Hôm nay,  

Nước Mắt Nữ Sinh Xứ Thiên Đàng

20/01/201500:00:00(Xem: 16378)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 4441-14-29841vb202015

Trần Du Sinh đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Ông là một kỹ sư hàng hải, 37 tuổi, lớn lên khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa. "Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, hiện đang làm việc tại Á Châu. Sau đây là bài viết mới nhất

* * *

Tự cổ chí kim, nước mắt luôn là vũ khí tối thượng của người phụ nữ. Và với nữ sinh, nó là vũ khí hủy diệt đấng mày râu choi choi, đặc biệt là mấy "anh hùng rơm" dưới mái trường phổ thông. Còn đối với tôi, nước mắt của hai cô nữ sinh mà tôi sắp kể ra đây còn mạnh mẽ hơn là vũ khí, vì nó ám ảnh tôi cho tới hơn hai mươi năm sau.

Bắt đầu với giọt nước mắt nữ sinh đầu tiên thời trung học. Năm 1991, tôi ra Đà Nẵng trọ học để làm học sinh của một ngôi trường mà sau này rất được ông Nguyễn Bá Thanh ưu ái: trường phổ thông trung học chuyên Lê Qúi Đôn. Ông Bá Thanh còn có chiến lược nhân sự tương lai cho Đà Nẵng với chương trình học bổng đại học trong và ngoài nước cho học sinh giỏi với điều kiện quay về làm việc cho Đà Nẵng 7 năm. Tính ta ông tính toán rất thâm sâu, vì mấy trí thức trẻ này dù cam kết làm việc trả nợ cho thành phố Đà Nẵng 7 năm, nhưng mấy ai dứt áo ra đi sau ngần ấy năm làm công chức, khi sức ì và quyền lợi đều tăng do lỗi hệ thống.

Không biết sau này thế nào, chứ thời đó, trường chúng tôi là một trong ba trường phổ thông trung học hàng đầu của cả nước, sánh vai với ngôi trường số một của Hà Nội có tên nửa ta nửa Tây là Hà Nội- Amsterdam và trường hàng đầu của Sài Gòn là Lê Hồng Phong, đổi tên từ Pétrus Ký. Trường tôi cũng đổi tên từ trường phổ thông Năng Khiếu, và trước đó thì mang tên Phan Thanh Giản. Đôi khi tôi tự nghĩ, cái tên đâu có tội mà phải bị đổi thay như vậy. Chất lượng đào tạo và chất lượng học sinh mới là quan trọng, chứ không phải nhờ trường mang tên nhân vật nào to lớn mà nói lên được chất lượng giáo dục của nó.

Đáng buồn là cái tên Pétrus Ký nổi tiếng trong lịch sử giáo dục miền Nam lại bị đổi tên qua cái tên của một người cộng sản chết yểu, mà Lê Hồng Phong lại chẳng phải là học giả hay danh nhân để còn dính dáng gì tới giáo dục, và cũng không thể xứng tầm với học giả Trương Vĩnh Ký mà thay thế được. May là dân Đà Nẵng đặt tên cho trường trung học hàng đầu của mình bằng cái tên của một nhà bác học, chứ lỡ mà thay bằng tên của tên khủng bố đặt mìn phá cầu Nguyễn Văn Trỗi thì hóa ra lại giáo dục tuổi trẻ làm khủng bố thì phiền.

Lớp tôi có cô bạn học rất giỏi, hạnh kiểm tốt, lí lịch gia đình tuyệt vời. Cô được nhiều người tin tưởng sẽ một là một hạt giống tốt cho tương lai chế độ. Ba cô là thương binh, mẹ cũng tham gia kháng chiến từ miền Bắc vào "giải phóng" Đà Nẵng rồi ở lại. Hai người là cán bộ liêm khiết nghỉ hưu theo chế độ, vẫn ở trong khu tập thể nghèo. Cô còn tự hào là ba cô từng có chân trong ban kiểm kê tài sản đánh tư sản, nhưng không tham ô hay dấu làm của riêng, nên mới nghèo trong sạch như thế.

Cô bạn tôi rất ngoan hiền, không đẹp nhưng dễ thương, và quan trọng là rất yểu điệu thục nữ, dễ hờn dễ giận nhưng vô tư như nai vàng. Có lẽ mắt nàng hơi to và đen nhánh, và có lẽ đây là nét đẹp nhất của nàng. Nàng cũng là đối tượng trêu ghẹo của vài thằng bạn quái ác hay khen đểu, nhưng nói thiệt, nàng điệu đàng đến mức đôi khi thành đẹp lạ, chưa kể cái giọng Bắc lai Đà Nẵng đôi khi nghe ngồ ngộ.

Một ngày nọ tôi thấy nàng long lanh mắt lệ ngồi trầm tư trong giờ nghỉ giải lao. Tôi tưởng mấy thằng bạn lại trêu ghẹo nàng thục nữ nên làm "anh hùng cứu mỹ nhân" tới an ủi hỏi thăm. Những tưởng là sẽ an ủi được nàng, ngờ đây nàng lại đưa tôi tới một phạm trù xa xôi mà thằng học sinh mới mười lăm tuổi như tôi không bao giờ để ý tới. Nàng nói:

- Cái thằng Gót-ba-chốp (Gorbachev) chết tiệt. Hắn làm sụp đổ một Liên Bang Xô Viết vĩ đại. Thấy tôi ngẩn tò te, cô nói tiếp:

- Hôm nay Liên Xô bị sụp đổ vì tên phản cách mạng Gót-ba-chốp. Nói tới đây cô lại nức nở.

Tôi len lén bỏ đi chỗ khác vì quá đỗi ngạc nhiên, và nghĩ đó là chuyện quá xa xôi sao lại đem vào mình chi cho mệt. Thú thật thời đó tôi không bao giờ đọc báo "Nhân Dân" hay coi chương trình thời sự nên đâu có nắm tình hình trong nước, huống hồ chi chuyện ruồi bu tận Liên Xô xa xôi mà chúng tôi chỉ biết qua nhân vật Pavel trong "Thép Đã Tôi Thế Đấy". Mà hình như Pavel là nhân vật người Ukraine đi theo cách mạng, đấu tranh giai cấp rất hồ hởi phấn khởi. Pavel cũng từng là hình tượng gương mẫu cho thanh niên miền Bắc của một thời mê muội. Nhưng giờ đây quê hương Ukraine của Pavel lại "phản bội" anh vì đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản. Thành ra chuyện hồi xưa tôi không đọc "Thép đã tôi thế đấy", ngoại trừ trích đoạn trong sách giáo khoa mà học sinh không có chọn lựa, hoá ra lại là điều may, nếu không tôi lại khóc thương cho nhân vật này bị chính đồng hương và thế hệ sau của đất nước Ukraine phản bội lý tưởng. Nhưng có lẽ cô nàng yếu đuối kia rồi sẽ khóc, vì có lẽ cha mẹ cô ở nhà cũng khóc, không biết là vì thương xót cho thời mê muội hay vẫn còn trung trinh với cái lý tưởng bị nhồi đó. Nước mắt của một nữ sinh xuất thân từ gia đình đỏ cũng có nhiều uẩn khúc.

Mười năm sau, tôi lại gặp những giọt nước mắt từ một nữ sinh khác. Cô đến từ Latvia, một quốc gia nhỏ thuộc Liên Xô cũ, đang du học trong lớp Cao Học Quản Trị của tôi ở Tây Âu.

Số là hôm đó chúng tôi học môn Hội Nhập Châu Âu (European Integration). Lớp học quốc tế này có khá nhiều sinh viên đến từ vùng biển Ban-tích (Baltic Sea), cụ thể là ba nước Latvia, Estonia và Lithuania. Đây cũng là ba nước đầu tiên tách khỏi liên bang Xô Viết, mở màng cho sự sụp đổ của khối cộng sản này năm 1991. Sau khi tách ra khỏi Nga Sô, ba nước này hội nhập rất nhanh vào Tây Âu và được các nước Bắc Âu, đặc biệt là Thụy Điển tài trợ rất nhiều, một phần vì khoảng cách địa lý, vì thủ đô Riga của Latvia và Stockholm của Thuỵ Điển nằm ở hai bên bờ biển Ban-tích, và cũng vì ba nước này dứt khoát với cộng sản sớm nhất. Hôm đó cô bạn người Latvia thuyết trình về kinh tế Latvia, đến đoạn những khó khăn đến từ sự dính líu với Liên Bang Xô Viết, cô làm không gian như đặc quánh lại khi cô nhắc tới cái tên Stalin, người gắn liền với thảm sát trí thức, tiểu tư sản và tư bản Latvia thông qua chương trình đánh tư sản, đấu tranh giai cấp, và cải tạo lao động ở miền Siberia lạnh giá để họ chết lạnh trong đói khát. Đồng thời Stalin đưa bần cố nông về thành thị tiếp quản và lập nên chính quyền bù nhìn thân Xô Viết. Đến đây mắt cô long lên với vẻ phẫn nộ như đang đứng trước toà án tội ác chiến tranh ở La Hague mà tố cáo sự dã man diệt chủng của cộng sản Nga. Trong cái long lanh đó giọt lệ kia lại không chịu rơi, rồi kẹt lại trong tâm trí tôi đến tận bây giờ. Chiều hôm đó, tôi vào trang Yahoo để tìm lại bài thơ "Đời đời nhớ ông" mà dân Việt sau này cứ gọi là bài "Khóc Stalin", vì đây là đỉnh cao bưng bê của tổ sư văn nô Tố Hữu. Thơ có đoạn nói rằng:

"Stalin! Stalin!
Yêu biết mấy, nghe con tập nói
Tiếng đầu lòng con gọi Stalin!
Hôm qua loa gọi ngoài đồng
Tiếng loa xé ruột xé lòng biết bao
Làng trên xóm dưới xôn xao
Làm sao, Ông đã... làm sao, mất rồi!
Ông Stalin ơi, Ông Stalin ơi!
Hỡi ơi, Ông mất! đất trời có không?
Thương cha, thương mẹ, thương chồng
Thương mình thương một, thương Ông thương mười."

Đọc xong bài thơ, tôi ước gì ông Tố Hữu có thể nhìn được ánh mắt cùng giọt lệ không chịu rơi của cô nữ sinh người Latvia kia khi nhắc tới tội phạm chiến tranh Stalin để coi ông có rơi nước mắt được không khi làm thơ khóc tên đồ tể này. Nhưng rồi tôi chợt nghĩ, có thể ông Tố Hữu lúc đó đang đi đại tiện, và đang cầm tờ báo "Nhân Dân" đọc, vừa thấy trang nhất đăng cáo phó của Stalin liền phẹt ra bài thơ "Đời đời nhớ ông" này. Mà cũng dám lắm, cỡ như ông tổ sư văn nô này thì khi đi tiểu tiện, trung tiện hay đại diện đều có thể phẹt ra một bãi thơ ca ngợi lãnh tụ.

Nước mắt của hai nữ sinh này không chỉ làm xao lòng một nam sinh như tôi mà còn để lại một dấu hỏi lớn cho đến ngày hôm nay. Giọt nước mắt chưa rơi của cô nữ sinh tóc vàng trả lời cho giọt nước mắt của cô nữ sinh Việt. Hai màu da, hai thời điểm khác nhau, Một người vẫn còn ở xứ xã hội chủ nghĩa, và người kia đang cùng nhân dân của mình tìm cách xoá đi hoàn toàn cái chủ nghĩa đó.

Nhiều năm trôi qua, nhân một lần đi công vụ qua Sydney, tôi lục tìm lại trong đám bạn cũ để coi có ai đang ở xứ chuột túi này để có cơ hội gặp lại. Được một anh bạn học cũ cho biết qua email là cô nàng đỏng đảnh kia đang theo học Thạc Sĩ ngành truyền thông ở một thành phố khác, tôi sắp xếp lịch làm việc để tái ngộ "mười năm tình cũ" với nàng, và không quên mua cho nàng một món quà. Lúc đó trên mạng đang xôn xao chuyện chính phủ Việt Nam đang thương thảo mua bản quyền một cuốn sách tiểu sử của Hồ Chí Minh do sử gia người Mỹ William Duiker biên soạn có tên "Ho Chi Minh: A Life" với nhiều tài liệu được bạch hoá từ văn khố thư viện của Pháp và Trung Cộng, trong đó có phần đời tư của ông Hồ ở bên Pháp, bên Tàu và sau khi về Việt Nam mà trẻ em Việt dưới mái trường xã hội chủ nghĩa được dạy là cả đời ông Hồ làm việc hi sinh cho dân tộc nên không cưới vợ và vẫn còn trinh nguyên. Nghe nói sử gia người Mỹ này từ chối bán bản quyền vì chính phủ Hà Nội đưa ra điều kiện là họ sẽ không cho dịch phần đời tư của cha già dân tộc ở xứ thiên đường.

Tôi thấy tò mò nên vào trang Web của Amazon để mua làm quà. Tính là sẽ đọc trước để còn bình luận với nàng, nhưng nhìn cuốn sách dày hơn 700 trang nên tôi thấy ngán. Có lẽ vì ở xứ tự do, thông tin về ông Hồ cũng đã trên dưới vài chục ngàn trang, mà trang nào cũng không giống với sách giáo khoa lịch sử của "bên thắng cuộc".

Ngày gặp nàng, chúng tôi như được sống lại thời mộng mơ của hơn mười năm trước. Hai đứa tôi đón xe lửa lên phố Tàu của Sydney rồi đi bộ lang thang như hai đứa học trò hẹn hò lần đầu, dù biết là đường đời sẽ chia hai lối. Nàng qua Úc du học theo chương trình học bổng để nâng cao kỹ năng làm truyền thông, để rồi về lại Việt Nam làm việc ở đài truyền hình. Có thể nàng sẽ tiếp tục làm biên tập viên tin tức thời sự quốc tế và thông dịch tin tiếng Anh. Còn tôi thì đã định cư ở xứ tư bản đang giẫy chết.

Chúng tôi cứ đi mà không biết khi nào sẽ dừng. Đường đi phía trước quá mênh mông như cái tiền đồ của dân tộc. Nhiều lần tôi định nói về chuyện thời sự Việt Nam nhưng không mở miệng được. Qua xứ tự do về tư tưởng, tôi học được một điều. Có hai đề tài có thể biến bạn thân thành kẻ thù nếu có xung đột, đó là tôn giáo và chính trị. Và cái tôi định nói lại là một trong hai thứ này. Và ở Việt Nam, đôi khi chính trị cũng là tôn giáo, vì chủ nghĩa cộng sản cũng có bóng dáng của một thứ tôn giáo cực đoan. Thế là tôi không nói được gì. Trước khi chia tay, tôi tặng nàng cuốn sách mà tôi chưa hề đọc qua, dù nó luôn nằm trong cái ba-lô nhỏ mang theo bên mình.

Về lại Mỹ, tôi vẫn áy náy vì không biết khi đọc tới đoạn đời tư của ông Hồ, nàng có còn long lanh nước mắt như ngày ông Tổng Bí Thư cuối cùng của Liên Xô, Gorbachev, tuyên bố về chủ nghĩa cộng sản hay không. Nếu có thì tôi lại nợ nàng vài giọt nước mắt xót thương.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
09/02/201521:37:04
Khách
Gởi Việt Lê & Các độc giả:
Không ngờ khi bài viết tự do số 12 trong số tổng cộng vỏn vẹn 13 bài viết của tôi lại có nhiều người chiếu cố đến như vậy. Không phải vì văn chương hay, hay chính luận xuất sắc gì, vì tôi chưa bao giờ tự xưng là nhà văn hay cây bút chuyên nghiệp gì, cũng không phải là người làm chính trị, cũng không phải viết báo vì cuộc sống. Có lẽ nó đụng tới hình ảnh lãnh tụ, một người đã bị phong thánh bởi hơn 3 triệu đảng viên suốt gần 46 năm qua (từ ngày 2-9-1969) với hàng triệu tượng bán thân và khung ảnh treo tường. Sự thật về ông Thánh này đã có các sử gia thế giới như William Duiker ("Ho Chi Minh: a life") hay nội địa như Trần Đĩnh ("Đèn Cù"), Vũ Thư Hiên mô tả rồi.
Cái chính là không phải vấn đề thông tin đúng hay sai, mà vì có những người thay vì chứng minh thông tin sai lệch lại tấn công người viết về nhân thân hay trình độ nhận thức cũng như diễn đạt ngôn ngữ. Sự so sánh với các tác giả khác là chiêu nâng người này đạp người kia. Ở xứ văn minh và tự do, không ai so sánh tư tưởng hay lối suy nghĩ của những người có nền tảng và học vấn khác nhau để coi người nào hơn người nào. Tác giả nào cũng có độc giả riêng của họ, chỉ có văn nô bồi bút là có chung 1 nhóm độc giả bị nhồi sọ và không có nhiều chọn lựa vì ở trong một xã hội độc tài sắt máu, nơi khủng bố tinh thần chẳng kém dã man hơn khủng bố của ISIS. Chung qui lại cũng vì có quá nhiều người không tôn trọng nhân quyền, quyền tự do báo chí, tự do chính kiến và luôn tìm cách ngăn cản đà phát triển của xã hội, không muốn dân chúng Việt được sống như một con người tự do thực sự.
Một lần nữa xin chúc mừng Việt Báo và mục 'Viết Về Nước Mỹ' đã đi rất xa, qua được lũy tre làng và có nhiều độc giả từ bên kia chiến tuyến chờ đọc và bỏ thời gian vào bình luận ném đá. Một bài viết rất nhỏ lại thu hút những người có nhiệm vụ bảo vệ chế độ quan tâm. Âu cũng là điều hay.
08/02/201517:53:29
Khách
Kìa! Nghĩa Minh! ở đây ko có ai ấu trĩ đâu. Tôi là con của 1 sĩ quan VNCH và tôi ko bao giờ dùng chữ bắc kì cũng như ko dùng chữ Nam Việt. Anh phải hiểu là tôi ko chống cộng sản cũng không theo cộng sản, cũng như tôi chẳng bao giờ khen một người được giải thưởng VVNM nhất là khi nó chống cộng sản tức cười nhất, kẻ đó được 10 giải thưởng VVNM tôi cũng ko khen, nhất là khi người đó có thái độ kì thị với người miền bắc, tôi biết ông Trần Dạ Từ người sáng lập Việt báo cũng gốc bắc.
Với một người có trình độ cao thì nên viết sao cho xứng đáng với học vị của mình.
tôi ví dụ nhiều người ở VN tốt nghiệp ĐH thậm chí cao học nhưng thất nghiệp,nhưng ko bao giờ thèm làm việc ở mấy cơ quan thông tin, tuyên truyền từ địa phương đến trung ương, họ sống bên lề xã hội và chịu đói nghèo, tôi là một trong số ấy, trong khi đó có nhiều kẻ dốt nhưng lại leo lên những ghế cao.
Tôi viết và đăng trên mạng nhiều lắm vá ký nhiều bút danh nhưng tôi ko thích tham gia cuộc thi VVNM.
08/02/201516:13:43
Khách
VVNM có hàng trăm bài viết được giải thưởng của mấy người chưa qua tú tài nhưng viết vui vẻ, hài hước hết biết. Sách được in ra bán đầy ở VN. Riêng ông Trần Du SInh này có học nhưng có giọng ngậm máu phun người ông chửi cộng sản chẳng khác gì bọn cộng sản chửi mấy ông quốc gia. Mấy ông làm chính trị thì bỉ ổi, bẩn thỉu và kinh tởm quá.
Tên tuổi của Trần Du Sinh chỉ có Việt báo này tôn vinh chứ viết kiểu đó khắp thế giới chả ai thèm đăng.
Tôi biết ý kiến này sẽ bị xóa nhưng tôi nói thật vì tôi ngờ cái gã du sinh" già này là một trong những thằng bạn học ngày trước của tôi xuất cảnh sang Mẽo
08/02/201514:07:01
Khách
Chỗ này hông phải sân chơi của mấy bà nhà quê Quoảng Nôm cũng như cựu nữ sinh Đà Nẵng, cô Thùy yêu mến ông nhà thơ phan tấn hải chủ bút Việt Báo thì nên viết thư riêng cho ông, cô hông biết nước Mỹ ra răng thì đừng viết chi hết. Cô tự thấy mình viết hay và đang ở VN thì cô có thể viết bài gửi đăng trên tờ Việt báo Việt Nam của cộng sản, còn cô ở VN mà chống cộng thì cẩn thận kẻo vào tù.
08/02/201513:37:54
Khách
Bọn cộng sản thì chửi bọn ngụy quyền VNCH còn bọn VNCH thì chửi cộng sản, toàn ngậm máu phun người chứ chẳng thằng nào giúp dân cứu nước. Thằng nào đến Mỹ hoặc ra hải ngoại thì cố mà vinh thân phì da, đứa nào ở VN thì học cách câm như hến, im lặng là vàng. Loại người như Trần Du sinh mà được mỹ tiền hô hậu ủng viện trợ thế nào cũng sẽ đem bom đạn về tàn phá quê hương chém giết đồng bào và cộng sản dành cho anh ta 1 ghế ở cơ quan trung ương chắc chắn anh ta sẽ không đến Mỹ.
08/02/201513:03:09
Khách
"Đĩa phải vôi" Chúc mừng Anh Trần Du Sinh bài viết của Anh sinh động và là mũi dao cắm thẳng vào ổ ung thư thối thát cộng sản, nên các văn nô, cộng nô, mới như là "đĩa phải vôi" nhãy giừng giựt và sinh sôi nãy nở khá nhiều, cũng như ráng bám vào Anh như “đĩa”.
Đĩa là một loại ký sinh trùng chuyên hút máu để sống, ai gặp cũng kinh, ai nghe cũng hãi, phải tránh xa, loài "đĩa" này càng dây càng bám, nên Anh cứ cho thêm nhiều bài "vôi" tương tự như loại này để trị tiệt nọc giống đĩa này.
Loài ký sinh trùng này thấy các bài "vôi" của anh sẽ tự động nhãy giừng giựt, vì là "nô" nên loài này không bao giờ biết tự làm chủ chính bản thân, cũng như trong đầu không có khái niệm “tự do” là gì, là những giá trị căn bản mà bất cứ một em bé 1 tuổi nào sống ở sứ tự do cũng đều hiểu quyền "tự do" "căn bản" này.
Loài "đĩa" này đụng phải "vôi" của Anh nên bản chất "nô" trong nó phải hoạt động, vì chuyên nghề làm ký sinh trùng hút máu để sống nên loại này gặp phải "vôi" của Anh nó sẽ giẫy giừng giựt, trước khi giẫy chết lần cuối trong ngày thấy được không xa lắm, Anh cần cho thêm nhiều bài "vôi" để diệt đám ký sinh trùng "đĩa nô" này.
08/02/201512:13:05
Khách
Anh Trần Du sinh ạ!
Ở VN có 1 phụ nữ độ tuổi anh, chừng 37, 38 mới học lớp 11 thôi nhưng đã viết và xuất bản gần 10 đầu sach, trong đó có tiểu thuyết, chị này có sách in ở Mỹ, người Việt khắp thế giới ai cũng khen chị này viết hay, nếu chị Nguyễn Ngọc Tư mà trình độ tiến sĩ chị ấy sẽ là một giáo sư hoặc một lý thuyết gia của lĩnh vực, chuyên ngành mà chị ấy chuyên sâu.
Tuy nhiên anh cứ viết bài dự thi VVNM đi, năm nào anh cũng sẽ nhận được giải thưởng, thậm chí là giải nhất. tôi tin thế.
08/02/201506:58:24
Khách
Ông Trần Du Sinh ạ!
tôi gọi ông là ông vì ông to quá, ông là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải, chứ ko phải tôi gọi ông vì tuổi 37 của ông, nhưng một ông tiến sĩ ở Mỹ quan tâm đến VN thì nên viết hoặc có những công trình khoa học tầm cỡ hơn là viết về nước Mỹ kiểu bài "nước mắt nữ sinh nơi thiên đàng".
Ngày xưa còn đi học ở trường phổ thông chắc ông vẫn hô khẩu hiệu dù là bị bắt buộc nhưng một học trò ngoan thì ko bao giờ phản đối
2 năm sư phạm của một nữ sinh ở quảng nam sáng đạp xe đến trường (ở Đà Nẵng) trưa đạp xe về nhà cũng chưa hẳn là ra khỏi lũy tre làng đâu, nếu tôi đến một nơi nào đó như nước Mỹ chẳng hạn rồi quay về quê thì tôi vẫn chưa ra khỏi lũy tre làng dù đường xa, nhưng cái việc tôi chưa đến Mỹ được vẫn là một thiệt thòi với tôi.
Ông có tin tôi hay ko cũng ko sao cả, nhưng trong bài viết của ông có nhắc đến ông NGuyễn Bá Thanh, trên việt báo có bài "MỞ NẮP LON TRÙNG" viết về Nguyễn bá Thanh ông nên tìm bài ấy để đọc
chúc vui
07/02/201508:12:28
Khách
Gởi chị Thùy:
Hi vọng đây là lần cuối cùng tôi nói chuyện với chị. Vì không biết mặt và tuổi tác nên tôi xưng là bạn, nhưng chị lại bắt bẻ là "Tôi sinh năm 1974 lớn tuổi hơn ông nên ông đừng gọi tôi là bạn." Tôi không hiểu cái văn hóa này. Tức là người ta không thể làm bạn với người lớn tuổi hơn ? Chị xưng là lớn tuổi hơn, nhưng gọi tôi là "ông". Hình như trong lời nói và suy nghĩ của chị không được nhất quán cho lắm. Chị nói là chưa ra khỏi lũy tre làng để hạ bệ người khác là "ngớ ngẩn" và "buồn cười" rồi lại lòi ra chuyện học sư phạm 2 năm nên có đi ra lũy tre làng rồi về lại. Chị nói không biết vượt tường lửa nhưng biết cách vào trang Việt Báo đã bị chận ở Việt Nam nhờ máy tính của con gái. Thôi xin chị đừng nói thêm nữa, vì không phải ai trên đây cũng dễ tin. Một câu chuyện không dính dáng gì đến chị nhưng dính tới một quá khứ man trá của chế độ mà chị cũng vào đây chỉ trích thì cũng hiểu được động cơ không được trong sáng của chị. Thôi thì đã không làm bạn được thì xin chị giữ lời lịch sự, hay tốt nhất là đừng gây thêm phiền não. Tạm biệt chị nhé.
06/02/201520:10:49
Khách
Tại sao phải cay cú với nhau như thế .! Ý kiến nên lịch sự vì mỗi người một ý . Chưa phải ý mình là đúng nhé . Càng không nên nói nhau là Bắc Kỳ hay Trung Kỳ hay Nam Kỳ vì nó ấu trĩ lắm ! Nam Kỳ hayTrung Kỳ cũng là người Bắc Kỳ phải bỏ nơi quê cha đất tổ tha phương cầu thực mà. Tội nghiệp quá !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,996,168
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến