Hôm nay,  

Cháu Nội Của Người Ta

12/12/201700:00:00(Xem: 11428)
Tác giả: Trần Thiện Phi Hùng

Bài số 5287-19-31133-vb3121217

Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
 
***

Cuối tuần tôi chở vợ đi chợ, rủ bà ta ăn bún bò Huế. Bà vợ nói không thích thịt bò vì các loại thịt đỏ làm nhức khớp xương của bệnh Gout nặng thêm. Tôi vào tiệm bán bún bò Huế chuyên nghiệp, chỉ bún bò Huế chứ không bán thức ăn gì khác. Tôi chọn bàn có 2 chổ ngồi cạnh quầy tính tiền và gọi tô bún bò Huế.

Người bồi bàn vừa bỏ đi thì ngoài cửa có một cô gái còn trẻ xô cửa cho một cô bé khoãng 6 hay 7 tuồi chắc là con của cô ta vào rồi cô ta bỏ đi. Cô bé đi vào cái bàn trước mặt của tôi kéo ghế ngồi và gọi một tô bún bò Huế nhỏ và một tô trung. Cô bé có vẻ rành ăn nhà hàng nên kéo khăn giấy lau đũa rồi rút miếng giấy khác để trên bàn mới để đũa lên. Chắc cô bé rồi lau muỗng để cho Mẹ trước mới lo tới mình. Tôi nhìn cô bé hỏi:

- Cháu có nói được tiếng Việt không?

- Cháu biết đọc và viết tiếng Việt; vì Mẹ Cháu không cho Cháu nói tiếng Anh với Mẹ.

Tôi cảm tình ngay với  cô bé. Người Việt Nam thì phải nói được tiếng Việt Nam.

- Mẹ của cháu không nói được tiếng Anh hay sao?

- Không đâu, Mẹ của Cháu làm hãng toàn là Tây nên đôi khi mẹ chưởi cả Tây.

- Sau cháu biết?

- Mẹ cháu nói.

- Ông hỏi hơi thất lễ, cháu có quyền không trả lời. Cháu mấy tuổi rồi?

- Dạ. Cháu còn thiếu một tháng nữa là 7 tuổi.

- Vậy Cháu học lớp 2 rồi phải không?

- Dạ phải.

- Cháu thuộc cửu chương chứ; Cháu biết cửu chương là gì không?

- Cháu thuộc cữu chương từ năm 4 tuổi. Mẹ cháu dạy cháu làm toán khi chưa đi học.

- Vậy cháu học trong trường giỏi nhứt phải không.

- Môn nào cháu bị điểm B Mẹ cháu không vui. Mẹ cháu nói phải cố gắng lấy cho được điểm A.

- Cháu có sử dụng computer không?

- Dạ có, nhưng computer của bạn của mẹ cháu cho quá cũ nên chạy chậm rì.

Cô gái ban nãy trở lại. Khi cô ta đến gần, tôi nhìn cô ta hình như có gặp ở đâu rồi. Cô gái gật đầu chào tôi rồi ngồi xuống đối diện với con nên xây lưng về phía tôi.

Trong đầu tôi bỗng như có tia chớp chợt lóe lên; không lẽ cô gái nầy đã từng đến nhà tôi hơn 5 năm về trước.

Chúng tôi ăn xong, cô gái nói với con cô ta đi toilet.

Tôi móc lấy cái bao thư của bill điện thoại và lấy hết số tiền mới rút ở máy rút tiền tự động $800 đô bỏ vào bao thư rồi đứng lên trả tiền tô bún của tôi và 2 tô bún cho hai mẹ con cô gái kia và đi trở lại bên cháu bé. Tôi đưa bao thư cho nó và nói:

- Cháu về nhà rồi mới nói với mẹ của cháu là ông tặng cháu một cái computer mới. Cháu ráng học cho giỏi nhen. Ông hy vọng còn gặp lại cháu.

Sau đó, tôi vội vã bỏ đi như chạy. Trên đường về nhà tôi súyt gây ra tai nạn mấy lần làm vợ tôi hỏi:

- Anh bị sao vậy?

- Anh hơi mệt.

Đoạn phim ngắn của trên 5 năm trước hiện về trong trí tôi: Đó là chuyện một đêm mưa gió; Tôi sắp đi ngủ thì nghe tiếng chuông reo; Vợ của tôi đang xem phim ở phòng khách và không bao giờ mở cửa cho bất cứ ai nên Tôi lấy chìa khóa ra mở cửa.

Một cô gái trẻ khoảng chưa đến 30 ẵm một đứa bé gái; không áo mưa không che dù. Thấy tôi thì đưa ra một phong thư nói gởi cho 2 Bác; rồi nói liên tiếp:

- Cháu bận đi làm về mới đi được, hôm nay là ngày thôi nôi cho con gái của cháu cũng Tuyết nhưng là Vi (có nghĩa là cô ta biết tôi có một cháu nội gái cũng mang chữ Tuyết nên mới nói thế). Cháu đem con của cháu đến tìm Ông Bà Nội.

Tôi lấy lá thư đem đưa cho Vợ Tôi. Vợ tôi nghe hết nên nói không cho vào đuổi đi đi.

Tôi làm theo lời vợ như một cái máy.

Cô ta nói con trai của tôi và cô ta thương nhau thật tình xin hai bác tác hợp cho. Tôi nói dâu của tôi có cưới hỏi; Nó có 2 con rồi. Cô đừng phá gia cang của người ta.

Nhìn một cô gái trẻ ẵm đứa con vừa mới giáp thôi nôi ra về trong mưa gió làm lòng tôi bất nhẫn. Tại sao tôi không an ủi hay giúp cho một đôi lời khuyên nhủ mà lại tàn nhẫn xua đuổi kẻ lầm lỡ bị chính con trai tôi gạt. Tôi cũng là kẻ có tội.

Bọn trẻ xứ tư bản lớn lên đứa nào cũng nói như nhau, rằng chúng có cuộc sống riêng, không muốn bị bố mẹ can thiệp.

Con trưởng thành rồi làm gì thì tự gánh chịu trách nhiệm; nhưng người Việt ta dù con lớn bao nhiêu tuổi cuộc đời thăng trầm của chúng nó đều ảnh hưởng đến sự vui buồn của cha mẹ. Con du lịch, mẹ cha sợ máy bay bị tai nạn. Đến xứ người chun vào rừng bụi, chơi những trò chơi hiểm nguy nhảy cầu, nhảy dù, leo núi… cha mẹ sợ chúng bị tai nạn tàn phế hay mất mạng.


Từng là lính biển rồi sĩ quan hải quân VNCH, sau quốc nạn 1975, cũng như mọi đồng đội, tôi thành người tù không bản án trong trại cải tạo của cộng sản. Nhờ tận dụng những kinh nghiệm trường đời học được từ thuở lên 5, tôi được thả về sớm, nhưng con ngụy không được lên lớp 10. Vì lý do nầy, năm 1982, tôi quyết định vượt biển.

Đời Lính Biển 12 năm, tôi lái Ghe thay vì Tàu lần cuối từ cửa Cổ Chiên đến Đảo của Indonesia. Nửa năm sau tôi đi định cư; Hai năm sau bảo lãnh vợ và một gái hai trai sang xứ Tự Do để tha hồ mà học. 15 năm sau tôi hoàn thành trách nhiệm làm cha khi 3 đứa con đều tốt nghiệp đại học rồi có gia đình riêng. Mấy năm trước, con trai tôi định bỏ vợ và sống với người đàn bà khác. Chuyện trầm trọng đến mức tôi đành phải can thiệp. Tôi đâu muốn nó bỏ 2 đưa con của người vợ mà chúng tôi đứng cưới cho nó. Tôi bảo con trai:

- Ba không bỏ các con năm 75 mà theo tàu hải ngoại một mình. Năm 82 cũng không bỏ các con vì trách nhiệm và bổn phận của một người cha thì con không thể bỏ các con của con được.

Nó trở về với bổn phận làm chồng làm cha như tôi muốn nhưng nó lại tạo nghiệp làm khổ một người con gái và một đứa trẻ vô tội ra đời. Cô gái nầy không làm sai; vì muốn giữ đàn ông thì cho một đứa con là cột chân được. Và rồi chính tôi lại xua đuổi cô ta và đứa cháu một cách nhẫn tâm.

Tôi đã cố nghĩ là cô ta còn trẻ rồi sẽ làm lại cuộc đời khác và cháu nội của tôi sẽ thành cháu nội của người khác. Nhưng từ đó, nhiều khi mất ngủ, tôi không thể không nghĩ lại, nhớ đến đứa cháu nội nầy. Tội nghiệp cho nó, đáng thương cho cuộc đời của Nó. Cha có mà như không. Ông Nội xua đuổi không nhìn và có lẽ bên ngoại cũng từ bỏ vì cái tội sinh ra đời mà không có cha.

Năm năm rồi trôi qua tôi suy yếu trầm trọng vì bệnh mất ngũ nên bị chóng mặt. Bác sĩ nói tôi bị bệnh rối loạn tiền đình. Cái bệnh quái gì mà gọi rối loạn tiền đình? Có biết bao lý do để gây ra bệnh nầy. Mạch máu não trên đầu bị nghẽn cũng có thể nói là rối loạn tiền đình, bị stress cũng có thể đưa đến rối loạn tiền đình....

Tuần rồi, tôi vào bệnh viện thăm em gái 68 tuổi bị té giữa chợ nên xe cứu thương đem vào nhà thương. Gặp em, nó cười nói:

- Không có gì hết; chưa thể chết; Bác sĩ chưa tìm được lý do bị xỉu nên phải nằm nhà thương để xét nghiệm tìm nguyên nhân. Anh khỏi lo.

Trên đường về tôi đi lạc qua khu bệnh nhi đồng và qua một phòng đang mở cửa. Một Bác sĩ và một Y tá đi ra nói với nhau bằng tiếng Việt:

- Vô máu cho cô bé ngay đi càng sớm càng tốt.

- Nhưng bệnh viện mình hết loại máu B RH+ nầy rồi phải nhờ các bệnh viện khác thôi.

Tên loại máu làm tôi chú ý tới câu chuyện của họ. Tôi nhìn vào phòng bệnh, giật mình.  Bà mẹ trẻ đang ngồi bên giường bệnh lại là cô gái đến nhà tôi năm xưa và tôi đã gặp trong tiệm Bún Bò Huế hôm nào; Vậy thì cô bé mà mà Bác sĩ nói chắc là con bé năm xưa. Tôi lẹ bước theo Bác sĩ hỏi:

- Cô bé có phải tên Việt lả Tuyết Vi không?

Cô y Tá trả lời:

- Đúng rồi. Ông biết cô bé nầy.

- Tôi có thể cho máu cho cháu bé ngay bây giờ.

Bác sĩ và Y tá dừng lại nhìn tôi:

- Làm sao ông biết máu của ông thích hợp với máu của cô bé.

- Vì tôi là Ông Nội của Nó. Tôi vừa nghe cô y tá nói loại máu B RH+.

Bác sĩ nói với Y Tá:

- Cô thử máu cho ông nầy ngay đi; Nếu thích hợp lấy máu vô liền cho cô bé càng nhanh càng tốt.

Tôi nói:

- Nhưng vì lý do riêng, tôi không muốn tiết lộ danh tánh người cho máu.

Bác sĩ nói:

- Chúng tôi xin hứa.

Gần 2 tiếng sau tôi mới rời bệnh viện; tuy có chóng mặt nhưng trong lòng thấy vui nên ra carpark lấy xe định lái về nhà thì có phone của em gái gọi hỏi:

- Anh ở đâu vậy?

- Anh đang ở Carpark của bệnh viện.

- Sau Anh rời lâu rồi mà vẩn còn ở đây?

- Anh vừa cho máu để cứu cháu nội của người ta.

- Sao có chuyện lạ vậy? Cháu nội của người ta thì liên quan gì tới anh; Anh già rồi không lẽ gây sự.

- Mầy tưởng tao giống như Ông già của mình hay sao mà chuyên gây khổ cho người khác; mà cần gì gọi anh vậy?

- Bác sĩ cho em xuất viện mà gọi cho thằng chồng em nó không bắt máy. Vậy anh lên rước em về luôn.

- Không cần. Em sẽ đi ra Carpark. Anh chờ Em.

Vừa gặp tôi, em tôi hỏi:

- Cái gì mà “Cháu Nội Của Người Ta.”

- Thì cái tật anh  hay xài chữ không bình thường thôi; Ai mà không có ông nội.  Mình là tuổi ông nội rồi, nên thay vì nói cho máu cho con của người ta thì nói là “Cháu Nội của người Ta".

Trần Thiện Phi Hùng

Ý kiến bạn đọc
30/11/202006:36:15
Khách
Tôi cũng mong truyện này là hư cấu của trí tưởng tượng, nếu là ông nội thật thì $800 và 1pint máu....
17/11/201818:14:59
Khách
không biết cả đời 2 ông bà nội này có cắn rứt lương tâm không , hay chỉ có ông nội còn giữ chút tình ông cháu , theo ý riêng tôi ,cách đây 5 năm ông bà sai lầm đuổi mẹ con họ ra khõi nhà , tui không nói là chấp nhận như dâu con ( vì còn con dâu ông bà cưới hõi đàng hoàng ) nhưng không nên xua đuổi mẹ con họ , vì dù sao con trai của ông bà gây ra , còn thằng con trai thì sao , nó gây ra hậu quã , ông bà đã không chấp nhận 2 mẹ con họ cũng kg kêu thằng con trai phãi có trách nhiệm với đứa con rơi của nó , tui cũng bó tay với bà vợ ông khi đọc đến đoạn , bà ấy nghe hết rồi kêu ông đuổi 2 mẹ con đi .......
chắc ông bây giờ cắn rứt lương tâm chút xiú nên mới cho tiền và hiến máu cho đứa cháu nội rơi , ông dạy thằng con trai phãi có trách nhiệm làm cha đối với con của nó , còn đứa con rơi cũa nó ..... ông dạy nó phủi trách nhiệm sao ông
18/12/201700:39:30
Khách
Mong chuyện nầy khg có thật, vì ông Nội cho máu rồi thôi hay sao ? Còn bà Nội nữa, sao lại phủ phàng với người con gái ẵm đứa trẻ vô tội gõ cửa nhà mình vào một đêm mưa gió, nếu là tôi , tôi sẽ ôm cháu vào lòng mà thương như đứt từng đoạn ruột. Rồi ông bà sẽ phải trả giá cho sự ác độc của mình, nếu chuyện nầy có thật .
12/12/201719:28:42
Khách
Cam on tac' gia? dda~ chia xe? mot kinh nghiem buon`
Du` sao chu' cung~ dda~co' co* hoi dde? thay ddoi?....ddinh kien' cua? long` minh`.
Men' chuc' chu' luon vui khoe? .
Kim Ho`
12/12/201719:05:52
Khách
Ông Nội này thật là qua' "lể phép", hỏi tuổi một đứa con nít 7 tuổi mà so "thất lễ..." !!!
12/12/201709:17:50
Khách
Sao lại có cái nút kỳ cục "chỉnh sửa" ở bên phải ý kiến bạn đọc?
Khi mà sửa, thì đã bao gồm việc sửa.
12/12/201709:14:40
Khách
"Tôi đâu muốn nó bỏ 2 đưa con của người vợ mà chúng tôi đứng cưới cho nó"...
Nhưng lại bắt con trai bỏ đưa con(của nó) với người con gái mà thằng con trai mình yêu thương.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,082,965
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.