Hôm nay,  

Ơn Trên Sắp Đặt

11/12/201700:00:00(Xem: 10624)
Tác giả: Lý Quang Tú

Bài số 5286-19-31132-vb8121017

 
Tác giả sinh năm 1944, định  cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành  phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú. Là cư dân hưu trí tại San Jose, ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011 vớii bài “Điêu Khắc Gỗ”. Bài mới của tác giả ghi lại chuyện một bé gái VN thuyền nhân sống sót được một gia  đình người Mỹ ở Monterey,   CA, nhận làm con nuôi vào thập niên 1980. Chuyện có thật nhưng tên tuổi  những người trong cuộc đã được thay đổi.

 
***
 

Vào thập niên 1980 người Việt  Nam tỵ  nạn tới định  cư khá đông ở vùng biển thuộc Monterey County, Cali. Dân mình ở hai thành  phố Marina và Seaside nhiều hơn ở các thành  phố lân  cận. Các em học  sinh từ lớp 1 đến lớp 8 học ở trường của thành  phố mình  cư  ngụ nhưng khi lên lớp 9 thì phần đông lại chọn trường Monterey vì nghe nói trường Monterey tốt hơn các trường khác.

Gia  đình Ông Bà Tư có 6 người con,  sống ở Seaside, khi các con lên lớp 9 đều cho đi học ở Monterey High School.

Ngày khai trường, con trai của Ông Bà Tư là Quang  Minh chở em gái là Minh  Thi đi học ở trường Monterey. Khi vào lớp Minh  Thi rất mừng vì được gặp lại các bạn học cũ và có thêm  các bạn mới, đặc  biệt nhứt là Kathy, người bạnVN mà em mới quen. Sau một tuần  gần  gũi, hai em đã thân  thiện với nhau . Kathy có cha mẹ nuôi là mgười Mỹ, em rất hiền lành, ít nói, đẹp nhưng có vẻ buồn!  Vì em chưa giỏi tiếng Anh nên không hiểu hết các bài học, phải nhờ Minh  Thi và các bạn chỉ dẫn thêm.

 Minh  Thi kễ chuyện về Kathy cho gia  đình em nghe. Ông Bà Tư khi biết được Kathy là con nuôi của người Mỹ, không có thân  nhân VN, Ông Bà rất tội  nghiệp nên khuyên Minh Thi rủ em tới nhà mình để cho em có được không  khí ấm  cúng của gia  đình VN, tạo cho em có cơ  hội nói tiếng Việt và để các con chỉ dẩn thêm bài vở cho Kathy.

 Lần đầu tiên tới nhà Ông Bà Tư, Kathy được cha mẹ nuôi là Ông Bà Fenton đưa tới. Ông Bà muốn Kathy giữ phong  tục và ngôn  ngữ VN nên rất vui khi cho em tiếp  xúc với gia  đình VN.  Ông Bà gởi  gấm và cám ơn gia  đình Ông Bà Tư có lòng nhân  từ cho Kathy tới chơi. Sau đó Ông Bà có việc phải ra về.

 Minh  Thi giới  thiệu Kathy với mọi người trong gia  đình, ai cũng niềm  nỡ chào mừng, coi em như người thân trong gia  đình làm em vô cùng cảm  động.

Tối đó, gia  đình quy  tụ ở phòng ăn, em được ăn cơm với món canh chua và cá kho tộ, đây là món em rất thích, hơn một năm nay em chưa lần nào được ăn đồ ăn VN, em chỉ ăn đồ ăn Mỹ, giờ được ăn món nầy, em thấy nó ngon quá chừng ngon.

Sau bửa ăn mọi người quây  quần bên em nói chuyện. Ông Tư hỏi:

- Cháu qua Mỹ bao lâu rồi?

- Dạ! Con qua Mỹ được hơn một năm.

- Cháu đi vượt biên hả?

- Dạ! Con đi vượt biên với Chú Thiếm ruột của con nhưng . . .

Nói tới đây thì em nghẹn lời ôm mặt khóc nức  nở! Chị của Quang  Minh lại vuốt  ve an  ủi em một hồi em mới dịu lại. Em vừa kễ vừa khóc:

- Chú Thiếm con ở Sài  Gòn, xuống Tiền  Giang dẩn con đi vượt biên, khi tàu gần tới Thái  Lan thì bị cướp bốn lần. Lần sau cùng chúng giết người trong đó có chú Thiếm con! Con thấy cảnh quá kinh  hoàng nên bị ngất xỉu!

 Kathy khóc một lúc mới kễ tiếp:

- Con nghe người lớn kễ lại: Chúng lấy hết đồ ăn, máy tàu bị chúng phá hư không chạy được, nhờ gió đẩy đi, tàu tắp vô một hòn đảo, rất may là còn được một bình nước nhỏ nên mọi người thấm giọng cầm hơi một ngày một đêm, qua sáng hôm sau hầu hết đều kiệt sức! Bổng có chiếc máy bay bay thấp và lượn mấy vòng phía trên đảo, người của mình liền đốt lửa lên và lấy áo trắng quơ  quơ cho máy bay thấy. Tới trưa thì có một chiếc tàu ghé vô đảo, chở tất  cả về trại tỵ  nạn Songkhla, Thái Lan.

Thấy con còn nhỏ mà không có thân  nhân nên một gia  đình đi chung tàu  cho con vào ở chung nhà. Con được xếp vào diện vị  thành  niên và được người Mỹ nhận làm con nuôi. Con rời trại Songkhla và tới Mỹ cách nay hơn một năm. Gia  đình Ba Mẹ nuôi của con đón con ở phi  trường Monterey. Khi xuống máy bay, có người VN của Hội USCC dẩn con đi làm giấy tờ xong thì có gia  đình người Mỹ tới gặp con. Bà Mỹ nhìn hình  bà cầm theo rồi tới ôm con vào lòng và nói gì đó con không hiểu, nhờ người của Hội USCC thông  dịch nên con mới biết, Bà nói:

- Con gái của Mẹ! Mẹ là Marilyn. Mẹ rất mừng được gặp con. Đây là Ông Fenton, Ba con. Còn đây là Jim, em con. Giờ đây có thêm con, Ba Mẹ mừng lắm.

Đang là một cô nhi, nay có người nhận mình làm con, con mừng quá, khoanh tay cúi đầu thưa:

Con kính thưa Ba, con kính thưa Má, chị chào em Jim.

 Ba Má nuôi con cũng bắt chước con khoanh tay cuối đầu chào lại con, thằng Jim thấy người lớn làm nó cũng làm theo như vậy.

 Về nhà, con có một phòng riêng rất đẹp, có những thứ con cần. Từ sau 1975 gia  đình con rất nghèo, ăn còn chưa đủ no nói chi đến mua sắm đồ  đạc, nay nhìn căn phòng sang  trọng của mình con tưởng là mình đang nằm chiêm  bao. Có điều trở  ngại là con không biết tiếng Anh nên không hiểu người nhà nói gì. Vì vậy mỗi lần muốn nói chuyện với con, Ba Mẹ nuôi của con phải gọi vô Indochinese Center để nhờ người thông dịch. Qua ngày thứ nhì Mẹ nuôi con chở con đi làm giấy tờ, sau đó  đưa con tới nhà một cô giáo VN để con học tiếng Anh mỗi tuần 5 ngày. Bà cũng nhờ cô giáo mua cho con hai cuốn tự  điển Việt    Anh và Anh    Việt.

Khi con tới Mỹ là gần tới nghỉ hè nên con không đi học ở trường học, con chỉ đi học tiếng Anh mà thôi.  Nhờ đi học tiếng Anh, nhờ ở nhà nói toàn tiếng Anh và cũng nhờ thằng Jim thường đeo theo con nói chuyện nên tới ngày khai  giảng khóa học mới thì tiếng Anh của con cũng đỡ  đỡ, con được vào học lớp 8.

Ông Tư hỏi:

- Còn ba má ruột của con còn mạnh giỏi hôn? Bây giờ ở đâu?

- Má con còn khỏe, sống chung với Bà Nội và anh Hai con ở Tỉnh Tiền  Giang. Còn Ba con thì bị đi "cải  tạo" ở đâu xa lắm . . .

Em vừa kễ vừa nhớ người thân nên không cầm được nước mắt!  Mọi người không muốn gợi thêm sự đau khổ cho em nên chuyển qua câu chuyện khác.  Ông Tư khuyên em nếu có thời giờ rảnh thì tới đây chơi. Nếu Ông Bà Fenton không đưa em đi được thì các anh chị của Minh  Thi đến rước.

 Ông hỏi tiếp:

   - Tên VN của con là gì?

   - Dạ! Con tên là Mỹ  Hà.

   Kể từ nay gia  đình Bác sẽ kêu con là Mỹ  Hà, con kêu Bác là Bác Tư, Bác sẽ coi con như con cháu trong nhà.

   - Dạ! Con cám ơn hai Bác và các anh chị rất nhiều.

  Từ ngày qua Mỹ tới giờ Mỹ  Hà chỉ tiếp  xúc với người VN  là Cô Giáo dạy Anh Văn, giờ đây gặp được Minh  Thi và gia  đình, em mừng lắm, em coi đây cũng là gia  đình mình nên cứ một vài tuần là em tới chơi và ngủ ở đây. Ai cũng xem em như người ruột thịt nên giúp  đỡ em rất nhiều, nhứt là về mặt tinh  thần.

 Mỹ  Hà rất siêng  năng làm việc nhà, nhứt là việc ở trong bếp. Bà Tư thấy em muốn học  hỏi nên hết lòng chỉ dẩn cho em nấu các món ăn, em vừa học vừa ghi chép, vừa thực  hành nên không bao lâu em đã nấu được nhiều món ăn.

Quang Minh là người thường đưa rước Mỹ Hà. Có khi em chở Minh Thi và Mỹ  Hà đi thăm các bạn VN hoặc đi chợ VN. Lần đầu tiên kễ từ ngày tới Mỹ em được đi chợ VN,  em thấy được các món ăn VN, nhứt là các chai nước mắm, các keo mắm,  các con cá khô   v.v . . .  em mừng quá nhưng không dám mua đem về nhà vì Cha Mẹ nuôi là người Mỹ không thích mùi của các món nầy. Có lần em được Quang  Minh chở đi San Jose, em không ngờ ở đây có rất đông người Việt, có nhiều tiệm VN và nghe nói chuyện bằng toàn tiếng Việt . . .

Mùng một Tết VN năm ấy nhằm ngày làm việc nên Mỹ  Hà đi học bình thường. Khi vào lớp, em thấy lớp có nhiều bàn trống, học  sinh VN chỉ có vài người đi học còn số đông ở nhà ăn Tết. Em nhớ lại phong  tục VN nên khi tan học em về nhà sữa  soạn đồ  đạc rồi gọi cho Quang  Minh tới rước em đi lại nhà Bác Tư thì thấy người nhà sum  họp đông  đủ. Em được mọi người chào mừng và chúc Tết. Sau khi lạy bàn thờ xong, em chúc Tết hai Bác Tư và các anh chị em. Em được BácTư lì  xì một bao thơ đỏ với lời chúc Tết làm em rất cảm  động. Sau khi ăn cơm chiều, em được đi dự lễ Tết với gia  đình Ông Bà Tư.

Em nghe nói năm nào Cộng  Đồng người Việt ở Monterey County cũng tổ  chức Tết VN tại Monterey Fair Ground, năm nay cũng vậy, có rất đông người Việt, các Hội  Đoàn và đại  diện chính  quyền địa  phương đến dự. Người Việt mình tới dự đầy cả hội trường. Em nghe tiếng nói chuyện và chúc Tết bằng tiếng Việt rất ồn  ào nhưng khi bắt đầu buổi lễ thì rất trang   nghiêm . Mọi người đứng lên để chào cờ Mỹ và chào cờ Việt  Nam Cộng  Hòa. Bài Quốc Ca được hát bằng máy nhưng khi hát bài Quốc  Ca VNCH thì người mình tự  động hát theo, có một số người vừa hát vừa lau nước mắt, trong đó có Mỹ  Hà! Đã lâu rồi, từ 1975 tới giờ,  em mới được nghe và hát lại bài Quốc  Ca thân yêu nầy nên em rất xúc  động!

Nhờ có gia  đình Ông Bà Tư mà em được dự Lễ Tết nầy, nếu không gặp được gia  đình Ông Bà Tư thì chắc là sau nầy em sẽ quên tiếng Việt và những phong  tục VN. Vì vậy em rất quý trọng gia  đình Ông Bà Tư .

 

*

  Quang  Minh ra trường lớp 12, vài tháng nữa em sẽ lên học ở trường San Jose State University. Ông Bà Tư thấy rằng mình đông con, muốn cho các con tốt nghiệp Đại  Học thì phải sống gần trường Đại  Học, ở San Jose là tốt nhứt.  Ông Bà đã mua được một nhà ở San Jose, hè nầy sẽ dời hết gia  đình về đó ở, vừa đỡ chi  phí vừa được ở chung nhà để chăm  sóc và dạy  dỗ các con.

  Cũng như những lần trước, chiều nay Quang  Minh  đưa Mỹ  Hà về, trên xe chỉ có 2 người. Quang  Vinh chở Mỹ  Hà đi ngắm biển Pacific Grove, là thành  phố kế bên Monterey.

Sau khi đi dạo một vòng cặp theo bờ biển, hai em vô xe ngồi. Quang  Minh kễ hết dự  tính của Ông Tư cho Mỹ  Hà nghe, em như bị điện giựt, nói lớn:

   Hả? Gia  đình anh dời đi? Không!  Em không muốn như vậy đâu!  Em không muốn xa anh . . .

Nói rồi em khóc và ôm chặt Quang  Minh, hai người ôm nhau mà khóc! Một lúc sau  Quang  Minh nói với em mà cũng để trấn  an mình:

- Anh dời lên San Jose ở, anh sẽ thường xuống đây thăm em, hai năm nữa em sẽ lên học đại  học ở San Jose thì mình sẽ được gặp nhau thường hơn, mình phải chấp  nhận hoàn  cảnh để sau nầy cuộc sống  mình được tốt hơn nhen em.                                                                                                                                        

- Em cũng biết như vậy nhưng em cảm thấy cô  đơn khi anh và gia  đình không còn ở đây!

Bà Fenton thấy con gái về mà mặt mày đầy nước mắt thì lo  lắng,  hỏi lý  do. Mỹ  Hà ôm Bà khóc rồi kể chuyện gia  đình Ông Bà Tư dời đi. Ông Bà biết con rất buồn nên tìm mọi cách để an  ủi và hứa sẽ thường chở con đi thăm gia  đình Ông Bà Tư.

 

Sau khi gia đình Ông Bà Tư đã rời khỏi Seaside,  Mỹ  Hà rất buồn. Một bữa sáng, em ra sân sau nhà thì thấy một con chim con bay một khoảng ngắn rồi té xuống đất, chim mẹ ở trên cây kêu liên tục, con chim con cố  gắng bay lên, té xuống hai ba lần mới lên được cành cây. Mỹ  Hà so  sánh con chim con với mình và thấy rằng con chim con còn quá yếu vậy mà nó cố  gắng bay được lên cành cây, còn mình thì sao cứ buồn hoài mà không chịu vươn lên. Em liền tỉnh  ngộ, tự nói với lòng là : phải chấp  nhận hoàn  cảnh, phải vươn lên, phải học cho thành  tài và phải tìm cho được Ba Má ở VN. Từ đó em bớt buồn và việc học của em càng ngày càng tiến  bộ .

Tuy hai gia  đình Ông Fenton và gia  đình Ông Tư ở xa nhau nhưng tháng nào cũng có tới lui thăm viếng .

 Thời gian trôi qua, Mỹ  Hà cũng ra trường lớp 12, vài tháng nữa em sẽ lên San Jose học Đại  Học, em vừa mừng lại vừa buồn, mừng vì được gần  gũi gia  đình Ông Bà Tư, còn buồn vì sẽ xa cha mẹ Fenton và em Jim thân yêu. Giờ đây tinh thần em không còn yếu đuối như trước nữa, em chấp  nhận hoàn  cảnh của mình và nhờ Quang  Minh tìm mướn giùm một phòng ở San Jose để khi khai trường em lên ở đây đi học.

Quang  Minh nhờ người bạn thân là Hải phụ kiếm nhà. Rất may, bạn gái của Hải là Liên đã cùng người bạn mướn nhà hai phòng, giờ chị bạn nầy đã tốt  nghiệp Đại học và đã dọn đi nên còn dư một phòng, Mỹ  Hà lên ở phòng nầy.

Liên là người hiền  lành, hết lòng giúp đỡ Mỹ  Hà như  em của mình. Ba Má Liên ở Thành  Phố Marina. Trước đây Liên không học ở Monterey mà học ở Seaside High School nên Liên và Mỹ  Hà chỉ biết nhau chớ không thân nhau. Liên và Hải thường vô Library của trường Đại  Học San Jose để học bài, làm bài nên hai người quen nhau, thân nhau rồi yêu nhau và hứa  hẹn sẽ cưới nhau.

 

*                                                                                                                              

Vào thập niên 1990, những cựu "tù cải  tạo" VN được qua Mỹ theo diện HO và đến định cư ở San Jose khá nhiều. Mỹ  Hà hy  vọng những Chú, Bác nầy biết tin  tức về Ba mình. Nhờ theo Ông Bà Tư đi cúng nên em biết được Thánh  Thất San Jose, em thường tới đây cúng  kiếng và hỏi thăm tin  tức về Ba mình. Có vài Chú Bác quen biết với Ba em lúc ở Tây  Ninh, cũng có người quen khi ở tù chung trại. Có người nói:

- Ba cháu và Bác cùng ở chung trong trại tù cải  tạo ở Phước  Long nhưng sau đó chuyển trại nên bị mất liên  lạc cho tới giờ! Để Bác hỏi thăm anh em, nhờ họ phụ tìm Ba cháu. Bác nghĩ Ba cháu đã được định  cư ở Mỹ rồi!

Tin nầy làm cho hy  vọng của Mỹ  Hà càng lớn hơn, em tin rằng mình sẽ sớm gặp lại Ba Má.

*

Hải là bạn thân của Quang  Minh, hai người thân  thiết với nhau từ ngày vào học ở San Jose State University.  Hải  lớn hơn Quang  Minh hai tuổi, em không giỏi tiếng Anh nên năm đầu ở Mỹ em lo học tiếng Anh, qua năm thứ nhì em mới vào học Đại  học và gặp được Quang  Minh. Em rất mừng vì Quang  Minh hiền  lành, tốt bụng, hết lòng giúp  đỡ bài vở cho em,  em đã tới nhà Quang  Minh vài lần. Ông Bà Tư thấy em hiền  lành và biết được gia  đình em trước đây cũng ở Tây  Ninh, Ông Bà rất mừng và có ý định kết thân với gia  đình em .

Gia  đình Hải gồm có ba người: Ba, Má và Hải. Ông Hiền, Ba của Hải, trước 1975 cùng với Mẹ, vợ và 2 con sống ở Long  Hoa (Tây  Ninh), Ông là giáo  sư Anh  Văn và là Sĩ  Quan phục  vụ ở Tỉnh nhà. Sau 1975, Ông Hiền bị đi "tù cải  tạo" ở nhiều trại hơn 4 năm. Khi ra tù, Ông về sum  họp với gia  đình ở Tiền  Giang. Khi có lệnh cho tù cải  tạo đi Mỹ theo diện HO, Ông mừng rỡ, liền nộp đơn xin đi và được qua Mỹ vào đợt HO đầu tiên.

Gia  đình Ông mướn một nhà hai phòng ở San Jose,  ông ghi danh đi học Đại  học, vừa đi học vừa đi làm và lấy được bằng kỹ  sư. Hiện giờ Ông là một kỹ  sư giỏi của một hảng điện  tử ở San Jose.

Trước 1975,  Bà Vân, Vợ của Ông Hiền, có tiệm bán Radio + TV  ở Long  Hoa, tiệm có tên là Hồng  Vân nên người ta gọi Bà là Dì Hai Hồng  Vân. Sau 1975, vì không còn hàng để bán và vì bị chính  quyền ra lệnh phải đi kinh  tế mới hoặc đi về quê nên Dì cùng Mẹ chồng và 2 con phải đi về quê ở Tiền  Giang để sinh  sống cho tới ngày Ông Hiền ra tù và gia  đình được đi định  cư ở Mỹ.

Khi tới Mỹ, Dì đi học tiếng Anh và đi làm để nuôi chồng con ăn học, khi chồng tốt  nghiệp và có việc làm, Dì đi học làm tóc và móng tay. Hiện giờ Dì có được việc làm tốt ở San Jose.

Giờ đây cuộc sống của gia  đình Ông Bà Hiền được tạm ổn  định, Ông Bà hy  vọng  đứa con trai duy nhứt là Hải sẽ ăn học thành tài. Hải rất nghe lời cha Mẹ và là đứa con rất hiếu  thảo. Nhìn Hải mà Ông Bà vô cùng thương nhớ đến đứa con gái đã rời gia  đình và đã biệt tăm từ mười mấy năm nay !

 

*

Hôm nay, tại nhà của Ông Bà Hiền có tổ  chức lễ cúng giổ Má của Ông Hiền. Nhân ngày giổ, Ông Bà muốn biết mặt bạn gái của Hải là Liên và người đã từng giúp  đỡ bài vở cho Hải là Quang  Minh nên mời hai người nầy tới dự.

Phần Mỹ  Hà, em là người ở chung nhà với Liên và là bạn gái của Quang  Minh  nên nàng cũng được mời tới ăn giổ.

Cũng như hầu  hết tín  đồ Cao  Đài, Ông Bà Hiền nấu các món chay để cúng giổ và đải khách luôn. Hải bưng thức ăn lên bàn thờ xong thì khách tới.

 Quang  Minh chở Liên và Mỹ  Hà tới nhà Hải. Xe vừa ngừng ở trước sân là Hải chạy ra đón.

Ba người đem hoa, quả tới đễ góp phần cúng giổ. Khi vào nhà thì gặp Ông Bà Hiền đã đứng sẵn để đón khách. Sau phần chào hỏi và giới  thiệu thì Hải nhận hoa, quả và đặt lên bàn thờ.

Liên cảm thấy hồi  hộp và "khớp" quá vì đây là lần đầu tiên cô tới đây và cô cũng biết hôm nay là ngày Ba Mẹ Hải "coi mắt" cô. Phần Mỹ  Hà mới gặp Ông Bà Hiền lần đầu nhưng em cảm thấy rất quen và rất có cảm  tình  nên em cứ nhìn Ông Bà hoài. Hiện giờ mọi người bận  rộn nên em chưa có dịp hỏi cho rõ  ràng.

Phần Ông Bà Hiền rất hài  lòng Liên và cảm thấy Mỹ  Hà rất quen thuộc, dễ thương. Giờ đang bận lo cúng  kiếng, khi xong Ông Bà sẽ tìm hiểu thêm về hai cô gái nầy.

Ba người được mời ngồi nhưng Quang  Minh xin phép hai Bác cho 3 người vô xá bàn thờ trước. Ông Bà rất ngạc  nhiên vì từ ngày qua Mỹ tới giờ chưa có người quen nào tới nhà nầy mà vào xá bàn thờ. Ở nơi xứ lạ quê người, ít có người trẻ như em mà còn giữ được lễ  nghi cúng  kiếng theo phong  tục VN. Trước đây qua lời khen  ngợi của Hải, Ông Bà đã có cảm  tình với Quang  Minh, nay lại càng quý mến em hơn nữa. Ông Bà dự tính cúng  kiếng xong xuôi thì sẽ liên  lạc với gia  đình Quang  Minh để nếu có thể thì xin kết thân với gia  đình nầy.

Quang  Minh và Liên xá bàn thờ 3 xá. Phần Mỹ  Hà mới đưa tay lên xá thì em ngưng lại rồi chăm   chú nhìn vào hai tấm hình trên bàn thờ. Bỗng em la lớn:  "Ông Nội, Bà Nội"  rồi em khóc lớn lên làm ai cũng ngạc  nhiên.

Bà Hiền thấy Mỹ  Hà kêu lên "Ông Nội, Bà Nội" thì Bà rất xúc  động, đi lại gần em thì em xây qua Bà, hỏi:

- Thưa Bác gái! Có phải Bác là Dì Hai Hồng  Vân hôn?

Bà trả lời:

- Phải! Cháu đây là . . .

Mỹ  Hà bước tới ôm cứng Bà và la lớn:

-  Má! Con là Mỹ  Hà, là con gái của Má nè Má!

Bà Hiền cũng ôm cứng lấy Mỹ  Hà và nói:

- Con! Con của Má!

Hai Mẹ con ôm nhau mà khóc! Ông Hiền và Hải cũng tới ôm Mỹ  Hà. Bốn người ôm nhau  mà khóc làm cho Liên và Quang  Minh cũng cảm  động khóc theo!

 Cuộc sum  họp quá bất ngờ. Đứa con gái thương  yêu đã rời gia  đình và đã bặt tin  mười mấy năm trời tưởng đâu đã chết nay được gặp lại thì không thể nào tả hết nỗi vui  mừng . . .

Qua cơn xúc  động. Mọi người đi lại ghế ngồi. Ông Hiền hỏi con gái:

- Con ở đây còn chú thiếm con đâu?

- Chú thiếm con bị hải tặc giết chết lúc còn ở ngoài biển...

 Cơn xúc  động lại dâng lên, Mỹ  Hà vừa khóc vừa kễ lại vụ vượt biên và tóm  tắt những việc xảy ra từ đó tới giờ. Giờ đây Ông Bà Hiền biết chắc rằng vợ chồng người em ruột thịt đã vĩnh  viễn ra đi. Điều nầy làm cho Ông Bà vô cùng đau lòng và thương tiếc!

 Mỹ  Hà hỏi:

- Bà Nội con bệnh sao mà mất vậy Ba Má?

Bà Hiền nói:

- Lúc Ba con ở tù, Bà Nội con buồn lắm nhưng lúc đó mình còn ở Long  Hoa, Bà còn nguồn an  ủi là được đi cúng trong Đền  Thánh và Thánh  Thất, đến lúc về quê ở Tiền  Giang mỗi ngày nhờ                                                                                                                                                 

có con cúng chung với Bà, Bà cũng an  ủi phần nào, đến khi Chú Thiếm Ba dẩn con đi vượt biên, suốt mấy năm trời không có tin  tức làm Bà càng lo  lắng! Ở đây là vùng quê không có Thánh  Thất nên Bà chỉ cúng một mình ở nhà. Bà nhớ tới Đền  Thánh, nhớ tới Thánh  Thất, nhớ tới Long  Hoa, nhớ tới Ba con, Chú Thiếm con và con nên càng ngày tinh  thần Bà càng suy  sụp!  Từ từ Bà yếu đi, tới lúc Ba con ra tù được về nhà thì Bà lúc mê, lúc tỉnh, có lúc còn nhận ra Ba con có lúc không, hơn 3 tháng sau thì Bà qui  vị (qua đời).

 Mỹ  Hà đầm  đìa nước mắt, em đi lại bàn thờ lạy 3 lạy, nhìn kỹ hình Ông Bà Nội. Ông Nội em mất trước khi em chào đời nên em không có kỹ  niệm nào với Ông, còn Bà Nội thì em gần  gũi   rất nhiều nên em có nhiều kỹ  niệm thân  thương với Bà. Vì quá thương tiếc Bà Nội nên hai tay em kính  cẩn cầm hình Bà Nội lên và ôm vào lòng mà khóc làm mọi người cũng khóc theo em!

Buổi "coi mắt" con dâu tương  lai giờ trở thành buổi đoàn  tụ gia  đình. Ông  Hiền liền gọi cho Ông Bà Fenton và Ông Bà Tư để cám ơn và xin hẹn ngày đến nhà để tạ ơn. Kễ từ hôm nay Mỹ  Hà có được 3 tổ ấm thân yêu đó là Cha Mẹ ruột, Cha Mẹ nuôi và Cha Mẹ chồng tương  lai.

Sau đám giổ, Mỹ  Hà dọn về ở với Ba Má và anh Hai.

 

*

Vài tháng sau cuộc sum  vầy, Ông Bà Hiền đã tạo được ngôi nhà mới khang trang, rộng  rãi. Giờ đây ba gia  đình: Ông Bà Hiền, Ông Bà Fenton và Ông Bà Tư rất thân  thiện và thường tới lui thăm viếng nhau.  Gia  đình Ông Bà Hiền thường cùng gia  đình Ông Bà Tư tới Thánh  Thất San Jose để    cúng  kiếng và nhờ tới lui cúng  kiếng mà Ông Bà gặp được nhiều đồng đạo và đồng đội quen thân lúc còn ở Tây  Ninh.

Ông Bà cũng "chấm" Liên làm con dâu tương  lai và cũng vui mừng chọn Quang  Minh là người để con gái mình "trao thân gởi phận" sau khi Mỹ  Hà tốt  nghìệp Đại  Học và có việc làm ổn  định.

Ông Bà rất hạnh  phúc với hoàn  cảnh hiện giờ và rất cám ơn ƠN TRÊN ĐÃ SẮP  ĐẶT cho đứa con gái thương yêu được sum  họp với gia  đình sau hơn mười năm dài xa cách ./.

San Jose, cuối năm Bính Thân

Lý Quang Tu

 

 

Ý kiến bạn đọc
16/12/201716:50:40
Khách
Gia đình cô vé gái này có quá nhiều Phước Đức nên sau cùng cha me con cai đuoc đoàn tụ bên nhau! Biết bao nguoi đa mất nguòi thân vinh vien trong những tháng ngày vượt bien vuot bien giới kinh hoàng đó!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,077,255
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.