tài liệu được đăng tải trên một số báo chí ở các nước thì giữa Chirac và Saddam có mối liên hệ cá nhân gắn bó ngay từ khi ông Chirac còn là Thủ tướng nước Pháp từ nhiều năm về trước. Chính ông Chirac đã nhiều lần tuyên bố với báo chí rằng Saddam là người bạn tri kỷ của ông ta. Hiện Iraq còn nợ Pháp trên 5 tỷ Mỹ kim là tiền Pháp đã bán vũ khí và cung cấp nhiều phương tiện để Iraq nghiên cứu về vũ khí hóa học và vi trùng trong thời gian qua. Ngoài ra ai cũng biết Pháp có quyền lợi tại Iraq do nhiều công ty của Pháp đang được khai thác dầu ở đây. Những điều nói trên cho thấy tại sao ông Chirac hết lòng bảo vệ Saddam dù cho hành động bênh đỡ Saddam đã gây phẫn nộ trong dư luận Mỹ và có thể ảnh hưởng đến mối bang giao Pháp -Mỹ. Tôi nghĩ là một đồng minh của Mỹ, người bạn của Hoa Ky,ø Pháp có thể bất đồng vơí Mỹ nhưng ra sức đi vận động hoặc đe dọa các nước khác hầu kéo bè kéo cánh cho đông ra mặt đối kháng với Mỹ thì đó không thể gọi là người bạn hoặc rõ ràng là một người bạn không tốt.
Sau Pháp là Nga, Đức và Trung quốc và mỗi nước cũng đều có lý do riêng để chống lại việc Hoa Kỳ tấn công Iraq chứ cũng chẳng nước nào tốt lành gì đối với dân chúng Iraq và cũng chẳng vì một lý tưởng cao cả nào.
Nga có mối quan hệ làm ăn với Iraq từ lâu. Riêng thời gian gần đây hai nước đã ký với nhau hợp đồng làm ăn lên đến nhiều tỷ Mỹ kim. Chế độ Saddam không còn thì làm sao công việc làm ăn với Iraq tồn tại được" Ngoài ra mới đây, theo lời tố cáo của Hoa Kỳ thì Nga đã bán vũ khí và thiết bị tối tân cho Iraq, đi ngựơc lại lệnh cấm của LHQ. Một cựu viên chức cao cấp trong chính phủ Nga nói rằng không loại trừ khả năng vũ khí và những phương tiện ấy của Nga đã đến tay Iraq vì có thể Iraq đã mua từ một nước thứ ba mà Nga không thể kiểm soát được! Vì những lý do đó Nga chống lại việc giải thể chế độ Saddam là lẽ tự nhiên. Còn Đức chống lại cuộc chiến chống Iraq là vì tin tức tình báo được tiết lộ trên báo chí thời gian gần đây cho biết Đức cũng bán vũ khí cho Iraq nên mới có lập trường phản chiến quyết liệt, sợ Mỹ đánh Iraq sẽ lòi ra chuyện này. Hơn nữa trong kỳ vận động tranh cử vừa qua Thủ tướng Gerhard Schroeder đã dùng chiêu bài phản chiến, chống chiến tranh của Mỹ tại Iraq để kiếm phiếu và ông đã đắc cữ bởi lập trường này thì dĩ nhiên nay ông phải trung thành với lập trường của mìnhù. Trung quốc chống lại chiến tranh vì luôn kèn cựa với Hoa Kỳ, muốn tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ tất nhiên không muốn Hoa Kỳ trở nên mạnh hơn sau khi có thể bất chấp cả LHQ.
Sau cùng là tiếng nói phản đối từ một quốc gia bé nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn là tòa Thánh Vatican. Nếu có ai hỏi tại sao tôi là một con chiên mà lại nghĩ khác với lập trường của Đức Giáo Hòang" Tôi xin trả lời rằng nếu tôi ở vào địa vị của Đức Giáo Hoàng thì tôi cũng làm như ngài nghĩa là tôi cũng phản đối chiến tranh. Thử hỏi có vị giáo chủ nào của một tôn giáo chân chính lại đi cổ võ chiến tranh chứ" Chỉ có những con người cuồng tín, quá khích, lợi dụng chiêu bài tôn giáo thì mới đứng ra hô hào thánh chiến, hô hào tiêu diệt người khác để được lên thiên đàng. Hơn nữa Saddam còn đặt điều tuyên truyền rằng cuộc chiến tranh của Anh-Mỹ chống Iraq là cuộc chiến của Thiên Chúa Giáo chống lại Hồi Giáo với ý đồ lôi cuốn dân Hồi Giáo vào cuộc thánh chiến. Trong một tình huống như vậy làm sao Tòa thánh Vatican có thể yên lặng không lên tiếng kêu gọi hòa bình và phản đối chiến tranh"
Hải Triều