Hôm nay,  

Ảo

18/04/201700:00:00(Xem: 10607)

Tác giả: Lại Thị Mơ
Bài số 5097-18-30797-vb3041817

Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, định cư tại NJ năm 1994 theo diện HO. Trước là nhà giáo tại Việt Nam. Sau đây là bài viết thứ tư của bà.

* * *

Tôi chẳng biết internet có tự lúc nào. Chỉ có điều mỗi khi họp mặt ăn uống, cậu em tôi thường than phiền sao tôi không chịu dùng internet. Tôi cứ ậm ừ nói rằng vì còn bận túi bụi kiếm tiền, nên cũng không quan tâm lắm.

Rồi đến một ngày con cái dọn ra khỏi nhà, không còn phải nấu nướng nhiều, cùng lúc nơi đi làm đóng cửa, vừa tới tuổi về hưu non. Tôi đành phải ở nhà, thế là mon men đi vào thế giới của internet.

Đầu tiên là Email. Từ ngày có loại thư điện tử này, hàng hàng lớp lớp người kết bạn. Không kể những người mình đã biết từ trước, bây giờ còn có thêm những người bạn chưa bao giờ gặp bên ngoài, nhưng lại rất thân thiết trên mạng!

Cùng lúc với sự bùng nổ của FB và YouTube, báo mạng tràn ngập, nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Có những người nổi tiếng như Bác Sĩ Nguyễn ý Đức, ở Dallas Texas. Trang FB của BS đăng đủ thứ bài viết, từ các món ăn dân dã cổ truyền ở quê nhà, cho tới lời khuyên về sức khỏe. Ngoại trừ FB chỉ có hình ảnh và bài viết. Chúng ta còn nghe được giọng nói và ngắm nghía vóc dáng của BS trên YouTube. Lâu dần chúng ta có cảm giác như đã gặp BS ở ngoài đời, hoặc có cảm giác như BS cũng là một người trong gia đình của mình.

Tôi chỉ lấy một ví dụ, chứ từ ngày dùng internet, tôi có thể gặp rất nhiều người nổi tiếng. Tôi như mê trong thế giới ảo này. Ảo mà như thật. Gặp được biết bao nhiêu người khắp năm châu. Người yêu kẻ ghét.

Báo mạng nhiều quá, khắp thế giới. Hàng ngày chỉ cần vào vài tờ hàng ngày, đọc các bài viết của những tác giả quen thuộc, cũng lên tới cả trăm bài. Có báo như Việt Báo còn có phần góp y (comments) thiệt là tha hồ khen chê bài viết. Như vậy người có nhiều comments cũng nên hãnh diện. Có điều ai chê cũng chẳng nên nổi giận, rồi trở thành bút chiến. Người ta nói ra mình cũng phải cám ơn họ. Chứ nếu họ không nói thẳng với mình, mà sau đó rêu rao chê bai tùm lum. Đó mới là chuyện khó xử.

Từ ngày có báo mạng, bỗng dưng số lượng văn thi sĩ nở rộ nhiều như nấm mọc sau cơn mưa. Nhờ internet. Người viết văn, làm thơ, soạn nhạc, có thể tự biên tự diễn đưa lên mạng. Nghĩa là tự sáng tác bài ca, mời người hát (không biết có phải là ca sĩ hay không?), làm thành YouTube. Bấm nút send tới một ngàn hay mười ngàn cái email một lúc cũng được.

Kỹ thuật in ấn cũng đơn giản, không có nhà máy in chạy ầm ầm như hồi xưa. Thợ nhà in thì tay chân mặt mày lấm lem vì xếp chữ. Bây giờ mọi cái cứ hư hư ảo ảo.

Ngày xưa học môn cách trí: thân thể người ta có 3 phần: đầu mình và tay chân. Bây giờ chỉ cần có 2 phần mà vẫn sống được như thường: cái đầu để nghĩ và cái tay để bấm. Nhiều khi không cần tới cái tay, chỉ cần mở miệng nói, là mình có thể sai khiến mấy cái thiết bị điện tử, nó nghe được liền. Mình có cảm giác như “ ông vua”, có điều mình phải trả tiền, không tiền là nó câm liền.

Ở bên này tiền phone tính hàng tháng. Về VN tôi cứ ngơ ngác khi bạn hỏi mua sim điện thoại. Chữ của tôi là “mấy đồng?”. Chỉ có 5 đồng tiền Mỹ là tha hồ gọi. Hèn chi bây giờ ai cũng có một cái phone “ giắt cạp quần”. Dù là một cụ già da dẻ nhăn nheo, miệng mồm móm sọm chẳng có cái răng nào, cũng kẻ kè một cái điện thoại bên mình.

Internet làm cho người ta trở thành bị sai khiến lúc nào không hay. Một nhà văn đã gọi các thiết bị điện tử, là những cái còng số 8, khóa chặt người ta với nó suốt đêm suốt ngày. Đúng là cái còng, do mình tự khóa chứ có ai bắt đâu.

Trước kia trẻ con cho ra công viên là vui lắm, vì chúng được leo trèo nhảy nhót. Tới ngày Giáng Sinh nôn nóng chờ mở quà. Rồi thích thú chơi các loại đồ chơi. Xe lửa kêu xình xịch chạy qua hầm, con khỉ chạy lon ton. Bây giờ ngày Giáng Sinh không còn náo nức xem đồ chơi loại gì. Chẳng có loại gì cần điều khiển bằng tay nữa. Từ già đến trẻ chỉ có một chữ game.

Trẻ con một tuổi, đi đâu bố mẹ không cần phải mang theo đồ chơi cồng kềnh chật chỗ. Một cái Smart phone, hay một cái tablet là có hết tất cả. Với không gian 3 chiều, tôi thấy con bé cùng ngồi trên máy bay chơi đồ chơi bằng cái tablet, mà tôi tưởng là con thú nhồi bông mẹ nó mang theo.

Từ một tuổi đã làm quen với thế giới ảo, thì càng lớn mọi hoạt động về thể chất càng giảm dần.

Từ khi thức dậy cho tới khi đi ngủ cái người mặt vuông đã chế ngự tất cả mọi sinh hoạt. Các ngón tay cầm ngòi bút tập viết nắn nót khi xưa, nay không cần thiết. Muốn viết kiểu chữ gì cũng có người mặt vuông làm giùm.

Trước kia có phim giả tưởng, bây giờ có game ảo tưởng. Một bà mẹ đi làm về ngang qua chỗ vắng, bà chợt thấy bóng dáng thằng con đứng ngơ ngơ ở gốc cây. Không có đèn đường mà con bà đứng đây làm gì? Bà ngừng xe, sợ con bà làm điều xằng bậy. Có thể nó chờ có ai tới đưa drug. Con bà mặt mày vẫn ngơ ngơ bảo đi bắt Pokemon. Không thể nào bà hiểu nổi: Pokemon là cái bóng hay là người bằng xương bằng thịt sẽ hiện ra. Nhưng con bà cứ xua tay bảo bà đi. Lòng bà hoang mang lo lắng, chỗ này vắng vẻ tối tăm, nếu tình cờ bà không chạy về lối này, có kẻ nào rình rập, đập đầu con bà từ đàng sau, chắc cũng chẳng có ai biết.

Không thể phủ nhận các ích lợi của internet. Nhưng cùng lúc là sự biến mất một cách tức tưởi của nhiều thứ. Công ty Kodak sập tiệm trước nhất, kèm theo sự phế thải của những máy ảnh dùng phim của Kodak.

Rồi tới bưu điện ngáp ngáp. Chẳng ai gởi thiệp giấy, toàn gởi thiệp ảo. Mọi người không có thời gian rảnh rỗi để đi mua thiệp, nói gì đến chuyện đi gởi.

Công ty làm đồ chơi cho trẻ em là Toyrus cũng đang ngắc ngoải, đồ chơi nào cũng phải điều khiển bằng điện tử. Vậy mà chỉ chơi được vài lần là chán. Chỉ duy nhất chơi game là không chán. Tưởng gì cha mẹ cứ cho một cái tablet, rồi nạp tiền vô, là game nào cũng có. Game thì thay đổi, biến hóa hấp dẫn. Chứ mấy cái đồ chơi chỉ có vài động tác lập đi lập lại hoài cũng chán.

Không cứ gì trẻ con, người lớn cũng bị nghiện game. Có nhiều cặp vợ chồng bỏ con nhỏ không chăm sóc, đến nỗi cảnh sát đến còng tay.

Game bữa nay cũng gây nghiện chẳng kém gì ma túy.

Thời giờ là tiền bạc, mà ai cũng nợ ông chủ vô hình internet một món nợ lớn. Người ta không có thời gian để thăm viếng hỏi han nhau. Nhưng người ta có thể dành trọn thời gian cho ông mặt vuông, là những thiết bị điện tử.

Nhìn những đứa trẻ ngồi bấm game miệt mài, những ngón tay chuyển nhanh nhoay nhoáy. Bạn trầm trồ khen ngợi, tưởng rằng trong đầu chúng sẽ tràn đầy kiến thức.

Đó là một sự hiểu lầm lớn, thật ra chúng chỉ dùng internet để đắm chìm vào thế giới ảo. Nhớ ngày xưa làm bài kiểm và bài thi viết bằng tờ giấy đôi, rứt ra từ quyển vở. Hồi hộp khi nghe thầy gọi tên, trả lại bài đã chấm. Mắt đăm đăm nhìn vào chỗ sai thầy khoanh tròn. Mừng vui hay ỉu xìu vì lời phê của thầy.

Bây giờ trẻ con không có thời gian dùng bút. Ngay từ mẫu giáo đã biết dùng tablet ở trường.

Ngày xưa cô còn chấm “vở sạch chữ đẹp”. Được ôm chồng vở của các bạn theo cô là mừng lắm rồi.

Bài kiểm được để dành, tới ngày thi mang ra ôn lại, nhớ mình phạm lỗi gì. Những lời phê của thầy cô như những kỷ niệm của thời đi học, làm mình nhớ hoài.

Gởi bài làm bài bây giờ đều dùng internet, dần dần trẻ con không còn dùng đến sách vở. Tuổi thơ hình như bị rút ngắn lại. Ngày xưa chúng ta còn dùng ngòi bút lá tre, lá bàng, chấm mực xanh, mực tím. Học trò tiểu học tay chân quần áo dính mực tùm lum.

Bây giờ con nít như trái cây chín ép. Chúng già mau quá. Thế hệ chúng ta là những trái chín cây, ngọt lịm. Chúng ta chơi rất hồn nhiên với những đồ chơi giản dị. Con gái chơi banh đũa, giải gianh, ô quan, lò cò. Con trai chơi bắn bi, đánh khăng đánh đáo, tạt lon…


Khi tôi rủ hai đứa cháu trai ra sân sau, khoét một lỗ ở sân cỏ, rồi dạy chúng chơi khăng. Chúng chỉ thử đúng 2 phút là đã kêu chán. Dỗ dành bày trò chơi khác, để chúng tập dành chạy nhảy, nhưng đều thất bại.

Nhà tôi bây giờ im ắng lắm. Trẻ con ngoan đến bất ngờ, chẳng còn quấy phá như trước kia. Cả người lớn lẫn trẻ con đắm chìm vào thế giới nào đó, chứ không phải thế giới chung quanh chúng. Chơi quên ăn quên ngủ, có đứa trẻ đã gục ngã ngay trên bàn học( computers để chơi game, chứ không phải để học. Nhưng vẫn phải gọi là bàn học!)

Nhiều gia đình đã khóa các desktop, laptops bằng passwords thay đổi liên tục, khi cha mẹ đi làm thuê người giữ trẻ tới nhà. Có nhiều người giữ trẻ có smartphone nghiện game, chủ nhà theo dõi bằng camera chỗ làm việc. Bằng đủ mọi cách, cũng chỉ tới khi đi học. Trường đã chính thức cho biết mỗi em phải làm homework và gởi cho cô giáo chấm bằng emails.

Nay cả thế giới đã thay đổi, khoa học kỹ thuật bước sang một kỷ nguyên mới. Mục tìm bạn bốn phương có vẻ lỗi thời. Các cô các cậu có thể “khoe hàng” trước khi gặp nhau. Chẳng có gì phải che giấu.

Photoshop biến bà già thành thiếu nữ mỹ miều. Mọi thứ trở thành hư hư ảo ảo. Nhiều nhất là tin tức bằng youtube.

Chẳng biết tin nào thật, tin nào giả. Giả mà cứ như thật với kỹ thuật ghép hình.

Riết rồi chán không muốn xem truyền hình, FB, Twitter... từ Tổng Thống cho tới bàn dân thiên hạ, chẳng biết ai nói thật, ai nói láo.

Chưa bao giờ internet làm cho người ta hoang mang, bán tín bán nghi như bây giờ.

Một ông tỉ phú 72 tuổi về nước định cưới một cô hoa hậu 27 tuổi, vỏn vẹn chỉ có 60 ngày, cuộc tình tan. Thế mà ôi thôi ngập tràn youtube nói về cặp đôi này, kể cả bài viết trên các báo mạng. Chỉ có trời biết cuộc tình này thật hay ảo. Khốn nỗi muốn câu độc giả thì phải chiều theo thị hiếu của độc giả.

Ngày nay, bên VN chữ “hot” được tận dụng, vượt qua ranh giới của nhiệt độ. Còn tin mới nhất, bên Mỹ người ta gọi là breaking news. Tin này là tin thật, đáng tin cậy, đa số là những tin vô cùng quan trọng về thiên tai thời tiết, hay về bất kỳ chuyện gì của quốc gia. Chẳng hạn tin bắt được Saddam Hussein hay Bin Laden.

Nhưng nếu là tin giật gân, thật hay giả người ta chỉ dùng chữ hot news. Ví dụ chuyện ông tỉ phú và cô hoa hậu, tuổi trái ngược nhau. Chàng bằng tuổi ông nội của nàng.

Chuyện đó bây giờ xẹp rồi. Có điều ít ra số người biết tên ông tỉ phú thì tăng, còn con số ái mộ cô hoa hậu thì giảm. Những chuyện này, hồi xưa mình gọi là chuyện ruồi bu!

Internet là con dao hai lưỡi, tùy theo người dùng con dao đó. Người tốt thì dùng cho việc hữu ích. Người xấu thì dùng cho việc xấu. Miệt mài chơi game hay để bày ra những trò bất chính.

Phim, sách, đĩa nhạc cũng ít người mua. Muốn cái gì cũng có. Ngày xưa có ông thần hiện ra mỗi khi muốn hỏi cái gì. Bây giờ ông thần đó có tên là Google, một người uyên bác, cái gì cũng biết.

Không biết cái gì cứ gõ vào (cửa) Google. Ông sẽ trả lời tất cả, đỡ mang tiếng ngu. Cũng tại ông thần này, thư viện cũng ít người lui tới, tiệm sách báo cũng ế.

Ngoại trừ internet làm cho người ta mất việc, các người máy cũng cướp việc của người thật. Thậm chí bên Nhật có ông không còn thèm lấy vợ, mua một con búp bê tình dục, cho khỏi nhức đầu nghe mấy bà lải nhải. Khỏi lo bị cắm sừng, lại ngoan hiền chiều chuộng.

Ngày xưa nghe mẹ nói “nhắm mắt mở mắt”, là đã tốn tiền. Thử hỏi có bao nhiêu người không phải trả tiền cho internet. Có chăng là những dân tộc thiểu số, đời sống bán khai, ở tuốt trong rừng sâu. Chứ một khi tiếp xúc với thế giới văn minh là phải dùng internet.

Một ngày có 24 tiếng đồng hồ. Trừ đi khi nhắm mắt ngủ, còn lại khi thức, hai con mắt nhìn vào màn ảnh internet bao nhiêu tiếng?

Đó là lý do tại sao bây giờ trẻ con mang kính rất sớm. Ngày trước nếu theo đúng những chỉ dẫn vệ sinh về mắt, người ta chỉ cần đeo kính khi gần 40 tuổi.

Khoa học kỹ thuật dùng internet càng phát triển, thì người ta càng dễ bị thất nghiệp. Ngân hàng giảm bớt nhân viên, ngân phiếu ký thác không cần tới ngân hàng. Có nhiều công ty không cần mặt bằng, rất ít nhân viên mà vẫn kinh doanh hiệu quả. Nhân viên cho làm việc ở nhà của mình phải đóng thuế, tiền internet và tiền điện mình cũng trả luôn.

Thời khoa học kỹ thuật phát triển, có nghĩa là chất xám sẽ được dùng như một cách cạnh tranh sinh tồn.

Uber là một công ty lợi dụng tính tiện lợi của Smartphone để thu lợi nhuận cho mình. Tư nhân dùng phone của mình, xe của mình, sức của mình, kiếm tiền rồi đem nộp cho ông chủ vô hình. Khi lái xe phải tự mua bảo hiểm, có tai nạn xảy ra ông chủ không liên can.

Chúng ta hãy tiên đoán những việc gì vẫn còn cần đến sự hiện diện của con người. Khi người ta đang dự tính không cần tới phi công. Máy bay không người lái dùng để di chuyển hàng ngày. Chứ chuyện máy bay tầu ngầm không người lái, thì đã được dùng từ lâu trong chiến tranh.

Bữa nay sinh viên đại học bắt đầu lo. Làm thêm việc bưng bê để có chút tiền hoa hồng và tiền lương, mà cũng bị đe dọa. Chuyện bưng bê thức ăn cho khách, người ta tính dùng robot thay thế người thật.

Nếu vậy chuyện sinh con đẻ cái, con bất hiếu, vô sinh, cột đời vào nhau, để rồi sau đó than thở “con là nợ, vợ là oan gia”. Tất cả vấn nạn của cuộc đời thật sẽ chấm dứt.

Không có thật thì chọn ảo. Chỉ có điều Tại Việt Nam ngày nay, cá chết biển chết thì là chuyện thật, không có ảo chút nào. Nhưng mọi cái thật, từ thiên tai lũ lụt tới bệnh tật tràn lan, hình như đều bị xóa mờ thành ảo ảo.

Người cầm quyền tha hồ cấm đủ thứ nhưng thả cửa cho việc ru ngủ quần chúng bằng đủ mọi chương trình. Cứ vài hôm mở YouTube lại thấy một chương trình mới khác. Hãy nghe một cậu MC mở đầu cho chương trình ca nhạc: thần tượng bolero. Mặc dù trời mưa lũ lụt bên ngoài, nhưng chúng ta đã có mặt ở đây. Vậy thì hãy cùng nhau thưởng thức một chương trình độc đáo của buổi tối hôm nay…

Chương trình nào cũng độc đáo, toàn những chữ được thổi phồng quá đáng. Tài năng, thần tượng, siêu mẫu, siêu sao, diva… cuộc sống toàn màu hồng, như không có gì cần lo lắng.

Trường học thì ít, nhưng thần đồng thì nhiều. Ngày xưa chỉ có mỗi Phù đổng Thiên Vương, chứ bây giờ thì nhiều lắm. Có điều Phù Đổng ngày xưa sau khi giúp dân đánh giặc, thì phóng vào núi Sóc Sơn biến mất, đâu có chờ dân làng đền ơn.

Thần đồng, thần tượng bây giờ không biết có giúp gì cho dân không?

Bây giờ bên VN người ta sống thật hay sống ảo? Trong các nhu cầu của con người gồm: ăn uống, học hành, giải trí... Sao chỉ thấy giải trí ngập tràn trên các kênh truyền hình, từ sáng đến tối. Đó là ảo hay thật?

Bên My, nơi xuất phát đủ thứ kỹ thuật ảo, thì không thể sống ảo, vì mọi thứ dù không thấy người thật đấy. Nhưng vẫn có cặp mắt vô hình nhìn bạn từ đằng sau lưng. Đó là con số an sinh xã hội của mỗi người. Nó như một cái birthmark đánh dấu vào mỗi đứa trẻ khi sinh ra, hay một người từ đâu di cư đến đây. Nó là con số theo người đó suốt đời cho đến khi nhắm mắt. Nó là câu nhắc nhở cho bạn phải sống thật. Dù có nghiện game, nhưng vẫn phải học, phải làm việc để nuôi thân.

Đó là tính thực dụng của người Mỹ. Bạn không thể sống ảo ở đây. Hóa đơn không cần gửi tới nhà, thế mà vẫn phải răm rắp trả.

Còn ở quê tôi, người ta không cho ai nói thật. Người ta muốn mọi người sống trong ảo tưởng. Mọi thứ đều giả dối. Sự thật được che đậy bằng bạo lực. Đã 42 năm trôi qua chẳng thấy gì thay đổi. Có chăng là những người nói thật thì đem nhốt vô tù. Dân biểu tình thì đã có công an cho ăn đấm đá. Máu đổ thịt rơi, tiếng oán than có vang khắp mọi miền đất nước, mọi cấp lquyền hành chẳng mảy may quan tâm. Họ mũ ni che tai, bình chân như vại. Họ ăn thật, uống thật, sống thật. Chỉ có dân chúng được mời chào sống ảo.

Lại Thị Mơ

Ý kiến bạn đọc
13/06/202122:27:31
Khách
tadalafil side effects <a href="https://elitadalafill.com/">cheap cialis</a> tadalafil tablets
28/03/202100:06:21
Khách
sildenafil 100 mg prescription https://eunicesildenafilcitrate.com/ sildenafil citrate over the counter
26/03/202114:12:37
Khách
injectable medication for erectile dysfunction https://alprostadildrugs.com/ trimix vs alprostadil
20/04/201712:40:22
Khách
Chào chị Mơ
Sao chị viết hay quá vậy cà? Đọc bài chị viết cứ có cảm tưởng là mạch văn đi liền một léo như con suối no nước chẩy mãi và mãi không ngứng tới sông và tới biển luôn và cuốn đọc giả cùng ra khơi..Thăm chị khỏe để viết tiếp.Trân Trọng
19/04/201702:00:53
Khách
Ở vào thời đại a còng ngày nay, với màn hình trước mặt và bàn phím , ngồi ở bên đây, tôi vẫn có thể thường xuyên nhìn thấy hình ảnh và tâm sự với họ hàng, bạn bè hiện vẫn còn phải đang sống với bầy Quỷ Đỏ ở bên kia bờ đại dương, mà không hề phải bay về bên đó bất đắc dĩ phải nhìn thấy cảnh " bóng cờ bay đỏ phố đỏ nhà" .
18/04/201717:54:03
Khách
Một bài viết hay của tác giả Lại Thị Mơ về con người trong thời đại a còng ngày nay.

Hic. Ở các nơi làm việc, xếp cũng khó mà kiểm soát được nhân viên, không biết họ đang thực sự làm việc hay lại đọc email riêng tư , mua bán trên mạng, v...v..., chỉ thấy mắt họ nhìn chăm chăm vào màn hình, các ngón tay thì đánh lia lịa vào bàn phím. Hổng biết tui đang lướt mắt xem Viết Về Nước Mỹ và viết ý kiến hay soạn thảo một lá thư cho khách hàng. :)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,328,353
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.