Hôm nay,  

Mậu Thân Trong Xóm Tôi

02/04/201800:00:00(Xem: 11707)
Tác giả: Nguyễn Sơn

Bài số 5352-M4-31194-vb2040318

 
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.

 
***
 

Tết Mậu Thân 1968, miền Bắc truyền lệnh “tổng công kích và tổng khởi nghĩa” cho bộ đội chính quy hợp lực với quân du kích tấn công miền Nam trong khi hai miền đã có ký kết hưu chiến trong dịp Tết.

Họ quan niệm nếu đánh thắng được miền Nam thì tốt, nếu không được thì cũng gây tiếng vang trên quốc tế, nói chung, và với Hoa Kỳ, nói riêng. Lý do là vì năm đó bên Mỹ có cuộc bầu cử tổng thống, các ứng cử viên và dân chúng rất nhạy cảm với chuyện chiến tranh, chuyện đem con dân Hoa Kỳ sang Việt Nam tham chiến. Thêm vào đó là chuyện biểu tình, đốt nhà, đốt cờ, và giết người do nhóm phản chiến quậy tưng bừng ở khắp nơi trong nước Mỹ.

Trong đợt một 1968 (31/01/1968) Cộng quân đánh đài phát thanh Sàigòn. Quân cũa họ được ém trong một căn nhà trong một hẻm nhỏ nằm trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nếu tôi nhớ không lầm thì nhà đó ở trong con hẻm số 109 mà ngay ngoài đường là một nhà thuốc tây cũa và đối diện xéo xéo bên kia đường sau này có tiệm giặt ủi Mai Lan.

Trước khi quân họ xuất phát nơi con hẻm Nguyễn Bỉnh Khiêm thì có một số người trẻ ăn mặc như sinh viên, học sinh xuất hiện ngay đầu đường Tự Đức. Hình như họ di chuyển từ hướng cầu Phan Thanh Giản (sau này là Điện Biên Phủ) đi vào. Họ kêu gọi mọi người tổng nội dậy với quân cách mạng, họ cầm loa hình cái phểu để khuếch âm. Họ nói "đồng bào có giáo có mác hãy cùng chúng tôi nổi dậy tham gia cách mạng”, nhưng không một ai ủng hộ. Mọi người đều sợ sệt vì lần đầu tiên thấy Việc Cộng vào ngay Sài Gòn, ai cũng hãi hùng, lo âu.

Lúc đó Ba tôi là sĩ quan trong quân đội miền Nam. Tết đó Ba về phép nên đang ở trong nhà hôm đó. Hai cha con đứng trên lầu bên trong phòng nhìn xuống đường qua cánh cửa sổ mở hé một tí. Ba tôi suy nghỉ thế nào tôi không rõ nhưng thấy khuôn mặt ông căng thẳng, lo âu lung lắm.

Sau đó họ di chuyển đi nơi khác, đến sáng chúng tôi mới biết là đánh nhau bên khu đài phát thanh.

Cuộc tấn công đợt hai liên quan đến nơi tôi ở. Vào sáng sớm ngày 5/5/1968 họ tổng tấn công trên nhiều vùng lãnh thổ miền nam trong đó có một vụ ngay khu vực gần nhà chúng tôi, đó là cầu Phan Thanh Giản bên phía quận Nhất (nay là cầu Điện Biên Phủ nơi giáp giới quận Bình Thạnh và quận Nhất).

Họ từ bên phía Gia Định sang quận Nhất giựt xập một đầu cầu Phan Thanh Giản rồi đóng chốt tại đó. Phía VNCH cho cảnh sát dã chiến và cảnh sát thường phục đến truy kích. Sau đó có thêm tiếp viện từ lính bộ binh tác chiến Biệt Động Quân, Cảnh Sát Sã Chiến và lính Mỹ.

Cộng quân rút sâu vào bên trong khu nhà dân chúng dọc theo rạch Thị Nghè và vào đến cuối đường Tự Đức (nay là Nguyễn Văn Thủ) và đóng chốt tại một tòa nhà kiên cố là trường Anh Văn Tự Đức.

Nhà chúng tôi số 9A nằm đối diện với ngôi trường và tôi có thấy ít nhất bảy, tám tên Việt Cộng trong căn nhà đó (ngôi nhà này lúc đó không có ai ở vì là trường học). Ngay cửa chính là ba tên đứng chốt với hai cây AK hai bên, một tên cầm B40 đứng giữa. Trên lầu và những cửa sổ chung quanh tòa nhà đều có người đứng lấp ló với súng chĩa ra ngoài.

Tại thời điểm đó tôi chưa biết nhìn và phân biệt súng nào ra súng nào, chỉ khi tàn cuộc chiến năm đó rồi xem báo chí mới biết súng nào là AK, B40.  m thanh cũa súng AK, B40 nghe thiệt khiếp, cướp tinh thần và làm hoang mang bà con nhiều hơn là nghe tiếng súng Carbin hay Garant.

Ba tôi lúc đó không có ở nhà, ông đang làm việc trên Đà Lạt. Thời gian đó ông cũng bị tấn công vào một căn nhà dân sự dùng làm nơi ở và làm việc. Ba tôi phải quăng ra một mớ lựu đạn rồi chạy ra qua lối sau phía ty Cảnh Sát Đà Lạt.

Trong nhà tôi lúc đó toàn đàn bà và con nít gồm có Má, một bà Dì cũa Má, và 6 anh em chúng tôi mà tôi là lớn nhất (12 tuổi). Mọi người nằm trong nhà lo sợ chưa biết tính sao. Chỉ nghe âm thanh tạch tạch vài tràng AK rồi đùng đùng thật lớn của B40. Cả đời tôi chưa biết chưa thấy chiến tranh thật sự ra sao? Chưa biết súng đạn bắn chết người thế nào? Cho dù có đọc qua báo chí hay thấy hình ảnh chết người thì biết vậy thôi nhưng không hình dung nó khủng khiếp khi mình bị rơi vào hoàn cảnh như bây giờ.

Cả nhà nằm dưới gầm giường chứ không dám chạy đi đâu. Ra ngoài thì sợ vì không nghe tiếng người dân chung quanh, chỉ nghe đạn bắn lung tung, đụng tôn, đụng tường kêu rền vang. Ngó ra ngoài thì thấy lính Việt Cộng đứng chần dần trước nhà mình.

Khoảng thời gian đó thật khủng khiếp. Bình thường khu xóm luôn ì xèo tiếng nói chuyện hay tiếng xe cộ, nhưng lúc đó thì không nghe tiếng động cũa bất cứ ai trong khu vực. Sự huyên náo và ồn ào hàng ngày bị thay thế bởi tiếng súng chát chúa và kinh khiếp.

Chúng tôi vẫn cứ nằm trong tới buổi trưa thì Má tôi ngửi được mùi cháy khét và tiếng nổ lốp bốp cũa gổ cháy. Chúng tôi nhìn ra thì thấy cháy trên nóc nhà trường Anh Văn. Không rõ chuyện cháy lớn nhỏ nhiều ít thế nào nhưng Má tôi hoảng quá nên kêu thu dọn hành trang gọn nhẹ và nói là phải chạy thôi!

Chúng tôi ra đi với hai ba giỏ quần áo, đồ ăn rồi kéo nhau chạy ra ngoài. Má tôi và bà Dì cùng mấy đứa em ra trước, tôi đi sau với bịch đồ, và đóng cửa sắt phía trước. Lính Việt Cộng đứng ngay trước nhà, mặt lầm lì, lăm le súng trên tay, nhìn gia đình tôi. Nhìn thấy họ tôi hoảng quá nên không dám đứng lại lâu để khóa cửa, chỉ khép hờ thôi rồi cúi mặt, chậm chạp mà đi, không dám chạy rủi nó hoảng nó làm mình một tràng thì mệt chứ không chơi.

Sau này đọc báo mới biết là nhóm Việt Cộng này thuộc đơn vị ở Bình Dương, chúng chỉ xấp xỉ 17, 18 tuổi, thậm chí còn ít hơn.

Chạy đến nhà số 18A ở giữa hẻm 28 Nguyễn Bỉnh Khiêm và đường Tự Đức thì có môt vài gia đình bên trong hẻm gọi chúng tôi vào. Không hiểu sao Má tôi và cả nhóm lại dừng lại và vào đó. Thì ra họ cũng sợ như mình, không dám chạy nên thấy có ai chạy ngang thì kêu vào cho có bạn.


Sau đó chúng tôi cũng phải đi tiếp chứ không dám ở đó. Mọi người lớ quớ đứng ngay đầu hẻm mà chưa kịp đi, nhóm Việt Cộng tại trường Anh Văn cảm thấy không ổn nên làm một tràng vài viên AK về phía chúng tôi. Không biết chúng bắn thiệt hay là dọa nhưng đạn trúng vào vách tường sau lưng chúng tôi. Cả nhà cuống quít chạy, và họ không bắn theo nữa.

Chúng tôi chạy đến cuối con hẻm 26 Nguyễn Bỉnh Khiêm thì thấy một xác người nằm chỏng gọng, ngay đơ. Xác chết nằm ngang đường, mặc áo sọc carô nhạt, quần dài, có lẽ là một lính Việt Cộng. Khuôn mặt anh ta đau đớn, khốn khổ như làm một chuyện gì đó không đúng lương tâm, xông pha nhưng rồi bị đạn và chết đơn độc. Cái mặt gầy ốm như thiếu ăn, quắt lại trông rất thê lương.

Quẹo phải ra hướng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm khoảng 100 thước ngay chỗ nhà bảo sanh Kim Ngọc, tôi gặp một vài anh lính mặc đồ rằn ri Biệt Động Quân, tôi báo cho họ lính Việt Cộng đang ở đâu. Ra đến đầu hẻm, quẹo phải về hướng đình Tân An, thấy nhiều lính các loại sắc phục đứng bắn vào trong, tôi cũng góp chuyện với họ là Việt Cộng bên trong chốt ở đâu.

Nhiều người hướng dẫn chúng tôi lên trường tiểu học Lê Văn Duyệt trên đường Phan Đình Phùng (nay là Nguyễn Đình Chiểu) tạm trú ở đó. Thế là cả nhà kéo nhau đến đó, đây là ngôi trường tiểu học mà tôi vừa học xong lớp nhất vào năm ngoái.

Tôi nhớ là ở trường mấy ngày thì cuộc chiến chấm dứt. Nghe tin mọi người bảo là hết đánh nhau rồi nên hai Má con về thăm nhà xem thế nào. Từ đầu đường Tự Đức càng vào bên trong thì gạch vụn xếp lớp, lổn ngổn đầy trên đường đi. Nhà tôi bị xập hết chỉ còn hai vách nhà và hai cây cột trước nhà với cái cửa sắt màu xanh, chiếc xe Vespa cũa Ba tôi văng trên mười thước, nằm ngay trước nhà hàng xóm dưới đống gạch đá. Cái Tivi bị úp xuống đất nhưng không bể kính và sau đó vẫn xài được.

Theo tôi biết, Việt Cộng đã chiếm một tòa nhà cao ốc trong xóm tôi. Sau nhiều đợt tấn công, lính miền Nam vẫn không giải tỏa được vì tòa nhà rất chắc chắn vì xây vào thời Pháp, gạch dày hai, ba lớp.

Tôi nghe nói tướng Lê Nguyên Khang có ý định cho máy bay thả bom nhưng có nhiều người không bằng lòng vì sợ còn dân trong khu đó. Sau hai, ba ngày, phía Cộng Hòa phải cho cảm tử vào tòa nhà đặt mìn. Đội cảm tử men theo lối vào nhà kế bên rồi trèo qua đặt mìn phá xập căn nhà.

Trong trận này có tướng Nguyễn Ngọc Loan cũng bị thương ở đây. Nhiều sắc lính tham chiến ở đây gồm có lính Mỹ, Cảnh Sát dã chiến và thường phục, bộ binh tác chiến, Biệt Động Quân, thiết giáp, và sau đó có Thủy Quân Lục Chiến.

Vài ba ngày sau khi cuộc chiến dứt, tôi thấy người ta đào bới để tìm xác. Những xác chết Việt Cộng đa số đều cởi trần, mặc quần xà lỏn, tay có giây thừng, người xưng vù như đòn bánh tét. Có thể lúc đóng trong cao ốc tới mấy ngày họ đã cởi ra vì nóng nực, vì thế lúc chết chỉ có quần ngắn. Hơn một năm sau, khi dọn dẹp để xây lại căn nhà đó, họ tìm thêm một xác nữa nhưng chỉ còn xương thôi.

Tôi nghe đồn mấy lính Việt Cộng chiến đấu dữ lắm vì tay bị cột bằng dây thừng vào khung cửa sổ. Tôi thắc mắc ai tiếp đạn và đồ ăn cho họ, còn chuyện vệ sinh thì sao?

Có một điều chính tôi thấy tận mắt và rõ ràng: đó là khi chúng tôi về nhà thì gặp lính VNCH đang bắt tù binh trong một tòa nhà, tôi thấy khi đi ra trên tay những tù binh đó có dây thừng lòng thòng. Trong áo ngực của họ thì lính VNCH lấy ra mấy viên thuốc màu hồng. Nghe nói đó là thuốc hăng máu, uống vào giúp lên tinh thần, hưng phấn hay sao đó. Mấy viên thuốc và dây thừng giúp tôi hiểu ra tại sao lính Việt Cộng đánh rất hăng

Vài ngày sau tôi và mọi người nghe tiếng kêu từ dưới đống gạch vụn, binh lính moi lên được hai tên Việt Cộng. Họ nhịn đói dưới đó hai ngày để chờ dịp trốn nhưng chịu không nổi phải lên tiếng kêu cứu. Cũng như vậy, hai Việt Cộng đều có dây thừng nơi cổ tay.

Vài ngày nữa lính Cộng Hòa bắt thêm một tên nấp dưới sông, hắn bắc cái võng nằm dưới đó mấy ngày. Một người hàng xóm khi đi vệ sinh nhìn xuống thấy hắn nằm trên vỏng mặc bộ đồ pajama, bà ta tri hô lên. Lính miền Nam hỏi ông nằm đó rồi lấy gì ăn, tên Việt Cộng nói là chúng tôi có bánh tét chôn dấu ở dưới sông nhiều ngày trước khi tham gia trận chiến.

Như vậy tổng cộng Việt Cộng bị bắt và chết mà chính tôi thấy là xấp xỉ mười mạng.

Hàng xóm nhà tôi căn số 8A có một cô bạn ngang tuổi bị đạn M79 câu vào ngay trong nhà nên miểng dính vào đầu và chết sau đó. Cô bạn tên Hồng cùng tuổi cùng học chung luyện thi Đệ Thất, sát một bên nhà và chúng tôi thường chơi chung những trò chơi con nít ngày xưa. Trong đợt hai 1968 chỉ có mình cô bạn là dân thường bị chết vì đạn tại xóm tôi.

Nhà chúng tôi được nhóm hướng đạo giúp dọn dẹp phá bỏ những đổ vỡ, làm gọn gàng sạch sẽ. Xin cám ơn nhóm hướng đạo nào đã đến giúp khu Tự Đức những ngày đó.

Vài ngày sau Ba tôi về và xin nghỉ dài hạn, toàn gia đình dọn về trú tại nhà bà chị họ nhà số 3A không bị thiệt hại nhiều. Khu chúng tôi có năm, sáu căn phải xây lại trong đó có nhà tôi. Sau khi xây nhà mới xong thì Ba tôi trở về đơn vị.

Sau cuộc chiến và ngay sả sau khi căn nhà của chúng tôi đã được xây lại, tôi cũng chưa thể quên mọi chuyện và bắt đầu cuộc sống mới, bởi vì hàng ngày khi ở trên lầu nhà tôi nhìn qua khu đất đổ nát cũa ngôi trường cũ vẫn còn đó. Chủ nhà chỉ dọn dẹp một ít vòng ngoài, những gạch đá nát vụn bên trong thì họ cứ để đó từ từ tính sau vì chủ nhân chưa muốn xây ngay.

Bất cứ cuộc chiến tranh nào xãy ra thì thường dân vẫn là những nạn nhân đầu tiên. Người mất nhà, kẻ mất người thân yêu, người có những vết hằn hay mất mát còn đọng lại trên cơ thể do chiến tranh gây ra. Có người bị khủng hoảng tâm thần do mất nhà cửa, người thân, sau nhiều năm vẫn còn ngơ ngác và hoang mang.

Bao nhiêu năm tôi đã vơi đi những đau buồn cũa Tết Mậu Thân, mọi ký ức từ từ lãng quên. Nhưng những hình ảnh, hồi ký cũa mọi người nhân 50 năm Mậu Thân đã gợi nhớ vết thương cũa mọi người, trong đó có gia đình chúng tôi. Vì thế, tôi ghi chép vài hàng về cảm nghĩ của mình.

Nguyễn Sơn

Ý kiến bạn đọc
04/04/201823:37:47
Khách
Chào anh Trần Văn, cám ơn anh có lời khen một nhóc tì 12t mà đã biết làm người công dân tốt. Phải vậy thôi, nơi người ta đang sống yên lành, mấy anh vào làm tan hoang nhà cửa, chết người dân thì ai mà chịu cho được.
Những hình ảnh cán binh VC lúc bị bắt nơi ngôi trường với những sợi dây lòng thòng nơi cổ tay tôi không bao giờ quên được.
Sau năm 68 đa số người lính VNCH mới được trang bị M16/M18 chứ trước đó chỉ Carbin, hay tiểu liên thời đệ nhị thế chiến.
Sau khi tàn cuộc chiến ở đó, hàng ngày vẩn có một tiểu đội lính ANQĐ đóng trong nhà người bà con mà chúng tôi đang tạm trú tại đó nhưng họ cũng chỉ có súng carbin thôi.
Nguyễn Sơn
04/04/201802:52:30
Khách
Năm mươi năm đã qua, nhưng những ngày kinh hoàng, tang thương do cộng sản Bắc Việt gây nên cho người dân miền Nam vào ngày Tết Mậu Thân không bao giờ có thể xóa nhòa, ngay cả trong ký ức của một cậu bé 12 tuổi.

"...tôi gặp một vài anh lính mặc đồ rằn ri Biệt Động Quân, tôi báo cho họ lính Việt Cộng đang ở đâu". Trích.

Lúc đó, trong khi có những kẻ tuy có bằng cấp nhưng lại nối giáo cho quân cộng sản xâm lược khủng bố, giết hại đồng bào, thì tác giả khi đó chỉ mới 12 tuổi mà đã biết ý thức được trách nhiệm của người công dân là phải hợp sức chung lòng với các chiến sĩ để diệt địch.Thật là rất đáng ngợi khen.
04/04/201802:47:26
Khách
"Tôi nghe đồn mấy lính Việt Cộng chiến đấu dữ lắm vì tay bị cột bằng dây thừng vào khung cửa cửa sổ...Nghe nói đó là thuốc hăng máu, uống vào giúp lên tinh thần"- Trích.

Ha ha. Bí kíp giúp đảng Cộng sản " quang vinh" " kẻ thù nào ta cũng đánh thắng " là đây ! Các sử "da",những kẻ cuổng Cộng, bọn phản chiến ca ngợi bộ đội Cộng sản cần đọc những đoạn này nha.

Một điều nữa là người bạn đồng minh Hoa kỳ thiệt là "tốt bụng" giúp người lính Việt Nam Cộng Hòa những vũ khí Garant, Carbin còn rơi rớt lại từ thời Đệ Nhị Thế Chiến, trong khi Cộng quân đã đươc khối Cộng sản cung cấp cho những vũ khí hiện đại AK47, B40...Nhưng dù 50% quân số được đi phép ăn Tết , nhưng quân lực ta đã anh dũng đẩy lui được địch quân trên toàn lãnh thổ - ngoại trừ một phần của cố đô Huế. Tạp chí Time đã viết: "Trước sự ngạc nhiên của người Mỹ và sự khiếp vía của Cộng Sản, Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đã chống trả thật can đảm và mãnh liệt, vượt xa sự tiên đoán của mọi người." . Vinh danh người lính Việt Nam Cộng Hòa !
03/04/201822:29:31
Khách
Chuyện lính VC bị cho uống thuốc kích thích và bị cột tay vào khung cửa sổ nghe qua thì tưởng như khó tin đối với những người không hiểu biết về VC. Chúng là "sư phụ" của lừa dối và mánh khóe tàn độc thí dụ như xử dụng con nít, thuốc kích thích. Chính chúng khoe thành tích những thiếu niên đưa thư hay tự tưới xăng lên mình rồi phóng vào kho đạn như Kim Đồng, Lê Văn Tám. Ai cũng thấy là những thiếu niên này bị xúi dục chứ không thể hành động một mình. Lãnh đạo VC chuyên môn đẩy người khác vào chỗ chết cho mục đích của chúng.
Dối trá với chúng là chuyện không đáng kể. Người VN ngày xưa có câu: Láo như Vẹm (Vẹm = Việt Minh = VC).
Chỉ tiếc là nhiều người dân miền Nam xưa không tin là VC dối trá, tàn ác tới mức nào cho tới khi tự họ phải nếm mùi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,049,407
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ. Ông là con của một sĩ quan Võ Bị Đà Lạt, ra đời trong mùa hè đỏ lửa. Bài viết mới của ông có lời ghi “Xin cám ơn Ba vì câu chuyện đã kể, là nội dung chính cho bài viết này!”
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet,
Tác giả từng nhận các giải bán kết từ năm đầu tiên 2001, và từ 8 năm qua, là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết Viết Về Nước Mỹ. Trước 1975, ông là một hạm trưởng hải quân VNCH,
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng ít cư dân Việt. Sau đây, thêm bài mới của Song Lam.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu là Fathers Day 2017. Mời đọc bài viết cho ngày này của Đoàn Thị. Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010.
Chủ nhật 18 tháng 6 là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Năng Khiếu: đứa con được sinh ra tại khu kinh tế mới Sông Ray, tỉnh Long Khánh, trở thành một nữ dược sĩ tại Mỹ kể về người cha H.O.
Chủ Nhật 18 tháng Sáu sẽ là Fathers Day 2017, mời đọc bài mới của Trương Ngọc Bảo Xuân. Tác giả hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC)
Tác giả đa nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Tốt nghiệp Y Khoa Huế, thời chiến tranh Bác sĩ Vĩnh Chánh đã là Y Sĩ Trưởng binh chủng Nhảy Dù
Chủ Nhật 18-6 tới đây là Fathers Day 2017. Xin mời đọc bài Viết Về Nước Mỹ thứ hai của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Cũng “Ngày Lễ Cha” hai năm trước đây, tác giả đã có bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên kể về Ba.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016.
Nhạc sĩ Cung Tiến