Hôm nay,  

Tịnh Hóa Thân Tâm

08/09/201700:00:00(Xem: 15522)
Tác giả: Mỹ Đức Phạm Nguyễn

Bài số 5213-19-31056-vb7090917

Tác giả hiện đang giảng dạy Việt ngữ Viện Đại Học UCR (University of California, Riverside). Bà thường xuyên tham gia sinh hoạt cộng đồng đặc biệt là góp phần duy trì văn hoá và ngôn ngữ Việt. Viết Về Nước Mỹ 2017, bà nhận giải Việt Bút Trùng Quang, dành cho những tác giả góp phần phát triển chữ Việt, văn hóa Việt tại hải ngoại.

image001

Tập khí công hỗ trợ quá trình tịnh hóa thân tâm.

image002

Sạn túi mật.

 

***

 

Từ lâu hẳn nhiều người Việt sống ở Quận Cam đã được nghe đến các khóa thanh lọc hay tịnh hóa thân tâm của Đại Đức Thích Tâm Thành. Riêng tôi, phải đợi đến tháng 8 năm nay mới đủ duyên tham dự hoạt động rất đặc biệt này. Mỗi khóa thường kéo dài năm đến bảy ngày. Mỗi năm Thầy Tâm Thành thường dành thời gian cho Nam Cali hai  lần và chỉ hai lần mà thôi vì Thầy còn phải đi nhiều tiểu bang khác cũng như phải đến các nước Âu châu, Á châu và Úc trong năm.  Hai khóa năm nay được tổ chức ở hội trường Tòa Thánh Tây Ninh trên đường Chestnut, thành phố Westminster. Cả hai khóa đều bắt đầu từ thứ hai đến hết thứ bảy, ngày làm việc trong tuần, nên chỗ đậu xe dọc theo công viên và trong khu vực rất thuận tiện.

Hẳn nhiều người tham dự đã biết Thầy Tâm Thành vốn là bác sỹ y khoa ở Việt Nam. Thầy cũng từng giảng dạy ở đại học Y khoa Saigon 7 năm trước khi sang Mỹ. Khi định cư ở Mỹ, Thầy không tiếp tục học ngành y mà chuyển qua Dược khoa. Thầy đã làm việc cho các công ty dược phẩm Hoa Kỳ. Thầy chuyên nghiên cứu về dược thảo và y lý đông phương. Thầy cũng đã áp dụng các kỹ thuật khoa học vào việc ứng dụng đông y cũng như Thiền học ứng dụng và năng lượng Vũ trụ trên nguyên tắc vận hành căn bản của Luật Vũ Trụ.

Sáng sớm thứ hai khi xếp hàng rồng rắn để kiểm tra ghi danh, tôi nghe được vài mẩu đối thoại lý thú.

- Nhịn ăn năm ngày làm sao chịu nổi đây trời!

- Đừng lo. Tui đi lần hai rồi. Khỏe re. Không đói. Không mệt đâu.

Hoặc,

- Trời!  Ngày nào cũng xổ. Chừng đây người mà có mấy phòng vệ sinh. Kẹt quá ha!

- Có sao! Xếp hàng thôi. Rồi cũng xong hà.

Hay,

- Nghe nói chỉ uống nước mà còn tập khí công nữa.

- Vậy sao? Hổng biết có chịu nổi không chớ?

- Ờ! Coi bộ chị ốm yếu quá ha!

Quả đúng vậy! Ba ngày đầu tẩy độc ở ruột già và tá tràng. Thầy cho uống muối xổ. Có người uống đến 3 ngày một lần. Và mấy phòng vệ sinh lúc nào cũng có hàng dài đằng trước. Mỗi ngày một người được phát 2 chai nước, một chai với hạt chia dùng để ăn sáng và uống cả ngày; một chai có nước củ dền và các loại rau củ khác đã xay nhuyễn để ăn trưa. Mọi người được hướng dẫn uống nước ấm trong suốt quá trình thanh lọc. Ngoài nước ấm, mọi người còn uống nước Alkaline để tăng cường độ kiềm hóa cho cơ thể.

Ngày thanh lọc bắt đầu từ tám giờ sáng đến tám giờ tối. Sau bữa sáng bằng khoảng 1/3 chai nước với hạt chia, là thiền hành trong công viên xinh xắn còn thoáng hơi sương buổi sáng và tràn ngập ánh sáng mặt trời trên các tàng cây. Từng bước chân đi trong chánh niệm và tỉnh thức làm tâm như dừng lại. Từng hơi thở vào, ra theo tiếng chuông hướng dẫn của Thầy Tâm Thành để đẩy độc tố qua đường hô hấp và bài tiết, làm tâm và thân như tỉnh táo, khỏe lại và dẻo dai hơn.

Rồi qua các bài pháp thoại của thầy người học hiểu rõ sự liên quan chặt chẽ giữa thân và tâm, giữa con người và vũ trụ. Người học cũng thấy rằng nếu thiếu sự hài hòa và quân bình giữa tâm với thân, giữa vũ trụ, môi trường, gia đìnhvới cá nhân sẽ đưa đến nhiều vấn đề mà người đó phải gánh chịu hết.Hậu quả trước hết là căng thẳng, mất ngủ, mỏi mệt và bệnh tật phát sinh từ đây, trước là cao máu, cao mỡ, tiểu đường và sau cùng là ung thư. Để điều chỉnh sự mất thăng bằng này trước tiên phải có niềm tin vững chắc rằng chính mình và chỉ mình mới có thể sửa chữa được điều này. Sau đó là tự điều chỉnh tâm vì tâm là chủ của các pháp.

Đức Phật dạy “Thế giới do Tâm tạo và tâm bình thì thế giới đều bình”. Vì thế phải chuyển đổi tâm thức, dùng ánh sáng chánh niệm nhìn lại cách sống, cách suy nghĩ, ăn uống và các thói quen của mình. Những thói quen đó có thể là sống và làm việc trong nhà, sau khi mặt trời lặnquá nhiều, uống nước khi ăn, khi đứng, nhai thức ăn quá nhanh, quá vội, vừa ăn vừa xem TV, nói điện thoại, lướt mạng, hay đọc báo, ăn hay uống nhiều chất ngọt, ăn tối muộn, thức khuya sau 10 giờ đêm, sinh hoạt với giờ âm quá nhiều. Những thói quen này làm acid hóa từng bộ phận trong cơ thể. Lâu ngày làm người mỏi mệt lừ đừ kinh niên như không có năng lượng, dễ căng thẳng, suy giảm hệ thống miễn dịch, bị dị ứng, vôi hóa hay thoái hóa khớp xương, đốt xương, đau nhức, bị các bệnh về tiêu hóa như đau bao tử, ợ hơi, hôi miệng, viêm loét chân răng, trực tràng, cuống bao tử.

Để thiết lập lại sự cân bằng giữa con người và vũ trụ, trước hết cần phải thay đổi thói quen về sinh hoạt và ăn uống. Chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều. Ăn càng ít càng tốt. Tập ăn uống trong chánh niệm. Khi ăn nhai chậm và kỹ và luôn biết là mình đang tiếp nhận tinh hoa của đất trời để nuôi cơ thể. Với cách ăn này có thể ăn ít mà nhận đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể. Ăn ít thì cơ thể không tích lũy năng lượng dư thừa, không gây bế tắc, rối loạn. Có lẽ quý bà rất thích cách này vì không sợ lên cân, tha hồ mặc đồ đẹp. Ngoài ra khi nấu ăn không nên quá cầu kỳ, dùng nhiều gia vị. Nên chọn cách nấu nướng thế nào nhanh nhất để giữ càng nhiều các loại vitamins, khoáng chất trong rau củ càng tốt.

Nếu ăn nhiều, ăn nhanh quá và nhai không kỹ sẽ làm thức ăn không được tiêu hóa hoàn toàn mà dồn cục làm khó tiêu, cơ thể nặng nề.  Cơ thểcũng không lấy hết chất dinh dưỡng từ thức ăn trong khi lượng chất thải gia tăng. Nếu tất cả số chất thải này không được bài tiết hết ra khỏi cơ thể, nó sẽ lên men, biến thành những độc tố bám vào thành ruột, gia tăng độ acid trong cơ thể. Lâu ngày tạo thành tiểu đường, các chứng bệnh về tim mạch hay các khối u trong cơ quan bài tiết.

Ăn là một trong tứ khoái của con người. Nay bảo ăn ít đi thì quả là một điều thật khó cho rất nhiều người. Thay đổi một thói quen kéo dài suốt cuộc đời là một trong những thử thách rất lớn. Người xưa đã nói “Bệnh tùng khẩu nhập. Họa tùng ngôn xuất”. Bệnh hoạn thường theo miệng hay đồ ăn đi vào cơ thể.  Còn họa hiểm thì trước hết bao giờ cũng từ lời nói mà phát sinh.

Người Pháp có câu “vouloir, c’est pouvoir”, muốn là được. Thay đổi thói quen ăn uống quả là điều thực khó. Nhưng không phải không làm được. Thiết nghĩ, làm chủ được cách ăn uống của mình là đã làm chủ được 50% đời sống và sức khỏe của mình rồi. Có được đời sống an lành với sức khỏe tốt là đã làm được 50% việc không làm khổ mình và không làm khổ con cháu như một vị thiền sư ở Việt Nam đã dạy “Đừng làm khổ mình, đừng làm khổ người, đừng làm khổ các chúng sinh khác.” Xem thế, thay đổi thói quen ăn uống làm người ta được nhiều hơn là mất.

Phung phí là một trong những thói quen cần điều chỉnh. Thức ăn thừa thãi cho vào thùng rác là quá phung phí. Dùng quá nhiều nước, dùng quá nhiều giấy cho cá nhân cũng là quá phí phạm. Bao triệu người ở châu Phi hằng ngày không có đủ thực phẩm để nuôi cơ thể nên các em bé Phi châu còi cọc, suy dinh dưỡng. Cũng tại đây cả triệu người không có đủ nước hay nước sạch cho sinh hoạt hằng ngày. Người lớn cũng như trẻ em phải đi rất xa, xa lắm mới lấy được nước mà uống. Còn giấy thì làm từ cây xanh. Lấy cây xanh để làm giấy là làm tổn thương đến lá phổi của trái đất. Lá phổi vũ trụ không đủ mạnh để lọc không khí trong lành cho môi trường sống của con người thì sẽ ảnh hưởng tức thì đến loài người. Cơ thể chúng ta có đủ khả năng chống lại môi trường ô nhiễm không nhỉ? Nói cách khác, phung phí cũng là phá hủy môi trường sống của chúng ta. Người tham dự khóa tu không chỉ học cách thanh lọc, thải độc tố trong cơ thể mà còn học cách chuyển hóa nhận thức để sống thích ứng với sự vận hành của vũ trụ và bảo vệ môi trườnghầu thân được khỏe và tâm được an. Chuyển hóa tâm để thay đổi từ trường của cá nhân từ xấu qua tốt. Từ trường cá nhân tốt thì mới chiêu cảm được năng lượng tốt của vũ trụ. Nhờ thế mà thân tâm mới an lạc. Vì thế mới gọi là Tịnh Hóa Thân Tâm.Tịnh hóa thân tâm còn có hai trang nhà: www.songchanhniem.com hay www.thienquantam.com


Giờ nghỉ trưa còn gọi là giờ nuôi dưỡng tâm mà nhiều người rất thích. Ai cũng nằm dài trên sàn nhà với chân, tay trong tư thế và thở theo hướng dẫn của Thầy Tâm Thành. Nhạc Phật, chắc là nhạc Phật giáo Tây Tạng được mở lên nhè nhẹ, văng vẳng từ xa làm không gian chung quanh thoải mái. Mặc dầu phần trị liệu này yêu cầu mọi người nên duy trì sự tỉnh thức để soi chiếu và điều chỉnh toàn bộ thân tâm từ ngoài vào trong nhưng nhiều người đãchìm vào giấc ngủ nhanh chóng, ngáy ro ro…Khi thức dậy, ai cũng thấy sảng khoái. Nuôi dưỡng tâm trong giờ này là để tâm nghỉ ngơi trong trạng thái trống rỗng, không bị vọng tưởng lôi kéo về quá khứ hoặc chạy tới tương lai. Dừng tâm lại là tiết kiệm năng lượng bản thân và gia tăng sức khỏe của thân. Người học trong thế nằm thư giãn lắng nghe hơi thở của mình, dùng hơi thở chánh niệm rà soát từ đầu đến chân để tìm ra những chỗ bế tắc, co cứng mà kịp gởi năng lượng bình an đến đó đểđiều chỉnh. Cách thở này gọi là “thiền soi sáng”. Tịnh hóa thân tâm cùng một lúc thì kết quả mới tốt đẹp.

 Tâm có nhiều vọng niệm thì tâm bất an, dính mắc. Thân có nhiều độc tố thì thân trì trệ, rối loạn. Vì thế, người tham dự còn phải tập khí-công, lạy khí công (Kim Cương đảnh), tập tài-chi một ngày ít nhất 3 lần. Mỗi lần từ ba mươi phút trở lên. Hơi thở khí-công hay tài-chi ứng dụng nguyên lý lực hấp dẫn của vũ trụ đem khí vào cơ thể theo dạng sóng vũ trụ di chuyển lên xuống uyển chuyển như làn sóng nước hay như như những làn gió. Và đúng như đông y nói “Ý dẫn khí. Khí dẫn huyết.” Thở là chuyện bình thường vì không có thở thì chết. Nhưng nhiều khi người ta thở vội và ngắn quá nên làm hạn chế lượng ốc-xy cần thiết.  Hơi thở khí công đem máu và các chất dinh dưỡng đến tất cả các tế bào vùng xa hay ngoại biên để nuôi dưỡng và làm mới chúng. Nên khi tập xong ai cũng thấy khoan khoái trong người.

Phật giáo quan niệm rằng hơi thở là cái cầu nối tâm với thân. Hay nói cách khác nhờ hơi thở mà người ta đem được tâm lang thang của mình về lại với thân ngũ ấm này. Hơi thở làm hài hòa thân tâm là như thế. Ai học thiền cũng biết điều này. Thầy Tâm Thành cũng dạy cách thở bụng. Với cách thở bụng này, các mô mỡ ở bụng sẽ dần chuyển sang mô cơ; và LDL (cholesterol xấu) sẽ dần chuyển sang HDL (cholesterol tốt) và các chất nhầy hay độc tố bám ở thành ruột được chuyển hóa. Cũng với cách thở này, cơ hoành sẽ được nâng lên, đẩy phổi, làm phổi giãn nở nhiều hơn.  Các phế nang ở đáy phổi nhờ thế mà tiếp nhận đủ dưỡng khí, đẩy hết các meo mốc, vi sinh và độc khíra khỏi đáy phổi. Thật tuyệt vời! Chỉ với hơi thở thôi mà bụng thon, sức khỏe tăng cường, tâm trí minh mẫn, cân bằng thân tâm!

Có lẽ nhờ những cách thở đó mà người tham dự ai cũng chỉ uống mỗi ngày hai chai nước rau củ thôi, không ăn bất cứ thứ gì trong năm đến bảy ngày mà không ai than vãn, đau ốm, mỏi mệt, lừ đừ hay cảm thấy đói. Hầu như tất cả vẫn lái xe, làm việc bình thường mà cảm thấy rất nhẹ nhàng. Có người vẫn lái xe trên xa lộ ào ào như bất cứ ai ăn đủ ngày ba bữa.

Thanh lọc thân không chỉ dừng ở tẩy độc tố nơi ruột và tá tràng. Vào tối ngày thứ ba và thứ tư của khóa Tịnh Hóa thân tâm, mỗi người được phát một chai dầu pha nước bưởi giống như nước sốt ăn món sà lách, một gói muối xổ, hai lát gừng để thanh lọc gan và mật vào buổi tối với những hướng dẫn cụ thể, chi tiết đầy đủ. Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình tẩy độc thân. Nhiều người mua cái rổ có hai quai để dễ dàng xem những chất độc thải ra khỏi cơ thế vào đêm khuya hôm ấy hay rạng sáng hôm sau.

Sáng hôm sau, không khí lớp học thật sôi nổi. Người ta trao đổi nhau những thông tin về “châu báu ngọc ngà” kết tủa trong gan và túi mật được thu lượm sau khi xổ bằng dầu. Nhiều người còn chụp hình số “ngọc quý” này để “khoe” với người khác nữa.

- Sao? Bồ thế nào? Có thấy gì không?

- Chèng ơi! Như một đống bùn!

- Màu gì ta?

- Giống bùn đỏ nâu.

Hoặc,

- Của you màu gì?

- Xanh lá cây đậm

- Cứng hay mềm?

- Như sỏi vậy đó. Một bụm luôn. Coi nè!

- Dễ sợ quá!

Thầy Tâm Thành giải thích mầu đỏ nâu hay vàng nâu là độc tố từ gan đẩy ra, màu xanh lá cây là độc tố từ mật.

Buổi tối là thời gian tham vấn. Ai có thắc mắc gì cứ viết giấy gửi lên Thầy. Lần lượt các câu hỏi đều được trả lời đầy đủ.  Đại đa số câu hỏi là về bệnh tật người ta gặp hằng ngày hay đang đương đầu với chúng. Từ rụng tóc, ù tai, mờ mắt, chuột rút, đau bụng khi kinh nguyệt, táo bón, ngứa ngáy, dị ứng, mất ngủ,xốp xương, loãng xương cho đến các bệnh trầm kha bất trị về gan, mật, bao tử, phổi, thận, tá tràng, tuyến tụy…Với kiến thức và kinh nghiệm của một bác sĩ và dược sĩ, Thầy Tâm Thành cho biết nguyên nhân và cách chữa rất nhanh chóng. Và đặc biệt cách chữa trị của Thầy không hề dùng thuốc tây mà chỉ dùng những rau,củ, quả thường ngày như gừng, nghệ, tỏi, chanh xanh, bí đỏ, táo, mận, quả bơ, rau dền, rau ngò,rau kale, củ dền đỏ, củ cải, cà rốt, cần tây, hạt chia, dầu mè, dầu mù u, dầu ô liu... Và Thầy luôn nhắc phải giữ tâm chánh niệm cả ngày, thực tập khí công, vận động cơ thể và hoạt động theo giờ dương của đất trời thì mới mong cân bằng và làm hài hòa thân tâm cùng với mối liên hệ giữa người và môi trường được. Không làm được điều này thì chắc là bệnh còn dài dài.

Từ năm 2009, Thầy Tâm Thànhđã áp dụng nguyên lý thanh lọc thân tâm để cải tiến sức khỏe tăng đoàn Làng Mai của Thiền Sư Nhất Hạnh ở miền nam nước Pháp. Đến năm 2011 thì nhiều người yêu cầu mở rộng các khóa thanh lọc và không giới hạn cho bất cứ ai muốn chữa bệnh. Còn ở Mỹ, vì những luật lệ của y tế nên đến năm 2013 Thầy mới mở khóa thực hành đầu tiên choQuận Cam ở thiền đường Mây Từ, thành phố Westminster,  rồi các thành phố Hayward, Sacramento ở miền bắc Cali và nhiều tiểu bang khác. Cho đến nay, Thầy đã có những khóa tu thực hành tịnh hóa tâm và thân ở Úc, Canada, các nước châu Âu và châu Mỹ, các nước Á châu như Ấn Độ, Malaysia, Thái, Việt Nam.

Người tây phương vốn ăn rất nhiều nên đa số họ khi tham dự các khóa tịnh hóa đã không tin rằng họ có thể không ăn gì từ ba đến bảy ngày. Họ tưởng như đó là phép mầu. Có một số trường hợp bị ung thư, bệnh viện đã cho về, nhưng nhờ kiên trì và dũng cảm thực hành theo hướng dẫn của Thầy mà cuối cùng được khỏi bệnh. Những người này là những người được đổi đời hay trở về từ cõi chết. Cũng có rất nhiều người, đặc biệt là tây phương, đã uống rất nhiều thuốc khi bị một hay nhiều thứ bệnh một lúc. Nhưng thuốc đã không giúp được nhiều. Khi được chữa chạy bằng cách không uống thuốc, thanh lọc thân tâm, thay đổi cách sinh hoạt và những thói quen không tốt để chấm dứt rối loạn trong thân, tạo sự cân bằng thân tâm thì khỏi được nhiều bệnh. Nhiều người trong số này đã trở thành thiện nguyện viên khắp nơi của Thầy. Ở miền bắc Cali có nhiều thiện nguyện viên lớn tuổi lắm. Những người này có thân nhân gia đình đều làm việc trong ngành y khoa lâu năm nên lúc đầu cũng bị chống đối khá nhiều. Nhưng khi gia đình các vị này nhìn thấy những viên sỏi mật ra khỏi cơ thể mà không dùng viên thuốc nào thì họ chuyển đổi cái nhìn tức thời. “Trăm nghe không bằng thấy” là thế.

Khi được hỏi Thầy muốn nhắn nhủ gì với mọi người, Thầy hóm hỉnh nói “Hãy ích kỷ một cách thông minh.” Ích kỷ đây là hãy biết chăm sóc, nuôi dưỡng, thương yêu thân và tâm mình trong chánh niệm tỉnh thức. Thông minh đây là khi nhìn thấy kết quả cụ thể của thân tâm hài hòa nơi bản thân mình thì ai cũng muốn thực hành để được như vậy mà mình không phải nói lời nào.

Không ai thương mình bằng chính mình. Xin chúc mọi người có duyên lành đọc bài này biết ích kỷ trong thông minh để bớt làm khổ mình, bớt làm khổ người và bớt làm khổ các chúng sinh khác. Càng bớt làm khổ mình, khổ người, càng tự tại và thoát khổ./.

Mỹ Đức Phạm Nguyễn

Ý kiến bạn đọc
10/09/201719:12:32
Khách
Muốn trì hoãn bệnh tật, MỖI NGÀY:

- Dùng trái cây và rau tươi (không nấu) cho đủ 5 mầu.

- Tập thể dục và cử tạ.

- Cười và vui vẻ với mọi người.

Sau đó, dùng món ăn khoái khẩu.

P.S: Senator J. MacCain: "Every Life Has To End One Way or Another."
09/09/201715:37:56
Khách
Cảm ơn tac giả đã nói rõ thân thế của tu sĩ , để tăng thêm lòng mến mộ kính trọng , đồng thời củng cố niềng tin sâu xa về dược phẩm thầy trị .
Thật tiếc cho thân tôi , dự thầy đầy đủ 3 ngày ở va , nhưng o nhận thọ thuốc chanh .....đắng như mật gấu của thầy ! Dù tôi đã xổ 2 lần bằng nước bưởi, dầu Olive cùng epsom salt ra vô số cục xanh , vàng , dơ như hồ cá đầy rong rêu ao tù!
Tôi mong rằng mỗi bước chân thầy đến , người giới thiệu nên có bài tiểu sử giới thiệu cuộc đời thầy , tòi chắc sẽ có lợi ích cho cả đôi phần .
09/09/201711:36:41
Khách
Cảm ơn tác giả Mỹ Đức Phạm Nguyễn với một bài viết hay, nhiều công phu biên soạn. Xin tác giả tiếp tục nghiên cứu và chỉ ra cho những bản ngã đã tự tại thì thân tâm sẽ đi về đâu?
Kính chúc tác giả và gia đình vạn an.
Phan
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 845,037,011
Tác giả lần đầu góp bài. Qua bài viết đầu tiên, đã thấy cách ông viết rất tinh tế, chu đáo, nhiều chi tiết sống động. Mong ông tiếp tục viết về nước Mỹ và vui lòng bổ túc sơ lược tiểu sử cùng địa chỉ liên lạc.
Tác giả sinh tại Saigon năm 1962, hiện cư trú tại Tulsa, Oklahoma. Nghề nghiệp: kỹ sư cơ khí, làm cho hãng Boeing, OKC. Học vấn: cao học. Gia đình: vợ và ba con: hai gái, một trai. Góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, Lê Như Đức là một tác giả rất được quí trọng. Mừng ông tiếp tục viết.
Tiếp theo chuyện “Saigon 68” đây là một hồi ức Mậu Thân về khu Thành Nội Huế. Định cư tại vùng Bắc Cali từ 20 năm trước, Deborath Tường Vân là nhân viên Sở Xã Hội San Jose và từng chăm sóc Bà Trùng Quang -vị niên trưởng của giải thưởng Việt Báo- liên tục hơn 6 năm cuối đời. Cô đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2012. Hồi ức Mậu Thân của Tường Vân là chuyện kể về khu Tây Lộc trong thành nội, nơi phải gánh chịu nhiều tang tóc nhất trong địa ngục Huế Tết Mậu Thân.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1944, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài viết mới của ông là một hồi ức về trận chiến năm Mậu Thân, khi Đại Đội TQLC do ông chỉ huy được biệt phái theo tướng Nguyễn Ngọc Loan trong trận chiến Mậu Thân tại Saigon 1968.
Tác giả là cư dân Garden Grove, California, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông qua Mỹ trong một gia đình H.O. từ tháng Sáu năm 1994, vừa làm vừa học và tốt nghiệp kỹ sư điện tử. Sau đây là bài viết về nước Mỹ thứ ba của ông.
Tác giả là cư dân Minnesota, đã nhận giải vinh danh tác giả Viết Về Nước Mỹ 2008. Với những bài viết thuộc nhiều thể loại đề tài, cô là một tác giả rất được bạn đọc yêu mến.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Nhân thời điểm 50 năm sau trận chiến Mậu Thân 1968 Viết Về Nước Mỹ 2018 sẽ có thêm giải thưởng đặc biệt về “Hồi Ức Mậu Thân”. Sau đây, xin mời đọc một bài viết cũ của tác giả Võ Trang, một kỹ sư điện làm việc cho Bộ Hải Quân Hoa Kỳ tại San Diego, kề từ hồi ức đau thương về người cha bị cộng sản chôn sống trong trận Tết Mậu Thân 1968 tại Gia Hội, Huế, khi tác giả còn là cậu bé 15 tuổi. Bài viết đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2009.
Tác giả sinh năm 1929 tại Quảng Trị, Cựu Trung Tá QLVNCH, cựu tù cải tạo. Định cư tại Sacramento, Cali. Năm 1991; Hội trưởng sáng lập Hội Thơ Tài Tử Việt Nam Hải Ngoại từ 1994; Sách đã xuất bản: Truyện ký "Người Trai Thời Chiến"; tập thơ "Chuyện Ngày Xưa"; Từng nhận “Certificate of Recogni-tion do The Sacramento International Poetry Hall of Fame tại Đại Hội Thi Ca Quốc Tế Sacramento 2006; Tác giả hiện là cư dân thành phố Garland, Texas và là Hội Trưởng Hội Người Việt Cao Niên Dallas nhiệm kỳ 2016-2017. Cho tới nay, với tuổi 89, ông cũng là vị tác giả cao niên nhất trong năm 2018 dự Viết Về Nước Mỹ. Kính chúc ông vui khỏe.
Nhạc sĩ Cung Tiến