Hôm nay,  

Giáng Sinh Đầu Tiên

16/12/201700:00:00(Xem: 11689)
Tác giả: Minh Nguyệt Graves

Bài số 5290-19-31136-vb7121617

 
 Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau,  bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX.  Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.

 VVNM-Noel dau tien
Ông Bà Graves.


***

Gần Giáng Sinh rồi, ông khách quen đến cho quà, tôi mới hỏi, “Có chuyện chi vui, ông kể tui nghe với?”

Ông cười, “Có chứ, chuyện Giáng Sinh.”

*

Tháng Hai năm 2002, hai vợ chồng ông ly dị, tiếp đến tháng 4 ông bị mất việc. Đúng là năm vận tháng hạn, xui xẻo bao nhiêu là chuyện!

Nhưng dù sao công ty ông làm cũng tốt, họ cho ông 3 tháng lương, (tháng 5, 6,7) trong khi tìm việc mới. Và như nhiều lần khác trong cuộc đời mình, ông thường tự an ủi, “Biết đâu trong cái xui cũng có cái hên! Trong cái rủi lại có cái may”.

Hên may gì ư? Tháng 5 ông gặp “Bà ấy”. Ông thích Bà ngay giây phút đầu tiên, và ông nhứt quyết sẽ cưới Bà làm vợ. Đúng 3 tháng sau, tháng 8 năm đó, Ông cưới vợ lần thứ hai.

Như lệ thường, lương thất nghiệp được lãnh trong vòng 6 tháng. Ông bắt đầu nhận tiền này từ tháng 8, chỉ bằng một phần ba lương khi đi làm, chán quá! Việc thì không thiếu, nhưng lương thấp, ông không muốn làm, không đủ thiếu vào đâu cả!

Tháng 9, 10, 11 ông vẫn chưa tìm ra việc ưng ý. May sao đến gần giữa tháng 12 thì ông được nhận vào làm cho một cơ quan của Tiểu bang, lương không bằng lương chỗ ông làm hồi trước nhưng bảo hiểm rất tốt, công việc nhàn nhã hơn.

Đầu tháng 1 năm 2003 mới bắt đầu đi làm, và lương lãnh lần đầu sẽ là đầu tháng 2, một tháng lãnh lương một lần, không phải 2 lần như  việc cũ.

Hôm nay là 20 tháng Chạp rồi. Từ sau lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) ông đã bày cho bà vợ và 2 đứa con gái trang hoàng cây Giáng Sinh, treo đèn phía trước nhà nữa. Bà vợ và hai đứa con gái theo Phật Giáo, và nghe đâu bên VN, (quê của bà ấy) thì Giáng Sinh không phải là một ngày lễ lớn, mà chỉ là một ngày dành cho những người theo Công Giáo, hay Thiên Chúa giáo, thay vào đó họ ăn mừng Tết âm lich, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán.

Ông cảm thấy vui vui khi nghĩ rằng Giáng Sinh năm nay thật đặc biệt, một Giáng Sinh đầu tiên cho gia đình ông. Chỉ có một điều làm ông lo lắng cả mấy ngày nay là ông không có tiền để mua quà cho vợ và 2 đứa con gái. Ông bàn bạc với vợ, thì bà cứ lắc đầu, xua tay, “Bày đặt quà với cáp chi, mua cho mỗi đứa một món là được rồi. Bao nhiêu năm nay không ăn mừng Giáng Sinh hay quà cáp gì, có chết ai đâu?”

Ông không thích cách bà nghĩ, nhưng không muốn làm bà giận, nên ông lặng thinh, chỉ tính toán trong đầu, “Mỗi đứa nhỏ phải có ít nhất 3,4 món quà, bà vợ thì cũng phải có 1; 2 món thì chắc cũng phải hết ba trăm. Phần ông, ông chẳng cần gì cả! Giáng Sinh này ông có một gia đình đông đủ, đó chính là niềm vui của ông rồi".

Buổi sáng ông đi nhà bank để bỏ cái check (tiền thất nghiệp) vô, thì cô nhân viên nhà bank nói, “Nhà bank có chương trình đặc biệt cho Giáng Sinh. Ông có thể tạm ngưng trả tiền chiếc xe Truck một tháng, (tháng 12, 1 hoặc tháng 2.) Ông có biết không?”

Ông nghe mà không tin vào tai mình, “Thật à, tôi không biết. Thế tôi có phải trả tiền phạt không?”

-“Chỉ 5 đô tiền lệ phí thôi ông à. Nhà bank muốn khách hàng có tiền để tiêu trong những ngày lễ! Tôi sẽ in ra cái giấy để ông ký vào nhé.”

"Ồ! Tốt quá!" Ông ký cái giấy cô nhà bank đưa cho, hân hoan ra về.

Bà vợ đang đi làm, hai đứa nhỏ đang ở trường. Chỉ mình ông với con chó già Charlie trong căn nhà vắng, ông ngồi hý hoáy viết xuống mấy thứ ông muốn mua cho hai đứa nhỏ trước, còn bà vợ sẽ dò hỏi thêm sau.

Nhưng mà lỡ tụi nó không thích mấy thứ ông đoán thì sao nhỉ? Hay là đợi đến lúc tụi nó đi học về, ông sẽ bảo tụi nó viết thư cho ông già Noel. Ông cười sung sướng, vậy là Giáng Sinh này vui rồi, nghĩ đến tụi nhỏ hí hửng mở từng gói quà, lòng ông rộn ràng hẳn lên.

Tối hôm ấy, trong bữa cơm, ông nói, “Này, hai đứa nhớ viết thư cho Santa Claus nhé, mỗi đứa xin 5 món quà, nghe đâu ngày mai là bưu điện tạm ngưng nhận thư rồi đó, vì họ bảo nếu ông Santa nhận thư trễ sẽ không gói quà kịp. Để thư ở dưới ống khói lò sưởi nhé, trước khi đi học, đừng quên!”

Đứa bé ra ngoài sân chơi bóng rổ, vừa chơi nó vừa nghĩ, “Trái banh ni cũ rồi, mẹ mua ở Garage sale hồi còn ở nhà thuê, chừ xin ông Santa trái khác đánh cho đã. Mình cũng thích chơi đàn Guitar, để xin một cái. Hồi chiều, con bạn Maragret mới kể có đôi giày đánh banh của Nike, màu xanh là màu mình rất thích. Phải xin thêm đôi giày. À, nhưng mà thích nhất là cái poster của đội bóng rổ nổi tiếng, và cái áo khoác có in tên và phù hiệu của đội Spur nữa chứ."

Sau khi chơi banh chán, Sa đi tắm rửa, trước khi đi ngủ, nó ngồi viết thư cho ông già Santa Claus, cẩn thận kiểm tra lại một lần nữa cho chắc là nó đã xin cả thảy 5 món, hy vọng ông sẽ cho nó cả 5 món vì năm nay nó nghĩ là nó rất ngoan, xứng đáng được thưởng.

Vy, sau khi ăn tối xong, về phòng nằm suy nghĩ. "Hỏi nó thích gì ư? Nó thích con búp bê Barbie, cái gì của Barbie nó cũng thích cả. Mẹ mua 2 con búp bê Barbie cũ từ Garage sale của cái nhà hàng xóm từ mấy tháng trước, áo quần của Barbie cũ rồi.

Hôm trước, nó năn nỉ ông dẫn nó đi chợ, mà không có mẹ đi kèm, vì chắc chắn mẹ sẽ la “Phí tiền, không được mua!” Nó xin ông mua cho Barbie mấy bộ đồ để thay. Nó thấy ông cầm gói đồ lên, lẩm bẩm, “5 bộ đồ cho con búp bê bé xíu này mà hết 20 đồng luôn, đắt ghê! Mua về thế nào cũng bị Mẹ la cho mà coi.” Nghe thế, nó sợ nên lủi thủi kéo tay ông ra về. Giờ xin ông già Noel quà, cho thêm một con búp bê con trai, một con búp bê con gái, một búp bê em bé, cái nhà, và có xe nữa…Cho chắc ăn, nó vào trang website của Barbie, lựa ra 5 món cả thảy, cẩn thận hơn, ghi chú cả số hiệu cho Santa Claus dễ tìm. Trước khi ngủ, nó đã dán bì thư gởi Santa, chôn dưới lớp tro của lò sưởi. Sợ ai đó không biết, nhóm lò sưởi thì cháy thư, nó viết một cái Notes chữ thiệt to dán ở phía trước tấm rèm sắt của lò sưởi: “Xin đừng nhóm lò. Vy”


Sáng hôm sau, khi hai đứa nhỏ đã đi học, ông lôi hai cái thư ở lò sưởi ra, đọc kỹ lưỡng, đoán chừng tốn hết bao nhiêu tiền.

Của Sa, chắc ông không mua cái đàn ghita, vì đắt tiền, cả 100 bạc, mà sợ nó chỉ thích nhất thời, vì rõ ràng ai cũng biết nó mê bóng rổ hơn tất thảy mọi thứ, 4 thứ còn lại, cần cho cả năm học, dù mắc hay rẻ, ông cũng phải tìm mua cho nó kẻo tội.

Phần Vy, ông hơi ngạc nhiên. Con nhỏ lấy đâu ra cái danh sách dài chi tiết về Barbie nhỉ? Ông phải tới chợ hỏi họ thôi, chứ mấy cái này ông không rành, và ông cũng không muốn hỏi bà vợ, vì bà ấy sẽ “bàn lui” cho mà xem. Ông mong rằng không quá nhiều tiền, để con bé được vui.

Sau khi gần hết buổi sáng ở chợ, mua quà cho Vy, ông về nhà nghỉ mệt. Buổi chiều, ông tiếp tục đi mua giày, banh, cho Sa. Riêng cái poster và cái áo của đội bóng Spur, ông mua trong trang web của đội bóng, từ San Antonio gởi lên, nên chỉ cần 1 ngày là nhận được.

Sáng 23, chiếc xe của UPS dừng trước nhà ông, người nhân viên bấm chuông và để lại gói đồ. Ông mừng quá, vậy là quà của 2 đứa nhỏ có đầy đủ rồi đây.

Tối 23, đợi cả nhà ngủ say, ông trở dậy, lúi húi gói ghém, dán vô mấy cái nơ, màu xanh cho Sa và màu đỏ cho Vy, rồi lại phải đem mấy gói quà dấu kín ở trên cái rầm ngoài Garage.

Chiều ngày 24, (Christmas Eve) cả nhà ông phải tới nhà bà chị của ông để ăn mừng lễ Giáng sinh. Trời mưa lạnh, bà chị vui vì năm nay là năm đầu tiên, bà có thêm 3 đứa con nuôi, và cũng là lần đầu tiên gặp gỡ gia đình mới của em trai, nên uống rượu hơi nhiều, nhất quyết không cho gia đình ông ra về sớm. Cũng gần 11 giờ đêm thì tiệc mới tan!

Trên đường về nhà, Sa nói, “Mẹ ơi, quên để sữa với bánh trên bàn cho ông già Noel rồi, có khi mô ông giận, không cho quà, bắt đền Mẹ đó, nói về sớm lúc 9 giờ, chừ làm răng đây?”

Ông cười, “Giờ này, ông già Noel chưa tới mô, phải sau nửa đêm lận, đừng lo!"

Vy thì mắt nhắm mắt mở, vừa ngáp vừa hỏi, “Mẹ ơi, mình đốt lửa ở lò sưởi, lò nóng thì lỡ ông già Noel bị phỏng, lỡ cháy hết quà thì uổng  lắm!”

Ông cười, “Ông già Noel có bộ đồ chống nóng, chống lạnh, huống chi sau nửa đêm thì lò sưởi cũng nguội rồi. Đừng lo!"

Về đến nhà, đồng hồ chưa tới 12 giờ khuya, may quá!!!

Hai đứa nhỏ và bà vợ đi ngủ, một mình ông loay hoay trèo lên cái rầm ngoài garage để đem quà xuống, rồi để gọn gàng dưới gốc cây Giáng  sinh. Nhìn ánh đèn lung linh, mấy gói quà xinh xắn, ông thấy lòng rộn ràng…

Giáng Sinh về rồi đây!

À, ông quên nói về món quà dành cho bà vợ nhỉ? Ông mua cho bà bộ đồ ấm mặc trong nhà, và đôi giày thể thao, chỉ có điều, ông không nhớ kích cỡ nên ông mua đại, thế nào mở quà ra, bà cũng la ông cho mà coi! Mặc kệ, nếu không vừa, bà có thể đổi lại mà, đúng không?

Giáng Sinh năm nay thật đặc biệt, cho đến cuối đời ông cũng sẽ không quên đâu, và ông cũng mong bà vợ với hai đứa con sẽ vui như ông vậy.

Sáng hôm sau, hai đứa nhỏ dậy sớm hơn ngày thường, chạy vào phòng ngủ lôi hai ông bà dậy, “Ông già Noel tới rồi, mỗi đứa có 4 món quà luôn!” Tụi nó háo hức xé giấy gói quà, cười vui vì ông già Noel đã cho đúng thứ mà tụi nó xin! Ôi! Ông già Noel tốt quá!

Ông mãn nguyện nhìn bà vợ, và hai đứa con, nói to "Chúc mừng Giáng Sinh! Merry Christmas!”

Bẵng đi một thời gian, đúng hơn là gần một năm sau, vào dịp lễ Thanksgiving, cả nhà quây quần bên bàn ăn, có cả cậu R. nữa. Thì đột nhiên,

 Sa nói lớn, “Sa với bạn biết là Santa Claus không có thiệt!”

Hai vợ chồng nhìn nhau, rồi ông hỏi, “Vì sao hả con?”

-“Quà Giáng Sinh là của cha mẹ cho, chắc chắn luôn!” Sa đáp.

Ông gặng hỏi, “Nhưng căn cứ vào đâu mà con nói vậy nào?”

-“Vì Sa với bạn thấy chữ viết trên gói quà là chữ của cha mẹ, giống đúc luôn!” Sa nói.

Ông mỉm cười với bà vợ, rồi nói “Tụi con nên nhớ là ông già Noel bận lắm, hàng triệu đứa trẻ cần được nhận quà, nên phải có người giúp ông, viết tên vô cho khỏi nhầm lẫn. Nhưng còn có điều quan trọng nhất là gì tụi con biết không? Là trong bao lâu, tụi con còn tin vào ông già Noel, thì vẫn sẽ còn nhận được quà của ông đó nghe. Đúng không nào, không tin cứ hỏi mẹ tụi con cho xem?”

Quay sang tôi, ông hỏi, "Hai đứa nhỏ tin lời tôi hay không, đố cô biết đấy?"

 

*

Rồi thời gian qua đi... qua đi... Mười lăm năm có lẻ.

Hôm nay mùa Giáng Sinh lại về.

Bà vợ hỏi, “Giáng Sinh ni ông muốn  quà chi?”

Ông chồng, “Mua thẻ quà tặng ở tiệm bán vật liệu làm vườn, bao nhiêu cũng được!”

Rồi ông hỏi lại bà vợ, “Thế bà muốn gì?”

Bà vợ, “Để tui viết cái danh sách với hướng dẫn cụ thể cho ông nghe.

-Mua bộ đồ ngủ thì nhớ tới tiệm Macy’s, tới quầy dành cho petite (nhỏ con), màu hồng, cỡ M, tay dài, quần dài, có 2 túi nữa nghe!

-Còn đôi boots cao bồi thì phải tới tiệm A. Không cao quá nửa bắp chân, đế khoảng 1 inch, màu đà có điểm hoa văn màu xanh, cỡ 8.

-Đôi bông tai thì tới....”

Mới ngang đó thôi, ông chồng ngắt lời, “Rắc rối vậy làm sao nhớ hết được, hay bà đi mua về rồi tui gói trao lại cho bà có được không?”

Bà vợ quắc mắt, “Thì tui đã nói đưa tiền đây, khi nào rảnh thì tui mua, ông lại không chịu! Đa đoan!”

Ông chồng tiu nghỉu, mặt buồn thiu, “Giáng sinh thì phải trao quà mới vui chứ! Bà lấy mất niềm vui của tui rồi! Mua cái gì bà cũng chê, bảo không thích. Cái bà thích thì tìm cả buổi chưa ra!”

Năm nào cũng vậy, cứ mùa Giáng Sinh tới là hai vợ chồng cãi lui cãi tới chỉ chừng đó chuyện!

Minh  Nguyệt Graves

 

Ý kiến bạn đọc
16/12/201716:59:22
Khách
Chuyện hay và dễ thương lắm! Chúc mọi người một mùa Giáng Sinh vui tươi và an lành.
16/12/201716:37:03
Khách
Chắc chuyen của tác giả phải không? That vui de thuong quá. Va ông bố duong tốt làm sao!
16/12/201716:04:16
Khách
Minh Nguyêt ơi, chị đã đọc bài này qua Facebook của MN (Những Người Bạn Nhỏ Ngày Xưa) , giờ đọc lại vẫn thấy dễ thương, tình cảm gia đình đầm ấm mùa Giáng Sinh đang về. Merry Christmas and Happy New Year 2018 đến tất cả anh, chị, cô, chú bác, đã quen biết và chưa quen. From Châu Hà.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,025,019
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến