Hôm nay,  

Một Lầm Lỗi Ngọt Ngào

28/08/201700:00:00(Xem: 27428)

Tác giả: Chú Chín Cali
Bài số 5202-19-31045-vb8082717

Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County. Tác giả từng viết về thân phận một con chó Việt Nam thời chiến. Bài mới của ông là chuyện con chó cưng của gia đình đã vĩnh viễn ra đi và hôm sau và ông viết bài nầy. Bài viết từ ngày đầu tháng Tư. Đã gần nửa năm vẫn để đó, cho thấy đôi chút ngần ngại. Thôi thì vẫn gửi đi. Viết về nước Mỹ mà.

* * *

blank
Molly và sinh lão bệnh tử.

Molly tròn 14 tuổi chó, tương đương với 72 tuổi người, cái lứa tuổivề chiều mà giới trẻ “kính lão đắc thọ” gọi bằng bácvà nhường chổ ngồi trên xe bus.Molly già được đám chó tơ tôn là “Molly Bá Bà”,tuy lụ khụ nhưng vẫn còn giữnét đẹp của giống chó Dachhund. Molly đangyêu đời, vui hưởng tuổi già trong bình yên và hạnh phúc. Người già râu dài tóc bạc thành tiên, Molly già, lông bạc thành người, các cháu nói đùa như vậy. Chính Molly cũng không nghĩ nó là chó!

Molly không làm phiền ai, ngược lại nó là nguồn vui cho cả gia đình tôi.Các cháu dành nhau mang Molly nhà về chơi, nhất là những khi tôi vắng nhà lâu ngày. Cả tuần nay Molly ở cùng vớiđứa cháu lớn. Khi tôi ghéthăm không thấy Molly ra cửa đón mừngnhư thường lệ.Nghe tôi gọi nó vẫn nằm yên trên giường chỉ vẩy đuôi mừng.Thấy lạ tôi đến ngồi bên nó, vuốt đầu hỏi han. Nó nhìn tôi trông có vẻ buồn. Hỏi ra mới biết Molly gần đây không khỏe, biếng ănvà hay ói vào buổi sáng. Tôi thấy không ổn nên quyết định đem Molly về nhà và cho đi khám Bác Sĩ. Kết quả thử máu không thấy điều gì đáng lo ngoại trừ triệu chứng phong thấp. Bác sĩ chích thuốc và đề nghị cho Molly đổi thức ăn mới để kích thích appetite. Sau một tuần Molly bình thường trở lại, chịu đi tập thể thao tuy còn mệt nhưngvẫn kén ăn và ốm đi nhiều. Cả nhà thấy Molly ốm lại mừng và khen Molly giỏi, trông đẹp gái ra. Vì bản chất tham ăn nên bao nổ lực giúp nó giảm cân trước đây đều bị thất bại, nó lúc nào nó cũng tròn vo như cái hot dog nặng 20 lb, bị xem là quá tải đối với giống chó Dachshund loại nhỏ con.

Một tuần sau bổngMolly trở bịnh, không chịu nằm yên trên giường của nó, thở hổn hển. Ẵm nó vào giường nó cũng lọ mọ bò ra rồi đứng nhìn vợ chồng tôi với đôi mắt ươn ướt như muốn nói điều gì. Tôi hiểu ngay là Molly muốn nói là nó không thấy khỏe. Tôi gọi bác sỉ lấy hẹn ngày hôm sau. Lúc bây giờ tuy mệt mỏi và thở nhiều nhưng Molly vẫn còn thích ăn Liverwurst, loại paté Đức mà tôi dùng để dụ dỗ cho Molly uống thuốc.

Tôi lên mạng tìm hiểu và đi đến kết luận là bịnh đau cột sốngcủa Molly lại tái phát. Tôi cho nó uống thuốc giảm đau còn sót lại lần trước đi bác sĩ. Tôi thấy tội nghiệp nên ngồi bên Molly, vuốt ve, vỗ về trong khi chờ đợi hiệu ứng của thuốc giảm đau, sẽ giúp Molly nằm yên nghỉ ngơi. Đợi mãi vẫn không thấy có sự tiến bộ nào nên tôi bắt đầu thấy lo, mong cho đêm qua nhanh để Molly được gặp được bác sĩ ngày hôm sau.

Suốt đêm hôm ấy Molly không chịu nằm và không ngủ.

Sáng ngày hôm sau, trong khi đợi đến giờ đi Bác Sĩ, Molly có vẻ mệt lắm. Nó nằm trên cánh tay tôi nhưng cứ ngước đầu lên hết nhìn tôi rồi lại nhìn bà xã tôi không rời một phút. Chắc nó có linh tính là sẽ xa những người mà nó yêu thương nhất nên muốn ghi nhận hình ảnh của những người thân thương vào tim óc của nó. Bà xã tôi thấy vậy vuốt đầu nó hỏi:

- Molly nầy, con đau lắm không? Hay con muốn nói gì với mẹ?

Nó vẫn nhìn bà không chớp mắt. Sâu thẩm trong đôi mắt buồn thiu là cả một bầu trời bát ngát tình thương, đầy trìu mến, và nuối tiếc. Nó muốn nói lời từ giã với mẹ chăng!

blank
Molly và sinh lão bệnh tử.

Bác Sĩ bảo sức khỏe của Molly không tốt, phải chụp X-ray ngay. Tôi tức tốc mang Molly đi. Đến bịnh viện khi mở cửa sau để ẵm Molly ra, tim tôi bổng như bị ngừng đập khi thấy Molly thân thể mềm nhũn, nằm nghẽo đầu, tư thế không bình thường. Tôi lay động nhưng Molly không có phản ứng gì. Một ý tưởng thoáng qua như ánh chớp, tôi bổng thấy lạnh cả người, tay chân bủn rủn, nước mắt ứa trào ra. Tôi không thể cầm giữ được lòng mình nên bật thành tiếng nấc nghẹn ngào làm bà xã tôi đang ngồi ở băng trước cũng giật mình:

- Em ơi, Molly chết rồi!

Tiếng nấcnghẹn ngào của tôi như nhát dao đâm thấu tim bà. Bà vội mở cửa xe, chưa kịp bước chân xuống đất đãòa lên khóc.

- Hả…hả…Làm sao Molly chết được?

Bà ôm lấy cánh tay tôi người lảo đảo, nhoài người vào xe, vừa khóc tức tưởi vừa nói:

- Em muốn nhìn mặt Molly lần cuối.

Tôi nâng đầu Molly, cho nó nhìn lên trong khi bà đang cuối xuống thật gần nhìn mặt nó.Mắt nó vẩn còn mở rộng,trong sáng, còn thần sắcnhưkhi còn sống. Nó nhìn bà với đôi mắt triều mến quen thuộc. Bà vuốt đầu nó như hằng ngày bà vẫn làm rồingạc nhiên xoay qua tôi hỏi:


- Anh ơi, Molly đâu có chết?

Tôi phải xác nhận nhiều lần bà mới tin.Lúc ấy bà mới bảo tôi:

- Nó đã nhìn thấy em rồi, anh vuốt mắt nó đi vì em không đủ can đảm nhìn mắt nó, hãy để cho nó đi.

Tôi vuốt mắt Molly, vuốt đầu nó lần cuối, cúi sát vào tai nó rồi nói thì thào rất nhỏ, chỉ đủ cho tôi và nó nghe:

- Thôi con hãy ngủ yên cho Ba Mẹ yên tâm.

Molly nhắm mắt lại ra đi trong an bình. Molly đã vĩnh viễn ra đi!

Đôi mắt Molly vẫn còn thần sắc sau khi đã chết

Suốt đêm tôi ngồi viết lại chuyện Molly mà không kềm được xúc động khi nhìn những tấm hình của Molly mà tôi đã chụp trước và sau khi nó chết.

Không biết sao tôi lại có ý định chụp hình Molly. Nhìn sâu vào đôi mắt của nó tôi thấy nghẹn ngào. Khi viết những giòng nầy, mấy lần tôi phải vào phòng tắm để hỉ mũi rửa mặt. Nước lạnh trấn tỉnh và kềm chế được phần nào cảm xúc của tôi. Molly đã sống với vợ chồng tôi mười bốn năm nay như một đứa con nhỏ trong nhà, một đứa con ngoan không biết vòi vỉnh, lị lợm, lúc nào cũng muốn làm vui lòng cha mẹ. Sự hiện hữu của nó đã gắn bó với các sinh hoạt hằng ngày của vợ chồng tôi đã tạo thành những thói quen không thể thiếu. Thiếu nó chẳng khác nào thiếu một phần của đời sống của mình. Chúng tôi nhớ Molly quá!

Trời chưa sáng mà bà xã tôi đã mang cho tôi ly cà phê nóng. Tuy biết suốt đêm tôi không ngủ đễ viết bài từ giả Molly nhưng bà vẫn hỏi:

- Anh có ngủ được không?

Tôi không trả lời. Bà vừa lúi cúi vừa làm giường, vừa nói tiếp:

- Em cũng không sao ngủ được. Buồn quá!

Sáng nay vừa bước xuống thang lầu bà đảo mắt tìm Molly, tuy biết rằng Molly đã chết. Không thấy Molly đứng đợi dưới thang lầu, ngoắc đuôi mừng rở! Không thấy Molly nhảy lưng tưng đòi đi “pipi” để được bà mặc áo cho nó! Suốt ngày bà thấy buồn thiu khi không có Molly lẻo đẽo dưới chân đòi ăn. Molly thích ăn cơm nóng trộn với paté và xì dầu. Không có Molly để bà trò chuyện, cải vả rồi rầy rà. Mỗi lần bà thay gường giặt áo cho Molly là thế nào nó cũng bị bà đem ra xỉ vả. Nhưng Molly nào biết giận, nó chỉ cần nhìn bà với đôi mắt ươn ướt là hòa bình trở lại ngay. Mắng yêu thôic hứ bà cưng nó lắm. Mỗi lần đi mua sắm thấy đồ chơi hoặc quần áo cho chó là bà tha về cho Molly. Đi đâu xa bà cũng đòi về sớm vì không muốn bỏ Molly ở nhà một mình, hoặc đã quá giờ ăn sợ Molly đói bụng tội nghiệp.

Bác sĩ cho biết Molly chết vì bị bịnh tim mạch. Tuy đau lòng vì sự mất mát xảy ra quá đột ngột nhưng trong lòng mọi người lại thấy mừng cho Molly không đau đớn, nhanh chóng ra đi.

Được tin Molly chết mấy đứa con tụ về an ủi vợ chồng tôi, rồichúng xúm nhau kể chuyện Molly. Tội nghiệp cháu lớn thỉnh thoảng lại ngoảnh mặt đi chùi nước mắt. Cháu là người từng chăm sóc cho Molly nhiều nhất. Cháu nói một ngày nào đó, nếu có duyên cháu sẽ tìm được một “Molly Junior” để tiếp tục nuôi nấng. Bã xã tôi thì đã quyết tâm rồi, sẽ không bao giờ nuôi chó nữa. Bà sợ quá rồi cảnh “Sinh ly tử biệt”.

Bà đã tiết lộ một bí mật là trước ngày Molly chết bà cócầu nguyện cho Molly được khỏe mạnh, nếu không xin Chúa cho Molly ra đi không đau đớn. Lời cầu nguyện của bà đã được ơn trên nhận lời.

*

blank
Molly và sinh lão bệnh tử.

Thưở xuân thì Molly đẹp như một nàng Công Chúa.

Sinh ly tử biệt, dẫu với một con chó cũng làm khổ cho bao người ở lại, nói chi đến con người!

Đời ta còn bao nhiêu lần nữa phải đổ lệ tiển đưa những người thân thương nhất ra đi?

Và một ngày rất gần ta không còn là người bàng quan chứng kiến cảnh biệt ly mà sẽ là người trong cuộc, là kẻ phải ra đi! Có ai đã trải qua hoặc có kinh nghiệm về cái chết, tuy nhiên tôi có thể hình dung được cảm xúc của người sắp chết khi liên tưởng đến ánh mắt thiết tha của Molly ngày nó ra đi. Sâu thẩm trong đôi mắt thật buồn của nó là cả một bầu trời bát ngát tình thương, triều mến và nuối tiếc.Nó nuối tiếc phải bỏ lại phía sau tất cả để hoàn tất trò chơi khắc nghiệt “sinh lão bịnh tử” của tạo hóa.

Cái duyên nào đã đưa Molly đến với chúng tôi, cái nghiệp nào đã bắt Molly phải ra đi, làm sao tôi và Molly hiểu được.

Theo Phật Pháp, Tứ Diệu Đế là bốn chân lý, cốt lõi thuần túy nhất của đạo Phật. Khổ Đế là chân lý thứ nhất mà “Sinh lão bệnh tử” là một. Theo Thiền Sư Nhất Hạnh, ta khổ vì ta gắn bó mình vào những mối liên hệ không vĩnh cửu, tương tự sự gắn bo thái quá của gia đình tôi với Molly.

Biết rằng sự gắn bó thái quá là nguồn gốc của đau khổ, là một lầm lỗi,nhưng chúng tôi chấp nhận lầm lỗi nầy, vì cái giá chúng tôi phải trả vẫn còn quá thấp so với những hạnh phúc đã nhận được. Một lầm lỗi ngọt ngào.

Cám ơn Molly đã đến và đã đi. Molly đến mang nhiều hạnh phúc cho đình tôi. Molly đi để nhắc nhở tôi tính chất phù du của đời sống. Molly đã làm xong bổn phận của nó, hảy giúp nó thanh thản ra đi. Hảy vẩy tay chào đưa tiển Molly với một nụ hôn nồng thắm.

Vĩnh biệt Molly.

Garden Grove 04/01/2017

Chú Chín Cali

Ý kiến bạn đọc
26/04/201804:43:06
Khách
Xin được cám ơn các đọc giả đã đọc, có lời khen và khuyến khích, nhất là Dong Trinh mà tôi được hân hạnh kết thân trong lần trao giải thưởng năm rồi. Mong mình còn gặp nhau. Tuy nhiên tôi vẫn theo dõi đọc say mê 4 bài mới của chi năm nay.
Riêng cho cháu “Thằng Bờm”, cháu đã cho hai chú Cún nhiều tinh thương và Bác chắc chắn cháu được trả lại còn nhiều hơn có phải vậy không?
26/03/201817:53:29
Khách
đây là lần thứ 9 cháu đọc bài viết về Molly cũa chú .... vì mỗi lần đọc là mắt cứ đầy nước ....... giống cô chú ..... cháu cực kỳ yêu chó , vi nhà đang nuôi 2 con chó Dachshund , thằng lông mượt màu nâu chân vàng va 1 gái mini dapple long hair ..... chúng còn trẻ , đứa 5 , đứa 4 tuỗi .... biết là có sanh có tử nhưng cũng rất đau lòng khi chúng ra đi , dặn lòng là đừng quá quyến luyến chúng nhưng nuôi chúng từ lúc 6 tuần ,coi như con ,ngủ chung 1 giường từ bé đến bay giờ .... mọi người noi cháu mắc nợ chúng nó .... cháu cũng nghĩ vậy ....có nợ phãi trã phải kg bác 9 , giống như bác nói , món nợ ngọt ngào
04/09/201714:15:35
Khách
Tôi cũng đã ở trong trường hợp nầy và quyết định không nuôi chó lần thứ hai. Con chó của con tôi khôn lắm, mỗi lần tôi tới chơi là nó quấn quít theo chân của tôi, mấy lần tôi muốn vấp té, lần nào cũng vậy, tôi phải ôm nó lên vuốt ve nói vài câu với nó, nó mới chạy đi chổ khác. Khi tôi vô bếp thì nó cứ tìm cách nằm quay mặt cho tôi thấy nó để xin ăn, cũng cái điệu nầy mà thiếu điều tôi cứ bị vấp té hay gần đạp lên nó hoài.
28/08/201722:22:43
Khách
Xúc động quá! Chảy nước mắt khi nhớ lại con chó đã chết của gia đình tôi.
Phải nuôi chó từ khi nó nhỏ xíu cho tới lúc nó chết mới cảm được hết sự đau buồn xót xa mất mát, cho dù nó chỉ là một con chó.
28/08/201720:52:06
Khách
Rất vui hôm đi dự lễ phát giải VVNM được anh đến chào, được chụp hình lưu niệm cùng anh chị, tôi cũng có hai chú chàng 4 cẳng, một đứa tròn 2 năm, đứa kia đã sắp bước qua tuổi 13x7... tôi đang nghĩ đến một ngày nó sẽ rời xa tôi! Cảm ơn bài viết của anh, thật hay, thật cảm đông . Mong năm tới đây anh sẽ đoạt giải quán quân nha.
28/08/201718:21:07
Khách
Diệu đé thứ nhất là:
Đời là KHỔ (không phải chỉ là vô thường, sanh bệnh lão tử...)
Đây là diệu đế thứ 2:
Nguyên nhân của KHỔ là Ái dục
Yêu chó Molly quá, nên khổ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,453,135
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến