Hôm nay,  

Tôi Nghĩ Gì Về Cuộc Chiến Iraq?

05/04/200300:00:00(Xem: 212941)
Người viết: HẢI TRIỀU
Bài tham dự số 3163-770-vb40402

Tác giả Hải Triều Lại Thế Lãng cư trú và làm việc tại tiểu bang Vermont, là một trong những tác giả Viết Về Nước Mỹ ngay từ năm thứ nhất. Ông cũng là người có số lượng bài viết nhiều nhất và liên tục hưởng ứng. hỗ trợ phong trào viết về nước Mỹ. Sau đây, thêm một lần, bài viết mới nhất của ông lại có dịp “lấn lướt thứ tự bình thường” vì tính cách khẩn cấp của đề tài: cuộc chiến Iraq. Mong sẽ có thêm nhiều chuyện mới về đề tài chiến tranh chống khủng bố được viết thêm, thí dụ: kể về những người thân yêu đang trực tiếp hoặc gián tiếp tham dự cuộc chiến, thư viết cho chiến sĩ ngoài tiền tuyến...
*

Khi tôi bắt đầu viết bài này thì cuộc không kích của liên quân Anh -Mỹ nhắm vào nhóm đầu não lãnh đạo ở Baghdad mở màn cho cuộc tấn công vào chế độ Saddam đang ở giữa của tuần lễ thứ hai. Cho đến nay cả thế giới đều chú tâm theo dõi những những diễn biến với đủ loại tin tức về cuộc chiến như tin tức về các trận đánh bom khốc liệt, sức kháng cự của quân đội Iraq, thiệt hại của đôi bên, thiệt hại của dân thường, tiến độ của quân Mỹ bị khựng lại, những lo ngại Iraq có thể sử dụng vũ khí hóa học, tin tức về cuộc chiến có thể kéo dài, Mỹ đem thêm viện quân vào Iraq, việc tái thiết và xây dựng Iraq thời hậu Saddam v.v.
Tôi không dám có ý kiến về chiến thuật, chiến lược của Mỹ hay hay là dở; cuộc chiến sẽ rẽ theo chiều hướng nào; có thể sẽ kéo dài bao lâu hoặc là Mỹ sẽ gặp khó khăn gì sau khi đã trừ khử được nhà độc tài Saddam v.v. Những vấn đề đó thuộc về các nhà bình luận quân sự hay các nhà phân tích và nhận định thời cuộc, tôi không có khả năng đó. Trong khuôn khổ của một bài "Viết Về Nước Mỹ" tôi chỉ muốn nói lên cảm nghĩ của mình về cuộc chiến Iraq, cảm nghĩ của một người Việt đang sống trên đất Mỹ đối với một cuộc chiến do Hoa Kỳ khởi xướng. Nói rõ hơn tôi muốn nói rằng tôi tán thành quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ mặc dầu ông đã quyết định giữa lúc có những tiếng nói phản đối vang lên ở khắp nơi. Tại sao" Vì tôi hiểu được lý do của những lời phản đối đó và hiểu được lý do mà Hoa Kỳ bắt buộc phải tiến hành cuộc chiến, không thể làm khác được.
Trở lại thời gian khi vấn đề Iraq còn nằm tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc. Khi đó Hoa Kỳ cương quyết buộc Iraq phải lập tức tự giải giới nếu không sẽ bị Hoa Kỳ và đồng minh dùng biện pháp quân sự để giải giới thì đã nổi lên nhiều sự phản đối. Trong số những tiếng nói phản đối hành động của Mỹ nếu không kể các nước nhỏ chỉ theo chạy theo đa số và cũng chẳng có thế lực gì, những tiếng nói phản đối "nặng ký" phải kể đến là Pháp, Đức, Nga, Trung Quốc và Tòa Thánh Vatican. Tôi có thể hiểu được tại sao có những phản đối từ các nơi này và còn hiểu rõ rằng không phải như Tòa Thánh Vatican, những tiếng nói phản đối của các nước nói trên hoàn toàn không vì nhân đạo, hoàn toàn không nghĩ đến tỉnh cảnh khổ sở của nhân dân Iraq khi nước này lâm vào chiến tranh mà chỉ vì quyền lợi, chỉ vì những toan tính riêng của mỗi nước.
Người phản đối mạnh mẽ nhất là Tổng Thống Jacques Chirac của nước Pháp. Nhìn lại những gì nước Pháp đã làm trong quá khứ cũng như những gì họ đang làm ở Việt Nam thú thật tôi nghi ngờ "người bạn" này của Mỹ. Hẳn chúng ta còn nhớ trong cuộc chiến tranh Việt Nam, nước Pháp mang danh nghĩa một quốc gia trong khối tự do, đồng minh của Hoa Kỳ nhưng lại đi ủng hộ Việt cộng, chống đối đường lối của Mỹ ở Việt Nam. Chính phủ Pháp đã công nhận Mặt Trận DTGPMN dù họ biết rõ tổ chức này chỉ là công cụ của Cộng sản miền Bắc. Hành động này của Pháp đã tạo chính nghĩa cho Việt cộng, giúp Cộng sản miền Bắc có lý do xua quân thôn tính miền Nam. Nước Pháp từng có thành tích đạp đổ chế độ chuyên chế và tự hào về lý tưởng tự do dân chủ của mình nhưng chính phủ Pháp đang làm điều ngược lại với lý tưởng ấy tại Việt Nam. Họ đã cung cấp phương tiện để Hà Nội thiết lập "bức tường lửa" hầu ngăn chặn những thông tin đến từ khắp nơi qua mạng lưới toàn cầu. Họ muốn giúp chế độ độc tài Hà Nội bịt mắt nhân dân Việt Nam, muốn biến nhân dân Việt Nam thành những người mù để cho chế độ Cộng sản tha hồ thao túng, đàn áp.
Tại sao chính phủ Pháp lại hành động như vậy" Tôi nghĩ họ muốn thu nạp đàn em. Nuớc Pháp vẫn tự cho mình là một cường quốc và muốn ngang bằng với Hoa Kỳ nhưng lại chẳng có thực lực cho nên phải cần có nhiều đàn em hỗ trợ trong việc tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ trên trường quốc tế. Chính phủ Phápï thu nạp đàn em bất kể đàn em ấy xấu xa, tồi tệ đến đâu. Việc tổng thống Jacques Chirac cố gồng mình để cứu vãn chế độ độc tài Saddam tại Iraq cũng không ngoài lý do đó. Thêm vào đó còn có những nguyên nhân khác nữa.
Tôi đọc được một bản tin tức trên VietCatholic.News tóm tắt từ một số tài liệu được đăng tải trên một số báo chí ở các nước thì giữa Chirac và Saddam có mối liên hệ cá nhân gắn bó ngay từ khi ông Chirac còn là Thủ tướng nước Pháp từ nhiều năm về trước. Chính ông Chirac đã nhiều lần tuyên bố với báo chí rằng Saddam là người bạn tri kỷ của ông ta. Hiện Iraq còn nợ Pháp trên 5 tỷ Mỹ kim là tiền Pháp đã bán vũ khí và cung cấp nhiều phương tiện để Iraq nghiên cứu về vũ khí hóa học và vi trùng trong thời gian qua. Ngoài ra ai cũng biết Pháp có quyền lợi tại Iraq do nhiều công ty của Pháp đang được khai thác dầu ở đây. Những điều nói trên cho thấy tại sao ông Chirac hết lòng bảo vệ Saddam dù cho hành động bênh đỡ Saddam đã gây phẫn nộ trong dư luận Mỹ và có thể ảnh hưởng đến mối bang giao Pháp -Mỹ. Tôi nghĩ là một đồng minh của Mỹ, người bạn của Hoa Ky,ø Pháp có thể bất đồng vơí Mỹ nhưng ra sức đi vận động hoặc đe dọa các nước khác hầu kéo bè kéo cánh cho đông ra mặt đối kháng với Mỹ thì đó không thể gọi là người bạn hoặc rõ ràng là một người bạn không tốt.
Sau Pháp là Nga, Đức và Trung quốc và mỗi nước cũng đều có lý do riêng để chống lại việc Hoa Kỳ tấn công Iraq chứ cũng chẳng nước nào tốt lành gì đối với dân chúng Iraq và cũng chẳng vì một lý tưởng cao cả nào.
Nga có mối quan hệ làm ăn với Iraq từ lâu. Riêng thời gian gần đây hai nước đã ký với nhau hợp đồng làm ăn lên đến nhiều tỷ Mỹ kim. Chế độ Saddam không còn thì làm sao công việc làm ăn với Iraq tồn tại được" Ngoài ra mới đây, theo lời tố cáo của Hoa Kỳ thì Nga đã bán vũ khí và thiết bị tối tân cho Iraq, đi ngựơc lại lệnh cấm của LHQ. Một cựu viên chức cao cấp trong chính phủ Nga nói rằng không loại trừ khả năng vũ khí và những phương tiện ấy của Nga đã đến tay Iraq vì có thể Iraq đã mua từ một nước thứ ba mà Nga không thể kiểm soát được! Vì những lý do đó Nga chống lại việc giải thể chế độ Saddam là lẽ tự nhiên. Còn Đức chống lại cuộc chiến chống Iraq là vì tin tức tình báo được tiết lộ trên báo chí thời gian gần đây cho biết Đức cũng bán vũ khí cho Iraq nên mới có lập trường phản chiến quyết liệt, sợ Mỹ đánh Iraq sẽ lòi ra chuyện này. Hơn nữa trong kỳ vận động tranh cử vừa qua Thủ tướng Gerhard Schroeder đã dùng chiêu bài phản chiến, chống chiến tranh của Mỹ tại Iraq để kiếm phiếu và ông đã đắc cữ bởi lập trường này thì dĩ nhiên nay ông phải trung thành với lập trường của mìnhù. Trung quốc chống lại chiến tranh vì luôn kèn cựa với Hoa Kỳ, muốn tranh giành ảnh hưởng với Hoa Kỳ tất nhiên không muốn Hoa Kỳ trở nên mạnh hơn sau khi có thể bất chấp cả LHQ.
Sau cùng là tiếng nói phản đối từ một quốc gia bé nhỏ nhưng có tầm ảnh hưởng rất lớn là tòa Thánh Vatican. Nếu có ai hỏi tại sao tôi là một con chiên mà lại nghĩ khác với lập trường của Đức Giáo Hòang" Tôi xin trả lời rằng nếu tôi ở vào địa vị của Đức Giáo Hoàng thì tôi cũng làm như ngài nghĩa là tôi cũng phản đối chiến tranh. Thử hỏi có vị giáo chủ nào của một tôn giáo chân chính lại đi cổ võ chiến tranh chứ" Chỉ có những con người cuồng tín, quá khích, lợi dụng chiêu bài tôn giáo thì mới đứng ra hô hào thánh chiến, hô hào tiêu diệt người khác để được lên thiên đàng. Hơn nữa Saddam còn đặt điều tuyên truyền rằng cuộc chiến tranh của Anh-Mỹ chống Iraq là cuộc chiến của Thiên Chúa Giáo chống lại Hồi Giáo với ý đồ lôi cuốn dân Hồi Giáo vào cuộc thánh chiến. Trong một tình huống như vậy làm sao Tòa thánh Vatican có thể yên lặng không lên tiếng kêu gọi hòa bình và phản đối chiến tranh"


Nhưng cho dù những tiếng nói phản đối có ý nghĩa gì đi nữa thì cuộc chiến giải thể chế độ Saddam, giải giới Iraq cũng không thể tránh được.
Saddam là con người xảo trá đã lường gạt thế giới và LHQ suốt 12 năm qua. Từ sau chiến tranh vùng Vịnh 1991, LHQ đã ra nghị quyết buộc Iraq phải giải giới nhưng Saddam phớt lờ lệnh của LHQ. Chỉ mấy năm sau khi đoàn thanh tra vũ khí LHQ được gửi tới Iraq để giám sát công việc này, Saddam đã kiếm cớ đuổi đoàn thanh tra ra khỏi Iraq. LHQ chẳng làm gì đựơc ngoài những nghị quyết kêu gọi Iraq tuân hành nhưng ông Saddam ngang ngược biết rõ sự nhu nhược của LHQ nên chẳng thèm để ý đến những nghị quyết này. Trong thời gian không có sự giám sát, Saddam đã tha hồ ngấm ngầm cho phát triển các lọai vũ khí hóa học, vũ khí vi trùng và còn có tham vọng chế tạo cả bom nguyên tử .
Cho tới năm ngoái dưới áp lực mạnh mẽ của Hoa Kỳ, Saddam mới chịu đồng ý cho phái đoàn thanh tra vũ khí trở lại Iraq nhưng luôn luôn lập lờ, cò cưa nhằm qua mặt cơ quan thanh tra này. Khi thì Saddam tuyên bố vũ khí bị cấm đã hoàn toàn bị phá hủy không còn gì để khai báo khi lại nói sẵn sàng cung cấp tài liệu về độc chất VX và vi trùng anthrax để tỏ thiện chí muốn hợp tác. Rồi lâu lâu Iraq xì ra một tí để gây cảm tưởng rằng việc giải giới bằng thanh tra đang có chiều hướng tốt với ý đồ gây tranh cãi, tạo bất hòa giữa các nước trong Hội Đồng Bảo An LHQ. Chẳng hạn Iraq cố tình để cho đoàn thanh tra tìm ra một số vỏ đạn tình nghi sẽ dùng để vô chất độc hay vi trùng rồi lại để cho đoàn thanh tra phát hiện ra hỏa tiễn Al Samoud 2 vượt quá tầm xa được LHQ cho phép và đồng ý hủy diệt số hỏa tiễn này. Mục đích để các nước hỗ trợ cho Iraq tại Hội Đồng Bảo An LHQ như Pháp, Nga, Trung Quốc có thể lấy cớ đó mà cho rằng cần duy trì công việc của đoàn thanh tra với ý đồ cố tình ngăn cản hoặc trì hoãn công việc giải giới.
Hoa Kỳ đã không mắc mưu của Iraq và những nước hỗ trợ Iraq cho nên đã quyết định lãnh đạo Anh, Úc Đại Lợi và Tây Ban Nha mở cuộc tấn công giải thể chế độ Saddam và giải giới Iraq. Hai việc này phải đi liền với nhau vì giải giới mà không giải thể chế độ Saddam thì chỉ một ít năm sau những vũ khí bị cấm lại mọc lên như nấm và nguy hiểm hơn.
Thực ra đây không phải là lần đầu tiên Hoa Kỳ mở cuộc tấn công mà không có sự chấp thuận của LHQ nhưng những người phản đối cho rằng việc Hoa Kỳ đơn phương tấn công Iraq không được LHQ chấp thuận sẽ tạo ra một tiền lệ xấu trong cộng đồng quốc tế. Tôi cho rằng một Saddam ngang ngược, lắm mưu mẹo, không coi LHQ ra gì, ngang nhiên vất 12 nghị quyết của LHQ vào sọt rác và ngấm ngầm cho phát triển các loại vũ khí có tầm sát hại lớn mà không bị trừng trị còn tạo ra một tiền lệ xấu hơn nhiều. Cuộc chiến Iraq không thể nào tránh được. Vì sao"
Trước hết là vì an ninh của Mỹ và đồng minh của Mỹ. Nhiều lần Hoa Kỳ đã lên tiếng tố cáo chế độ Saddam có liên hệ với bọn khủng bố Al Qaeda và có nhiều người cho rằng chưa có bằng chứng đủ thuyết phục cho những lời tố cáo đó. Nhưng một sự thật hiển nhiên không ai có thể chối cãi là Saddam muốn tiêu diệt nước Mỹ, Al Qeada cũng muốn tiêu diệt nước Mỹ thì họ hợp tác với nhau để gây thiệt hại cho Mỹ là chuyện đương nhiên. Một khi Saddam thủ đắc vũ khí có tầm sát hại hàng loạt nhưng không dám ra mặt đánh Mỹ mà giao vũ khí ấy cho Al Qeada thì điều gì sẽ xẩy ra cho nước Mỹ và các đồng minh của Mỹ"
Thứ đến việc triệt tiêu chế độ Saddam sẽ tạo ổn định cho vùng Trung Đông. Cuộc khủng khoảng Do Thái- Palestine do đó mới có cơ giải quyết. Tôi còn nhớ Saddam từng gửi qua Palestine nhiều triệu đô la nói là trợ cấp nhân đạo cho những gia đình có người chết vì đánh bom tự sát, thực ra đó là một hình thức cổ võ và nuôi dưỡng những hành động khủng bố. Những người bằng lòng đi đánh bom một phần bị tuyên truyền nhưng một phần do tiền của Saddam. Họ nghĩ rằng khi họ hy sinh mạng sống thì gia đình đã có tiền trợ cấp của Saddam khiến họ có thể yên tâm ra đi gây nên cái chết cho người khác và cho chính mình. Nay không còn những khoản tiền trợ cấp của Saddam, không còn sự thúc giục của chế độ Saddam, chắc chắn những vụ đánh bom tự sát phải chấm dứt hay ít nhất cũng giảm thiểu. Những vụ đánh bom tự sát của người Palestine giết hại người Do Thái khiến người Do Thái tức giận giết lại người Palestine để trả đũa. Cứ như vậy hận thù ngày càng chồng chất khiến khủng hoảng tại phần đất này không giải quyết được. Nay không còn có những căng thẳng như vậy giữa hai bên thì giải pháp cho vấn đề Trung Đông mới có cơ hội thành tựu được.
Sau cùng tiêu diệt chế độ Saddam thì người dân Iraq sẽ có cơ hội làm quen với ý tưởng tự do dân chu. Khi chế độ dân chủ được thiết lập ở Iraq chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tốt đến các nước lân bang của Iraq chưa hề có ý thức về dân chủ.
Tôi tin rằng lập trường ủng hộ Tổng thống Bush trong việc giải thể chế độ Saddam và giải giới Iraq là đúng với nguyện vọng của nhiều người trên thế giới. Ngay tại Việt Nam khuynh hướng này cũng bộc lộ rất rõ rệt trên mục "Bạn nghĩ gì về cuộc chiến Iraq" của đài BBC. Những ý kiến của thính giả Việt Nam được gửi đến đài BBC qua email bày tỏ cảm nghĩ của họ về cuộc chiến Iraq với đa phần tán thành, chỉ có một thiểu số chỉ trích cuộc chiến của Mỹ đã nói lên điều đó. Riêng đối với người Việt ở Mỹ, tôi nghĩ càng có lý lẽ mạnh mẽ để hậu thuẫn Tổng thống Bush trong cuộc chiến Iraq.
Tôi rất tán đồng việc các đồng hương ở Nam California trước đây đã tổ chức những cuộc biểu tình bày tỏ thái độ ủng hộ lập trường củaTổng thống Bush trong quyết định của ông về việc giải thể chế độ độc tài của Saddam và mới đây cộng đồng người Việt và Hội Đồng Liên Tôn đã tham dự đêm thắp nến cầu nguyện cho chiến sĩ Hoa Kỳ đang chiến đấu tại Iraq cũng như cầu nguyện cho Tổng thống Bush được sáng suốt trong công việc diệt trừ tên độc tài Saddam. Việc làm đó rất chính đáng vì chúng ta là những người đã hiểu rõ nỗi thống khổ của người dân bị kìm kẹp dưới chế độ độc tài tất nhiên phải ủng hộ việc tiêu diệt tên độc tài Saddam để giải thoát cho dân chúng Iraq. Chúng ta là những người may mắn được sống trong khung cảnh tự do lẽ nào lại muốn cho nhân dân Iraq phải sống mãi dưới bàn tay sắt máu của nhà độc tài Saddam. Và sau nữa chúng ta ủng hộ công cuộc diệt trừ độc tài tại tại Iraq cũng là muốn mọi chế độ độc tài trên thế giới phải sụp đổ, muốn chế độ độc tài tại Việt Nam phải chấm dứt để nhân dân Việt Nam được sống trong tự do, được hưởng những quyền căn bản của một con người.
Tôi cũng ủng hộ việc một phái đoàn đại diện Cộng đồng người Việt do hai nghị viên Trần Thái Văn và Andy Quách hướng dẫn đến bộ Ngoại giao trình kiến nghị ủng hộ Tổng thống Bush. Đây là một việc làm biểu lộ sự ủng hộ của Cộng đồng người Việt đối với quyết định của Tổng thống Hoa Kỳ trong cuộc chiến nhằm ngăn chặn việc sử dụng các loại vũ khí hóa học và vi trùng có nguy cơ giết người hàng loạt và ngăn chặn khủng bố hầu đem lại an ninh cho Hoa Kỳ và thế giới, đem lại cơ hội hòa bình và ổn định tại Trung Đông và đem lại tự do cho dân chúng Iraq,
Tôi cầu xin Thượng Đế cho cuộc chiến này mau chóng kết thúc, tránh được những thiệt hại nhân mạng cho cả đôi bên và dân thường vô tội. Tôi cầu mong dân chúng Iraq sớm được giải thoát để có được cuộc sống tự do từ lâu đã bị Saddam tước đoạt. Tôi cũng cầu mong các chế độ độc tài không còn tồn tại trên thế giới để toàn thể nhân loại trong đó có dân tộc Việt Nam được sống mà không còn phải chịu bất cứ một sự kìm kẹp nào.

Hải Triều

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,982,264
Nhạc sĩ Cung Tiến