Hôm nay,  

Phải Chăng Là Khôn Ngoan?

20/11/201900:00:00(Xem: 22779)

Bài số: 5839-20- 31618- vb4112019

 

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN. Sau 30.4.1075: giáo viênVật Lý - Q.10 -Tp HCM – VN. Theo chồng và 3 con gái đi Mỹ diện HO năm 1999, định cư tại Chicago-IL-USA. Tac giả nhận giải đặc biệt 2019

 

***

 

Một câu chuyện thật!

Các Bạn thân mến,

Từ muôn thủa, ngàn xưa cũng như ngày nay, trong tình yêu hôn nhân, người nam, người nữ, người chồng, người vợ… đối tượng nào cũng mong muốn lấy được người mình yêu, và yêu mình; rồi cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc, tràn đầy tình yêu thương thật sự cho chung, và cho riêng từng cá nhân… Con cái cũng muốn cha mẹ yêu thương nhau, gia đình êm ấm, hòa thuận, cơm no áo ấm, được vui chơi, học hành thành đạt như những trẻ em khác. Nhưng đời không như ước mơ! Có phụ nữ thì lấy được người yêu thích, vưà đôi phải lứa, kẻ thì không, thậm chí còn phải lấy người xa lạ, không quen biết thương yêu, khập khễnh đến đáng thương! Nên cuộc sống không hạnh phúc, người thì ngay sau lễ thành hôn, người thì từ đêm tân hôn, người thì được hạnh phúc vài ngày, người thì vài tháng, may mắn thì vài năm, may mắn lắm nữa thì vài chục năm…Rất ít, rất ít và càng hiếm người được hạnh phúc trọn vẹn suốt cuộc đời! Lạ thật, chuyện gia đình vợ chồng là chuyện thuộc về nhu cầu, cả tinh thần lẫn thể xác, là khuynh hướng chung cuả nam nữ trưởng thành, rất tự nhiên, rất bình thường, rất hữu ích và cũng rất phổ biến trong thế giới con người, còn mang sứ mạng cao cả là nối tiếp giống nòi nữa, và còn là lý tưởng mà người ta mong đạt tới… Nên đáng ra hạnh phúc hôn nhân phải đến một cách dễ dàng như điều tất yếu phải có của tình yêu, của hai người yêu nhau. Hôn nhân lại là cái chung cuả nhân loại, thì cũng phải dễ tìm, dễ kiếm như cơm ăn, áo mặc đơn giản cho lớp bình dân hoặc cao lương mỹ vị, thời trang, thời thượng cho những kẻ dư tiền dư bạc chứ? Vậy mà hạnh phúc hôn nhân lại khó khăn, khan hiếm đến lạ lùng! Thế thì sao nhỉ? Chuyện gì đã xẩy ra sau khi kết hôn? Ai là người gây nên nông nỗi? Ai là nạn nhân? Ai là người phải gánh chịu? Ai là người thiệt thòi mất mát lớn nhất? Ai chấp nhận hy sinh? Ai là người được giải thoát? Ai là người vui sướng? V.v…? - Chồng? Vợ? Con cái? Người thứ ba? Hay một kẻ nào khác? Hay tại hoàn cảnh? Tại ông Trời?... Rất nhiều câu hỏi và hiển nhiên cũng có rất nhiều câu trả lời, phần lớn giống nhau, nhưng cũng có khi trái ngược hẳn nhau, do quan niệm, do cách sống của từng cá nhân, từng xã hội, từng tôn giáo... Không xét đến ảnh hưởng của tôn giáo, đạo đức, giáo dục, truyền thống, máu mủ, xã hội… Mà ở đây Duyenky chỉ xin kể một câu chuyện thật mà trong đó người phụ nữ, vợ cái con cột là nạn nhân. Cũng chỉ muốn nói tới trường hợp người chồng có bạn, có bồ, và có con riêng. Phản bội hay không thì chỉ đương sự mới là người biết rõ nhất. Dù thế nào, với lý do gì, thì khi biết chồng mình có người đàn bà khác, lại ăn ở với họ đến có con riêng…tự nhiên người vợ nào cùng bị “xốc”, đối phương khổ tâm, đớn đau, chới với, nặng hay nhẹ còn do tính cách của từng bà vợ và cách đối xử cuả từng ông chồng. Nhưng với cá tính chung, người vợ nào cũng muốn nhanh chóng giải quyết vấn đề, không lắt léo, vòng vo tam quốc để trì hoãn, kéo dài cho quên dần vào dĩ vãng như các ông chồng thường hành xử. Nên có người thì nóng nẩy cho nổ tung lên, làm ầm ĩ, dứt khoát ly hôn ngay, người thì ly thân, người khác giận dỗi bỏ đi hoặc về nhà mẹ… chưa kể những màn đánh ghen hãi hùng, tốn kém mà cả hai bên đều phải chịu. Bình tĩnh lắm cũng hỏi cho ra lẽ, rồi hành động. Rất ít người sáng suốt, ôn hoà đề tìm cách giữ chồng cho mình, cha cho các con của mình. Dẫu thực chất hay chỉ là bình phong. Và càng ít, rất ít, rất hiếm người muốn chịu đựng sống chung hoà bình với đối phương trong hoàn cảnh xã hội hiện nay! Thế nhưng cũng có ngoại lệ đấy, đó là câu chuyện của một chị vợ có cách cư xử lạ lùng, mà gần bốn chục năm về trước, khi nghe được, Duyenky cũng phát nóng, không thể chịu nổi, nhưng bình tĩnh lại, thì nhận ra rằng có lẽ đó cũng là cách khôn ngoan của người vợ? - Hy sinh hạnh phúc bản thân để đổi lấy mọi thứ cho con cái!

Chúng ta biết, thực tế, thời gian qua đi, nhiều quan niệm xã hội cũng giản dị theo, thay đổi ít nhiều, có khi đổi thay hẳn…Khái niệm “hy sinh”cho chồng con cũng giảm theo, ít được chấp nhận. Một phụ nữ đã tuyên bố trên mạng lưới toàn cầu rằng: ‘Cuộc sống hôn nhân cuả tôi không thể có chỗ cho khái niệm của hai từ “Hy sinh”! Bởi ngày nay, phần lớn người ta nghiêng về cá nhân, mình phải sống cho mình! Cho rằng mọi thứ phải được ưu tiên chính bản thân. Không còn tam tòng tứ đức, cũng chẳng còn chồng chúa vợ tôi, và càng không còn lấy chồng phải theo chồng...Thì Duyenky lại băn khoăn không biết cách cư xử của chị vợ này có phaỉ là khôn ngoan không, có phải là thượng sách không? Hay cũng có thể đó chỉ là giải pháp tốt cho thời gian ấy, xã hội ấy? Còn với một xã hội mà mọi sự đổi thay đến chóng mặt, chủ nghĩa cá nhân được đề cao chót vót, cùng quan niệm thụ hưởng tối đa. Một xã hội mà gần như mọi phụ nữ đều phải có công ăn việc làm, và bình đẳng về nhiều mặt, cùng thành công ngang ngửa như các ông, thì cách gỉai quyết ấy khó chấp nhận?

 Dù sao, cũng xin ghi lại đây cách giải quyết cuả chị vợ này khi chồng có người phụ nữ thứ hai và có con ngoài luồng, với hy vọng chị em, cả các ông, và các cô bồ nữa, có thể tìm được điều gì đó hay hay cho riêng mình nếu không muốn nói là một bài học sâu sắc mà cả ba phía cùng có thể.

Các Bạn thân mến,

 Duyenky vốn là một giáo viên trực tiếp giảng dạy từ trước và sau năm 1975 cho đến năm 1999 theo chồng con định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO. Là giáo viên thì dù chính trị, thời cuộc ra sao, hoặc ở đâu, cũng bị liệt vào cùng với các ngành nghề có tiền lương thấp nhất, đó là hành chánh sự nghiệp, y tế, quân đội…Lại thêm những năm đầu của biến cố 1975, xã hội có rất nhiều khó khăn, cái lớn nhất là kinh tế. Chỉ những người buôn bán, sản xuất mới khá hơn một chút. Mình là giáo viên nuôi ba con còn rất nhỏ, chồng“đi học tập cải tạo”thì đương nhiên vất vả rồi, nên ngoài giờ dạy chính thức trong trường, Duyenky còn cố gắng dạy thêm tại gia đình học sinh trong mọi thời gian có thể. Vì thế rất thân quen với một gia đình có bốn người con, trừ con trai thứ đã vượt biên qua Mỹ, ba con còn lại đều là học trò chính thức của Duyenky, và cũng là học trò dạy thêm cho đến khi chúng tốt nghiệp trung học phổ thông. Ba trẻ đó lại sinh cùng tháng và sinh sau các con của Duyenky. Nên năm nào ít nhất cũng kỷ niệm sáu cái sinh nhật! Tình thân hai gia đình được nhân lên gấp bội cùng tháng năm.

Thế rồi một buổi tối, đang ngồi học thêm, đứa con gái duy nhất của họ than thở với mình rằng:“cô ơi, ba con có vợ nhỏ và còn có con nữa.” Mình kinh ngạc hết hồn! Trời ơi, tại sao thế? Một gia đình mà ai nhìn vào cũng thấy hạnh phúc, một cặp vợ chồng quá đẹp đôi, hiền hòa phúc hậu, đằm thắm…con cái ngoan ngoãn, xinh xắn dễ thương, có cơ sở sản suất nhỏ, và chí thú làm ăn…mà sao lại rối ren, chông chênh, như đang bên bờ vực thẳm? Hỏi ra mới biết rằng, ba các em trước năm 1975 phụ trách phòng kỹ thuật tại một bệnh viện công tại Saigon. Qua những ngày tháng cùng trực đêm chung với một phụ nữ trẻ chưa chồng, họ đã “yêu” nhau, kết quả là một đứa con trai ra đời cùng năm với con trai út của ông, ông còn đặt cùng tên với con trai út của ông với bà vợ lớn nữa! Rồi đến ngày hai bà cùng“đi thăm nuôi lần đầu tiên ấy”, mọi chuyện mới vỡ ra! Nhưng tất cả đều bình tĩnh gác lại, chờ ngày ông trở về! Sự trở về của ông nặng triũ những u sầu, các con thắc mắc không hiểu tại sao ba má chúng lại lầm lì ít nói và không vui khi được đòan tụ?! Người vợ thì bình thản âm thầm cho chồng nghỉ ngơi vài tuần lễ, sau đó bắt ông phải đối mặt với sự thật. Trong câu chuyện, ông thanh minh rằng mặc dù cô ấy còn con gái, yêu ông rất sâu đậm, ông là mối tình đầu của cô, nhưng với ông thì chỉ là một phút giây yếu đuối duy nhất trong cuộc đời, mà để lại hậu quả và trách nhiệm nặng nề. Chứ tất cả các mặt cô ấy đều thua xa vợ ông. Ông cũng đã ân hận suốt thời gian qua với cả đôi bên, cùng chân thành xin một sự tha thứ rộng lượng từ hai phía! Nhưng không ai chấp nhận lời cầu xin cuả ông! Chị vợ chủ động quyết định:“Ông đừng lo, tôi cũng không việc gì phải làm ồn ào lên, chúng ta vẫn sống chung một nhà như không có gì xẩy ra, cũng vẫn chung tay làm việc nuôi nấng giáo dục con cái nên người. Không phải ly dị, ly hôn gì cả. Chỉ xin ông đừng đụng đến (thân thể) tôi nữa!”Ông tưởng đơn giản, mừng quá, cám ơn bà rối rít! Rồi làm tới:“Vậy xin em cho cô ấy hằng ngày đến đây lấy các mẫu mã đi chào hàng, vì cô ấy cũng đã bị nghỉ việc.”(khi đó vợ chồng ông vẫn duy trì sản xuất các dụng cụ y tế giao bán tiếp tục cho các bệnh viện). Bà vợ rộng lượng:“ông muốn sao cũng được”. Thế là hằng ngày cô ấy đến vào buổi sáng lấy mẫu chào hàng, sáng hôm sau vừa báo cáo vừa lấy mẫu hàng tiếp. Cứ như vậy, họ gặp nhau, trò chuyện tự nhiên, vui vẻ, ổn thỏa nhiều tháng năm. Chị vợ không quan tâm có xẩy ra chuyện gì nữa hay không giữa họ. Riêng chị thì ông hôn nhẹ một cái cũng không được, và hiển nhiên chị không đụng gì tới thân xác ông. Chị tâm sự với Duyenky:“Từ ngày đó, bề ngoài thì là hai vợ chồng yêu thương, hòa thuận, vẫn cùng đi cùng về với nhau, nhưng tối đến, đóng cửa phòng rồi thì mặc ai nấy ngủ, ổng không được quyền đụng tới tôi! Tôi thật sự khinh tởm ổng lắm lắm!” Nghe xong mình chết lặng, vội quay đi giấu giọt nước mắt đã lăn ra từ lúc nào! Chị giãi bầy thêm: “Không sao, bởi tôi thương các con, chúng còn quá nhỏ để phải chịu những thiếu thốn, lại là thời Cộng sản! Nên tôi chấp nhận một mình hy sinh cho các con được còn nhìn thấy bố, còn được ăn học, còn được mọi sự tinh thần vật chất đầy đủ như con người ta. Vì tôi vẫn nắm mọi sự trong nhà mà, đặc biệt về tiền bạc! Chứ bây giờ ly dị, mình không nghề nghiệp gì, lúc ấy chỉ làm phụ cho ông ta cũng không xong, còn làm việc khác, làm cho người khác thì vất vả trần ai lắm, làm sao bảo đảm nuôi dưỡng các con được đầy đủ? Chúng sống trong thiếu thốn mọi thứ, mình có đành lòng không? Hơn nữa thằng hai còn bị teo đôi chân (do sốt tê liệt khi còn nhỏ), đi đứng khó khăn. Ly dị chỉ thỏa mãn tự ái của mình thôi…Còn danh dự ư?  Họ đã bỏ mình đi với bồ rồi thì còn gì mà danh với dự nữa!” Duyenky nói: “Nhưng chị ơi, chị còn quá trẻ đẹp, mới ba mươi ngoài thì làm sao chị chịu nổi cảnh cô đơn? Làm sao chị chịu được cảnh cùng chung đường đời mà người ta có đôi? Làm sao chị không xao lòng khi nhìn thấy người khác có chỗ dựa đầu, tựa vai, còn mình thì trơ trụi? Làm sao chị chịu mãi cảnh chung giường dị mộng? Làm sao chị chịu nổi những lúc ốm đau? Làm sao chị chịu nổi cảnh họ hằng ngày vẫn vui vẻ gặp gỡ nhau? Rồi còn những lần anh kín đáo đến với cô ta? Làm sao và làm sao???...” Chị trả lời: “Rồi cô sẽ hiểu, tôi sẽ sống được, bởi các con là động lực sống cuả mình bây giờ, không phải ông ta nữa. Tuy không biết điều ổng nói là thật hư thế nào, nhưng từ dạo ấy, dù không bao giờ thấy ổng cùng đi với cô ta, cũng không đi đâu một mình quá lâu, không bao giờ bỏ nhà qua đêm! Ổng chỉ lo cho thằng con trai của cô ấy và ba đứa nhà này đầy đủ. Dù vậy, tôi cũng không thể tha thứ và quên được đâu!”

 Thời gian vẫn lặng lẽ trôi qua, ổng đã gả chồng cho đứa con gái, cho hai thằng út của hai bà đi vượt biên thành công, chỉ còn lại đứa con trai lớn yếu đôi chân ở chung nhà. Khi ấy mình không còn dạy em nào nữa. Một hôm chị người làm đến nhà Duyenky, không kịp xuống xe, ngồi đó và nói nhanh:“Cô ơi, má X chết rồi!” Mình bàng hoàng sững sờ một lúc rất lâu! Thì ra vào một buổi chiều mưa rả rích, buồn tình, hai bà bạn hàng xóm rủ nhau đi ăn bún riêu. Ăn về, chị vào luôn trong phòng của mình trên lầu, mọi người còn chuyện trò vui vẻ dưới nhà, TV mở ồn ào…Mải đến khuya, ổng lên phòng mới thấy chị nằm vắt vẻo nghiêng mình ói mửa tùm lum, đồ đạc lung tung sau cánh cửa ra vào. Và chị đã vĩnh viễn ra đi sau khi ném các vật dụng vào cửa phòng đã đóng kín rồi lạc giọng gọi chồng, gọi con, gọi người làm…nhưng nào có ai nghe được tiếng chị!?Cuộc đời đã chọn cho chị một cuộc sống riêng tư cô đơn lạnh giá ngay bên cạnh người gọi là bạn đời và bạn đường của mình, thì chị cũng ra đi với hoàn cảnh ấy, chẳng người thân nào ở bên lúc đời vĩnh viễn cách xa chị. Chưa một lần tha thứ cho chồng, càng chưa một lần nắm tay chồng trong suốt gần hai mươi năm qua! Điều đáng nói là các con chị thực sự đã được ấm no, thành đạt, giàu sang như người, đúng với ước nguyện và sự hy sinh cao cả của chị. Riêng phần chị thì cô đơn, đớn đau cả một đời, nhưng chị vui vì chính chị đã lựa chọn! Tuy nhiên Duyenky cũng cảm thấy đau xót đến tận cùng và là bài học quá đắt cho cả ba người trong cuộc của câu chuyện. Đám tang của chị được cỗ xe rồng phượng đưa tiễn đến một nghiã trang riêng cuả gia đình chồng, cha mẹ hai bên, họ hàng, các thân hữu kéo dài hằng cây số. Con gaí duy nhất ngất xỉu lên xuống mấy lần trong vòng tay má chồng; trưởng nam hét lớn:“Con không chịu được nữa, không chịu được nữa, không thể chịu được nữa…trời ơi là trời, ông ở đâu!!!???” Chị chết đúng vào năm mà các cụ gọi là“49 chưa qua, 53 đã tới!”Sau cái chết tất tưởi thương tâm của chị, ông chồng dẹp cửa hàng, chia gia tài cho các con, rồi suốt ngày đăm chiêu, thẫn thờ…Không thể chịu đựng thêm nữa, ông quyết định đi Mỹ đoàn tụ với hai con trai thứ ba và út. Nước Mỹ đã giúp cuộc đời ông đổi thay, muộn phiền ưu tư bay biến, ông hoà nhập với cuộc sống mới và ổn định dần dần. Ông đi về giữa Mỹ và Việt Nam, nhiều cơ duyên đến, ông cũng chẳng thiết tha gì, vì ông vẫn nhớ như in chuyện ngày nào! Cô bồ vẫn còn đó, như cột mốc cuả một chặng đường tội lỗi, vẫn cô đơn, lẻ bóng, quạnh hiu, không một danh phận! Đứa con trai duy nhất của cô mà khi trước ông cho đi Mỹ cũng chẳng lo học hành, tới được nước văn minh, đầy bánh và mật ngọt là ập vào ăn chơi hưởng thụ, quậy phá, dẫn đến vào tù ra khám…không thể bảo lãnh cho mẹ. Nước Mỹ chỉ là cơ hội thăng tiến cho những ai biết nắm bắt điều tốt đẹp, không kể tuổi tác, nhưng cũng đầy cạm bầy sa ngã cho những ai gian dối bê tha! Thật vậy, biết bao thanh thiếu niên thành công vượt mức, hơn hẳn sự mong ước của cha mẹ, ông bà, khi được tiếp tục học hành. Người Việt đã thành công rạng rỡ  trong mọi ngành nghề, mọi môi trường: khoa học, kỹ thuật, xã hội, tôn giáo, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, chính trị, kinh tế, thương mại, âm nhạc, giải trí, điện ảnh, thời trang, quân sự, không gian vũ trụ… nhưng cũng nhiều trai trẻ, nhiều người sa lầy trong ăn chơi trác táng, gian lận phi pháp …dẫn đến lao tù, bị trục xuất, không thể cưú vãn! Bất giác mình nghĩ, vậy là ổng nói thật lòng, chỉ một giây phút yếu lòng mà nên tội, chứ ổng vẫn một lòng sắt son với vợ cái con cột! Tiếc, rất tiết là vợ ông không nghe, không chịu tin ông, không thứ tha cho ông nên cả hai cùng bất hạnh! Thật uổng, quá uổng,và vô cùng luyến tiếc cho một thời hẹn hò, lãng mạn, nhưng một đời theo nhau không trọn vẹn! Phải chăng ông trời đã dựng sẵn tính cách của phụ nữ? Nó phải như vậy, nó vốn là như thế, không thể khác được, càng không thể đổi thay phải không những người phụ nữ chung thủy, sắt son, hy sinh sống vì chồng rồi lại vì con, vì cháu nhưng bị phản bội? Chị em cũng đừng dại khờ, mê mẩn tin tưởng vào những lời có cánh của những người thực tế đi bằng đôi chân! Rồi bao nhiêu năm trôi qua, mình vẫn không thể quên được thân phận của chị, một phụ nữ công dung ngôn hạnh đầy đủ và còn ý thức chuẩn bị các hành trang để vào đời, phục vụ yêu thương chồng con, thế mà lại bị đời đối xử bất công như thế! Công dung ngôn hạnh mà làm gì? Chuẩn bị để làm chi? Hay người đàn ông, những ông chồng ngày nay không cần đến những thứ ấy? Hoặc chăng“trời xanh quen thói má hồng đánh ghen!?” Ồ, chúng ta không thể hiểu, mãi mãi, không thể biết trước được tương lai với một thế giới đầy những vẻ đẹp mê hoặc nhưng cũng đầy bất ngờ và cạm bẫy!

Thời gian đã đủ để người ta có thể quên nhiều thứ, thế mà nhiều lần mình lại vẫn nằm mơ thấy chị, các con cuả Duyenky nói:“chắc bà ấy muốn má đi tìm các đứa con của bả.” Được rồi, nếu có dịp về Việt Nam nữa, mình sẽ tìm cách liên lạc với ông và gia đình ông cả ở Việt Nam, cũng như ở Mỹ!

Các Bạn thân mến,

Câu chuyện như thế đấy, một câu chuyện lạ lùng thật thương tâm quá phải không? Và cũng rất thương cho một phụ nữ đôi má còn hồng thắm nhưng lại phải hy sinh hết cả chuỗi ngày tháng đáng ra phải được tiếp tục hưởng hạnh phúc hôn nhân mình đã chọn…Giờ đây, sau bao năm tháng trôi qua, thật sự Duyenky cũng không biết cách cư xử của chị có phải là khôn ngoan thượng sách không? Và ai đó đã nói:“Nếu người phụ nữ nào không kiên nhẫn hy sinh chịu đựng thì sẽ mất cả chồng lẫn con”, có thật sự đúng không? Quá cay nghiệt phải không? Tại sao ông Trời không cho phụ nữ chúng tôi được hạnh phúc? Ông đã dựng nên chúng tôi với đầy vẻ đẹp quyến rũ, đầy sự mềm mại ngọt ngào ấm áp... Sao không cho chúng tôi được hưởng sự yêu kiều ngọt ngào ấy?

 Còn nữa, chuyện gần hai mươi năm“cấm vận” ông chồng có“ác” lắm không, hay chỉ là sòng phẳng?! Và cùng thời gian ấy là cả một chuôĩ dài ngày“chay tịnh” của chị nữa? Ai khổ hơn ai? Tạo hoá đã ban cho tình yêu sự  ngọt ngào, tại sao không cho hưởng???

Duyenky chỉ biết rất rõ rằng cuộc đời này vắn vỏi quá phải không các Bạn, cho dù đời sống bây giờ có dài hơn khi xưa chăng nữa, thì cuộc đời hạnh phúc của tình yêu vẫn nguyên vẹn vắn vỏi như thế, có chăng là cuộc đời bất hạnh đã dài thêm ra, và có thể còn dài thêm mãi ra nữa nếu chúng ta cứ mải mầy mò lo tìm thuốc trường sinh bất tử cho thân xác mà không lo tìm và uống thuốc kéo dài cho tình yêu hôn nhân!

Chúc tất cả các phụ nữ chúng ta luôn tươi đẹp hấp dẫn, và ngọt ngào ấm ấp cùng các bà mẹ luôn được hạnh phúc thật sự bên chồng con của mình nhé!

Thân mến,

Duyenky

Ý kiến bạn đọc
02/12/201901:07:06
Khách
Cuộc đời của bà X thật bất hạnh về đời sống hôn nhân, mặc dù bà có "công, dung, ngôn, hạnh". Thế mới biết, "tốt" hay "đẹp", khong làm cho mình hạnh phúc. Cái làm cho mình hạnh phúc là có KIẾN THỨC về đời sống tình cảm, (ví dụ như tâm lý đàn ông/đàn bà; các cấu trúc sinh học dẫn đến cách hành xử khác nhau giữa 2 phái...); và đáp ứng các NHU CẦU của vợ/chồng trong hôn nhân (ví dụ như đàn ông có nhu cầu được công nhận/khen ngợi, đàn bà có nhu cầu được chăm sóc/tôn trọng). Khi khong có kiến thức về đời sống tình cảm dẫn đến các hành xử sai lầm và khi các nhu cầu trong hôn nhân không được đáp ứng, người vợ/chồng sẽ ra ngoài kiếm người khác để thỏa mãn các nhu cầu của họ.

Con người ta đa số khong hạnh phúc trong hôn nhân vì họ chỉ lo học thành tài, học làm giàu, (việc này chỉ giúp họ có công việc ổn định và giàu có), nhưng khong ai trau dồi các kiến thức về đời sống tình cảm để mình được hạnh phúc. Một khi khong hạnh phúc trong các mối quan hệ thì sự nghiệp và gia đình có nguy cơ tan rã luôn (như trường hợp gia đình bà X).

Các cô các bà cần phải loại bỏ khái niệm "hi sinh", vì nó khong làm cho ai hạnh phúc cả. Bà X nghĩ bà hi sinh đời bà để củng cố đời con, nhưng con cái bà và chính vợ chồng bà cũng khong sống hạnh phúc (họ chỉ đầy đủ về mặt vật chất). Cái bà cần làm trước tiên là chỉnh sửa cuộc hôn nhân của 2 vợ chồng (nó đã có trục trặc mà bà khong biết, nếu ông yêu bà thật sự và nếu các nhu cầu trong hôn nhân của ông được đáp ứng thì ông đã khong vướng lưới tình).

Nếu chỉnh sửa hôn nhân khong xong thì "anh đường anh, tui đường tui", có ly hôn thì cha của các con vẫn còn đó , vẫn chăm sóc cho chúng được, chúng vẫn có cha, chứ không mất đi đâu cả. Đằng này 2 vợ chồng bà dựng nên tấm bình phong, che mắt thiên hạ, rằng gia đình mình vẫn sum vầy (nhưng thực tế đã mục ruỗng bên trong). Tất cả các thành viên trong gia đình đều xứng đáng được hạnh phúc. Khong cần phải sống vì thiên hạ, vì sĩ diện, vì gia đình 2 bên (mấy thứ này đâu đem lại hạnh phúc), vì trả thù (sự trả thù giống như mình muốn người kia chết nhưng mình lại tự uống thuốc độc), vì kinh tế (nếu bà là người tự chủ, tự lập, khong phụ thuộc kinh tế vào chồng, thì chắc bà đã có can đảm li dị) Rất tiếc cho cuộc đời của bà. Tội nghiệp cho chồng và các con của bà. "Người thứ ba" cũng đáng thương, vì cô yêu mãnh liệt nhưng cuối cùng khong có gì cả.

Cám ơn tác giả Duyên Kỳ đã kể câu chuyện này. Nhờ vậy mà người đọc rút ra những kinh nghiệm quý báu cho cuộc sống riêng tư. Học hỏi khong bao giờ muộn. Ai muốn sống hạnh phúc trong hôn nhân, hãy tìm sách đọc hoặc nghe (sách nói trên youtube), vi dụ như "Cư xử như đàn bà, suy nghĩ như đàn ông" (by Steve Harvey), "Đàn ông đến từ sao Hỏa; đàn bà đến từ sao Kim" (by John Gray), hoặc vào kênh uy tín và có giá trị của "Chuyên gia tư vấn tình cảm Tuấn Lê". Tất cả đều miễn phí.

Có một quy luật gọi là "sự xứng đáng", bạn bỏ thời gian trau dồi kiến thức, bạn áp dụng, bạn hạnh phúc. Hạnh phúc khong từ trên trời rơi xuống, mà hạnh phúc chỉ đến với những người xứng đáng hưởng hạnh phúc.
01/12/201923:55:04
Khách
Cuộc đời của bà X thật bất hạnh về đời sống hôn nhân, mặc dù bà có "công, dung, ngôn, hạnh". Thế mới biết "tốt" hay "đẹp", khong làm cho mình hạnh phúc. Cái làm cho mình hạnh phúc là có KIẾN THỨC về đời sống tình cảm (ví dụ như tâm l
24/11/201921:29:22
Khách
Thưa bạn Lê Như Đức.
Tôi xin nói rõ lại là từ ngữ "hòa nhập" tôi để trong ngoặc kép, hiểu theo ý nghĩa lúc đang ở tù cải tạo là : Sau khi được phóng thích về với gia đình thì phải tùy nghi, tùy lúc, tùy chỗ mà sống để tránh bị địch vu khống bắt bớ vô tội vạ, vậy thôi !?.(Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy).
Riêng chữ "ngụy" thì trước năm 1975 miền Nam gọi miền Bắc là Ngụy quyền Hà nội mọi người đã biết rõ. Sau năm 1975 họ (CS) thắng trận thì họ muốn gọi VNCH là gì mà chả được ?!. Bản thân tôi nghe chửi ra rả hơn 6 năm trời trong trại tù cải tạo, sau khi được phóng thích còn bị "quản chế" (một hình thức tù tại gia) thêm 4 năm nữa. Sau đó "được" sống " trong XHCN hơn 10 năm, rồi mới may mắn đến định cư tại Mỹ).
Hoàn toàn đồng ý với bạn là luận lý toán học là đúng vì người ta dùng nó để viết lên những phương trình toán học. Hôm qua vì mải mê đi câu cá cho nên đúng ra phải viết là : Luận lý toán học khác với luận lý chính trị, luận lý xã hội, luận lý tôn giáo...v.v. (Mà mình lại viết vội là toán học khác luận lý học, cảm ơn bạn đã nhắc nhở). Luận lý toán học : 2 + 2 = 4, nếu không phải 4 thì sai, nếu A là đúng thì -A phải là sai ...v.v.
Cuộc đời phúc tạp hơn các bài toán đúng sai nghìn vạn lần, nếu đem những quy tắc đúng sai của những bài toán mà áp dụng vào cuộc đời thì sẽ xảy ra những xung đột từ cá nhân-cá nhân, quốc gia-quốc gia, tôn giáo-tôn giáo ...vv. Từ xưa tới nay và hiện giờ vẫn tiếp diễn xung đột khắp thế giới là như vậy. Ví dụ :
Anh A nói đúng thì anh B nói sai. Dân chủ là đúng, không dân chủ là sai. Tôn giáo A là đúng, không phải tôn giáo A là sai...v.v.
Đúng, sai trong cuộc đời chỉ là tương đối, đôi khi hai người cùng nói đúng và đôi khi hai người cùng nói sai. Ví dụ : Bạn và tôi đang đứng cách nhau vài dãy phố, bạn nói nắng, tôi nói mưa, cả hai cùng đúng ví chỗ bạn đang nắng chỗ tôi đang mưa ,ngược lại cũng thế. Ngày xưa có rất nhiều triết gia tài giói, vậy mà họ vẫn tin là mặt trời bay quanh trái đất cho đến khi Ga li lê chứng minh được trái đất bay và xoay quanh mặt trời !. Vì lúc ấy họ chỉ biết đến như vậy thôi, cho nên nhiều người bị xử oan mà ngay cả bản thân của Ga li lê cũng xuýt chết vì nói trái đất bay quanh mặt trời. Người ta nhân danh chân lý "mù" để xử chân lý "sáng !.
Viết bài phê bình kẻ thù chung của dân tộc đôi khi rất khó vì những kẻ đó có mắt cũng như "mờ", họ có đọc đâu mà viết. Đối thoại với kẻ điếc cũng phí thời gian vì họ có nghe đâu mà nói. Giải thích cho người mù biết ánh sáng là gì rất khó, giải thích cho người điếc âm thanh là gì cũng rất khó vậy.
Cảm ơn bạn LNĐ rất nhiều vì đã đọc bài viết của tôi, nếu thấy có gì còn chưa đúng hoặc thiếu sót xin nhắc nhở thêm. Vài dòng tâm sự cho vui.Trân trọng.
23/11/201917:47:22
Khách
Trích: “Luận lý học khác toán học. Cứ đưa đại tiền đề "Cộng sản là ngu xuẩn" rồi kết luận : CS làm cái gì cũng ngu hết !!!?, đúng bao nhiêu phần trăm đây, nhất là về ngôn ngữ Việt?
Như vậy là CS dùng những chữ như: xây dựng quan hệ, cái nồi ngồi trên cái cốc, tác động tiêu cực, tiếp thị tốt, bức xúc, sốc cao tốc, đối tác, chảnh, tiếp thu, hệ quả, báo đài, quá tải, đi bão, trên cả tuyệt vời, liên hệ nhiệt huyết, di dân cơ học, phát biểu có máu lửa… là không thể kết luận hay phê bình chúng ngu?
Nghe một người nói hay viết, chả lẽ ta không thể đánh giá được trình độ học vấn hay đầu óc của cá nhân đó hay sao?
Trích: “Họ là kẻ thắng trận họ muốn "làm dơi làm chuột" gì thì làm, có gì lạ đâu, ở nước ngoài muốn nói gì thì nói, khi nhập cảnh VN thì nhập gia phải tùy tục là cái chắc rồi.”
Như vậy là khi về VN, người Việt phải tiếp thị tốt, không được khẩn trương hay làm chảnh mà phải nghe theo lời cụ Phạm Xuân Thái sống hòa nhập với chúng. Phải báo cáo nhanh khi có sự cố dùng từ “ngụy”.
PS. Toán học phát xuất từ lý luận để viết lên những phương trình toán học.
22/11/201918:33:26
Khách
Cảm ơn bạn DK và bạn NA. Cứ vào google là rõ hết, họ thay đổi rất nhiều về học vị, học hàm, giảng viên, PTS, TS. GS, PGS...v.v. Đáng chú ý nhất là họ thay đổi y-i (ngay mấy trang đầu trong TĐTV đã giải thích rất rõ về cách dùng y-i) và cách phát âm chữ cái tiếng Việt, ví dụ : chữ B, tên nó là "bê", khi đánh vần đọc là "bờ"...v.v. Bây giờ khi hầu chuyện với quý vị , hiện đang có cuốn Từ Điển Tiếng Việt và cuốn Hán Việt Từ Điển ngay cạnh bàn phím để khỏi sợ quên (thực ra bây giờ tra online cũng rất dễ). Sau 1975, khi ở tù cải tạo "rỗi rảnh" quá không có việc gì làm (ngoài việc bị cho ăn đói và nghe chửi) tôi đem cuốn từ điển Tiếng Việt (38,000) ba mươi tám nghìn từ đọc đi đọc lại, rồi đọc đi đọc lại cuốn HVTĐ cho khuây khỏa. Tôi "may mắn" được ở tù cải tạo với Giáo sư đại học Phạm Xuân Thái (cựu tổng trưởng thông tin thời tt Diệm, dạy 4 ngoại ngữ ở đại học trước 1975). Tôi học được ở cụ rất nhiều mặt ...Đặc biệt cụ nói với tôi là : Việt Nam mình chưa có Hàn Lâm Viện để định từ ngữ tiếng Việt cho nên khi họ (CS) thắng thì họ có quyền quyết định về ngôn ngữ Việt qua bộ Giáo dục của họ, chúng con tùy nghi mà sống "hòa nhập" với họ !?. Lời cụ nói tôi nhớ cho đến chết. Lâu lâu trên báo NV và VB có vài "học giả" phê phán hiện nay ở VN họ dùng từ ngữ sai thế này, thế nọ... rồi kết luận là họ (CS) sao ngu quá vậy ?!. Xin quý vị bình tâm lại đi, "ngôn ngữ Việt" hiện nay là do họ (CS) quy định, vì họ đang cai trị dân, họ là kẻ thắng trận, còn quý vị học giả hải ngoại muốn "bảo tồn" văn hóa và ngôn ngữ Việt thì xin cố gắng đợi ngày "tái thống nhất" nước Việt Nam tha hồ mà bàn chuyện VH và tiếng Việt. Cụ PXT còn dặn tôi là : Ngôn ngữ Việt có rất nhiều từ gốc là Hán Việt, ngày nay đã Việt hóa rồi, nhưng khi dùng từ kép thì HV phải đi với HV, thuần Việt phải đi với thuần Việt, ví dụ : Thiên địa, trời đất....Thiên phải đi với địa, trời phải đi với đất, nếu ghép thiên đất thì không chuẩn. Cách đây mấy tháng ở VN có "bà" bộ trưởng y tế NTKT muốn đổi "đại học y khoa" thành " đại học sức khỏe" làm xôn xao cả trong nước và ngoài nước !!!?. Sau đó "bà" này bị "miễn nhiệm". Ở hải ngoại có một "học giả" viết một bài báo nói tại sao họ (CS) ngu thế nhỉ, phải dùng từ "bãi nhiệm" hoặc "cách chức" mới đúng ?!. Vì bài viết đó không có mục phản biện cho nên tôi không thể nhắc với vị học giả đó là hãy gõ google tìm vào mục thưởng phạt công nhân viên cán bộ của "nhà nước ta" là rõ ngay thôi mà. Miễn nhiệm : cho nghỉ việc (tội nhẹ). Bãi nhiệm : Cho nghỉ việc (tội nặng). Cách chức : cho nghỉ việc (tội rất nặng). Đại khái là như vậy. Họ là kẻ thắng trận họ muốn "làm dơi làm chuột" gì thì làm, có gì lạ đâu, ở nước ngoài muốn nói gì thì nói, khi nhập cảnh VN thì nhập gia phải tùy tục là cái chắc rồi. Khi muốn kết luận một việc gì cần phải xem xét kỹ, bề nổi, bề chìm cho rõ ràng. Luận lý học khác toán học. Cứ đưa đại tiền đề "Cộng sản là ngu xuẩn" rồi kết luận : CS làm cái gì cũng ngu hết !!!?, đúng bao nhiêu phần trăm đây, nhất là về ngôn ngữ Việt ?!. Có lần tôi được nghe mấy học giả Việt phê phán đài VOA và BBC là đọc và viết tiếng Việt sai thế này thế nọ... Thì mấy phóng viên họ trả lời là : Xin lỗi các "cụ" chúng cháu đọc và viết bản tin cho 90 triệu người VN nghe và đọc, chứ không riêng cho quý cụ ?!. Chúng ta may mắn là công dân Mỹ, muốn nói gì làm gì tùy ý, đặt trường hợp chúng ta đang sống ở VN thì cũng phải "hòa nhập" mà sống, vậy thôi. Vài lời thô thiển xin quý vị lượng thứ và chỉ dẫn thêm nếu có gì chưa đúng. Muôn vàn cảm ơn hai bạn DK và NA, hẹn gặp lại.
22/11/201915:43:34
Khách
Kính thưa tất cả các Bạn,
Danh xưng "giáo sư và giáo viên" trước năm 1975 đúng là như vậy, những vì DK đã quá quen với danh xưng "giáo viên" thời XHCN!
Hơn nữa cũng chẳng được ai nhắc nhở phục hồi nên mặc nhiên theo quán tính!
Xin lỗi tất cả và chân thành cảm ơn các Bạn!
DK
22/11/201915:13:18
Khách
Bạn Đinh Văn Hòa: Cám ơn những góp ý của bạn . Tôi lên Google thì tìm thấy như sau:

Ở miền Nam trước 75, nhà giáo dạy trong các trường trung học từ lớp 6 đến lớp 12 được gọi là giáo sư.

Hiện nay, "giáo sư " dành cho các cán bộ giảng dạy cao cấp ở các bộ môn thuộc trường đại học hoặc viện nghiên cứu, được nhà nước phong tặng vì đáp ứng đủ các tiêu chí do luật định trong các hoạt động (lĩnh vực) đào tạo và nghiên cứu khoa học nhưng lại không có quyền hạn, nhiệm vụ nào rõ ràng với chức danh đó.

"Phó giáo sư " là một chức danh khoa học dành cho người nghiên cứu và giảng dạy bậc đại học, sau đại học nhưng thấp hơn giáo sư.
22/11/201907:32:03
Khách
Cảm ơn bạn Nguyên Anh đã nhắc đến danh xưng nhà giáo ở VN trước và sau ngày 30-04-1975. Trong khi chờ ý kiến của bạn DK, tôi xin nói ra những gì đã biết của bản thân tôi, sau đó xin bạn NA hoặc quý bạn nào biết rõ hơn thì xin nói cho mọi người cùng biết, rất trân trọng. Trước ngày 30-04-1975, tôi học tiểu học (từ lớp năm đến lớp nhất, thầy dạy gọi là giáo viên). Sau khi thi đậu bằng tiểu học rồi thì lên trung học đệ nhất cấp ( đệ thất, đệ lục, đệ ngũ và đệ tứ, thầy dạy chúng tôi gọi là giáo sư). Sau khi thi đậu bằng trung học đệ nhất cấp rồi thì lên trung học đệ nhị cấp (đệ tam, đệ nhị và đệ nhất, thầy dạy chúng tôi gọi là giáo sư). Học hết lớp đệ nhị thì thi tú tài phần 1, hết lớp đệ nhất thì thi tú tài phần 2, sau đó là thi vào cao đẳng, đại học. Tôi không may mắn được vào đại học (chỉ nhớ là cao đẳng, cử nhân, cao học và tiến sỹ) vì ở thời đó đa số là thi đậu tú tài rồi thì nhập ngũ. Năm 1981, sau khi đi tù cải tạo về thì tôi "bị" bầu làm hội trưởng phụ huynh học sinh trường trung học cơ sở của một xã thuộc tỉnh Lâm Đồng (ngoại ô thành phố Dalat). Lúc bấy giờ gọi là tiểu học : Từ lớp 1, 2, 3, 4 và 5. Sau đó lên trung học cơ sở : Từ lớp 6, 7, 8 và 9. Sau đó lên trung học phổ thông : Từ lớp 10, 11 và 12. Sau khi thi đậu bằng THPT rồi thì thi vào cao đẳng, đại học. Tất cả giáo chức cấp 1, 2 và 3 lúc đó đều có danh xưng là : giáo viên cấp 1, giáo viên cấp 2 và giáo viên cấp 3. Còn về đại học thì tôi có một con trai học trường đại học Dalat và tốt nghiệp cử nhân, riêng danh xưng giáo chức dạy đại học thì thú thật tôi không nắm rõ, chỉ nghe loáng thoáng là giảng viên, giảng sư, phó giáo sư, giáo sư gì gì đó..."Học vị" là bằng cấp,"học hàm" là danh hiệu ...v.v. Xin lắng nghe lời chỉ giáo của quý vị, trân trọng và đa tạ. Cảm ơn bạn Nguyên Anh rất nhiều.
22/11/201905:53:37
Khách
Tôi thì chẳng thấy bà X kỳ tí nào, vì nếu là tôi thì tôi cũng giải quyết như vậy.

Tôi chỉ thấy bà Nguyễn thị Kỳ là kỳ thôi. Trước 75, là giáo sư dạy toán - lý hóa. Sau 75, Cộng sản gọi các nhà giáo dạy trung học là giáo viên - tôi nghe có người kể như vậy. Nay đã được sống ở nước ngoài , bà Kỳ lại vẫn ôm lấy cái danh xưng giáo viên?!
22/11/201900:32:08
Khách
Cảm ơn bạn Đinh Văn Hòa đã chia sẻ kỷ niệm vui đẹp, tuy nhiên không chỉ là kỷ niệm, mà còn cho thấy một tâm hồn thánh thiện, sự công bằng rất ư công bằng và miệng lưỡi thì trôi suối chảy ngược!
Thật hạnh phúc cho Chị nhà! và Bạn cũng đáng được hạnh phúcviên mãn!
dk
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,048,442
Tác giả tự sơ lược tiểu sử: Tôi tên là Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster.
Mùa Vu Lan đã chính thức bắt đầu, mời đọc một bài viết sống động và xúc động về Mẹ. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức ĐN từ 1969- 1975.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Là một sĩ quan VNCH từng du học Mỹ và về nước làm chiến binh, sau 1975, ông biết nhà tù cộng sản,
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn trong một gia đình công chức người Bắc di cư. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh).
Tác giả Hồ Nguyễn, cư dân Buffalọ NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong...
Với bút hiệu Xuân Đỗ và bài "Hắn và cuốn Nhật Ký Đặng Thuỳ Trâm..." tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2008. Ông định cư tại Mỹ theo diện H.O. và hiện là cư dân Riverside, nam California.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết.
Tác giả họ Trần, trước 1975 là công chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện hưu trí tại Westminster.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp một số bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ”
Tác giả tên thật Trần Thanh Hiền, sinh năm 1955 tại Thạch Hãn, Quảng Trị, định cư tại Tulsa, Oklahoma từ 1977. Sau 35 năm làm Engineering Designer trong ngành Safety Technology – Fire Protection
Nhạc sĩ Cung Tiến