Hôm nay,  

Prague & Khu Phố Việt Lớn Nhất EU

11/11/201700:00:00(Xem: 12762)
Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc

Bài số 5266-19-31110-vb7111117

 
 Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.

1. Toa nha Dancing

The Dancing House, tòa nhà nổi tiếng tại Prague.

5 Sex Museam

Sex museum và ghế đo cường độ ái ân.

3_Pho Vietnam

Tiệm “Phở Việt Nam”  chiếm di tích lịch sử: tiệm ăn  gia đình Tổng Thống Václav Havel từng làm chu.

6 Sapa Pho Viet

Trung Tâm Sapa, khu chợ Việt Nam to nhất Âu Châu.

 

***

 

Prague, thuộc Czech Republic (trước đây là Tiệp Khắc) là thành phố chúng tôi đến đầu tiên trong chuyến đi. Sáng ngày bay đi Prague, tôi nhận text của British Airways báo là chuyến bay  từ LAX đến Heathrow (London) trễ một giờ rưỡi. Từ Heathrow tôi lấy chuyến bay thứ hai đi Prague.

Chương trình là tôi có ba tiếng đồng hồ đợi chuyển tiếp, thế nhưng khởi hành trễ một giờ rưỡi có nghĩa là tôi chỉ còn một giờ rưỡi để bắt kịp chuyến thứ hai. Tôi đã bị lạc hành lý trong hai chuyến đi ngoại quốc khi giờ chuyển tiếp quá ngắn nên tôi đã hơi nản chí trước khi đi vì lại sợ thất lạc hành lý nữa, đến Prague ba ngày chỉ mặc một cái quần xà-lỏn thì mấy em tóc vàng nào ai dám nhìn tôi?

Package tôi mua máy bay không có số ghế chỉ định nên tôi đã vào mạng lưới của British Airways để chọn ghế, thế nhưng tôi khám phá sự thật phũ phàng là vì tôi mua vé rẻ tiền nên website chỉ cho tôi chọn ghế 24 tiếng trước khi đi. Tôi có thể chọn liền nhưng phải trả $49 dollars. Tính tôi đại hà tiện nên không trả, chỉ chọn ghế trước 24 giờ đi thế mà không hiểu sao chó ngáp phải ruồi, tôi vớ được hai ghế trống ở hàng ghế đầu tiên của Economy ngay cửa máy bay sau phần Business class, không có hàng ghế nào phía trước nên chỗ để chân rộng hơn bùng binh ở chợ Bến Thành.

Hãng máy bay kiếm lời kỷ lục trong những năm gần đây vì cái gì họ cũng tính tiền. Trừ khi là phú hào mua First hay Business Class, ai ngồi ghế Economy thì họ tính thêm tiền nếu muốn giữ số ghế trước, tính tiền gửi hành lý, tính tiền mua nước (các hãng máy bay Âu Châu bay trong Âu Châu). Ngay cả phần Economy bây giờ còn họ chia ra hai phần, phần Economy hướng về phía trước với chỗ để chân rộng hơn .0000001 mm để tính thêm tiền!  Chẳng chóng thì chầy đi toilette họ sẽ tính tiền, xin cái chăn cũng tính tiền, ngồi gần vợ cũng tính tiền.

Không biết có ảnh hưởng Cộng Sản hay không mà bây giờ hãng máy bay nổ hơn tạc đạn, dùng chữ kêu đôm đốp. Vé máy bay tôi mua là Economy rõ ràng, thế mà trên vé tôi không thấy chữ "Economy" nhưng chỉ thấy chữ "World Traveler". Đến lúc họ loan báo vào máy bay, hành khách First Class... vào trước, tôi nói thầm với vợ chắc là họ nhầm cho mình lên hạng cao cấp nên có lẽ mình sẽ được vào máy bay sớm. Thế nhưng nghèo mà ham, tôi đợi đến lúc mặt trời gần lặn, sau khi họ đã gọi hành khách vào máy bay, từ First Class đến Business Class, Club World, World Traveler Plus, và rồi cuối cùng bấy giờ mới đến phiên tôi: World Traveler! Hóa ra "World Traveler" chỉ là chữ trá hình của  "Economy"!

Chiếc máy bay A380 to nhất thế giới thật là vĩ đại, vợ ngồi tầng dưới bồ ngồi tầng trên, bảo đảm chẳng ai gặp ai. Nếu ai chưa đi thì nên đi một lần cho biết. Air France, British Airways, những hãng bay có chuyển tiếp về Việt Nam như Asiana Airlines, Korea Airlines, Singapore Airlines, Emirates... đều có A380. Giống như phi trường Tokyo, Paris, chuyển tiếp từ máy bay đi đường dài sang địa điểm nội địa hay trong Châu Âu thì phải đổi sang terminal khác, máy bay của tôi đáp xuống Terminal 5 ở Heathrow. Từ đó chúng tôi lấy xe tram, đi bộ nhiều quãng rồi đi xe bus qua bên Terminal 3 để lấy chuyến bay đi Prague. Đi kiểu này nếu ai không biết nói tiếng Anh thì lo đái ra quần tìm chuyến máy bay kế tiếp cũng là chuyện bình thường.

Từ phi trường Prague về hotel ở City Center nhanh nhất là đi taxi, khoảng 30 phút. Trước khi đi tôi đã lên mạng đặt cọc dịch vụ xe hơi chở về khách sạn. Họ có nhiều giá cả khác nhau tùy theo mình chọn: Mercedes, BMW, xe hơi thường, hay... xích-lô. Dịch vụ này tốt vì không trả tiền trước, mình chỉ trả tiền cho tài xế khi đến hotel. Tôi chọn xe hơi thường - giá 25 Euro- vì xe nào cũng đến thành La-Mã. Nếu đi với bồ thì tôi đã "chảnh" đặt xe Mercedes đón, 50 Euro, chứ đi với vợ lấy nhau đã 33 năm thì đặt xe xịn làm gì uổng tiền vì vợ có bao giờ ly dị mình viện dẫn lý do là mình đại hà tiện?

Sáu giờ chiều máy bay đáp xuống Prague, xong hết mọi thủ tục Quan Thuế, tôi kéo hành lý ra khỏi terminal thì đã thấy một ông cao ráo mặc vest cầm bảng "NGOC NGUYEN" chờ tôi. Dẫn chúng tôi ra parking nơi xe đậu, tôi ngạc nhiên : ông ta lái chiếc Audi 8. Lý do tôi ngạc nhiên vì chiếc Audi 8 to và đắt nhất của hiệu Audi. Nó đắt ngang ngửa như Mercedes S Class, BMW 7 series hay Lexus LS460. Ngồi vào bên trong, tôi thấy xe quá "xịn". Chưa bao giờ tôi ngồi trong chiếc Audi 8, đây là lần đầu tiên.

Ông tài xế nói tiếng Anh rất giỏi. Tôi hỏi mới biết là ông nói đến bốn thứ tiếng, Anh, Đức, Ý, và Czech. Trên xe có một tấm hình hai người. Tôi hỏi thì ông ta nói hình ông ta chụp với bạn người Mỹ trong một ban nhạc rock nổi tiếng. Có dịp thì người bạn này rủ ông ta đi lưu diễn theo, và vì thế ông ta đã đến Mỹ bốn  lần. Ông ta bật cho vợ chồng tôi nghe nhạc của băng nhạc bạn Mỹ của ông ta thì tôi rất nhạc nhiên khi vợ tôi nhận ra một bản nhạc quen thuộc!

25 phút sau, xe đến khách sạn. Quá ấn tượng với chiếc xe Audi A8 và  người Czech hiền hòa gặp đầu tiên ở Prague, và vẫn còn ngạc nhiên  có bạn Mỹ trong ban nhạc rock nổi tiếng mà ông lại làm nghề tài xế taxi, tôi đưa cho ông ta hai tờ giấy 20 Euro, nói khỏi thối lại sau khi hỏi và ông ta xác định trả lời cho tôi là giá cuốc xe là 25 Euro như tôi đã đặt trên mạng.

Check in vào khách sạn, vợ chồng tôi nghỉ một tí rồi ra phố đi bốn block vào ATM lấy tiền Czech, Koruna, và rồi ra bờ sông xem tòa nhà Dancing House, chỉ cách hotel ba block.

Hai kiến trúc sư, một người Czech, Vlado Milunic, và một người Mỹ-Canadian Frank Gehry, vẽ kiểu căn nhà này. Frank Gehry là người nổi tiếng thế giới với những building ông vẽ rất khó xây vì toàn là những đường cong quẹo. Quý vị Google tên Frank Gehry, phần Image, sẽ thấy building ông ta vẽ kỳ lạ khắp thế giới. Ai ở Los Angeles và Las Vegas có thể xem hai building ông ta vẽ: một là Disney Hall ở downtown Los Angeles,

 Sự thành tựu của The Dancing House này cũng có lịch sử: Trong lúc Czechoslovakia vẫn còn là Cộng Sản, kiến trúc sư người Czech Vlado Milunic vào năm 1966 đã bàn với người chống Cộng Sản lúc bấy giờ chưa nổi tiếng , sau này lên làm Tổng Thống -Václav Havel-, xây một building ở góc đường nơi ngày xưa máy bay Mỹ oanh tạc sập nhà trong Thế Chiến Thứ II. Ông Havel làm chủ một phần đất ngay cạnh bên.

Khi Havel đắc cử Tổng Thống, ông nhất định xây "The Dancing House" mặc dù nhiều người Czech chống dối, cho rằng kiến trúc tân kỳ không phù hợp với kiến trúc Baroque và Gothic của Prague. Hãng bảo hiểm đứng ra thầu xây căn này hỏi Vlado Milunic tìm thêm một kiến trúc sư khác hợp tác, và đó là lý do tại sao Frank Gehry tham gia.


Tôi biết cùng block bên phía kia là một tiệm ăn Việt tên "Phở Việt Nam" nên chúng tôi đến ăn tối. Đặt mua bốn món ăn và hai chai nước, tiền tổng cộng là 25 dollars. Khá rẻ.

Tình cờ chúng tôi nói chuyện với chị chủ nhà hàng thì chị cho biết tiệm ăn này ngày xưa gia đình ông Tổng Thống Havel làm chủ, ông thường lui tới đây. Có ai ngờ đâu ngày đầu tiên ở Prague chúng tôi đã có dịp chứng kiến nơi ngày xưa là lịch sử. Và cái không ngờ thứ hai nữa là bỗng nhiên chúng tôi có tình gắn bó thân mật, anh chị mời chúng tôi hai ngày nữa ba giờ chiều chở chúng tôi đi xem khu thương mại của người Việt to nhất ở Czech, có lẽ to nhất Âu Châu.

Vợ chồng anh Sơn chị Cơ chủ nhà hàng Vietnam Restaurant

Ngày thứ nhì ở Prague, tôi quá hào hứng muốn đi bộ cả ngày để xem phong cảnh và chụp hình. Đây là một lỗi lầm tai hại lớn lao vì đường đi đến nhà thờ Loretta, và nhất là đến lâu đài Prague phải leo dốc. Thế nhưng tôi cố thuyết phục vợ tôi mỗi bước chân là mỗi lần tiến đến Chân Trời Mới bụng thon ngực nở, thành ra chúng tôi sống sót đi bộ về lại hotel khi chiều tối.

Đây là vài nơi chúng tôi đến xem ở Prague:

- 1. Charles Bridge (Karluv most): cầu này nhộn nhịp, đông du khách. Dọc theo hai bên cầu có nhiều tượng về mấy ông Thánh, Đức Mẹ, Chúa... Không hiểu niềm tin phát xuất từ đâu là nếu sờ vào tượng thì được phước nên có nơi người ta đứng xắp hàng để được sờ tượng. Tượng bằng đồng nên chỗ người ta sờ trở nên sáng loáng.

Prague an ninh, không có móc túi,  nhưng có nhiều người homeless. Tôi để ý là người xin tiền ở đây khác với người xin tiền ở các xứ khác: ở Prague, người nào cũng nằm rạp người, mặt gần chạm đất. Thỉnh thoảng thì anh ta hí mắt xem cái nón có được ai bỏ tiền vào hay không.

- 2. Malá Strana: bên kia cầu Charles Bridge hướng đi về lâu đài Prague. Malá Strana có nhiều lịch sử. Khu này vui nhộn, đông người, có nhiều quảng trường và đường xá chật hẹp.

 Nơi đây có con đường hẹp nhất nước Czech. Tuy là nhỏ xíu, rộng một thước vuông là cùng, thế mà nó  có đèn xanh đèn đỏ

Ở Đại học Harvard có tượng bằng đồng của ông John Harvard. Giầy trái của ông ta sáng loáng vì du khách tin là nếu sờ vào nó thì sẽ được hên.

Ở lâu đài Prague cũng có tượng bằng đồng của một thanh niên, khỏa thân. Giống như tượng ông Harvard, chỉ có một bộ phận thân thể của anh ta sáng loáng vì thiên hạ ai cũng sờ. Bạn đoán xem du khách sờ bộ phận nào?

- 3. Nhà thờ Loretta: nơi hành hương của tín đồ Công Giáo Prague. Bảo tàng viện trên lầu trưng bày vài đồ trang sức của Đức Giáo Hoàng xưa.

- 4. Phố người Do Thái: người Do Thái rất thông minh nên ở xứ nào họ cũng giầu. Ở đây có đủ tiệm bảng hiệu đắt tiền như Hermès, Louis Vuitton...

-5 . Phố cổ: nơi này là một quảng trường rất to, dông du khách. Có một astronomical clock (đồng hồ cho biết vị trí mặt trăng, mặt trời, ngôi sao...) làm 600 năm trước đây. Mỗi một giờ nó gióng chuông điểm giờ một lần. Một cửa sổ nhỏ mở ra, có tượng 12 sứ đồ quay trên một vòng tròn. Du khách tụ lại xem rất đông để nghe đồng hồ điểm giờ nên cách tốt nhất là vào một trong một nhà hàng ngay trước mặt đồng hồ ăn hay uống nước, đợi nghe chuông gõ.   

-6. Sex museum,  gần atrosnomical clock ở Phố cổ: nếu vợ chồng nào có lục đục về tình duyên gia đạo, vào museum này xem có thể là một phương thức hữu hiệu nối lại tình xưa. Đủ thứ dụng cụ dùng về sex trưng bày ở đây, nhưng tôi để ý không thấy con dao phay phụ nữ dùng để chặt đứt một mối tình.

Có một cái máy đo cường độ ân ái của mỗi người, từ sìu sìu ển ển đến mãnh liệt. Khi vợ tôi lên ngồi thì nó đo cho thấy sức ân ái của vợ tôi là "WARM" (ấm). Tôi quá tự tin cho bản lĩnh Hercules của mình nên cười vào mũi mức độ "WARM" của vợ tôi khi nàng bước ra khỏi ghế. Đến lúc tôi lên ngồi thì nó đo cường độ ân ái của tôi là "FROZEN" (lạnh như đá)! Thế có chết không chứ! Tôi nghĩ cái máy chết tiệt này chắc hư hỏng rất nặng, cần phải sửa chữa.

-7. Quảng trường Wencelas: nơi đây như là phố Nguyễn Huệ ờ SàiGòn, nhà cửa đắt đỏ.

Trên đường đi, tôi thấy một cặp với ông già khẩn trương xem bản đồ nhưng không biết mình ở đâu. Tôi đến gần, hỏi ông ta tôi có giúp gì được không thì ông bà quá mừng rỡ, nói là người Mỹ ở New York, khách của một chuyến cruise đang đi chung với tour group nhưng ông bà tách rời vì cần phải về trở lại khách sạn Sheraton có hẹn gặp người quen. Ban đầu tôi chỉ cho ông lối đi nhưng thấy ông đứng thộn mặt nên tôi nói vợ chồng tôi sẽ đích thân dắt ông bà về hotel. Ông bà mừng rỡ hẳn ra mặt, cảm ơn tôi rối rít. Bà vợ đi lên dốc một tí xíu ở cuối đường đã thở hổn hển. Đây là bài học để rút tỉa kinh nghiệm: ai muốn đi du lịch thì đi ngay bây giờ, đừng để già có tiền rồi mới đi.

-8.. Trung tâm thương mại Việt Nam Sapa: 3 giờ chiều Chủ Nhật, vợ chồng anh Sơn chị Cơ chở vợ chồng tôi đến "SAPA".

Trong cuộc đàm thoại trước, nghe chị Cơ đề cập đến SAPA mà cậu bồi bàn người miền Bắc nói là "Little HaNoi", tôi cứ nghĩ chắc là một khu thương mại nho nhỏ của cộng đồng người Việt miền Bắc ở Czech. Đến nơi thì tôi "tảng thần". Tôi ở miền Nam California, nơi ở khu phố Bolsa tập trung nhiều plaza thương mại, tiệm ăn, của người Việt nhiều nhất nước Mỹ, thế nhưng không một plaza nào to bằng "Trung Tâm Thương Mại SAPA" ở Prague. Anh Sơn nói với tôi diện tích to bằng 5,6 sân đá banh.

Ngày xưa nơi đây là cơ xưởng nhà máy. Khi Cộng Sản giải thể, nhà máy không còn hoạt động, để lâu vào trong tình trạng bệ rạc nên nhà nước bán lại cho tư nhân, một số người Việt Nam. Những người này từ từ khai thác, thiết lập cửa hàng cho người Việt khác thuê. Người Việt vào đây bán đủ thứ hầm bà lằng, từ biết bao nhiêu là tiệm ăn, nhà hàng, tiệm chè bánh thức ăn Việt ...đến chợ búa, tôm cá, quần áo, siêu thị, đồ gia dụng, vật dụng nhà cửa....

Tiệm ăn Việt nhiều đến nỗi anh Chef Mỹ Anthony Bourdain nói SAPA là một trong những nơi anh ta thích đến ăn khi ở Prague (nếu ai không biết Anthony Bourdain thì anh ta là người ngồi ghế đẩu ăn bún chả  với Tổng Thống Obama ở Hà Nội).

Tất cả khu thương mại Việt Nam ở thế giới tự do tôi có dịp thăm viếng, cho dù là Mỹ, Canada, Úc, Pháp..., đều chỉ nhắm khách hàng là người Việt Nam (tiệm ăn thì có thể có lèo tèo người ngoại quốc),  thế nhưng ở SAPA, khách ở đây cả người Czech lẫn Việt.

 Thống kê 2011 cho thấy Prague chỉ có mười ngàn người Việt  trong khi tổng số dân thành phố Prague là 1.3 triệu (cả nước Czech có 83000 người Việt). Người Việt ở Prague dân số rất khiêm nhường nhưng thành công ở điểm khu thương mại người Việt ở hải ngoại không làm được: nhắm vào người mua địa phương của thành phố đó.

 Sau ba đêm ở Prague, sáng ngày thứ tư tôi nhờ hotel gọi cho tôi một chiếc taxi chở ra nhà ga tầu hỏa. Không bao giờ tự lấy taxi đi trong Prague vì rất nhiều xe không lương thiện bắt mình trả 20 Euro trong khi thực tế Prague nhỏ, xe đi chỉ vài km. Tài xế đến đón tôi là một anh trẻ tuổi, hiền từ, nói tiếng Anh giỏi. Từ hotel đến nhà gas chỉ 10 phút, 8 Euro rưỡi.

Bước vào nhà ga, tôi không thấy chuyến tầu hỏa của tôi trên màn ảnh vì tôi đến sớm hơn một giờ. Những ai chưa từng đi xe lửa sẽ lo bấm bụng ở Prague vì không có một nhân viên nào để mình hỏi information. Đợi thêm mười phút thì chuyến tàu của tôi mới hiện lên màn ảnh.

Nguyễn Tài Ngọc

Ý kiến bạn đọc
13/11/201716:54:43
Khách
Làm ăn là phải nhắm vào số đông chứ dân VN đâu có bao nhiêu. Dân thiểu số ra nước ngoài vẫn còn đầu óc cổ hủ, cứ chăm chăm để ý soi mói vài khách hàng, không cởi mở như các siêu thị lớn.
12/11/201712:27:11
Khách
Qua bài này , tôi nhận thấy ( đừng ném đá đó nha ) Sapa to rộng lớn bởi ở tinh thần đoàn kết của người Vn ( người Vn nào thì thừa hiểu ) . Họ quen sống với kiểu kết đoàn , chim bay cả một đàn , o rời rạc , dấu diếm , như người Thời Trước !
12/11/201702:58:44
Khách
Ở phần trên của bài, tác giả viết rằng "Tôi ở miền Nam California, nơi ở khu phố Bolsa tập trung nhiều plaza thương mại, tiệm ăn, của người Việt nhiều nhất nước Mỹ, thế nhưng không một plaza nào to bằng "Trung Tâm Thương Mại SAPA" ở Prague. Anh Sơn nói với tôi diện tích to bằng 5,6 sân đá banh.". Nhưng đến gần cuối bài thì "Prague nhỏ, xe đi chỉ vài km". ???
12/11/201701:41:06
Khách
Lần đi từ Đức về San Francisco, tôi bay Air Canada. Hôm ấy vào cuối thu, trong khoang tàu bay lạnh ngắt. Hỏi xin có tiếp viên cái chan (blanket), cô trả lời phải mất $6. Đây là chuyện thật 100%.
11/11/201718:03:43
Khách
Bài này lạc đề cho mục VVNM. Bài này đăng trong mục Du lịch đó đây thì thích hợp hơn
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,208,361
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, bài viết mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới, tác giả viết cho mùa Giáng Sinh.
Tác giả lần đầu dự VVNM từ tháng 11 và đây là bài viết thứ hai của bà. Sinh năm 1955, qua Mỹ năm 1985, tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý, người của sông Hương núi Ngự. Hiên nay còn làm việc và đang cư ngụ tại thành phố Hayward thuộc miền Bắc Cali. Xin lưu ý: Bút hiệu Minh Thúy có thể lầm với tác giả đã dự VVNM từ 2005: Minh Thùy (dấu huyền). Mong tác giả tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” của Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng, 15 tuổi vượt biên, định cư tại Mỹ năm 1986 với tên Crystal H. Vo. Kết hôn và thành con dâu một gia đình Mỹ, cô đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ 2018, cô tự hứa mỗi tháng phải viết một bài bằng tiếng Việt. Sau đây, là bài viết mới cho tháng 12.
Tác giả từng nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014, ông tên thật Trần Phương Ngôn, đã sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Bài mới của tác giả viết về mùa giáng sinh.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Bài viết mới của bà được đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Bà cho biết: Tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79. Đi học lại gần 6 năm mới ra trường với bằng BS engineer năm 85. Hiện là cư dân ở Lafayette, Louisiana, còn vài năm nữa sẽ ... ăn tiền gìa. Bút hiệu Pha Lê, theo chú giải vui của tác giả, không phải là trong veo như Pha Lê, mà là... Pha trò và Lê la! Sau đây là bài viết thứ hai của bà
Nhạc sĩ Cung Tiến