Hôm nay,  

Chuyện Mắt Già, Mắt Cườm, Mổ Mắt

22/05/201800:00:00(Xem: 16500)
Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình

Bài số 5395-19-31236-vb3052218

 
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
 

***
 

Trước đây, tôi chỉ nghe nói chứ không tìm hiểu kỹ về mấy loại bệnh mắt, không nắm vững chuyện mắt bị cườm hay đục thủy tinh thể, vì cứ nghĩ mình đâu có là y tá hay bác sĩ mà tìm hiểu làm gì cho thêm mệt. Nhưng rồi, khi qua tuổi “thất thập cổ lai hy,” thấy khi coi TV, mấy hàng chữ phụ đề  ngày càng nhòa nhòa, lái xe  đôi khi bị chói mắt, rồi nhìn quanh, thấy mấy lông bà  cùng trang lứa nay phải đi  mổ cataract làm tôi cũng xốn xang trong lòng! Hỏi lý do thì ai cũng nói nếu không mổ thì bị mù.

Nghe đến chữ “mù” thì ai cũng phải sơ. Vì mù thì đúng là tàn đời trong ngõ hẹp.  Mà chờ chết trong cảnh tối tăm 24/24 suốt 365 ngày thì làm sao chịu được. Thế là tôi đành phải đi khám bác sĩ mắt xem sao.

Lần này ông bác sĩ mắt sau khi khám mắt tôi xong phán một câu xanh rờn làm tôi sướng như được lên tiên:

“Cầu 10 năm nữa ông mới bị một tí ti cataract thôi. Chịu khó chăm sóc con mắt tí ti là yên tâm!”

Nói rồi ông cho tôi một toa thuốc kèm theo một “toa ăn.”

Toa thuốc là mua dầu cá vớpi lời dặn phải uống đều mỗi ngày một viên. Ông còn nói thêm, phải  mua dầu cá do Na Uy sản xuất thì mới đạt yêu cầu vì sinh tố Omega 3 của loại dầu cá này rất tốt cho mắt còn mấy thứ khác không bảo đảm.

Còn “toa ăn” ông viết cho tôi tên một loại rau là Kale đọc là “kê li.” Có thể coi theo đường dẫn sau đây:

http://dinhduongchuan.com/cai-kale-loai-rau-sieu-dinh-duong/

Nghe theo lời ông, tôi ngoan ngoãn vừa uống dầu cá vừa ăn rau kale. Không chỉ vậy, sau khi tham khảo 2 web đính kèm theo bài này tôi còn ăn thêm rau spinach, rau Collards green cùng trứng gà.

Ba loại rau trứng này có thể làm thành món salad trộn dầu và giấm hay luộc chín chấm nước mắm thành món ăn ngon lành.

Bạn có thể mua 3 loại rau này tại chợ Wal-Mart hay chợ Aldi. Về phần tôi tôi, vì ở nơi  hẻo lánh, tôi không thấy chợ Việt Nam bán ba loại rau này.

Cả ba món này đều rất thích hợp với khẩu vị của tôi và tôi cũng ước mong là quí liệt vị cũng thấy ngon khi ăn thử.

Phụ với ba loại rau này là tròng đỏ trứng gà có chất lutein bổ cho mắt nữa. Cứ mỗi sáng tôi ăn một trái trứng trụng nước sôi.

Ngoài ra tôi còn làm động tác đảo mắt cho mỗi mắt từ trái sang phải cho mắt phải và từ phải sang trái cho mắt trái. Nếu trước kia lúc còn ở trong tù  cải tạo vào những năm 1980’, sau khi tập Yoga xong tôi tập xoa bóp theo cuốn Phương Pháp Dưỡng Sinh của bác sĩ Nguyễn Văn Hường, tôi đảo 2 mắt mỗi mắt có 6 lần thì bây giờ tôi đảo hai mắt mỗi mắt 25 lần theo như chỉ dẫn của một ông thầy người Hoa trên internet.

Có thể nhờ vậy, đến bây giờ khi lái xe có đeo theo kiếng mát tôi không còn bị chói mắt nữa.

Khi coi TV thì hàng chữ phụ đề bằng Anh Ngữ không còn bị nhòe nữa. Phải chăng do tôi ăn 3 loại rau cùng trứng gà và tập đảo mắt nên tôi đã cải thiện được khả năng nhìn của tôi.

Đây là kinh nghiệm của tôi mong được chia xẻ cùng quý liệt vị. Một toa thuốc không thể đúng cho mọi người nhưng nếu thử tập để xem sao.

Thế rồi một ngày đẹp trời tôi đi khám mắt xem sao. Người khám mắt cho tôi lần này là một cô kỹ thuật viên chuyên đo mắt. Sau khi đo đoán sao đó,  cô ấy phán tôi bị cataract và bảo tôi phải đi mổ mắt.

Trước khi ra về tôi ghé quầy bán kính đặt làm một cặp kính mới. Không ngờ cô kỹ thuật viên đo mắt cho tôi có việc đi qua cô bèn ghé lại và nói:

“Ông sẽ mổ mắt nên không cần mang kiếng nữa!”

Tôi nghe cổ nói mà không hiểu cổ muốn nói gì. Ấy là vì sự hiểu biết về mắt của tôi không bằng bề dày của một sợi tóc!

 Khi về nhà, có anh bạn quen cùng hãng đến chơi, anh này mới mổ mắt, vì ù ù cạc cạc về bịnh cataract nên nhân tiện tôi bèn hỏi anh bạn là tôi có nên đi mổ mắt không rồi tôi đưa cái hồ sơ giới thiệu các bác sĩ mổ mắt của cô chuyên viên đo mắt cho anh ta coi.

Mở ra coi anh bạn tôi nói trong vùng này có 3 ông bác sĩ mắt thì một ông lấy tiền mặt chứ không nhận bảo hiểm và anh giới thiệu tôi đến vị bác sĩ đã mổ cườm cho anh.


Anh cho biết khi đi tù cải tạo về anh đi khám mắt thì bác sĩ bảo anh bị cườm và phải mổ. Vì khi còn ở Việt Nam, không có tiền nên anh đành hẹn nợ với hai con mắt một thời gian khá lâu.  Ngay  ngay cả sau khi đi H.O đến Mỹ hơn 10 năm sau anh vẫn ghi nợ và mãi năm ngoái hai vợ chồng anh mới đi mổ mắt.

Anh bạn cho biết anh cũng có bảo hiểm nhưng khi mổ xong anh phải đóng thêm lối một ngàn đô nữa cho ông bác sĩ mổ mắt.

Còn bà xã của anh khi phải mổ mắt thì còn đi làm nên có bảo hiểm của hãng. Mổ xong thì bả phải trả cho ông bác sĩ mổ mắt ba ngàn đô.

Nghe xong tôi chẳng hiểu mô tê gì cả! Đem kể chuyện này cho một bà bạn thì bả phán giản dị:

“Tùy mình thôi! Tiền nào của ấy mà anh!” Bà bạn tôi nhấn mạnh và giải thích:

Ông bạn chỉ đóng thêm một ngàn đô nên mổ xong, ông ta vẫn phải mang kính. Còn bà xã ông ta, bả phải đóng 3 ngàn đô vì ông bác sĩ mổ đã ghép một cái thấu kính thật tốt cho bà ấy nên bà ta khỏi cần mang kính nữa.

A, vậy là chuyện mổ mắt cũng là chuyện phải tính toán tiền bạc. Tùy khả năng của bịnh nhân mà ông bác sĩ sẽ ghép cho mình một cái thấu kính nhân tạo loại tốt để mình không phải mang kính nữa hay vẫn phải mang kính nếu khả năng tài chánh của mình yếu!

Vẫn chưa thỏa mãn tôi bèn hỏi thêm anh bạn cùng học thời trung học và hiện đang ở Nam Cali thì anh cho biết kinh nghiệm của anh như sau.

Bác sĩ khám mắt cho anh có quốc tịch Mỹ gốc Nhật ông cho biết chỉ mổ con mắt bị cataract thôi.

Cứ  theo luật của Cali thì bệnh nhân khi mổ phải ký vào một cái mẫu có sẵn là chỉ mổ một con mắt. Tuy vậy, đa số những người bạn Mỹ vẫn đi câu cá với anh tuy bị cataract nhưng họ đều không đi mổ họ chỉ tránh không lái xe ban đêm.

Hỏi làm sao để biết là mình bị cataract, anh nói,  'Để tôi chỉ cho anh, nếu lấy một tay bịt một con mắt lại mà mắt kia vẫn trông thấy như bình thường thì con mắt đó vẫn còn tốt không bị cataract.  Chỉ khi nào mà con mắt kia thấy một làn sương màu trắng đục thì con mắt đó mới bị cataract. Cứ lần lượt bịt từng con mắt lại rồi thử nhìn là biết mình đã bị cườm mắt hay chưa.”

Anh bạn hàng xóm của tôi đã mổ một con mắt rồi tôi hỏi tại sao chỉ mổ một con thì anh nói vì con mắt kia vẫn còn tốt.

Ông anh họ của tôi bên Nam Cali đi khám mắt tại clinic của một bà bác sĩ người Thái tốt nghiệp khoa mắt ở Đại Học Y Harvard. Bà ấy nói với ông anh tôi là mỗi lần mổ, chỉ được mổ một con mắt thôi. Tháng sau trở lại nếu con mắt được giải phẫu tốt thì mới mổ tiếp con mắt kia, nếu con mắt kia còn tốt thì không phải giải phẫu.

Khi được hỏi thế nào là không thấy thì bà bác sĩ này cũng nói giống anh bạn đã giải thích dùm tôi: bịt một mắt lại mà mắt kia thấy một làn sương mờ trắng đục thì đúng là bị cataract nên mới phải mổ còn con mắt kia nếu thấy bình thường thì không phải mổ.

Ngoài chuyện mắt bị cườm cần mổ, Khi tuổi già tới, con mắt còn nhiều mối nguy khác.  Ấy là vì con mắt có liên quan đến hệ thống thần kinh của bộ não. Nhờ những dây thần kinh nối kết giữa hai con mắt với bộ não mà người ta nhìn thấy hình ảnh.

Nhiều người bị cao máu, sau một trận đột quị, con mắt bỗng nhiên không nhìn thấy như trước nữa. Nghe nói có người chỉ bị một cơn sốc nhẹ (minor stroke) vậy mà sau đó bnỗng nhìn một thành hai, gọi là duble vision, vì những thứ do hai con mắt thu hình không con được hiện ra đồng bộ nữa. Ấy là vì cái dây thần kinh số 3 hay số 4, liên quan tới thị giác bị trục trặc.

Dĩ nhiên, việc xử lý hay điều trị mọi thứ bệnh đều phải hỏi bác sĩ chuyên môn. Bệnh về mắt hình như còn nhiều rắc rối hơn những bệnh khác vì mắt liên quan tới cả não. Có khi chỉ một bác sĩ chuyên khoa mắt còn chưa đủ, phải hỏi thêm cả ông bác sĩ chuyên về não nữa.

Vài hàng của kẻ chẳng am hiểu gì về chuyên môn, chỉ thấy gì kể nấy, mong được chia xẻ cùng quý vị.

Hè  2018

Sao Nam Trần Ngọc Bình

                                  
Tài tiệu tham khảo:

1/ Cataracts eggs are a highly bioavailable source of lutein

https://www.news-medical.net/news/2004/08/26/4355.aspx

2/ Cataracts Lutein and Zeaxanthin - Eye-Friendly Nutrients

https://www.aoa.org/patients-and-public/caring-for-your-vision/nutrition/lutein-and-zeaxanthin

Ý kiến bạn đọc
11/04/202406:19:43
Khách
pneumonia drug treatment <a href=""> https://forums.dieviete.lv/profils/127605/forum/ </a> good herbal incense
07/08/201819:31:05
Khách
Mỗi ngày nên uống vitamin bổ mắt là Lutein, Zeaxathin, Beta carotene, bilberry extract,.. May mắn là các vitamin này rẻ, bán trong walmart, hiệu quả.
01/06/201801:56:10
Khách
Kính chào Bác Sĩ Nguyễn Đan Tâm
Trong cuốn "Phương Pháp Dưỡng Sinh,"bác sĩ Hưởng chỉ nói là đảo mắt chứ không giải thích tại sao.
Bây giờ nhờ bác sĩ chỉ dẫn tôi mới biết khi tập đảo mắt là ta đang tập cho dây thần kinh thị giác dẻo dai.
Biết được lý do này người tập sẽ cảm thấy thích thú chứ không còn :
"Mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" nữa.
Cung Oán Ngâm Khúc
Nguyễn Gia Thiều
Tôi cũng sẽ thêm vào "bài tập nhìn xa rồi nhìn gần vào chóp mũi" như bác sĩ đã chỉ giáo.
Xin đa tạ tấm thịnh tình của bác sĩ đã giành thì giờ hiếm hoi để đọc và góp ý với bài viết và độc giả.
Thăm bác sĩ và gia đình khỏe.Trân trọng
01/06/201801:12:39
Khách
Nguyễn Đan Tâm
6. Ở Mỹ, khi đi khám mắt để chửa bệnh hay mổ mắt thì nên đến "opthalmologist". Ông nầy có bằng MD hay DO và chuyên về nhãn khoa. Không nên gặp "optometrist" là ông có bằng OD chỉ biết khám mắt và đo kính. Xin chú ý để khỏi lẩn lộn. Trong các báo tiếng Việt ở Mỹ, Mấy ông bác sĩ có bằng OD viết quãng cáo là bác sĩ nhãn khoa là sai. Chỉ có "opthalmologist" mới là bác sĩ nhãn khoa đúng nghĩa.
----------------------------------------------------------------
Cám ơn bác Tâm đã lưu ý phân biệt cần phân biệt giữa Bác sĩ nhãn khoa MD / DO với Chuyên viên khám và đo mắt OD.

Nngoài việc bổ sung dung dưỡng cho mắt bằng thuốc và thức ăn như bác tác giả Sao Nam đã chia sẻ thì việc Tập-thể-dục-cho-Mắt cũng rất quan trọng đấy ạ. Cách tập thì rất đơn giản như bác tác giả đã chia sẻ là "đảo hai mắt mỗi mắt 25 lần" và có thể bổ sung thêm các bài tập khác như nhìn xa-nhìn gần bằng cách phóng mắt nhìn thật xa rồi thu mắt nhìn xuống chóp mũi. Luyện tập đảo mắt thường xuyên sẽ giúp dây thần kinh mắt được dẻo dai, mắt được linh hoạt. Việc luyện tập chỉ mất một vài phút, nên tập đều đặn mỗi ngày 1, 2 lần. Và nhớ kết hợp mát-xa cho mắt nữa.
23/05/201804:55:53
Khách
Thưa Ông Nguyễn Đan Tâm
Cám ơn Ông đã góp ý.May mắn cho tôi là tôi đã hủy bỏ vụ mổ mắt kịp thời sau khi dò hỏi các bạn bè của tôi.Cứ theo như các bài mà tôi đọc được trên net thì chỉ có 20 phần trăm người lớn tuổi lối 70 trở lên là không bị cataract mà thôi.
Có lẽ tôi là người may mắn nên lọt sổ còn cái cô chuyên viên đo mắt sai rồi.Thật may mắn, tôi đã quyết định kịp thời. Thăm ông khỏe.Mến
23/05/201802:57:29
Khách
Ông Khách ơi , xin ông tìm hiểu kỹ về các bịnh mắt kỹ hơn nữa . Già rồi o đọc sách phải đeo kiến là chuyện thường . Ngoài 70 chưa phải mổ cataract là mắt còn tốt . Tôi sắp 71 vẫn chưa có cataract . Bà xuitôi 82 83 o có cataract , ông chánh án Vn Ngoài 90 mới qua đời , vẫn o mổ . Hãy hanh phúc vì có mắt tốt . Mổ mắt tuyền người . Hên thấy sáng , rõ hơn . Vẫn nhiều người xui mổ rồi cò tệ hơn .
23/05/201801:32:13
Khách
Xin trả lời đọc giả &quot;Khách&quot;
1. Mắt không đeo kính thì không đọc sách được thì đó là mắt bị viễn thị, Không dính líu gì đến&quot;"catarac"t&quot;. Viễn thị ( thấy xa, không thấy gần) là do "lens"(*thủy tinh thể) mất tính ̣đàn hồi. Còn &quot;"cataract" là thủy tinh thể bị đục. Khi mắt bị &quot;"catarac"t&quot; đeo kính không giúp gì. Kính chỉ giúp sau khi mổ. Ông bác sĩ của anh nói đúng về trường hợp bệnh của anh.
23/05/201801:16:03
Khách
Kính gởi tác giả,
1. Trước hết, vị bác sĩ khám mắt đầu tiên cho anh rất có lương tâm vì ông ấy không khuyên anh mổ mắt ngay mà chỉ hướng dẫn các phương cách làm cho thị lực tốt hơn.
2. Cô kỹ thuật viên chuyên đo mắt không đủ khả năng và kiến thức y khoa để ra quyết định mổ mắt.. Cô ấy phải xin ý kiến bác sĩ chuyên môn về mắt.
3. Thông thường các loại bảo hiểm chỉ trả 80 phần trăm chi phí mổ "cataract". Phần còn lại bệnh nhân tự lo liệu. Đa số các loại bảo hiểm như bảo hiểm HMO đều từ chối loại "lens" mắc tiền. Gắn loại "lens" nầy thì khỏi mang kính. Đúng là tiền nào của đó.
4. Mổ "cataract" cũng như các loại giải phẩu khác đều có thể sinh ra biến chứng dù kỹ thuật ngày nay rất tiến bộ. Đôi khi, mắt mổ xong, thị lực tệ hơn lúc chưa mổ. Do đó, bất cứ BS nào cũng chỉ mổ một mắt trước. Sau đó, nếu tình hình khả quan, mới tính đến con thứ hai.
5. Mắt bị "cataract" nhưng vẫn còn thấy bình thường như trường hợp của anh thì không nên mổ.
6. Ở Mỹ, khi đi khám mắt để chửa bệnh hay mổ mắt thì nên đến "opthalmologist". Ông nầy có bằng MD hay DO và chuyên về nhãn khoa. Không nên gặp "optometrist" là ông có bằng OD chỉ biết khám mắt và đo kính. Xin chú ý để khỏi lẩn lộn. Trong các báo tiếng Việt ở Mỹ, Mấy ông bác sĩ có bằng OD viết quãng cáo là bác sĩ nhãn khoa là sai. Chỉ có "opthalmologist" mới là bác sĩ nhãn khoa đúng nghĩa.
22/05/201823:53:07
Khách
cháu được khám mắt từ năm ngoài 30 rồi các bác ạ,mặc dù còn trẻ có thễ kg bị cườm nhưng bị áp huyết mắt cũng rất nguy hiễm ..... nhất là những nguoi lớn tuổi
22/05/201823:36:06
Khách
Trên 70 tuổi, mỗi năm tôi đều đi khám mắt vì bị cataract,mắt khogn thấy rõ phải đeo kính,khôgn đeo thi đọc sách không thấy chữ. Ây vậy mà mỗi lần thử mắt, bác sĩ cứ nói ," mắt còn tốt, còn đọc được chữ nhỏ,khi nào đeo kinh mà vẫn khoogn thấy chữ nào trên bảng thi mới mổ, mổ sớm mắc công sau này mổ lại." Thật là bực mình, mong sớm được mổ cho khỏi cần đeo kiếng.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,650,544
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013.
Tác giả Trần Đức Lợi, nguyên là Giảng viên Giải phẫu và Phân loại Động vật học tại Đại Học Khoa Học/Tổng Hợp Huế, Việt Nam; hiên là Thạc sĩ Tâm Lý Trị Liệu,
Từ 2 tháng Bẩy 2017, Giải thưởng Việt Báo bắt đầu phổ biến các bài Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Christina N. Cao lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, bằng một tự sự kể về "Ngày Việt Nam" và cuộc diễn hành quốc tế
Bác sĩ Võ Văn Tùng, chủ tịch Hội Thân Hữu Huế-Thừa Thiên tại hải ngoại vừ mãn phần ngày 20-6-2017 và tang lễ được cử hành ngày 03 tháng 7, 2017.
Tác giả 44 tuổi, cùng gia đình đoàn tụ tại Mỹ từ 1991, 25 năm trước, khi mới 18 tuổi. Hiện là cư dân Huntington Beach; Nghề nghiệp: Kỹ sư phần mềm cho Northrop Grumman Corporation;
Sau Lễ Mẹ, ngày Thứ Hai 29 sắp tới sẽ là Lễ Chiến Sĩ Trận Vong. Mời đọc thêm một bài viết mới của Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas.
Bài viết đầu tiên của tác giả phổ biến vào tháng Bẩy 2016, thời điểm bắt đầu năm thứ 18 Viết Về Nước Mỹ. Tên họ tiếng Việt của bà là Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951, nguyên là giáo viên cấp hai,
Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Bài viết, của ông tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người. Sau đây là 2 bài mới nhất.
Tác giả đã nhận Giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2003. Sau nhiều năm ngưng viết, tháng Năm 2017, Iris tái ngộ bạn đọc Việt Báo với "Chuyện Góc Bếp," tự sự của một bà mẹ độc thân nuôi con trên đất Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến