Hôm nay,  

Người Đóng Hụi Chết Khả Kính

30/12/201700:00:00(Xem: 22658)
Tác giả: Phan

Bài số 5281-19-31127-vb7123017

 
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới là truyện kể cuối năm dễ làm mềm lòng người.
 

 ***
 

Tết tây rồi tết ta tới nơi! Trời hôm nay lạnh căm căm, lất phất mưa thêm não lòng những người đa cảm, luôn cả những người đang cảm thời tiết. Ai cũng dán mắt lên cái đồng hồ treo tường vì trông giờ về.

Thế mà bà sếp thân thương lại đến nhờ tôi với chị Hường ở lại, làm cho xong việc mới về vì hãng cần gởi hàng đi cho khách hàng ngay trong hôm nay.

Chị Hường lười nói tiếng Anh nên hất hàm ra lệnh cho tôi trả lời.

Biết nói gì đây? Khi hãng cần hàng gấp thì sếp năn nỉ lính. Nhưng khi lính cần sếp quan hoài lúc hãng ít việc thì… sếp đàn bà ưa để bụng! Nên tôi nói láo lòng mình, “Không có gì. Thưa bà. Tôi với bà Hường sẽ ở lại, và cố gắng làm xong sớm nhất cho bà.”

   Sếp cảm ơn tử tế hơn cần thiết vì là sếp đàn bà mà. Chỉ khi sếp đi rồi, chị Hường mới nói: “Mẹ ơi! Mùa này ra hãng năm giờ rưỡi đã tối hù. Làm xong mớ hàng này cho mẻ thì sớm nhất cũng bảy giờ. Ra hãng chắc tưởng nửa đêm…”

Tôi nói với chị, “Em không cần giải thích nhiều với chị đâu, vì chị em mình biết nhau quá mà! Em cũng không ngại giờ về, thời tiết con khỉ khô gì hết. Nhưng em đói quá rồi, mới là chuyện  đáng lo! Bây giờ chị để em làm một mình, chắc chắn là nhanh hơn làm chung với chị vì em rành việc này hơn chị. Còn chị chỉ kiểm tra lại dùm em là mình vừa được nhanh để về, vừa an toàn hậu sự…”

Chị em tôi cắm cúi làm cho nhanh, nhưng cơn đói làm mờ mắt. Tôi nói với chị Hường, “Chị. Giờ này về. Trời thì lạnh. Người thì mệt. Em đang tưởng tượng tới cháo gà, dĩa gỏi xé phay… Trời ơi! Chị Hường ơi…!”

Cầu được ước thấy. Đâu ngờ chị trả lời, “Cầu được ước thấy hen. Sao biết tui nấu cháo gà, làm gỏi xé phay hay vậy?”

“Má ơi! Chị nấu gì ở nhà chị thì ông Táo biết chứ làm sao em biết!”

Chị nói, “Thôi làm nhanh đi. Ra khỏi hãng thì tui kêu con gái tui hâm cháo gà. Mình về tới nhà là có ăn liền cho bớt đói…”

“Chị mời em thiệt không đó? Chuyện đói bụng là chuyện sanh tử đó à nha…!”

“Làm đi…!”

 

*

Tôi lái theo xe chị Hường về nhà chị. Bước vô nhà đã thơm lừng mùi cháo gà. Chị bảo cháu ngoại: “Thưa ông đi con.” Tôi hết đói với suy tư… mình lên hàng ông thật rồi sao? Nhưng đến con gái chị khoanh tay, “Thưa chú” thì tôi hết muộn phiền tuổi tác vì đói quá sức rồi!

Thôi thì nỗi buồn nào cũng không hơn nỗi buồn khi cái bao tử rỗng. Bỗng nhớ nhà văn quân đội Lâm Chương hết sức, vì anh ấy viết một câu từ trong tù cải tạo như kinh điển: “Khi đói. Bộ óc người ta tuột xuống dưới bao tử để chỉ nghĩ đến cái ăn…”

Nhưng khi tôi đã phá tan dĩa gỏi gà, tung hoành xạch bách tô cháo nóng, và vài món cúng khác nữa! Tôi mới thấy trên bệ lò sưởi có bình bông cúng, cái ly kiểu cách đến chỉ để cắm nhang thì nhang còn mới tới như nhang vừa tàn… Tôi hỏi chị Hường,

“Hôm nay nhà chị có đám giỗ hả?”

Chị trả lời, “Giỗ ba chồng tui hôm qua. Tui đi chợ. Về làm mấy món cúng mà ba tui ưa thích hồi còn sống. Rồi mệt quá nên tui đi nằm. Con gái tui gọi hoài mà má không bắt điện thoại nên nó chở con về nhà ngoại vì lo tui chết thúi trong nhà…”

“Vậy…! Anh nhà đâu? Em đói quá nên quên hỏi thăm anh…”

“Trời mẹ ơi! Ổng bỏ tui từ hồi con nhỏ này (tay chỉ con gái chị) mới chín, mười tuổi. Nay nó ba mươi mấy rồi! Con nó đi lớp một rồi!...”

“Nhưng…?”

“Tui nghe nhiều rồi, nên đừng hỏi nữa!”

“Dạ chị.”

“Con Hiền. Lấy chai rượu cúng hôm qua ra đây cho má!”



Chị tôi say, nên tôi tin là phước phần có thật. Bởi chị có người con gái quá hiếu thảo với mẹ, khi từ cô kể ra, “Má con đã sáu mươi lăm tuổi rồi, con ba mươi sáu tuổi. Ba con bỏ nhà đi khi con mới mười tuổi. Hồi đó con tức giận ba con, vì thấy má con ban ngày đã cực khổ quá, đêm tới cứ khóc thầm hoài… Nhưng lớn hơn lên thì con khuyên má con đi bước nữa. Tại bác… (đó) là người làm chung hãng với má con. Bác thường tới nhà giúp cho má con những việc đàn bà không làm được như cưa bớt nhánh cây ngoài sân trước, sân sau. Bác sửa vòi nước bị rỉ trong nhà tắm, thay bóng đèn tuốt trên trần nhà, vô dầu mỡ cho cửa garage hết kêu kót két; bác sửa xe, thay thắng, thay nhớt ở nhà cho má con đỡ tốn tiền… Bác giỏi lắm, cái gì cũng biết làm. Còn nấu ăn ngon nữa. Bác mời mà má con không qua nhà bác ăn thì bác bưng luôn nguyên nồi sang nhà con ăn cơm chung cho vui… Con lớn rồi nên con hiểu được bác có tình cảm với má con. Trong khi vợ của bác thì chết bệnh cũng lâu rồi. Bác ấy hiền, đối xử tốt với má con và con. Nên con khuyên má con ưng bác đi cho con có ba.


Không biết má con nghĩ gì, kể ra cũng lạ lùng lắm chú! Vì mắc gì mà cứ cúng giỗ ông nội với bà nội của con khi cha con đã đối xử với má con và con như vậy? Nhưng má con suy nghĩ lâu tới bác đó chết già luôn cũng không chịu đi bước nữa, vì tao còn mặt mũi nào để nhìn ông bà nội mày! Ai già cũng phải chết. Hồi xuốn dưới gặp lại nhau. Làm sao nhìn mặt mà không xấu hổ?”

 

*

Tôi về.

Con gái chị Hường tiễn tôi ra cửa vì má đã ngủ ngồi với cháu ngoại của bà trên sofa. Con rể của chị cũng vừa đến. Vì, “tối nay em với con ngủ bên nhà ngoại thì anh ngủ nhà với ai…?”

Người trẻ thật dễ thương với đối đáp, nhưng người già thương dễ nhau hơn bởi đã không ít thì nhiều bị đời làm tổn thương nên mới biết tới tình-nghĩa.

Tôi nhớ những lời say của người chị, “Ở đời, đâu có ai bắt mình qùy lạy ai đâu! Nên khi đã tự ý qùy lạy cha mẹ chồng cho mình được làm con dâu. Thì họ sống, mình phải phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Họ chết rồi, mình phải giỗ quảy tới hết đời mình. Còn chuyện vợ chồng với nhau thì phước phần, duyên nợ, là chuyện riêng của hai vợ chồng. Đâu bất hiếu với cha mẹ chồng, cha mẹ vợ mình được. Cái thời của tui nó như vậy, không giống bây giờ.

Để tui kể cho nghe: Bà bạn tui, cũng cỡ tuổi tui. Nhưng bà ấy ốm đau bệnh hoạn rề rề… Sống với con trai thì con dâu than thở tốn kém, hầu hạ… mệt quá! Thằng con trai ráng nhịn vợ cho mẹ mình được ở nhà. Thì vợ nó đem con về ở nhà mẹ đẻ của nó. Có khác nào bỏ chồng?

Tới thằng con trai hết đường, năn nỉ thằng em rể cho đem mẹ qua ở với con gái. Thì cũng không được bao lâu, thằng rể than phiền tốn kém, nhà có người già, bệnh hoạn… Nó sống không nổi đâu vì không khí trong nhà u ám quá!

Thành thử hôm đưa bả vô nhà già. Tui đến tiễn chân. Bả khóc thảm thiết như con nít đi học ngày đầu. Cứ níu áo hết con gái tới con trai, hết cháu nội tới cháu ngoại nhờ nói cho bà một tiếng! Nhưng người ta bây giờ lạnh lòng tới dửng dưng vậy đó! Ruột thịt mà coi như người dưng…

Rồi thì thời gian đầu ở nhà già, con cháu còn tới thăm. Từ từ tụi nó quên luôn là có mẹ ở nhà già. Đám cháu nội, cháu ngoại thì sợ bà như sợ bà phù thủy. Lần nào tui tới nhà già thăm bả tui cũng khóc lúc đi về. Tự bả cứ níu áo tui ở lại với bả thêm chút nữa… thấy tội nghiệp lắm!

Nên bả chết hồi năm rồi! Tui đi đưa đám ma bạn mà trang điểm, mặc quần áo như đi đám cưới. Con gái tui nói ‘má kỳ vậy má’. Tui kệ. Tự tui mừng cho bà bạn tui đã hết buồn. Tui buồn cho con trai, con gái của bạn tui khóc lóc thảm thiết với cái xác không hồn… Thời buổi này, tới chừng đi làm hết nổi. Tui cầu cho trời phật kêu tui cái một cho khoẻ thân. Tui chỉ van vái trời phật đừng cho tui bệnh. Còn chết thì đâu ai khỏi. Đúng không?”

 



Tôi ấn tượng với căn nhà quá sức đơn giản của chị Hường. Dường như chẳng có thứ gì để có thể gọi là đồ trang trí trong nhà. Nhớ những hôm thấy chị không vui, hỏi thăm thì y như rằng: Con gái với thằng rể mua sắm gì đó cho chị thì chị bắt đem trả. Nếu không phải chuyện đó thì là ngược lại, chị mới vừa cho bớt đồ gia dụng đã quá ít trong nhà, nên con cái cự nự…

Từ đó tôi hiểu ra những suy nghĩ đằng sau, bên trong những lời nói ra, hay những hành vi khác thường của chị trong hãng. Như sếp hỏi, “Tôi cần một người ở lại làm trễ để hoàn tất việc này. Ai có thể giúp?” Thì hàng chục cánh giơ lên! Trong khi chị cũng ngưng làm, nhưng không để giơ tay lên mà là… giấu hai tay xuống gầm bàn.

Nên tôi hết lạ với những điều chị nói cũng khác thường. Mấy người đàn bà rủ chị chơi hụi. Chị trả lời: Tui đóng hụi chết hết hơi rồi. Tiền đâu nữa mà chơi hụi với mấy bà. Hụi chết của chị là cho từ thiện đều đặn, cúng chùa mỗi rằm…

 Người đàn bà phi thường trong đời thường, vẫn lặng lẽ đi làm để nuôi thân khi đã sáu mươi lăm tuổi đời; nuôi cả chút văn hoá dân tộc còn sót lại qua lòng hiếu thảo với tứ thân phụ mâu. Thật khả kính.

Phan

Ý kiến bạn đọc
15/12/202206:28:36
Khách
Bonjour Phan,
Bài viết rất hay, xin cảm ơn. MongAnh thật khỏe thật nhiều cảm xúc & ngẫu hứng viết tiếp nha..
Bich Sen
01/11/202203:04:38
Khách
Thiệt thòi nhất là vợ của cán bộ VM tập kết hay vợ của du kích VC, chồng ra đi vợ ở nhà cày cấy làm thuê nuôi con cái và phải gánh nặng đóng huị chết nuoi cha mẹ chồng. Vợ lính VNCH đuợc lãnh một phần luơng của chồng, chồng tử trận đuợc huởng 12 tháng luơng tử tuất nhưng vợ bộ đội hay cán bộ CS không có gì hết. Tác giả Phạm Tín An Ninh có kể chuyện nguời chị bà con lấy chồng theo VC, rồi ông này một hôm mất tích. Bà vợ ở nhà lập bàn thờ chồng va` tần tảo nuôi cha mẹ chồng cho đến khi cha mẹ chồng qua đời. Hai muơi năm sau, CS thắng trận, ông chồng trở về nhà với bà vợ hai lấy khi ông ra Bắc. Ông chồng về lấy lại nhà cửa của cha mẹ chồng, bà vợ cũ phải dọn ra khỏi nhà cha mẹ chồng dù tuổi đã già bệnh tật sống trong cái chòi lá cất tạm mặc dù gần 20 năm đóng huị chết nuôi cha mẹ chồng. Thật là cái nợ oan nghiệt.
31/12/201719:36:13
Khách
Hay đến nao lòng. Viết như thở.
31/12/201706:21:00
Khách
Hình như đời sống càng cao thì con người ta càng lạnh lùng với tình thân vì nghĩ mình chẳng cần tới ai cũng quên cả công ơn hay lời hứa với cha mẹ, thầy cô... không biết có phải là mặt trái của cái gọi là "văn minh phương Tây:" khiến vợ chồng bỏ nhau như thay áo nói gì đến cha mẹ chồng, cha mẹ vợ hay giống như câu "Giàu đổi bạn, sang đổi vợ"?! Riết rồi dám người tốt chỉ là thiểu số vì người ta càng ngày càng ích kỷ?!
Bài viết hay. Cảm ơn tác già. Mong là tình người còn lại chứ không mất hẳn. Mong bài viết sau.
31/12/201705:55:35
Khách
Ca dao Việt có câu "... ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng", tuy nhiên, chị Hường trong câu chuyện này thì có lối cư xử trái ngược, đến nay, vẫn nhớ hương khói cho bố chồng, cho dù mình đã bị chồng ruồng rẫy cả hơn hai mươi năm cách đây.
31/12/201704:33:08
Khách
Tác giả ơi, câu chuyện không có nút thắt, nút mở, cao trào...nhưng mà tôi đọc một mạch say mê với đầy cảm xúc. Cảm ơn tác giả thật nhiều với trái tim nhạy cảm đã thổi hồn vào từ con chữ ca ngợi lòng hiếu thảo của lớp phụ nữ Việt Nam thế hệ trước. Giờ thì...
30/12/201720:17:09
Khách
chuỵên cồ tích ngày nay, dọc truyện ngắn cũa Phan cứ thấy mắt mình cay cay những phụ nữ Việt Nam như bà chị trong truyện thời nay còn dược bao nhiêu người?? mỗi lần dọc trụyên của Phan cứ vui buồn,thương kính quỵên len trong mình ,cám ơn Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,012,124
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến