Hôm nay,  

Minnesota và Tuyết

10/01/201800:00:00(Xem: 11627)
Tác Giả: Thanh Mai

Bài số 5288-19-31134-vb405107i8

 
Tác giả. Là cư dân Minnesota, Thanh Mai đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết về nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
 

***

Hôm nay vào hãng thấy tay của sếp bị bó bột, hỏi ra mới biết sếp bị trượt té ngoài parking chiều qua vì tuyết bị đông đá. Tuyết rơi thì đẹp thật nhưng nguy hiểm vô cùng. Ai ở xứ này lâu chắc cũng đều ít nhất một lần bị đo...tuyết!

Tôi nhớ hoài một ngày mùa đông bảy năm về trước. Ngày ấy tuyết rơi nhiều lắm mù mịt cả đất trời. Hãng thấy tuyết rơi liên tục và dày đặc quá nên không xúc tuyết và cũng không rải muối. Chắc họ nghĩ có cào thì tuyết cũng rơi tiếp. Ai ngờ tai họa xảy ra lúc tan ca ra về. Anh Hùng, một công nhân người Việt Nam bị trợt ngã ngữa trên đường đi ra parking. Tôi đi sau anh ấy mấy bước chân mà không kịp đỡ cho ảnh nữa. Té cái rầm rất nhanh cứ như sao xẹt!

\Mọi người xúm lại đỡ anh Hùng ngồi dậy và hỏi anh có sao không thì anh bảo chỉ bị ê mông và hơi váng vất một chút. Thấy anh ngã ngữa dập đầu xuống nên mọi người khuyên anh nên kêu xe cứu thương đi khám bác sĩ cho an tâm nhưng anh không chịu và vào xe định thần một lúc rồi tự lái về nhà.

\Ngày hôm sau và vài hôm sau nữa thấy anh không đi làm nên chúng tôi rất lo gọi điện thoại hỏi thăm thì anh bảo thấy hơi mệt và ê ẩm nên đã lấy phép nghỉ một tuần cho khỏe.  Anh vẫn không chịu đi bác sĩ khám xem vừa rồi bị té có ảnh hưởng gì không. Nghe mọi người nói anh Hùng rất sợ đi bệnh viện vì anh sợ chích thuốc lắm.

Đúng 5 ngày sau khi té anh bị hôn mê phải đưa đi cấp cứu và nằm luôn hai tháng ở bệnh viện, không một lần hồi tỉnh cho đến khi ra đi vĩnh viễn. Bác sĩ bảo anh bị mất vì bịnh ...tim? Nghe gia đình anh nói vậy chứ chúng tôi không biết rõ sự tình. Một số người bảo anh mất vì vụ té ngã ngoài parking khiến máu động trong não, phải kiện hãng vì không xúc tuyết và không để bảng cảnh báo tuyết trơn trợt.

\Nghe đồn gia đình anh không kiện hãng nhưng từ sau đó bất kể tuyết nhiều hay ít, hãng đều cho người ủi tuyết sạch sẽ và rải muối cho khỏi đông đá. Cũng giúp được nhiều chứ nhiều chỗ vẫn bị trơn trợt, đi không cẩn thận là chụp ếch thôi. Kinh nghiệm đi bộ trên tuyết của tôi là tránh mang giày cao gót hoặc giày đế trơn không gai; đừng đi trên chỗ tuyết trắng trong vì chỗ đó đông đá rất dễ trợt té; nên đi trên chỗ tuyết màu trắng đục hoặc xốp; đi chậm và bước ngắn như chim cánh cụt; và đừng vừa đi vừa xem ... Facebook!

\Nhiều người bạn của tôi bị té trên driveway khi kéo thùng rác ra đường lắm. Cũng có người bị té bật ngữa như anh Hùng nhưng chẳng sao. Có anh thì không té ngữa mà té xấp rách cả mặt; và có anh phải đi bệnh viện đục lỗ trên đầu để thông máu bầm là anh Zoanh.

\Anh Zoanh cũng không đi bác sĩ sau khi chụp ếch trên driveway. 2 tuần sau khi té, anh thường xuyên bị nhức đầu. Có lần đang lái xe thì bị tối tăm mặt mày nhưng nó qua nhanh và anh có thể tiếp tục lái. Lần thứ  hai cũng bị như vậy anh mới kể cho vợ nghe và vợ anh chở đi khám bịnh ngay lập tức. Sau khi làm đủ xét nghiệm mới khám phá ra anh bị một cục máu bầm sau khi té và nó di chuyển từ từ đè lên dây thần kinh. Phải đục trên đầu anh một cái lổ chuyền thuốc vào cho tan cục máu bầm. Anh Zoanh may mắn hơn anh Hùng nhiều. Sau việc này anh xin về hưu và dọn nhà qua miền nắng ấm để trốn tuyết.

\Đi bộ dễ trợt trên tuyết, đi xe cũng dễ trợt luôn. Mỗi năm trận tuyết đầu mùa thường có rất nhiều tai nạn xe cộ xảy ra.

\Nhớ cách đây 24 năm mới qua định cư Minnesota, cậu em út cho chúng tôi cái xe hơi cũ. Xe nổ thì cứ chạy. Ai mà biết ba cái vụ bánh xe mòn chạy dễ bị trợt đâu.

Bữa đó tôi chở thằng con đi bệnh viện tái khám sau khi mổ mắt. Vì trời vừa tuyết ngày hôm trước nên trên freeway 94 vẫn chưa được cào sạch sẽ, hai bên đường còn bám tuyết. Hình như trước kia máy móc xúc tuyết chưa được hiện đại như bây giờ nên tuyết không được vét sạch cho lắm.

Xe tôi đang chạy tà tà cỡ 45 miles một giờ thì ...trượt và quay trên đường xa lộ. Hai bên xe của tôi là thành cầu xi măng và đàng sau là những cái xe đang phóng tới.

Không thể điều khiển được xe nữa tôi cầm chắc cái chết nên thả tay lái đưa hai tay lên bịt mắt. Cái xe của tôi cứ quay như thế không tung vào thành cầu thì cũng tung vào mấy cái xe đang chạy. Thằng con ngồi trên carseat băng sau mới mổ mắt xong mà bị tung thì chắc bung chỗ mổ.....Tôi chỉ nghĩ được thế thôi chứ chưa kịp nghĩ đến chuyện mình chết đi thế nào ông chồng sẽ rinh về vài em Mỹ đen rờ cái mông dãnh như mông ngựa cho đã thèm và nhất là .... 245 cây vàng chôn dưới vườn rau cũng chưa nói cho chồng biết nữa....


Nhưng được một lúc, tôi cảm thấy cái xe mình quay 3 vòng rưỡi thì dừng lại và chẳng tung vào chân cầu cũng như chẳng ai tung mình cả. Sao hên dữ vậy??? Tôi mở mắt ra kịp thấy một cái xe vừa lách và lướt qua lằn đường bên cạnh. Xe tôi đã bị tắt máy, đang dừng lại ngược chiều xa lộ và trước mắt tôi nào là xe tải, xe lớn xe nhỏ đã đứng lại đang ngắm xe tôi quay.

Đúng là quá may mắn! Chắc Má tôi phù hộ cho hai mẹ con! Tôi thử vặn chìa khoá đề xe và may mắn nữa là cái xe kêu khẹc khẹc vài tiểng rồi gầm lên nổ. Tôi từ từ bẻ lái quay đầu xe và chầm chậm bò về tới nhà. Vừa lái vừa run. Cu Lộc ngồi sau không biết gì cả!

Ở lâu xứ này, mỗi khi mùa đông tới tôi đều ra Dealer nhờ thợ kiểm tra bánh xe nếu cần là thay bánh mới không tiếc tiền. Chạy xe mùa đông cần có bánh xe tốt xem như đỡ được phần lớn. Còn là nhờ lái xe cẩn thận và may mắn vì mình cẩn thận mà gặp người ta bị trượt văng vào thì mình cũng tiêu!

Đừng nghĩ tay lái cao siêu,

“Black ice” mà cán là tiêu tán đường.

Nhắc lại vụ trợt té trên tuyết, bản thân tôi năm nào cũng bị chụp 1 hay 2 con ếch nhưng chắc nhờ ... cứng xương và võ giỏi biết cách ... đo đất nên chỉ bị ê ẩm tí chút thôi. Có lần đưa thằng con đi khám bịnh, vừa bế con bước ra khỏi xe bus là trợt té cái oạch. Thằng con nằm trên bụng tưởng mẹ chơi cầu tuột cười thích chí. Mấy người gần đó vội đỡ tôi dậy và hỏi han ân cần lắm. Đa số lần nào tôi té cũng có người tới đỡ dậy chứ ai nói người Mỹ họ làm lơ sợ bị tai vạ?

Cũng lâu lắm rồi, Hoàng, ông xã tôi đang lái xe đi làm thực tập trên con đường xa lộ thì bánh xe bị nổ, xe Hoàng lao xuống cái hố bên đường.

Nhờ trời đang đổ tuyết nhiều nên cái hố như được trải thảm êm ái Hoàng chẳng bị sao cả. Anh chàng đang loay hoay tìm cách dọt xe lên khỏi hố thì một chiếc xe đậu lại trên lề đường, một ông Mỹ tuổi sồn sồn bước ra hỏi thăm và xuống hố phụ Hoàng đẩy xe lên khỏi hố.

Chưa hết, ông ta còn trải một tấm bạt trên tuyết và chui vào gầm xe xem xét. Rồi ông ta bảo:

Xe bạn bị nổ một bánh. Còn 3 cái bánh kia cũng tệ lắm, sắp bung tới nơi. Bạn cần kêu xe tow tới kéo đi thay cả 4 bánh xe cho an toàn! Bạn lên xe tôi chở tới trạm xăng gần đây dùng điện thoại kêu họ.

Hoàng cám ơn rối rít vì ông ta chở giùm tới tiệm xăng và giúp gọi luôn điện thoại cho người tới cẩu xe đi tiệm thay bánh. Rồi còn chở giùm về nhà nữa chứ. Người đâu mà quá tốt!

Hải, em dâu của Hoàng thì xe bị trợt nằm lơ lửng trên đồi tuyết nửa trong nửa ngoài. Cô nàng chui ra ngoài được vẫy tay lia lịa cầu cứu và cũng được một ông già Mỹ không ngại nguy hiểm leo vào xe de lui xuống đất.

Cũng cô nàng Hải này, mới tháng trước trong lúc dừng xe chờ đèn đỏ thì chạy ra khỏi xe tính mở cốp dựng lại mấy chai nước mắm mới mua. Ai ngờ mở cốp xe không được mà mở cửa xe trước để vào lại xe thì cửa xe tự nhiên bị khoá. Tất cả bóp, Phone và chìa khoá xe đều nằm trong xe.

Sợ đèn xanh, thiên hạ mấy xe sau bị mắc kẹt chạy không được nên cô nàng chạy tới xe sau cầu cứu. Người này đã mở đèn emergency và ra dấu cho các xe sau sang lane khác để chạy. Còn ông ta thì đến xe cô nàng tìm cách mở các cửa xe.

Nhưng vô hiệu! Mượn Phone để gọi cho chồng thì chồng thấy số Phone lạ không chịu trả lời, Hải mới dùng động từ “to quơ” và tiếng bồi mà nói với ông Mỹ:

Nhà tôi chỉ cách đây 2 chặng đường. Ông đứng đây giữ xe giùm tôi để tôi chạy về nhà lấy chìa khoá sơ cua. Cảnh sát có tới thì nói cho họ biết đừng kéo xe tôi đi. Cám ơn ông.

 

Thế là Hải chạy nước rút về nhà mở cửa garage bằng mật mã (May mà còn nhớ) và khôn nữa là biết lấy xe đạp chạy ngược ra chỗ cũ. Vừa mệt vừa lạnh run vì ngày đó nhiệt độ xuống còn cỡ 10 ° F. Cô nàng còn sức đưa chùm chìa khoá chắc cỡ mấy chục cái cho ông Mỹ và ngồi bệch ra thảm cỏ thở hồng hộc.

Ông Mỹ đã giúp mở khoá xe, bưng xe đạp bỏ lên xe, rồi đỡ cô nàng lên ghế ngồi và chúc sức khỏe rồi mới đi.

Cả 3 việc kể trên đều xảy ra ở Minnesota nên mới thấy người Minnesota quá tốt! Họ sẵn sàng giúp đỡ không phân biệt là giúp đàn ông hay đàn bà, là người chủng tộc nào. Giúp hết lòng, giúp hết mình, không ngại mất thời gian hoặc công sức. Đúng là xứ lạnh tình nồng phải không các bạn? Đó cũng là một trong mấy lý do dù trời lạnh và tuyết nguy hiểm chết người nhưng chúng tôi vẫn “trụ” lại ở đây.

Tuyết rơi thì mặc tuyết rơi,

Tình nồng xứ lạnh ấm người sợ chi!

Tuyết đến rồi tuyết lại đi,

Trải qua băng giá càng chì càng ngon!

 

Thanh Mai

Ý kiến bạn đọc
15/01/201807:28:25
Khách
Cái tủ đá của nước Mỹ nằm gần Canada này xem vậy mà có những người đi đường thật tử tế...câu chuyện có tình có hậu như tâm trạng của tác giả Thanh Mai: Đất lành Chim đậu- nhưng không dừng ở đây, vì tác giả còn rất "chì" khi tâm sự: Trải qua băng giá càng chì càng ngon...Chúc tác giả nhiều an mạnh!
12/01/201801:05:13
Khách
Ông Khách ơi. Bên tui là bên tiểu bang nào vậy ? VA. Chúng tôi năm nay có đêm -19 độ C đó .
11/01/201819:07:49
Khách
Chị Thanh Mai à, bản thân em cũng 3 lần bị tai nạn xe vì tuyết . Cũng may là chỉ hư xe thôi chứ người không bị sứt mẻ gì hết. Nhưng có một lần em bị Tuyết.... đè mới ghê. Rất may mà còn tỉnh táo để về với vợ con. 😅
Cám ơn chị đã chia sẻ kinh nghiệm về tuyết của Minnesota!
11/01/201805:40:16
Khách
10F ỡ Minnesota chĩ khoãng -12 hoặc -13 C ở bên tui thôi .....chưa lạnh lắm đâu , bên tui khoãng cuối tháng 12 thôi đã -22 C lúc có gió mạnh và chilly thì lên đến -30 C đến -37 C ....tuyết ngập đầy .... hêhêhê ....
10/01/201814:21:51
Khách
Bình Trần
Còn kinh nghiệm nào nữa về tuyết xin kể thêm cho vui nhé.Chào cô.
10/01/201809:24:02
Khách
Bài viết thật hay. Lâu nay sao bạn mai danh ẩn tích? Hạc tiếp tục cho chúng tôi những bài VVNM bạn nhe!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,309,730
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến