Hôm nay,  

Niềm Vui Trên Đất Khách

29/08/201700:00:00(Xem: 21137)

Tác giả: Hương Lệ Oanh
Bài số 5205-19-31048-vb3082917

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, cho biết bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà, nhưng thỉnh thoảng vẫn viết truyện, làm thơ đăng trang mạng, và đặc san liên trường. Bài viết kể chuyện lần đầu từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh.

* * *

blank
Họp mặt liên trường Tây Ninh, tháng Bảy 2017 tại Little Saigon.

Từ Virginia, phi cơ đáp xuống sân bay LAX lúc 8:00 Am. Lần đầu đến Little Saigon, tôi không có người thân gia đình đón!

Trước đó vài ngày tôi có tâm sự cùng người quen cách nay gần măm mươi năm, cũng vừa mới biết tin nhau. Anh ở quận Cam là người bạn cũ, ngày trước khoảng năm 67-68 thường đưa tôi đi thăm các nơi phát quà cho học sinh nghèo, hoặc thăm trường mù ở Sài Gòn và nơi đâu có hoàn cảnh thiếu thốn cho trẻ thơ anh hay rủ tôi đi thăm. Tôi là cô gái ở tỉnh lên Sài Gòn học, anh Thạch là một thầy giáo dạy Anh văn ở Sài Gòn đồng nghiệp dạy chung trường với anh trai tôi.

Anh Thạch hỏi tôi:

- Em có quen ai ở CA không? có người đón không?

Tôi trả lời:

- Dạ...không có ai đón! em có quen vài người hồi ở VN lâu rồi, có liên lạc nhưng không dám làm phiền! em sẽ gọi Taxi anh à.

Anh Thạch cười nói:

- Điếc không sợ súng mà.

Anh hỏi tiếp:

- Em có muốn anh đón không?

Trong lòng tôi rất mừng nhưng cũng ngại hỏi lại:

- Được không anh? Có tuổi rồi anh đi xa được không? Được anh đón thì em vui và yên tâm hơn!

Anh trả lời:

- Được rồi anh sẽ đón, cho anh biết thông tin chuyến bay đáp xuống.

Tôi mừng quá cảm ơn anh, và gởi ngay ngày giờ đến của tôi. Thế là tôi yên tâm phần nầy.

Xuống phi trường, lần đầu tôi bỡ ngỡ sung sướng, hạnh phúc khi bước chân đến tiểu bang California đối với tôi còn xa lạ !? Nơi mà người VN ở nhiều trên nước Mỹ, còn bơ vơ ngơ ngác nhìn cảnh lạ tôi chợt nghĩ ra vài câu thơ với nỗi lòng...

Lạc Lõng

Đến Ca Li sáng sớm mùa hạ
Bước chân đầu xa lạ biết bao
Từng làn xe cộ, cảnh xôn xao
Bước chân nhỏ về đâu? Xứ lạ!

Được anh Thạch đón tại sân bay anh em tôi gặp lại sau mấy mươi năm. Sợ không nhận ra nhau, tôi cho anh biết hôm đó tôi mặc áo sọc ngang trắng đen quần Jean đen, va ly màu xanh biển đậm, trên cổ thắt khăn trắng đen sọc nhỏ, vì nơi dừng xe đón khách phải nhanh cho lượt khác tới, Nên cùng nhau dặn dò kỹ!

Đợi anh khoảng hơn một tiếng rưỡi đồng hồ, vì anh kẹt xe, tôi cố đứng sát lề để dễ nhận diện. Anh cho biết xe anh màu xám hiệu Honda, tôi liên lạc cell phone cùng anh báo tôi đứng tại cửa số 7. Biết trước thông tin nên anh em tôi dễ nhận ra, hấp tấp anh giúp mang va ly tôi để sau cốp xe, hai anh em chưa kịp nhìn mặt, nhưng thoáng thấy dáng người đã nhìn ra nhau.

Về đến quận Cam đã gần 1 giờ trưa, anh đưa tôi đi ăn trưa trong quán ăn chay, gọi món lẩu và tàu hủ chiên giòn, chỉ có hai món mà hai người ăn không hết!

Ăn xong 2 giờ trưa tôi đưa địa chỉ nơi tôi đến. Giúp chở tôi đi gặp chủ nhà và nhận phòng xong anh em tôi tạm biệt nhau.

Tôi cũng quá mệt vì đêm qua thức 3 giờ khuya chuẩn bị ra sân bay. Tiểu bang tôi ở là Virginia, sai giờ với CA cách nhau ba tiếng đồng hồ, khi lên máy bay suốt 6 tiếng tôi chợp mắt khoảng 15' rồi thức suốt.

Tới phòng tro, tôi nằm thiếp đi khoảng 10 phút thì Cúc gọi, báo đã tới nơi tôi hướng dẫn. Cúc mở mã số vào cổng, tôi xuống đứng trước nhà chờ. Vừa gặp tôi Cúc thả 2 vally hành lý xuống đất! Mồ hôi nhễ nhại, hai chân Cúc như không bước nổi, Cúc nói:

- Mình xuống xe đò Hoàng, đón xe bus vào đây đoạn đường đi bộ hơn một mile, hành lý mình xách không nổi phần thì nắng chang chang!

Cúc lớn hơn tôi vài tuổi trông không khỏe lắm, tôi vội xách 2 va ly cho bạn, rồi đưa Cúc lên lầu nghỉ mệt.

Trong lúc nằm nghĩ ngơi Cúc kể hành trình đi từ tiểu bang bạn đến đây. Tôi cũng như Cúc mang theo lỉnh kỉnh nhiều vật dụng và thức ăn. Bạn ấy mang theo nồi nấu cơm, còn tôi mang gạo, mì gói, phở gói, bánh tráng, bún khô... vì cứ nghĩ thuê phòng xa chợ, nếu cần đi mua nhiều lần sẽ tốn tiền Taxi tụi tôi định ăn đơn giản vậy thôi. Tôi còn mang theo hũ nước mắm làm sẵn, cắt rau sống trồng vườn nhà, mang thêm dụng cụ như dao, kéo, đũa muỗng... mỗi thứ một chút dự trù cho tuần lễ xa nha.

Đến chiều chủ nhà về nói:

- Hai cô đi ngả sau ra chợ ăn cơm nha, nhà cháu không có nấu nướng!

Hai đứa tôi im re nhìn nhau ngầm nghĩ "Thì đành vậy thôi! Nhập gia tuỳ tục mà!"

Ôi chao, Công Dã Tràng! mang theo nặng nề vậy cuối cùng không dùng được! Đúng là tính già ra non.

Đêm đầu hai đứa ăn hộp cơm cháy thịt chà bông, khi đi con gái tôi để vô cho tôi. Chủ nhà để sẵn trong phòng 4 chai nước free cho ngày đầu, mọi việc theo ý chủ nhà như vậy rồi. Buổi tối, tôi gọi anh Lạc chồng của nhỏ bạn ở gần đâu đây, anh đã nghĩ hưu rồi, giờ thì làm thêm chút giờ trong đài phát thanh, tôi kêu anh sáng mai đến gặp tôi lấy gạo và các thức ăn dùng giùm tôi!

blank
Họp mặt liên trường Tây Ninh, tháng Bảy 2017 tại Little Saigon.

Sáng hôm sau anh đến chở hai đứa tôi chạy vòng vòng các nơi và chợ, chỉ cho tôi biết khi cần gì thì mua ở chỗ nào, xong anh chạy qua trước các toà soạn báo, nói:

- Các toà soạn báo ở quanh đây gồm báo: Việt Báo, Viễn Đông, Người Việt.... chị muốn xem báo đến cái thùng báo đầu đường bỏ vô 25 cent tự động lấy một tờ.

Cúc và tôi mời anh đi ăn sáng, được anh chở đến nhà hàng Quang Trung ăn phở. Vừa ăn xong chủ quán mang ra 3 chén chè đậu đen lạnh mời, và nói món nầy free, làm tôi nhớ lại mỗi khi về VN trên đường đi Sài Gòn, tôi để bụng đói ghé ăn bánh canh Trảng Bàng là đặc sản của quê tôi, ăn xong chủ quán mang ra mấy chén sương sa hay món gì đó tráng miệng rồi tính tiền thêm, ở đây hấp dẫn hơn là không tính thêm tiền!

Hôm sau, tôi cùng Cúc đi bộ hoài khoảng 2 mile không thấy đường nào giống đường hôm qua đã đi. Cúc đi không nỗi nửa nên dừng lại đón bus, tôi thì không rành đường CA, mọi hướng dẫn giao cho Cúc. Ở trạm bus còn có thêm 2 người phụ nữ nhìn bộ dạng không khỏe lắm cùng 1 ông cụ cao tuổi cũng người VN!

Những người già ở đây có vẻ ít người lái xe được, nhất là những người tỵ nạn theo gia đình đến Mỹ với cái tuổi dở chừng, làm lụng nuôi con cái lớn chưa tới đâu đã già, xã hội đào thải! Không còn làm gì được nữa, ở nhà trông cháu nếu bệnh hoạn hay tàn phế thì vào nursing home thế thôi! Con cái lớn lên rồi thì lập gia đình, bận làm việc lo cuộc sống để nuôi con của nó, còn phải trả tiền nhà, tiền xe và mọi thứ trên đời nầy!

Lên bus tôi còn đang loay hoay thì đã đến đường Sinclair, Cúc chưa kịp gọi tài xế dừng thì bus đã chạy qua khỏi 1 đoạn khá dài. Khi xe dừng, đành lội bộ ngược lại!

Cơn nắng nóng mùa hè như thiêu đốt! Hai đứa tôi đi hơn một mile mới tới đường Sinclair, quẹo trái đi thật xa thấy cái cổng lớn trước mắt mà đi hoài không tới. Đến chỗ có bóng mát tôi dừng lại chờ Cúc, khi tới cổng lớn tôi bấm mật mã 1975, cổng tự động mở ra.

Trong đầu tôi nghĩ đường đường Sorbonne chắc có nhiều người Việt đến ở đây từ sau năm 75 nên lấy mã số cổng ngày mất nước! Bỗng nhiên tôi có cảm tình và niềm thân thương với xóm nầy cùng những người chung quanh đây.

Hôm sau chủ nhà chỉ tôi lối đi trên đường Sorbonne cuối dãy nhà có cổng nhỏ ra chợ rất gần, quả vậy đi không bao xa tới siêu thị Á Đông nhìn thẳng trước mắt là khu Phước Lộc Thọ, phía tay phải bên kia đường là chợ ABC, kế bên là bến xe đò Hoàng, ngược về phía trái có chợ 0$99 đối diện là Lee Sandwich, chung quanh các quán ăn Việt Nam đầy dẫy.

Chỉ mới loanh quanh khu vực nhỏ nầy thôi mà tôi đã thấy người Việt Nam rất thành công trên đất Bolsa, những building hầu hết nhiều bảng hiệu chữ Việt, không khác gì Sài Gòn xưa, làm tôi thấy xúc động.

Hội ngộ liên trường tỉnh Tây Ninh "Trò cũ trường xưa " được tổ chức 2 năm một lần tại miền Nam California, lần nầy là kỳ thứ V. Từ Virginia, khi biết thông tin nầy từ năm 2012 trong dịp xem TV đài SBTN, tôi mừng rở tìm cách liên lạc tham gia viết truyện ngắn hoặc thơ và vẫn ao ước được tham dự để tìm lại bạn bè cũ hoặc đồng hương. Ghi tên xong là lo book vé máy bay và tìm nơi trọ thuê chỗ nghỉ. Ở đây nếu mướn khách sạn một ngày hơn trăm đồng, còn motel cũng bảy tám chục, tôi xem báo trên online thấy phòng thuê ngắn hạn, gọi phone hỏi được biết $45/ngày phòng cho hai người trọ. Được biết Cúc cũng đi một mình như tôi nên hai đứa cùng share chung phòng, đến nơi tôi biết ba phòng chung nhà cho thuê điều là bạn cùng trường về dự, gặp nhau chào hỏi rồi sau đó mạnh ai nấy đi vì ai cũng có bạn bè riêng.

Ngày đầu tụi tôi họp mặt tại nhà hàng Paracell, mới bước vào ai cũng lạ lẫm không nhìn ra nhau. Tụi tôi ghi danh xong lấy tên dán lên áo, nhận đặc san xong bước vào hội trường, thật bất ngờ tụi tôi nhìn ra nhau một cách dễ dàng. Hiền vỗn ốm ròm như ngày xưa không khác, Cúc da trắng như Tây lai, Ngọc Thuỷ cô bạn Bắc kỳ nhỏ bé hiền lành dễ thương, Ngọc Nga cận thị, chị Lầu, chị Thao, vợ chồng chị Kim Sơn... Tụi tôi cười nói chào hỏi rộn ràng, anh ba Kim Hoa và Kim Tuấn con thầy ba Thiệt gặp nhau huyên thuyên nhắc chuyện xưa. Anh Hoa nói với tôi:

- Lúc má tôi còn sanh tiền hay nhắc đến vợ chồng em hoài!

Chúng tôi mải mê nói đến nỗi anh phóng viên báo phải la lớn:

- Nhìn lên chụp hình ne, ở đó chu mỏ!

Câu nói đùa thật vui khiến bọn tôi cười vang!

Nhà hàng mang thức ăn ra, bọn tôi ăn sơ qua lấy có. Cô bạn Hữu Duyên không ăn vì muốn giữ hơi để chút ca phần văn nghệ tự sáng tác, tôi nhận chụp hình cho bạn ấy khi lên sân khấu, còn Ngọc Nga thì quay phim !

Khi còn học trung học đệ nhất cấp ở tỉnh, chúng tôi còn gặp nhau. Sau khi lên trung học đệ nhị cấp, mỗi người mỗi ngả, tôi lên Sài Gòn học, rồi sau đó về quê lấy chồng. Từ năm 1968, theo cuộc sống gia đình không biết tin nhau nữa!

Buổi họp mặt hội ngộ trùng phùng trên đất khách, như sống lại thời thơ ấu, với nhiều tiết mục văn nghệ thật vui tươi, chúng tôi cùng chụp hình kỷ niệm.

Đến hơn 4 giờ chiều bế mạc chúng tôi chia tay ra về trong lòng mọi người hân hoan vui vẻ! Về tới phòng trọ hai đứa cảm thấy đói bụng thả bộ ra chợ Phước Lộc Thọ ăn hủ tiếu Thanh Xuân gần đó rồi về nghĩ!

Hôm sau tôi có hẹn người bạn ở CA đến rủ đi vòng vòng các con đường ngắm cảnh, và đưa tôi đến công viên một dặm vuông Mile Square Park, trong đó có khu thể thao dành cho sân Tenis và người đi bộ. Ngồi tại công viên tươi đẹp này, có con sóc nhỏ dạn dĩ mon men tiến tới gần tôi, người và sóc cùng có những giây phút thật dễ thương.

Đến trưa tụi tôi về ghé vào quán ăn cơm trưa, ở đây hầu hết quán ăn của người Việt không khác Sài Gòn xưa.

Biết tôi từ tiểu bang xa đến đây lần đầu bạn ấy rủ tôi ngày mai đi chùa! Sáng hôm sau tụi tôi đến chùa Bảo Quang, nơi đây phong cảnh trang nghiêm thanh tịnh. Sau khi đảnh lễ Phật xong tôi viếng quanh chùa chụp vài tấm hình kỷ niệm.

Buổi chiều vợ chồng cháu Tú đến đón tôi đi chơi, mời tôi buổi ăn chiều. Ăn xong cháu đưa tôi đến nhà.

Đến nhà Tú gọi hai đứa con xuống chào bà và giới thiệu:

- Bà đây ở gần nhà bà ngoại.

Chào xong hai đứa nhỏ chạy lên lầu, Tú mời tôi uống trà ăn bánh ngọt. Khi trời đã nhá nhem tối, trên đường lái xe đưa tôi về nhà trọ, vợ chồng Tú ghé qua hội chợ tại Phước Lộc Thọ cho tôi xem để biết sinh hoạt của người Việt tại nam CA, cháu nói:

- Cứ hằng năm vào mùa hè họ tổ chức hội chợ từ chiều thứ sáu, thứ bảy và chủ nhật!

Cảnh hội chợ ồn ào náo nhiệt không những người VN đến chơi mà cả người nước ngoài nữa, có các trò chơi, ca hát, thức ăn uống đủ thứ.

Gần 9 giờ đêm -tiểu bang tôi giờ nầy là 12 giờ khuya- trước khi về, Tú mua 2 ly nước mía " to go " cho tôi cùng bạn và các loại bánh ngọt nửa!

Cái tuổi hơn lục tuần nầy, có được giây phút gặp lại người xưa bạn cũ thật là tuyệt vời. Trong gần 3/4 cuộc đời dài đăng đẳng nay còn gặp lại trên xứ người thật quý báu vô cùng, những câu chào hỏi của các bạn thật là dễ thương!

Nhìn lại hơn 40 năm qua, có biết bao gian khổ, khi các bậc cha mẹ đeo mang đùm bọc con thơ ra đi, sự sống tựa như "chỉ mành treo chuông."

Nhờ lòng nhân đạo của Hoa Kỳ đã cưu mang đồng bào tôi, gia đình tôi sau trận đổi đời. Từ nơi xa xôi nầy, tất cả chúng ta đều vọng về quê hương Việt Nam với niềm thương yêu.

Xin cầu nguyện tự do, anh lành tất cả.

Hương Lệ Oanh

Ý kiến bạn đọc
01/09/201719:16:43
Khách
Bài viết cảm động quá chị. Rất vui được biết chị qua hội ngộ liên trường Tây Ninh. Mong gặp lần sau. God bless you
31/08/201716:56:13
Khách
Khi đi bộ hay du lịch, ta cần vali có bánh xe hay đồ kéo có bánh xe.
30/08/201716:48:35
Khách
Lái xe không sung sướng gì đâu. Mỗi người mỗi tính, chưa kể không biết sửa xe là tiêu đời luôn, take care chiếc xe mệt lắm. Đi chỉ có một tuần, nếu ăn đơn giản đâu cần phải xách nồi, gạo.. giống như đi kinh tế mới vậy, cứ việc ra chợ mua sandwhich, đồ hộp...và phải kiếm phòng trọ nào gần chợ, nhà hàng cho tiện.
30/08/201716:39:06
Khách
Khi ra phi trường, ta có thể đi taxi, nếu sợ mắc thì đi share ride hay Uber, bus.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,393,888
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến