Hôm nay,  

Cái "zipper bag" và Điềm Hên Đầu Năm

08/02/201900:50:00(Xem: 9807)
Tác giả: Y Châu

Bài số 5611-20-31417-vb6020819

 

Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tuy ngắn nhưng tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người,  và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài ông viết đầu năm mới Kỷ Hợi.

 

***

 

Vừng đông từ từ vươn lên ngọn cỏ, cành cây... trên những hạt sương đêm còn đọng lại, qua sự khúc xạ của ánh sáng thành bảy màu lóng lánh. Vang vang tiếng chim líu lo cành đón bình minh.

Khi ánh nắng trải dài khắp mọi nơi, những cái bóng ngả nghiêng theo bước chân của người ta chạy bộ ở bãi biển, ở công viên, ở những con đường quanh co trong khu dân cư, khởi đầu một ngày mới.

Mặt trời lên cao, tia nắng chói chang, tạo ra sự trao đổi diệp lục tố, làm cho không không khí trở nên trong lành. Khi nắng xế, chiều tà kết thúc một ngày, đêm đen yên tịnh nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục... 365 ngày khác nhau, Xuân Hạ Thu Đông.

Mười năm trước, khi đi dự lễ khai giảng của đứa con ở S.U, Louisville, KY, một tiểu bang vùng Trung Tây, đất rộng người thưa. Sáng sớm, tôi mang giày ra ngoài dể hâm nóng cơ thể, cũng như chiêm ngưỡng buổi bình minh trên vùng đồi núi chập chùng; con đường nhỏ dốc, ngoằn ngoèo dẫn tôi lên một cái đồi nhỏ...

Bỗng nhiên có tiếng động trên đỉnh đồi, ô kìa! Một cặp nai rừng đang lấp ló. Tôi loay hoay tìm cách ghi hình lại giây phút quí giá nầy, vô tình bước vào lớp cỏ bên vệ đường.

Ối chao! Cái gì nhão nhẹt dính vào đế giày, thì ra đó là cái "bẫy", của chú củn để lại. Nghe tiếng động mấy chú nai chạy mất.

Trở lại nhà, tôi thuật lại chuyên lên đồi cho đứa con; nó nói là đã quên cho tôi biết là tiểu bang nầy đất rộng người thưa, nên nhà nào cũng nuôi thú làm bạn. Ngọn đồi nhỏ đó là nơi dành riêng cho mấy chú củn, cuối tuần người ta dẫn chúng đến dạo chơi.

Còn nai rừng cũng thường hay xuất hiện, có lần đàn nai băng qua đường, bị xe đụng nữa.

Theo thống kê, thì ở Mỹ, chi phí nuôi một con chó trung bình là ba ngàn MK, doanh số dành cho thú nuôi là hơn 72 tỷ MK mỗi năm.

"Chuyện lên đồi", nhiều người nói gặp hên, tôi không tin, nhưng khi xa nơi đô thị ồn ào náo nhiệt như: Miami, Los Angeles, New York... ở nơi yên tịnh, sau 4 năm đèn sách đứa con tốt nghiệp, dễ dàng tìm việc làm. Đứa con vừa thông báo môt tin vui, sẽ có  một đứa con gái đầu lòng, tuổi Kỷ Hợi.

Món quà mà thiên nhiên trao tặng là vô giá, chúng ta phải trân trọng giữ gìn, thưởng thức bằng trái lại trước tiên là thiệt hại đến bản thân, đến những người chung quanh.

Theo các chuyên gia, một ngày có 24 giờ được chia ra như sau: 8 giờ dành cho giấc ngủ, 8 giờ dành cho việc làm, 8 giờ dành cho sinh hoạt nghỉ ngơi. Khi chúng ta ngủ thêm một giờ làm chúng ta thêm sáng suốt, nếu làm thêm nhiều giờ thì tuổi thọ sẽ bị rút ngắn, còn nghỉ ngơi giải trí quá nhiều thì sẽ... bị lệ thuộc vào người khác!

Mọi người khi sinh ra trên trái đất nầy tương đối hoàn chỉnh, qua trường học trường đời để chọn cho mình một nhân sinh quan. Nhưng con người không phải là Thánh nhân, có nhiều ham muốn dục vọng, thích ngọt ngào, không ưa "cay chua, mặn đắng", thích kết quả tức thì hơn chờ đợi dài lâu, vì đâu ai biết được tương lai.

Chọn nhẹ nhàng hơn là gánh nặng trên vai... Làm tôi nhớ lại chuyện ngày xưa lúc ở VĐ, Chi Lăng Bảy Núi, chúng tôi lúc đó sức tàn lực kiệt; nhưng vài sư huynh như Huyện V., Dương kế Ngiệp, Trần văn Nghề, Ắc Thành Đôn... không biết do đâu họ còn sức lực gánh vác dùm cho chúng tôi những việc đào kinh, vét mương mà không càm ràm lắm lời cay đắng, còn nói là:

"Mấy đứa, nhỏ nhắn như thư sinh, để anh làm cho"!

Trong thời gian nầy mỗi khi xuân về, mấy huynh trong toán trồng trọt chăn nuôi, nhà bếp thêm vào phần ăn của chúng tôi một miếng thịt. Miếng thịt mỡ chừng bằng hai ngón tay, sao quá ngon làm trơn tru cái thân xác, bị khô héo lâu ngày.


Gần đây tôi có liên lạc được với huynh Trần văn Nghề, hiện định cư ở Boston, được biết huynh dù đã quá tuổi về hưu, nhưng vẫn còn thích đi làm. Có lần sư tỷ kể: huynh mắc chứng bệnh "ghiền" làm, khi ở không anh như người bệnh, vào than ra thở. Chị cũng kể, anh rất sợ tiếng khóc của trẻ con, đàn con cháu một tay chị chăm sóc.

Còn huynh Dương Kế Nghiệp, ở San José, từ khi qua Mỹ thì vô hãng xưởng làm. Gần đây nhớ ruộng vườn qua Tampa, Florida lập vườn trồng cây ăn trái. Tôi thông báo tin vui cho bằng hữu gần xa, rằng huynh có số nhuận điền, qua tay anh cây trái đều mượt mà, tươi tốt.  Nhưng anh vừa cho biết  năm nay thời tiết thất thường, Tampa cũng bị ảnh hưởng giá lạnh, mãng cầu, nhãn, ổi... vừa ra hoa, trổ nụ rụng hết rồi! Năm Kỷ Hợi lại lỡ hẹn.

Hương xuân lan tỏa  khắp mọi nơi, làm háo hức lòng người, theo thói quen tôi mang giày ra ngoài, hồi tưởng những mùa xuân đến, xuân đi, xuân trở lai, nhưng chắc chắn là không có mùa xuân nào hơn mùa xuân quê hương, còn đọng trong lòng mỗi người tha hương.

Bỗng nhiên, chân tôi đạp lên vật gì, nhìn kỹ lại thì đó là cái "zipper bag", mà người ta thường có trong bếp để đựng đồ ăn, bên trong có 1$ và 21 cents, có dính máu, thì ra còn có một miếng thịt heo tươi, mỏng chừng 3 ngón tay. Tôi lấy số tiền, định đem đến trạm xe "bus" gần đó cho người "homeless", nhưng không thấy họ.

Tôi đem số tiền để trước thềm nhà, nhà tôi hỏi số tiền nầy ở đâu mà có vậy? Rồi không dám đụng tới vì sợ!

Tôi nhờ các trưởng lão giải đoán  dùm:

Một người ở NY, tiền dính máu nguy hiểm vô cùng, biết đâu có vi khuẩn, hay chất độc xin đừng rớ tới.

Một người ở Atlanta, hỏi lại tôi là ở gần nơi đó có cầu kiều sông nước gì không? Tôi nói, có cây cầu, người ta cũng hay đến đó câu cá.

Được giải thích như sau: Người chủ cái "zipper bag", lấy miếng thịt từ nhà, bỏ vào cái "zipper bag" làm mồi câu cá, tiện thể ghé đâu đó mua gói thuốc lá, tiền lẻ là tiền tiệm bán thuốc lá thối lại, rồi bỏ vào trong "zipper bag" luôn. Khi đến nơi, đâu xe gần   chỗ thả câu, vì mang nhiều dụng cụ đi câu, ông ta sơ ý làm rớt cái zipper bag đựng miếng thịt làm mồi câu.

Theo một ông bạn giỏi  Phong Thuỷ ở Boston, thì chủ nhân của cái "zipper bag" đó là người Á Đông, họ bỏ nhiều cái như vậy. Miếng thịt heo chỉ là năm Kỷ Hợi, "1.21" là con số "cơ", con số lẻ, con số sinh; số 21 chia chẵn cho 3, cho 7. Tựu trung lại đó là sự hài hoà bền vững trong năm mới.

Xin cám ơn quí trưởng lão, đã hao tốn thời giờ để giải đoán dùm, mỗi người giải thích một cách khác nhau, nhưng tất cả đều có tình có lý.

Theo thiển ý, cái "zipper bag" trong suốt chứa thịt heo, tiền giấy, tiền cent, của ai đó dù cố ý hay vô tình đánh rơi buổi đầu xuân Kỷ Hợi, tự nó vẫn cho thấy dăm ba điều nho nhỏ sau đây:

- Cái “zipper bag” và thứ vật dụng thường có sẵn trong bếp  mọi gia đình ở Mỹ vào thời điểm này. Vài mươi năm trước  hình như chưa có nó. Vài mươi năm sau có thể không còn nó.

- Trong cái tủ lạnh nhà bếp gia đình tại Mỹ, thịt heo là thứ thường có sẵn. Cắt một miếng  làm mồi câu là chuyện dễ dàng. Mang thịt heo đi câu cá cho thấy việc đi câu không phải vì thiếu ăn.  Trên cái túi mồi câu, còn có tí tiền chẵn, tiền lẻ dấu hiệu sự tiêu dùng thoải mái.

- Ngay ngày đầu năm được hưởng thú đi câu, đúng là thứ hạnh phúc thanh nhàn chỉ có thể có ở một nơi an bình, no đủ.

- Sau cùng, cái zipper bag đầu năm Kỷ Hợi này nhắc tôi  rằng chính mình và những người thân yêu đang có may mắn được sống tại nước Mỹ. Như vậy, với tôi, nó là một vật hên, điềm hên. Xin được chia xẻ cùng quí vị điều may mắn này.

Ước mong trong năm Kỷ Hợi, người người  khắp nơi trên thế giới nhiều thiên tai, nhân tai này đều có cái ăn và có tiền chẵn, tiền lẻ để tiêu xài thoải mái.

 

Y Châu

 

 

Ý kiến bạn đọc
11/02/201919:12:40
Khách
Chào huynh,
VĐ là Vườn Đào, thuộc quân Cai Lậy, nếu đi từ hướng Sài Gòn xuống miền Tây theo QL4 (nay là QL1), quẹo phải; nếu đi từ miền Tây lên Sài Gon thì quẹo trái. Xe chạy hơn mười cây số, Vườn Đào nằm bên trái, song song với con đường xe chạy là con kinh 12.
Chi Lăng Bảy Núi, một nơi khác là trung tâm HL Chi Lăng, thuộc xã Tú Tề, quận Tri Tôn, vùng Thất Sơn Bảy Núi.
Cám ơn huynh đã đọc hết bài viết.
Mến YC.
11/02/201914:50:09
Khách
Chao tac gia
Chu viet tat VD la2 gi2?
Tham anh than tam thuong an lac.
08/02/201915:49:23
Khách
Di đoan vo' vẫn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,249,832
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới, tựa đề được đặt lại theo nội dung.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh tại chỗ do chính ông chụp. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây là bài mới ghi chép sơ lược ngày 30 tháng Tư năm xưa.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ. Bài mới của ông, tuy không phải chuyện nước Mỹ nhưng là chuyện trong lòng người Việt tị nạn cộng sản tại Mỹ thường nghĩ tới, được viết về việc Saigon bị đổi tên với lời ghi trân trọng: Để kỷ niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng Tư trên đất Mỹ.
Tác giả hiện là cư dân Tampa, Florida, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông sinh năm 1952, dân Sài Gòn, cựu sinh viên Văn Khoa, cựu Sĩ quan Quân đội Miền Nam, một trung đội trưởng tác chiến. Hồi cuối cuộc chiến, chàng là một thương binh và buổi sáng ngày 1 tháng Năm 1975, bị đuổi ra khỏi quân y viện... Bài viết mới của ông mở đầu bằng câu “Đôi khi tôi nghĩ, viết về một nơi chốn khác, cũng là một cách Viết Về Nước Mỹ.” Cách viết đối chiếu chi tiết tinh tế của tác giả cho thấy không chỉ đúng như ông nghĩ mà còn làm hiện rõ cả tính cách người (hơi hơi) Mỹ gốc Việt.
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Maui là hòn đảo du lịch nổi tiếng của Hawaii. Du ký vui được cùng viết bởi “Ba Bà Ca Li”, ba tác giả thân quen với bạn đọc Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả là một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, sinh trưởng ở Bếntre, sang Mỹ năm 1973, đã về hưu từ lâu và đang định cư ở Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, được chấm giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông viết về bà Mẹ hơn 100 tuổi và tâm trạng tế nhị, phức tạp của người con khi cầu nguyện cho Mẹ thân yêu.
Tác giả dự Viết về nước Mỹ từ năm 2000, Tám năm sau, ông nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2019. Tác phẩm đã xuất bản: “Lá Số Vượt Biên”. Bài viết mới của ông là những hồi ức về Huế.
Nhạc sĩ Cung Tiến