Hôm nay,  

Tháng Tư Lại Về

21/04/201900:00:00(Xem: 12599)
Người viết: Đoàn Thị

Bài số  5668-20-31474-vb8042119

 
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ.

 
***
 

Tuần lễ “Đây Đại Học” do nhóm sinh viên tổ chức giới thiệu các Đại Học Sàigòn cho những tân khoa vừa đậu tú tài tìm hiểu về chương trình giảng dạy, cách ghi danh để các bạn trẻ lựa chọn Đại Học thích hợp.

Hiền phụ trách giới thiệu chương trình để anh chị đã tốt nghiệp hoặc đang học năm cuối lên sân khấu trình bày về Đại Học của mình, nàng quen biết, quen mặt một số anh chị nên mọi việc diễn ra như dự định.

Ngày cuối kết thúc tuần lễ dành cho ĐH Luật, Khoa Học, Nông Lâm Súc, Hiền đứng trong hậu trường theo dõi anh Tuyển đang nói về ĐH Khoa Học, bỗng có một gã lạ hoắc bước vào dáo dác như muốn tìm ai đó.

Hiền nhíu mày hơi khó chịu:

- Xin lỗi anh chỗ này dành riêng cho diễn giả, anh muốn tìm ai ?

Gã gãi đầu lúng túng:

- Tôi tìm người giới thiệu chương trình.

Gã khiến Hiền tò mò:

- Anh tìm họ có chuyện chi?

- Tôi là người sẽ giới thiệu trường Nông Lâm Súc.

Vậy là gã sẽ lên “khán đài” sau anh Tuyển. Đến lượt cô nàng lúng túng vì thái độ hách dịch quá đáng của mình.

Nàng dịu giọng:

- Xin lỗi anh vì sự hiểu lầm vừa rồi, xin anh ghi tên vào đây để tôi giới thiệu anh với thính giả.

Gã nhìn Hiền cười mỉm, hạ bút ghi tên Khải, cô nàng bẻn lẽn nói nhỏ:

- Anh ngồi đây chờ anh Tuyển nói xong về ĐH Khoa Học tôi sẽ giới thiệu anh.

Tuần lễ “Đây Đại Học” kết thúc tốt đẹp, sau khi dọn dẹp hội trường, ban tổ chức rủ nhau đi ăn phở do anh Khoa dược sĩ « bao sô », tàn tiệc anh Khải đề nghị chở Hiền về nhà.

Họ quen nhau từ đó, anh đưa tập luận án tốt nghiệp có tựa “Nghề Nuôi Lươn » cho Hiền đọc, giời ạ bản viết tay gần trăm trang, chữ viết của anh thẳng tắp như chữ in làm nàng mê mệt, tuy nhiên cái tựa làm Hiền không nín cười được.

Nàng hỏi anh :

- Nghề chi mà có cái tựa mắc cười thật.

- Học gì làm nghề đó có chi lạ mà cười.

Chỉ cái tựa nghe buồn cười theo suy nghĩ của nàng thôi chứ anh có hành nghề đó đâu, sau khi tốt nghiệp anh dạy Trung Học Kỹ Thuật trên Thủ Đức.

Tuy không mấy thiện cảm với ngành Nông Lâm Súc nhưng nàng lại mê tập luận án của anh, đúng hơn là nét chữ đẹp như in của chàng nên nàng tập tành mấy tháng trời mới viết chữ in gần giống chữ anh viết.

Lũ bạn thán phục ra mặt, Loan thắc mắc :

- Mi mê người hay mê chữ mà mới quen hắn có mấy tháng mi đổi hẳn chữ viết.

- Tao mê cả hai, mi hết thắc mắc chưa ?

Loan vớt vát :

- Đổi chữ viết đôi khi vận mệnh cũng đổi theo nữa đó.

Hiền không trả lời bạn nhưng nàng biết đời mình vừa neo vào bến của anh, do duyên số hay vì nét chữ thẳng đứng đẹp như in, lý do nào cũng không lý giải được tại sao họ thương nhau.

Một hôm anh đưa Hiền về nhà anh trong con hẻm gần ngã tư Hàng Xanh chơi, bố anh ra trông coi tiệm thuốc tây gần nhà, ông bỏ vốn thuê dược sĩ đứng tên, trong nhà chỉ có dì, kế mẫu của anh và các em con của dì.

Sau thủ tục chào hỏi Hiền theo anh lên phòng riêng của anh ở lầu 1, anh khép cửa lấy cây guitare đàn cho nàng nghe, bản nhạc chưa dứt, đám em con của dì đẩy cửa bước vào.

Ba đứa chừng bẩy tám tuổi, mặt mũi tèm lem trố mắt nhìn Hiền, anh nhỏ nhẹ bảo các em ra ngoài chơi, chúng nó ngoan ngoản rút lui và khép cửa lại.

Anh tâm sự:

- Hồi trước dì là gái quê giúp việc trong nhà, dì lớn hơn chị anh chục tuổi, tại dì mà mẹ anh sinh bệnh và qua đời, sau đó dì lên ngôi kế mẫu và sinh cho bố anh năm đứa con, chị anh buồn lắm đi tu sơ bên Thủ Thiêm.

Hèn chi dì có vẽ lượm thượm không tươm tất, để con cái nheo nhóc, cái nhìn soi mói của dì lúc Hiền bước vào nhà bây giờ nàng mới hiểu.

Tiếng anh cắt dòng suy nghĩ của nàng:

- Dì có ý mai mối cô em họ mới 17 tuổi ở Hố Nai cho anh, dì đưa con bé lên đây ở mấy tháng liền mà anh không để ý nên lúc nãy dì nhìn em không mấy thiện cảm.

Hiền trêu anh:

- Răng mà anh vô tình rứa, em gái trẻ măn mà anh dám chê bảo sao dì không bực.

Giọng anh buồn hiu :

- Tại dì mà mẹ anh mất, làm sao anh quên được mẹ anh vật vã trước lúc nhắm mắt...

Anh bỏ lững câu nói, mắt đâm chiêu, Hiền đến ngồi bên anh, nắm tay anh, anh choàng tay ôm lấy nàng, họ ngồi như thế bên nhau một lúc, thời gian như ngừng trôi.

Bỗng cửa phòng chợt mở, đám nhóc trở vào trố mắt nhìn Hiền lọt thỏm trong vòng tay anh và quay trở ra ngay.

Anh cười nói khẻ vào tai Hiền :

- Chúng nó xuống nhà mách dì anh đang ôm em đấy.

Hiền nhích người ra như bị điện giật, anh ôm lấy nàng trấn an :

- Dì mà nói lộn xộn không yên với anh đâu.

Hiền chế diễu :

- Người ta dâng gái tận miệng lại còn đỏng đảnh bảo sao dì không nổi dóa.

- Con bé đó quê một cục, chỉ chăn lợn có ăn học gì đâu yêu sao nổi mà bắt anh cưới.

Đó cũng là lần duy nhất anh đưa Hiền đến nhà anh vì anh tránh cho nàng phải đối diện với ánh mắt soi mói khó chịu của dì và nhìn đám nhóc mặt mũi lem nhem tùy tiện vào ra phòng anh canh me anh với nàng.

Suốt tuần anh ở trên Thủ Đức dạy học, cuối tuần về Sàigòn chở Hiền đi chơi loanh quanh khắp phố.

Một hôm đưa Hiền về trước cổng nhà, anh hỏi :


- Hôm trước anh dùng cơm nhà em, bố mẹ em có nói gì về anh không ?

Hiền lắc đầu :

- Không, các cụ chả nói gì cả.

- Thế các cụ không lo anh dụ dỗ em sao ?

Hiền trố mắt nhìn anh :

- Sao lại dụ em, em đâu phải con nít.

- Đúng là em đã trưởng thành, nhưng nhỏ hơn anh đến sáu tuổi, anh phải đợi đến lúc em học xong mới tính chuyện tương lai, mấy năm dài như rứa bố em không lo lắng à ?

Hiền liếc anh :

- Lo cái chi, bố dư biết con gái bố đâu phải bạ đâu yêu đó.

- Ối chà, không “bạ đâu » mà hôm trước “bắt nạt » tui, vài tuần sau leo lên xe Honda của tui ôm cứng tui, đi ăn kem, dạo phố Sàigòn với tui, trời ngó xuống mà coi.

Hiền thụi mấy cái vào lưng anh :

- Biết rồi mà còn chọc quê người ta.

Quen nhau vừa tròn hai năm, ngày 30 tháng 4 nghiệt ngã đã chia lìa đôi lứa, trước đó mấy tuần anh báo cho Hiền biết bố anh đang tìm cách rời VN, anh rất lo cho tương lai hai đứa.

Những ngày Sàigòn hấp hối bơm đạn nổ râm ran phi trường Tân Sơn Nhất và vùng lân cận, Hiền nôn nóng mong tin anh từng ngày mà anh vẫn bật tâm.

Nàng chạy Honda ra đường, hai vòng rào kẻm gai chắn trước cổng chính Bộ Tổng Tham Mưu gần trại Phi Long cho thấy tình hình rất nghiêm trọng, dân chúng đổ ra đường ngược xuôi như muốn tìm một lối thoát.

Hiền chạy về hướng Phú Nhuận định đi đến nhà anh, một loạt súng nổ phía sau từ hướng phi trường Tân Sơn Nhất khiến nàng hoảng sợ đành quay về nhà tâm can rối bời.

Mấy ngày sau Sàigòn rợp cờ Giải Phóng Miền Nam, xanh đỏ sao vàng chính giữa, Sàigòn đã bị đổi tên, vận nước, phận con dân VNCH bị bức tử, việt cộng đổi đời vào Miền Nam vơ vét bất cứ thứ gì họ có thể cướp được của dân thua cuộc.

Hiền chạy xe Honda đến nhà anh, căn phố lầu bị lũ bộ đội, cán cộng phá ổ khóa xâm chiếm, hàng xóm cho biết cả nhà anh khóa cửa ra đi tối ngày 27 tháng tư.

Tim Hiền đau nhói, nàng thẫn thờ nhìn lên lầu 1 nơi hai người từng ngồi bên nhau, vòng tay anh ngày nào ôm cứng lấy nàng, thời gian như ngừng trôi, khoảnh khắc thiên thu đó cả đời nàng không thể quên.

Hiền sống vật vã với hình ảnh anh thường xuất hiện trong giấc ngủ, sáng ra như người mất hồn, nàng nhớ anh quay quắt đến độ đạp xe đến nhà anh đứng đó như chờ anh ra mở cửa, cho tới lúc chủ nhà xuất hiện, gã bộ đội đội nón cối lù lù đi ra cửa, Hiền hoàn hồn, buồn bã đạp xe về nhà.

Nàng như người mộng du, có hôm đang đạp xe ngoài phố bỗng thoáng thấy ai như anh chạy Honda vụt qua, Hiền hộc tốc đuổi theo chiếc Honda xa dần, mất hút phía trước, nước mắt đầm đìa, nàng chợt nhớ ra, anh đã rời Sàigòn lâu rồi.

Thỉnh thoảng Hiền mở tập ghi chép bài vở thuở học ĐH Văn Khoa, nhìn hàng chữ như in nàng thẫn thờ, nhớ anh, nhớ ngày tháng cũ hai đứa bên nhau mơ chuyện xa xôi.

Thời hoa mộng đã qua, bây giờ mọi người sống vất vưởõng với gạo sổ, than ký, khoai độn, hồn vía còn đâu để thương nhớ ngày xưa tháng cũ, nhưng Hiền cứ thương, rồi nhớ, nỗi nhớ khôn nguôi.

Phải mất vài năm tương tư một thuở yêu thương vụng dại, êm đềm, trong trắng mà Hiền ngỡ nàng sẽ không thể yêu ai ngoài anh suốt cuộc đời này, nhưng định mệnh không chiều ý ai cả.

Một lần Tuyền cô bạn thân rủ Hiền đi ăn phở rồi dàn cảnh cho ông anh họ của cô ta giả vờ vô tình vào quán sau đó mươi  phút, Tuyền réo ông anh họ vào ngồi chung bàn.

Anh Định cựu sĩ quan quân lực VNCH chưa kịp yêu ai sau tháng 4 đen vác ba lô đi tù vì tội thua cuộc, anh vừa được thả về sau năm năm đi tù cải tạo.

Chuyện gặp gỡ anh Định bất ngờ trong quán phở do cô bạn sắp xếp tưởng đến đó là hết, vậy mà sau này Tuyền xúi Hiền ưng ông anh họ hiền lành của cô làm nàng suy tư.

Tội nghiệp anh Định suốt ngày đạp xích lô, cuối tuần gom được ít tiền còm cõi nhờ cô em họ rủ Hiền đi ăn hàng để dễ “tiếp cận mục tiêu », thoát ngục tù cải tạo anh không chờ đợi gì ngoài mái ấm gia đình.

Đám bạn ngày xưa lần lượt đi vượt biển, bỏ cuộc chơi theo chồng, có đứa bậm trợn lấy cán cộng may là chú rể chưa đáng tuổi bố chúng nó, con gái Miền Nam lỡ thì, lỡ vận thẩn thờ buồn cho thân phận dân thua cuộc.

Ban đầu Hiền tránh né, sau nàng tội nghiệp anh Định gom hết số tiền nhỏ nhoi với hy vọng sẽ chinh phục Hiền, mối tơ duyên anh thầm ước mơ và nàng thì có còn ai để mơ chuyện yêu đương.

Yêu anh Định, chắc chắn nàng chưa yêu nhưng ở vậy để chờ ai thì nàng không có câu trả lời thỏa đáng cho mình, chuyện gặp lại anh Khải là điều không tưởng dù nàng chưa quên anh.

Tuy không yêu nhưng Hiền không có lựa chọn nào ngoài anh Định, nàng gật đầu chấp nhận lời cầu hôn của anh, như muôn ngàn con gái thời VNCH đến tuổi lấy chồng phải “sang ngang » cho cha mẹ yên lòng, hạnh phúc hay không trời biết.

Giã từ kỷ niệm, một thuở yêu đương thời con gái, một thời đạp xe khắp phố tìm bóng dáng anh Khải ràn rụa nước mắt, văng vẳng giọng hát ai đó se thắt con tim. ““Chiều một mình qua phố âm thầm nhớ nhớ tên anh. Gió ơi gió ơi bay lên bụi đường làm cay lòng mắt”.

Xếp mối tình xưa vào đáy lòng Hiền bước vào cuộc sống mới với chồng, rồi các con ra đời, anh Định vươn cánh đại bàng ngược xuôi chợ trời, chợ đời lo toan cho vợ con làm Hiền cảm động, cảm kích anh và thật sự yêu anh.

Và rồi, tới lúc người sĩ quan cựu tù cộng sản nạp hồ sơ đi Mỹ theo diện H.O.

(Đọc tiếp ngày mai: Tháng Tư lại về trên đất Mỹø)

 Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
24/04/201913:53:23
Khách
Chào Từhuy, rất vui đọc lời khích lệ lúc nào cũng lịch lãm bạn dành cho các tác giả VVNM.
Cảm ơn Từhuy rất nhiều, chúc bạn luôn vui khỏe.
24/04/201911:33:11
Khách
Thưa chị, vừa rồi không biết nên đọc nửa sau của bài viết...
Giờ đọc nửa đầu thấy cả một trời hoa mộng yêu thương! Thật hay và lãng mạn.
22/04/201919:19:43
Khách
Chào chị Hằng, cảm ơn chị đọc bài và chia sẻ, tháng 4 bao giờ cũng là vết thương lòng của dân VNCH.
21/04/201915:33:21
Khách
Thãng 4, chia lìa và đau đớn là những cụm từ luôn đi với nhau.
Cô Hiền cũng trải qua tâm sự đó, nhưng may mắn đã có được tình yêu mới với một người cựu sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa, một người chồng thương yêu vợ và gia đình.
Mừng cho hạnh phúc cuối cùng đã đến với cô Hiền.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,254,386
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Thông báo thay đổi giao diện trang nhà mới của Thư Viện Hoa Sen
Tin tức các cơ sở hội đoàn thông báo cộng đồng
Nhạc sĩ Cung Tiến