Hôm nay,  

Tháng Tư Lại Về Trên Đất Mỹ

22/04/201900:00:00(Xem: 13344)
Người viết: Đoàn Thị
Bài số  5667-20-31473-vb2042219

Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài viết mới của Đoàn Thị cho tháng Tư năm nay là một chuyện tình. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
 
***

HO lên đường đi Mỹ, gia đình Hiền năm người làm lại từ đầu trên xứ người, nhờ một số bạn cũ trong quân ngũ giúp anh Định tìm được việc làm trong một hãng cơ khí, chuyên ngành hàn và tiện.

Hiền ôm sách đến trường học mấy năm rồi đi làm, với hai đầu lương họ tậu một căn nhà, các con đậu tú tài, vào đại học, tốt nghiệp lập gia đình ra riêng, bây giờ chỉ còn Hiền với anh Định vào ra với nhau.

Mấy thập niên qua một cái vèo, bây giờ Hiền chỉ yêu chồng vì sau mấy mươi năm chung sống anh Định vẫn một lòng yêu vợ con dù Hiền đã kể cho anh nghe mối tình đầu của nàng với anh Khải.  

Ngoài tình yêu, Hiền cảm phục đức tính cao thượng thật đàn ông của chồng, những lúc vợ chồng lớn tiếng hờn dỗi nhau, không cần biết lỗi tại ai bao giờ anh cũng là người làm hòa trước.

Mỗi năm họp mặt hội cựu quân nhân VNCH, bao giờ anh cũng là người điềm đạm giải hòa mấy vụ tranh cãi của các cụ về hiện tình VN đang bị tàu cộng thôn tính, hoặc thế sự nước Mỹ kẻ ủng hộ ông Trumph người theo Đảng Dân Chủ.

Chính trị là thú tiêu khiển của các cụ quân nhân VNCH, từ đó cũng sinh bao cảnh huynh đệ tương tàn, anh Định có chính kiến của anh nhưng không tham gia bàn luận chỉ làm trọng tài hòa giải.

Mỗi lúc các cụ phiền trách nhau, anh Định bực bội :

- Mấy cha tào lao bỏ bu, lúc trẻ sống chết vì nhau trên chiến trường, giờ đưa nhau ra pháp trường vì không cùng chính kiến “ai can you », cao máu, cao mở, cao huyết áp đủ chết rồi.

Bực tức nhau mà chết được cũng may, chỉ sợ mấy cha bị stroke bại liệt mới khốn, đang yên đang lành ôm bom chính trị làm gì cho tim gan bấn loạn, tan nát tình huyng đệ, làm ơn phiến phiến cuộc đời cho tuổi già an vui đi mấy cha ạ.

Nghe anh hù dọa các cụ hạ nhiệt, cụn ly làm hòa, tuy nhiên tình bạn giữa họ phai dần vì trong hàng ngũ chống cộng có người xao lòng lạc lối “thoát ly vào bưng biền” nghỉ chơi bạn cũ.

Họp mặt chiến hữu thưa dần vì có cụ đã ra đi vĩnh viễn, người trở về cố hương an hưởng tuổi già, anh Định chọn nơi đây là quê hương thật sự vì anh cũng như con cháu sẽ sống ở đây đến hết đời.

Sau này bạn bè kéo anh tham gia mấy hội đồng hương Miền Trung, Miền Nam… dự tiệc họp mặt mỗi năm, Hiền tháp tùng chồng kết bạn với một số chị từ các hội đoàn đó, sau tiệc ở nhà hàng là tiệc trong sân vườn nhà bạn mới, trước lạ sau quen.

Trong một bữa tiệc đồng hương, anh Quân bạn cùng đơn vị với anh Định trước 75, kéo anh qua bàn bên cạnh giới thiệu anh Định là trọng tài gạo cội vua dập tắt mấy xì căng đan “chính chị chính em “ giữa các cụ lính VNCH.

Có ông kẹ đùa:

- Thế hôm nào tôi đụng độ với bà xã nhờ anh làm trọng tài giải thích phải trái với bà ấy nhá.

Anh Định trợn mắt:

- Mới quen nhau mà anh đề nghị như rứa chúng mình dễ xa nhau quá, tha cho tôi đi ông anh.

Vợ ông kẹ lên tiếng:

- Anh Định nhận lời giúp anh Khải đi, anh ấy gàn lắm, anh tay mát hy vọng chữa cho ảnh dứt bệnh.

Anh Định lắc đầu:

- Xin anh chị tha mạng để tôi quay về với vợ hiền, nhà nào cũng có lúc ồn ào, tối đến các cụ sẽ làm lành với nhau thôi. Vợ chồng tôi đâu có ngoại lệ, cứ tắt đèn là làm lành liền tù tì, vì thế vợ tôi mới sản xuất ba trọng tài nối nghiệp tôi đấy.

Khách trong bàn cười thích thú, trở về bàn anh Định kể cho Hiền nghe vợ chồng kia gài độ anh làm trọng tài, anh thất kinh hồn vía chuồn lẹ.

Tưởng chuyện chấm dứt tại bàn tiệc, nào ngờ sau đó anh Quân gọi cho anh Định báo vợ chồng anh Khải muốn mời anh Định và Hiền đến nhà họ dùng cơm.

Điện thoại qua lại với nhau anh Định và anh Khải ấn định ngày lành tháng tốt hai bên ra mắt nhau dĩ nhiên phải có “ông mai” Quân và bà xã đến chung vui.

Một sáng tháng tư anh Định đậu xe trước căn nhà có giàng hoa giấy màu huyết dụ ôm lấy vòm cổng, nắng chưa ấm như nắng Sàigòn nhưng đủ ấm lòng kẻ xa nhà nhớ quê nhớ nước VNCH.

Anh Định ôm bó hoa và chai rượu, Hiền bê khây xôi lạp xưởng tôm khô, anh Quân mở cửa đón khách bên cạnh Ánh vợ chủ nhà, anh Định trao bó hoa cho chị rồi theo anh Quân ra sân sau hè. Hiền theo Ánh vào bếp đặt khay xôi lên bàn, chào Mai bà xã anh Quân nàng quen từ trước và vài chị bạn của chủ nhà.

Không khí nhộn hẳn lên khi Mai quảng cáo Ánh là cao thủ gia chánh, ba món ăn chơi, bốn món ăn thiệt, năm món tráng miệng chị rành sáu câu, suýt mở nhà hàng đấy, mấy chị biết không…

Ánh cắt lời Mai, la làng:

- Em van mợ đừng khơi lại vết thương lòng, tội nghiệp em lắm.

- Đùa tí thôi, may là Mai can Ánh kịp thời, nội tướng của ông Khải thật thà làm răng cạnh tranh lại quán ăn hiện nay họ lấy mối chả giò, nem nướng, bánh nậm …vốn liếng công cán rẽ rề.

Tuy mới quen Hiền cũng nhận thấy Ánh chân thật, dễ gần không khách sáo, mấy chị mới quen tự giới thiệu một chồng hai, ba hoặc bốn năm con, chúng nó đều trưởng thành vì mấy chị ai cũng trên 60 năm cuộc đời.

Hiền mang gỏi, nem chua, vài món khai vị bày ra bàn, bước qua salon khám điền thổ, phòng khách trang hoàn khá mỹ thuật, trên tường treo mấy bức hình gia đình phóng to, cạnh bên TV khung ảnh cô dâu chú rể khổ nhỏ ngả màu thời gian.

Cầm khung hình lên Hiền giật mình, tim muốn nhảy ra khỏi lồng ngực, anh Khải trong bộ veste bên cô dâu mấy mươi năm trước, người đã mất hút trong tâm tưởng nàng tháng tư năm xưa đây sao !

Từ tiệc đồng hương cho đến lúc vào nhà này Hiền chả thắc mắc về tên Khải tuy trùng tên với người yêu đầu đời, mối tình đó đã phai theo năm tháng, giờ thì tình xưa đã cũ, tình nghĩa vợ chồng nặng sâu không có gì có thể chen vào.

Ngồi vào ghế salon Hiền cầm khung ảnh mắt mờ dần, Sàigòn những ngày hai đứa tay trong tay, Sàigòn loạn ly họ lạc nhau tưởng cả đời này sẽ không còn gặp lại.

Tiếng Mai gọi mấy ông vào nhà, Hiền trả tấm hình về chỗ cũ thầm nghĩ giờ đã quá muộn rồi Khải ơi, vừa quay lưng nàng chạm ngay ánh mắt chủ nhà, anh Khải đứng đó như trời trồng.

Thời gian như ngừng trôi, bốn mắt nhìn nhau, anh Khải nói khẽ:

- Hiền, anh không ngờ em là bà xã anh Định, chắc chắn chúng mình phải gặp nhau một lần để anh xin lỗi em.

Hiền gật đầu quay vào bếp, bàn ăn nhộn lên khi mấy ông say men bàn loạn tình hình VN, nào là “Mỹ đi rồi Mỹ lại về” xứ Việt hy vọng quét sạch quân cộng nô và bọn tàu rợ, có ông lắc đầu không tin cá cược, CSVN sẽ “hai mang” chơi với Mỹ nhưng không bỏ Tàu vì cái cùm 99 năm.  

Để gập lửa “đấu tranh” của các cụ, anh Khải vỗ vai anh Định, tuyên bố:

- Hôm nay tôi đã chính thức mời trọng tài cho đội banh nhà mình đấy, các ông liệu hồn thách thức nhau cho lắm, đuối lý “chơi xấu” nhau bị thổi còi dính thẻ đỏ là biết đời liền.

- Tôi nhận lời mời của anh Khải mà chỉ thổi còi mấy ông chứ không đủi ra sân vì sợ mất mối nhậu. Nếu ai yêu cầu phân xử  xung đột gia đình, tôi sẽ thẳng tay dơ thẻ đỏ để mấy bà đá penalty phạt mấy ông, ở xứ Mỹ “Lady first” mấy ông thông cảm, chúng mình một lứa “bị chèn ép mà”.

Anh Quân khiếu nại:

- Cha chơi xỏ anh em thiệt, để mấy bà phạt là chết chắc, tuổi già sức yếu cha tha cho anh em nhờ.

Có ông ưng ý khen:

- Anh Định có sáng kiến hay, bái phục đại ca vụ penalty mới lạ, hấp dẫn đây.

Anh Quân xua tay :

- Thôi đi cha nội, ý kiến ý cò cho lắm vào, tối bả đá 2 trái phạt đền cho cha biết đời.

Vài người đồng thanh:

- Anh Quân nói đúng, tặng anh một ly rượu, dô dô anh em ơi.

Buổi tiệc rôm rả chuyện tiếu lâm, ăn chơi, ăn thiệt, ăn tráng miệng, rượu trà đầy bụng, khách ra về hả hê tay cầm theo gói “to go” mang về trước no lòng sau vui tình bằng hữu.

Anh Định lần đầu gia nhập nhóm bạn của anh Khải đã có một số “fan” hẹn hò gặp lại lần sau, người nhiệt tình nhất là anh Khải.

Tối hôm đó anh Định mở lời:

- Lúc nói chuyện ngoài vườn anh và anh Khải tự giới thiệu, khi nghe anh ấy bảo tốt nghiệp Nông Lâm Súc là anh nghi rồi, hỏi thêm thì đúng phóc, nhà anh ở gần ngã tư Hàng Xanh, bố anh có tiệm thuốc Tây, họ theo tàu Hải Quân ra đi trước 30 tháng 4, không kịp báo cho cô người yêu, đến bây giờ anh ấy còn ân hận.

Hiền ngồi tựa vào chồng:

- Khi cầm tấm hình cưới của vợ chồng anh Khải ngoài salon, em bàng hoàng không ngờ có ngày gặp lại anh ấy, em cảm động lắm, em xin lỗi anh. Mối tình xưa chỉ là kỷ niệm đẹp, em đã thuộc về anh từ lâu rồi, anh hiểu em chứ.

Định ôm vợ:

- Em không phải xin lỗi “Đời con gái cũng cần dĩ vãng” mà, anh là người đến sau nhưng lại về trước em không thấy sao?

Rồi anh chọc quê vợ:

- Tiếc thật, anh không có nổi một mãnh tình vắt vai để cũng có dĩ vãng như ai kia mà nhớ thương và kể lể, anh thua em cái khoảng này đấy.

Hiền cười dụi đầu vào ngực chồng, nằm gọn trong vòng tay anh Định, đêm không trăng sao chỉ ánh đèn ngủ mờ mờ hắt lên tường bóng hai người thanh thản bên nhau, tâm hồn trắng trong dành cho nhau.

Tháng Tư hằng năm từng khuấy động tâm hồn Hiền, đôi lúc trong giấc mơ nàng thấy anh Khải đứng trước nhà, khi chạy ra cửa anh biến mất, nàng choàng tỉnh thổn thức hoảng loạn, ngày đó xa rồi.

Tháng Tu lại về trên đất Mỹ để một lần trong đời Hiền gặp lại người xưa, mối tình đầu vụt biến năm 75 từng làm nàng đảo điên thương nhớ, bây giờ có thể khép lại như một kỷ niệm êm đềm.

Chuyện tình lỡ sẽ mãi mãi là dĩ vãng vì không ai lội ngược thời gian, anh Định đã nắm tay Hiền đi dưới nắng dưới mưa, nàng không thể buông bàn tay đã ôm trọn đời nàng bao nhiêu năm nay để rồi nàng sẽ cùng anh đi hết một vòng tử sinh.  

April 2019
Đoàn Thị

Ý kiến bạn đọc
24/04/201900:18:28
Khách
Tôi sinh trưởng ở Mỹ, quốc tịch Mỹ nên tôi rất quan tâm về chính trị ở Mỹ: bầu cử TT, Quốc Hội, các quận hạt, thành phố . . . Một TT/Quốc Hội Cộng Hòa có thể thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại, gần đây nhất là chính sách nhập cư. Nhiều bạn bè của tôi đang xin cho cha mẹ sang đây theo chương trình Đoàn Tụ Gia Đình mà TT Trump gọi là Chain Immigration. Họ rất lo lắng không biết đơn xin có được chấp thuận không. Nhiều người may mắn hơn, cha mẹ đã định cư tại đây rồi, bây giờ mở miệng nói nước Mỹ đông quá, không thể cưu mang thêm người nhập cư.


Sở dĩ hai phe cuồng Trump và chống Trump choảng nhau dữ dội một phần vì không đủ thông tin, nghe những lời tuyên truyền nhảm nhí hoặc các tin thất thiệt. Nhiều gia đình Mỹ đã tránh không gặp nhau trong ngày lễ Tạ Ơn/Giáng Sinh vì ông bố, bà mẹ theo Trump còn các con về phe Dân Chủ. Gia dinh My con the, huong chi Vietnam.
23/04/201921:44:08
Khách
Những câu chuyện tình thời đất nước bị thay đổi màu cờ được thuật lại bởi lời văn truyền cảm của tác giả.
23/04/201921:38:48
Khách
"...anh cũng là người điềm đạm giải hòa mấy vụ tranh cãi của các cụ về ... thế sự nước Mỹ kẻ ủng hộ ông Trumph người theo Đảng Dân Chủ "- Trích .

Cách đây không lâu, trên một trang mạng nọ, hai bên bênh Trump, ghét Trump - nhưng cùng của phe ta - cũng choảng nhau kịch liệt hết tuần này qua tuần khác. Tôi yêu cầu họ hạ cái màn này đi thôi, khôn ngoan đá đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau, mà xét ra thì chỉ có đám Cộng sản là hưởng lợi vì chúng không còn phải đọc, phải nghe những lời chỉ trích của phe ta nhắm vào chúng nữa. Chưa hết, chúng còn nhào vô đánh hôi, khiến cho hai phe chống Trump, bênh Trump khoái chí hểnh mũi, tưởng bở là quan điểm của mình là đúng, là logic. Tôi viết thêm rằng " quý vị nên trau giồi tiếng Anh, tiếng Mỹ cho thật nhuần nhuyễn, rồi lên trên các trang mạng, báo chí Mỹ mà tranh luận nhau sát rạt thì những quan điếm , ý kiến của quý vị mới có thể ảnh hưởng đến những quyết định, chính sách và bẩu cử của nước Mỹ. Chớ còn con số cử tri Việt ở Mỹ thì có là bao và người Mỹ thì có ai mà biết đến trang mạng này ! Thực tế cho thấy rằng trong cuộc bầu cử tháng mười một vừa qua, đảng Dân Chủ chỉ cần chiếm thêm được 23 ghế là dành lại ngôi vị phe đa số , thế nhưng họ đã chiếm được đến 40 ghế. Giới trẻ Việt thắng lớn lọt vào dược quốc hội liên bang và tiểu bang 8 người – 6 trong số 8 vị dân cử này thuộc đảng Dân Chủ và hai thuộc đảng Cộng Hòa. v...v....
v…v…
23/04/201920:05:40
Khách
Chào bạn KD Dang,
Hai bên đã gặp nhau giải bày tâm sự nhưng vì tôn trọng đời tư của họ nên tôi không nêu ra trong truyện.
Cảm ơn bạn đã đọc bài và nêu thắc mắc.
23/04/201916:54:19
Khách
Phải chi tác giả thêm chi tiết tại sao anh Khải không tìm cách liên lạc với Hiền sau khi 30/4 bởi vì mối tình của họ quá tuyệt vời thì người đọc đỡ... ấm ức vì sao vì sao...
23/04/201915:36:42
Khách
Cảm ơn anh Lê Như Đức đã chia sẻ.
Chúc anh và gia đình luôn vui khỏe.
22/04/201918:40:49
Khách
Tôi thường dạy con tôi là không bao giờ kể chuyện người tình xưa cho hôn phối của mình. Lúc nào cũng anh (hay em) là người tình đầu tiên và muôn đời.
Tôi cũng khuyên các con tôi không nên dính vào chuyện vợ chồng người khác quá nhiều, gần anh em, họ hàng hơn là bạn bè như bố tôi thường bảo tôi năm xưa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,793,256
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2000, đã nhận các giải thưởng chính từ năm đầu tiên, hiện là một thành viên ban tuyển chọn chung kết.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ hai của bà.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông cũng là tác giả Viết Về Về Nước Mỹ đầu tiên có bài đạt số lượng trên một triệu người đọc và đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016.
Lễ Phục Sinh 2017 là ngày Thứ Năm, 24-11 chính thức là ngày 16 Tháng Tư, nhưng Mùa Mục Sinh đang bắt đầu. Mời đọc bài của tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2010:
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O.
Định cư tại Mỹ từ 1994 diện tị nạn chính trị theo chồng, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville,
Nhạc sĩ Cung Tiến