Hôm nay,  

Tháng Tư & Những Ngày Đau Thương!

23/04/201700:00:00(Xem: 12500)

Tác giả: Dong Trinh
Bài số 5101-18-30781-vb8042317

Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, hiện là cư dân Arkansas. Nguyên quán Bình Dương, Việt Nam. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà có 4 bài đã phổ biến. Sau đây là bài viết thứ năm.

* * *

Sau ba mươi hai năm sống trên đất Mỹ, tôi vẫn nhớ hoài tiếng thở dài của ba, cái quay đầu buồn bã của ma, khi nhìn tủ thờ ông bà bị “những người thắng cuộc” ngạo nghễ tịch thu. Đồ thờ trong tủ, từ hình ông bà cùng bình bông, lư hương, bị họ gạt xuống để nằm bù lăn bù lốc xuống đất, rồi mang tủ đi. Đêm đó, cả nhà đều khóc.

Đây chỉ là câu chuyện thật một trăm phần trăm mà gia đình tôi đã phải hứng chịu sau ngày cuối tháng Tư năm 1975.

...

Những ngày cuối tháng Tư, không khí trở nên ngột ngạt, tình hình chiến sự càng lúc càng căng thẳng, có nhiều nhà đột nhiên khoá trái cửa lại rồi vắng bóng hẳn, không biết họ đi đâu. Ba tôi ngày đêm lo lắng, tìm mọi cách liên lạc với anh Ba tôi ở Saigon, nơi đó được coi là an toàn nhất, nơi đó có anh Chị, các cháu tôi, có Dũng đang học Luật sắp xong năm đầu. Ba tôi muốn đưa mẹ con tôi về đó, nhưng hoàn toàn vô phương. Điện thoại, giao thông đều bế tắc.

Sáng ngày 30-04-1975, súng nổ vang trời, đều khắp, radio thông báo nhiều nơi đã thất thủ, dân chúng chạy tán loạn. Ngoài đường, người người tay bồng tay bế, cố mang, cố xách những gì có thể mang, có thể xách mà trong lúc hoảng hốt, họ không còn đủ tinh thần đâu mà lựa chọn. Thỉnh thoảng tiếng pháo kích nổ long trời thật gần, nhà cửa rung rinh. Tiếng súng càng lúc càng nhiều, càng gần. Ba tôi có lúc căng thẳng, có lúc buồn bã đi ra, đi vô mà không biết phải làm sao! Cây cột chánh lúc nào cũng chống đỡ mọi phong ba, bão táp cho vợ cho con mà giờ đây cũng đành bất lực trước biến cố!

Sau cùng, ba tôi quyết định kêu hết chúng tôi đến hãng nước đá Tứ Hải là nhà của anh chị Tư tôi để tạm thời lánh nạn vì nhà chúng tôi nằm ngay sau lưng toà Hành Chánh và sát bên dinh Tỉnh Trưởng, sẽ là mục tiêu chính của cuộc tấn công.

Chúng tôi bỏ lại hết, chỉ mỗi người một cái túi vải nhỏ đựng áo quần, trên đường đi, xe ngựa, xe ba bánh đang chở những người bị thương, máu me đầy mình, tiếng la, tiếng khóc, bước chân chạy xầm xập theo để đưa nạn nhân lên bệnh viện. Vừa tới trong nhà chị Tư, tiếng đạn pháo ầm ầm vang dội, chúng tôi chỉ kịp chui vô hầm, tiếng niệm Phật của má và chị Tư nho nhỏ:

- Nam Mô A Di Đà Phật, Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quan Thế Âm Bổ Tát...

Tôi thật sự khủng hoảng khi nhìn quanh nhìn quất không thấy bóng chị Năm và con trai tôi đâu.

Tiếng mưa rỉ rả, tiếng súng nổ, tiếng thở dài của ba. Đến trưa, phía hướng nhà thờ chợt vang lên từ loa phóng thanh, những lời nói tôi không muốn nghe cũng không muốn lập lại, những lời nói đã làm tan nát con tim của hàng triệu triệu các anh chiến sĩ đang cố bảo vệ đất nước, dân lành! Tôi muốn điên lên khi Chị Năm và đứa con năm tháng của tôi vẫn bặt tin. Tôi cứ nhìn ra ngoài đường, trông ngóng, lo âu, cầu khẩn với các đấng thiêng liêng.

Ô, Kia kìa! Ai như chị Năm đang lết thết ôm cháu vô sân hãng nước đá. Tôi mừng quá, tôi muốn hét lên thiệt lớn! Tôi chạy vội ra, ẳm cháu, nước mắt chảy dài, chị Năm mình mẩy dính đầy phân, nước tiểu của Khương. Chị nói thấy người ta chạy thì chị cũng chạy theo, riết một đỗi thì tới chợ Cây Dừa, người nhà đâu mất tiêu, chị hoảng hồn nhưng không dám quay lại vì súng nổ nhiều quá, chừng nghe im hẳn rồi chị mới vội ẳm cháu trở về. Tôi như chết đi được sống lại khi ôm cháu trong tay!

*

Trở về lại nhà trong cư xá, tôi bàng hoàng đến tê dại cả người khi nghe tin Phương Mai con chú Ba Lắm, tiệm hàn đồ Lắm Thành ở cách nhà tôi ngoài dãy phố làng vài căn, đã tự tử chết. Tôi hồi tưởng những ngày ba bốn tuổi, tụi tôi cùng cắp sách đến trường Thầy Thọ, đến những buổi tắm mưa, nhảy ùm, ùm xuống hồ sen ngoài vườn bông, những tối xách thùng đi bắt dế cơm, những lúc ngồi sắp hàng dọc theo đồng mương sau nhà để xúm nhau cười khúc khích... những hình ảnh đó cứ chập chờn lẫn lộn với xác Phương Mai đang nằm sóng soài trên giường, mặt tái xanh, mắt mở lớn mà tim đã ngừng đập! Tôi buồn vô hạn vì đã mất đi một đứa bạn thời thơ ấu nhưng cũng khâm phục cho ý chí của Mai, thà chết chứ quyết không lọt vào tay giặc, Mai đã từng làm việc cho ty xã hội và chiêu hồi, Mai biết rõ số phận đen tối sẽ đến cho mình sau này nên đành chọn cái chết thôi!

Đồng thời, ngay ngày đó, anh Hai Đực, rể của nhà thuốc Bắc Trường An Đường bên đường Thái Lập Thành, là con của Bác Chín Nhã cách nhà tôi mấy căn, anh nguyên là Thiếu Tá trong quân lực VNCH, lệnh buông súng ban ra, anh vẫn cố cầm lại khẩu súng lần cuối cùng để tự bắn vào đầu anh, để được chết theo miền Nam yêu thương vừa bị xoá sổ!

Vài ngày sau 30/4 cái gọi là "quỷ" ban quân quản tỉnh, họ đã ùa vào cư xá sĩ quan, công chức nơi chúng tôi đang cư ngụ bắt hết các thanh niên đi mà không nói rõ lý do... anh và em trai tôi cũng cùng số phận vì họ là quân nhân của Quân Lực VNCH...ba má, chị em tụi tôi đang lo lắng thì họ tập họp chủ nhà trong cư xá lại để nói chuyện...vài tiếng sau, ba tôi về với hai tờ giấy quay roneo, có tựa đề là “Bản Kê Khai Tài Sản”.

Quái đản thật! Chuyện gì mà phải kê với khai? Xưa nay chính phủ VNCH của chúng tôi có xâm phạm, thắc mắc tới tài sản riêng tư của dân chúng đâu? Ba tôi bắt đầu lục hết hoá đơn của các vật dụng trong nhà bằng điện như tủ lạnh, quạt máy, nồi cơm điện, bếp gas, các đồ dùng bằng gỗ như ván gõ, tủ thờ, salon...nói tóm lại, khai hết, phải khai hết. Ba tôi có chút yên lòng vì giấy tờ còn khá đầy đũ, trừ tủ, ván, bàn ghế là đồ xưa thì ba tôi ghi chú thích bên cạnh.

Ngày 5/5/75, nhiều nhóm người đeo băng đỏ trên cánh tay, lạnh lùng, hách dịch đến từng nhà. Chúng bảo ba tôi đưa tờ kê khai tài sản quái quỷ ra. Mò mẩm đánh vần cho đã, một thằng hỏi:

- Tủ lạnh đâu?

- Ở nhà sau.

Nó ngó mấy thằng bên cạnh hất mặt một cái, tụi nó đi thẳng xuồng nhà dưới khiêng ra khỏi nhà, xong quay lại tay không, tiếp tục đợi lệnh.

- TV đâu?

- Lò ga đâu?

- Ván gõ đâu?

- Tủ thờ đâu?

...Sau mỗi câu hỏi, một cái hất mặt, một món đồ đi ra. Những món đồ như có hồn, như có tình trong suốt mấy chục năm ròng rã bên chúng tôi, bộ ván gõ lên nước bóng lưỡng đã thấm mồ hôi và hơi thở của mấy anh em tôi. Ba má và chị em tôi uất nghẹn nhìn theo. Cướp giữa ban ngày, cướp không cần tra khảo, cướp không dao, không súng. Vậy mà chẳng ai dám chống cự, chúng tôi đã hiểu vì sao thanh niên trai tráng bị gom đi hết, chỉ chừa lại người già, đàn bà, con nít.

Sau khi lấy hết đồ vật có giá trị trong nhà, chỉ để cho chúng tôi nồi niêu xoong chảo và áo quần, họ tỉnh bơ phán cho một câu:

- Trong vòng năm ngày phải dọn đi ra hết!

Ngay đầu ngõ vô cư xá là căn biệt thự của một vị Thiếu Tá cũng bị đuổi ra với áo quần như chúng tôi... tụi nó đem hết tất cả đồ đạc cướp được chất ngổn ngang. Ngày nào chúng cũng ngồi quây quần ăn nhậu, nói cười vang cả xóm, bất kể đêm ngày, mặc cho chúng tôi đau khổ vì chưa biết sẽ đi về đâu, đồ đạc mất sạch.

Nhìn thấy vài người đứng ngoài cửa rào ngó vô nhà Thiếu tá Xuân, ngôi nhà mà bọn họ dùng làm bản doanh, tôi thắc mắc không biết chuyện gì, bèn làm bộ chạy lại coi, thì ra những người này cũng đồng hoàn cảnh như chúng tôi, họ đến để năn nỉ xin đồ lại, thỉnh thoảng họ cũng nhả ra cho lại vài món.

Tôi cũng bắt chước mấy người kia, canh cho chúng ngà ngà say liền gọi:

- Chú ơi, nhà tui hai cái bàn máy may, bị tịch thu, chú cho lại một cái nha.

Tôi như ăn mày, năn nỉ vài lần thì một thằng chắc tội nghiệp vì tôi nhây quá nên hỏi giấy khai tài sản đâu? Tôi đưa ra, nó gật đầu biểu vô khiêng ra đi. Tôi và đứa em mừng quýnh, hai chị em khiêng bàn máy chạy bộ về ngã tư piscine.

Xin nói rõ, sau khi bị đuổi ra, anh rể tôi cho chúng tôi tạm ở trong sân patin của gia đình anh. Đó là một mái nhà rộng lớn bằng tôle, không cửa, không vách ngăn, trống trước trống sau. Ba tôi tạm thời mua những tấm phên bằng tre, dựng lại cho kín.

Ở nhờ sân Patin được một tháng thì ba tôi mua được căn nhà khác ngay ngã tư piscine. May mắn là ba má tôi còn được chút tiền, lúc đó, tôi đã phản đối ba tôi kịch liệt vì tôi nghĩ mình chỉ còn lại bấy nhiêu đó để hộ thân, mua nhà rồi lấy gì mà sinh sống? Thương ba quá, ông vẫn cương quyết mua, sửa sang và kêu người giúp để dọn về nhà mới. Ba cho đặt giường tôi sát bên cửa sổ và nói là để bé Khương leo trèo chơi.

Buổi tối đầu tiên, trên bàn cơm ba nói:

- Bây giờ ba má còn sống, Chị sui nể nang cho ở tạm, nhưng mình đâu có thể ở đó suốt đời được!

Nghe ba nói vậy, tôi tuy không vui vì nghĩ tới viễn ảnh mai này, mọi người trong nhà đều đang không có việc làm, của cải mất sạch, làm sao cho qua những tháng ngày tối đen trước mắt nhưng tôi biết ba tôi rất đúng, ông sợ một ngày nào đó, chúng tôi lâm vào cảnh không cửa không nhà nữa rồi sao đây. Không đầy một năm sau thì ba tôi mất vì rầu, của cải, nhà cửa tiêu tan, anh Chị Ba và các cháu vẫn bặt tin. Giấy tờ căn nhà sau cùng Ba tôi mua, rút cuộc cũng không được Văn Phòng Nhà Đất chấp nhận. Họ nói chúng tôi phải trả tiền thuê nhà cho nhà nước, tôi đã lớn tiếng với Văn phòng Nhà Đất, không chấp nhận thuê nhà bởi vì nhà đó ba tôi đã mua bằng chính những đồng tiền mồ hôi nước mắt của ba tôi. Rốt cuộc, họ chịu nhượng bộ để chúng tôi ở trong tình trạng tạm trú, với điều kiện không được bán lại cho ai.

Chúng tôi bắt đầu làm quen với cơm gạo mục, độn khoai mì khô, thức ăn chỉ là một chén nước tương, dĩa rau luộc. Mỗi ngày con nhỏ của tôi -cháu Khương, Tháng Tư năm ấy mới sinh được 5 tháng - chỉ có cơm độn với nước cơm sôi chắt ra, vừa hôi mốc, vừa khó nuốt. Cứ vậy, triền miên trong mấy năm ròng rã.

Sang Mỹ năm 10 tuổi, sau khi tốt nghiệp trung học ở Arkansas, Khương (tên con trai tôi) được học bổng của Brown University, thành phố Providence, tiểu bang Rhode Island. Sau khi lấy bằng Tiến sĩ Y khoa, cháu làm việc ở Đại học Harvard, Boston... Một thời gian sau, cháu chuyển đến làm việc ở Columbia University, New York...

Nhân chuyện học hành, xin kể thêm chuyện vui phe hậu 30 tháng Tư. Năm 1978, tôi đang dạy học tại trường Nữ Châu Thành. Một hôm, anh giáo viên phụ trách bổ túc văn hoá đến tìm, tôi bước vào văn phòng Hiệu trưởng, thắc mắc trong lòng, không biết mình sơ sót gì trong những chiều đi dạy lớp bổ túc cho mấy ông công an mà bị chiếu cố đây.

- Nhờ cô giúp cho việc này nha!

- Chuyện gì vậy anh?

- Mỗi sáng từ 4 đế 5 giờ, cô chịu khó đến trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân Thị xã dạy cho bà chủ tịch, trình độ lớp 3.

- Đâu có được, tui đang dạy ban đêm mà!

- Cô không cần dạy lớp đêm nửa, với lại đây cũng không phải là ý của tôi, mong cô thông cảm.

Thế là, má tôi lại phải canh giờ để kêu tôi dậy vì những năm đó đồ đạc trong nhà đã bị cướp sạch, lấy đâu ra đồng hồ reo?

Sáng sớm, mới 3 giờ 40, tôi bắt đầu đi, trời tối đen như mực, đến nơi gõ cửa không ai mở, đành ngồi bẹp xuống thềm bên hông nhà làng để chờ cho tới lúc đèn bật mở, tiếng khọt khẹt súc miệng của bà chủ tịch và cô bí thơ.

Bước vào, họ đưa tôi lên lầu, hình ảnh quen thuộc ngày nào quay lại với tôi cùng mấy chú làm việc nơi đó hồi xưa. Không biết mấy chú đã được siêu thoát hay hồn phi phách tán vì tiếng nổ của một chủ nghĩa vô tâm?

Nói là 4 giờ dạy nhưng mãi đến 4.15 mấy bà mới đủng đỉnh ngồi vào bàn. Ngày đầu, tôi ra một đề luận lớp 3 cấp 1, theo như trình độ mà tôi được thông báo. Làm bài xong, tôi xin phép hai bà cho tôi xem thì được nghe câu trả lời thật lạnh:

- Được rồi. Về đi, khỏi coi!

Thật quái đản. Tui đến để làm gì?

Mỗi ngày má tôi ráng thức canh giờ gọi tôi. Mỗi sáng sớm ngồi chờ tiếng khạc, tiếng nhổ của hai bà học trò bất đắc dĩ, run rẩy không biết ma chụp lúc nào. Mỗi buổi học với toán, với tập làm văn, mà chưa bao giờ tôi được thấy nét chữ của hai bà. Cứ vậy, mỗi cấp lớp chỉ có hai tháng, cho đến ngày một buổi lễ được tổ chức tại trụ sở thị xã, hai bà mặt mày tươi tỉnh nhận chứng chỉ đã hoàn tất chương trình trung học phổ thông.

Không biết sau này họ còn tiến tới những bằng cấp nào khác.

Fort Smith, April 1rst, 2017.

Dong Trinh

Ý kiến bạn đọc
04/05/201720:10:27
Khách
Thằng Hồ giải phóng Miền Nam
Mày đưa cả nước xuống hang chuột chù
Theo Nga tao bảo mày ngu
Theo Tầu tao bảo mày mù, điếc, câm
Thánh Trần hét lớn: "Cái quân
Lưu manh xỏ lá bất nhân là mày!"
Bây giờ đất nước vào tay
Cái thằng vô học như mày khổ chưa?
Yết Kiêu, Dã Tượng quỳ thưa
Xin để tùy tướng tiễn đưa thằng này
Nói xong hét lớn vung cây
Đoản đao chém xuống chặt thây thằng Hồ
Đả Cẩu Bổng
Thurs. May 04, 2017
04/05/201720:00:57
Khách
Ấy vậy mà vài năm nữa là họ có bằng tiến sĩ đấy. Không nói ngoa đâu. Xin gửi bài thơ sau đây:

Bằng tiến sĩ Việt Cộng

Ông tiến sĩ Hồ Cộng
Bà tiến sĩ Hồ Cộng
Nghe danh vang lồng lộng
Nghe nhức óc, inh tai
Hỏi rằng họ có thực tài
Thưa không! Trái trứng, quả xoài, zero!
Học theo kiểu của “Bác” Hồ
Một năm bốn lớp ô hô giỏi rồi
Đoạt bằng tiến sĩ mà chơi
Thực tài chẳng có họ thời tính sao
Hỏi ông ông cứ ừ ào
Hỏi bà lúng túng nói sao bây giờ
Thì ra tiến “dổm” ơ hơ
Bằng tiến sĩ ấy bây giờ treo đâu?
Hay là treo ở chuồng trâu?
Cho con chó cún gâu gâu sủa mừng


ĐẢ CẨU BỔNG
(Bamboo stick to beat crazy dogs known as Vietnamese communists)

Monday, June 15, 2009
28/04/201714:06:36
Khách
Bạn là "Khách", không có tên?Là "khách" nên...đứng ngoài, hay cho ý kiến linh tinh, không có cái "tâm" để đọc các bài viết
Bài viết dù hay hoặc dở, đề tài VVNM hay các đề tài khác, VB có chủ trương welcome tất cả các bài viết là đúng. Còn chuyện đoạt giải đòi hỏi phải có một trong những tiêu chuẩn như bài viết liên quan đến nước Mỹ là chuyện khác. Có người viết không cần đoạt giải.
Mong rằng "Khách" mở lòng ra để đọc. Đừng bị 4 chữ VVNM ám ảnh hoài. Thiệt khổ !
27/04/201717:58:10
Khách
Nay ong Khach. Neu ong khong thich thi ong khong can phai doc. Vi muc VVNM khong chi viet rieng cho nuoc My ma moi nguoi co the viet ve bat cu gi ho muon viet.
27/04/201701:58:51
Khách
Goi? khach .
Xin ban vui long` goi? y; kien'..... dden' ban to? chuc'
Ban viet ra dday that du thua`, vi` khong ai ung? ho^.hoac co' the? lam` theo y' ban.
Kim phai? len tieng' vi` e rang` co' nhung~ tac' gia? dda~ viet xong nhung ngai ddang len vi` co' nguoi` cho "lac dde`" , nhung~ bai` du thi se~ khong nhieu` , ddo' la` mot su mat' mat lon' cho Kim
Kim dda~ theo doi? va` ddoc het tat ca? cac' bai` tu` nhung~ nam ddau` , khong he` bo? sot bai` nao`.
That la` nham chan' phai? ddoc mai~ nhung~ dde` nghi. giong' nhau qua' nhieu` lan``
Ban co' nhan thay' nhu the' khong ?
Tran trong .
Kim Ho
26/04/201715:06:43
Khách
Tôi đồng ý với anh, Tuy Nguyen ... . Chỉ muốn đề nghị tòa soạn Việt Báo cứ tiếp tục cho đăng những bài viết rất hay này trong trang VVNM. Cảm ơn tòa soạn rất nhiều. . Riêng tòa soạn Việt Báo, họ có chủ trương và đường lối của họ. cớ sao phải thắc mắc ‘’dùm’’ tòa soạn. Đó là , vi` :
Riêng, anh Khách 23/04/201718:56:39
Đây là lần thứ ba anh "khách lạ" đề nghị chuyển những bài viết hay về sự thật đời sống trong vùng vc sang trang khác với lý do la bài viết không đúng ý nghĩa VVNM.
Mọi người ai cũng có quyền có ý kiến mà ! ... Thôi, tôi mong là tác giả Dong Trinh, đừng lấy đó làm phiền và ái ngại chi nữa nha! Bá nhân bá tánh ... mờ !
25/04/201716:09:37
Khách
Đây là lần thứ ba anh "khách lạ" đề nghị chuyển những bài viết hay về sự thật đời sống trong vùng vc sang trang khác với lý do la bài viết không đúng ý nghĩa VVNM. Điều này làm tôi nhớ đến cung cách cù nhầy, trân tráo và láu cá vặt của tụi vc trong luc Hội Đàm Ba Lê 1972. Bọn vc không từ một thủ đoạn nào để chẻ một chữ nghĩa ra làm tám để tung hỏa mù trong bàn hội nghị. Anh "khách lạ " ơi! Tôi sẽ không mất thì giờ tranh luận với anh đâu. Chỉ muốn đề nghị tòa soạn Việt Báo cứ tiếp tục cho đăng những bài viết rất hay này trong trang VVNM. Cảm ơn tòa soạn rất nhiều.
25/04/201713:43:06
Khách
Bốn mươi hai năm đã qua, thế nhưng đọc những bài viết, xem những khúc phim về Ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư vẫn còn nỗi uất hận cao thấu tầng mây không hề giảm bớt đối với lũ Ác Quỷ Cộng Sản, Đồng Minh tháo chạy, phe nhóm bọn Thành Phần Thứ Ba đần độn về chính trị, lũ Cộng sản nằm vùng cạo đầu giả sư sãi, giả linh mục lũng đoạn hậu phương...
23/04/201723:51:09
Khách
Xin cảm ơn tất cả các bạn đã đọc và góp yếu cho bài viết của tôi. Đây chỉ là một phần rất ngắn về thảm hoạ sau 1975 mà gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác phải gánh lấy, toii viết lên để được chia xẻ phần nào với nhiều gia đình khắc có cùng chung số phận nghiệt ngã này. Thân ái.
23/04/201721:09:45
Khách
Không gì khổ tâm cho bằng phải sống với bọn ma cà rồng, ma cà bông Cộng sản Hà nội, thuật lại qua bài viết ngắn, gọn và lời văn chau chuốt của tác giả .
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,987,309
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến