Hôm nay,  

Ông Quỷnh Chọn Vợ

17/04/201700:00:00(Xem: 16259)

Tác giả: Phạm Hồng Ân
Bài số 5096-18-30796-vb2041717

Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.

* * *

Từ ngày vợ mất, Ông Quỷnh cảm thấy trống vắng, cô đơn. Bà đi, bà mang theo tất cả. Mang theo tình yêu của ông dành trọn cho bà, dĩ nhiên, bà còn mang theo tiếng cười đoàn tụ của những buổi họp mặt gia đình, kể cả tiếng khóc hồn nhiên của cháu ngoại, và hầu hết những bữa cơm ngon miệng do chính bàn tay bà săn sóc cho chồng.

Ngày xưa, căn nhà này rộn ràng, ấm cúng biết bao. Mỗi lần tết, lễ hay sinh nhật (bất cứ của ai trong gia đình) - các con cháu kéo về rần rần. Chúng đua nhau tranh tài tìm món ngon vật lạ để đãi cha đãi mẹ, tiếp ông tiếp bà. Rồi những nụ hôn ngọt ngào nối theo. Có nụ hôn còn thơm mùi sữa mẹ. Có nụ hôn nồng nàn gừng cay muối mặn. có nụ hôn héo hắt, nhưng đậm đà tình nghĩa gắn bó keo sơn. Những nụ hôn, những cuộc họp mặt thân thương như thế kéo dài nhiều lần trong năm, vì ở Mỹ, ngày vui vô số, ngày vui không bao giờ lụi tàn.

Hiện tại, trong căn nhà thênh thang, chỉ còn lại mình ông, với nỗi buồn vô tận. Sau khi chôn cất vợ xong, những đứa con từ từ rút lui, rồi mất dạng. Mỗi đứa mỗi viện dẫn lý do khác nhau. Đứa, công việc lu bù. Đứa, sợ thất nghiệp, phải dọn sang tiểu bang khác. Đứa, sanh thêm con, cần gửi trẻ, rước con, nấu nướng...Những ngày vui hàng năm lúc xưa, bây giờ, chỉ còn lại duy nhất có một ngày, đó là ngày giỗ của vợ. Ngày đó, các con kéo về để tưởng nhớ mẹ. Nhưng cũng có đứa vắng mặt. Có đứa về lấy lệ, rồi vội vàng đi. Không khí gia đình tẻ nhạt, khiến ông Quỷnh càng ngày càng thấy chán nản, muốn tiến thêm một bước nữa.

Mùa đông năm nay, trời lạnh lạ thường. Đêm cũng dài dằng dặc, dài đến nổi ông sợ cả tiếng đồng hồ. Tiếng tích tắc của thời gian nặng nề trôi, kéo ông ra khỏi giấc ngủ, bắt ông ngồi dậy, ngó bóng ông in đen trên vách mà trầm ngâm oán trách cuộc đời. Ngày cũng quạnh quẽ, chẳng khác chi đêm. Bếp lò vắng tanh. Những bữa ăn fast food nhạt nhẽo. Tách cà phê ngậm ngùi buổi sáng, thiếu bóng dáng người đàn bà bên cạnh. Rồi ông ghét cả ánh sáng, ghét mùa xuân tung tăng trở lại, ghét luôn các loài hoa đang chen nhau nở rộ trước sân vườn.

Cuối cùng, ông quyết định phải đi tìm cho mình một thần tượng, một cô vợ bé bỏng để an ủi tuổi xế chiều. Ông tung tin này về Việt Nam cho người bạn học năm xưa. Ông cũng bày tỏ ý nguyện cho các bạn vong niên ở Mỹ. Ông nghĩ, giăng lưới tình cảm chặt chẽ như vậy, chắc chắn sẽ bắt được thần tượng tình yêu đúng theo ước vọng của ông.

Tin mừng đến với ông vào dịp lễ cưới con trai người bạn. Ông được người bạn khéo léo xếp ngồi chung bàn với một cô Mể lỡ thời. Ông cũng được con trai người bạn tận tình bộc lộ tâm sự của ông trước mặt cô Mể vui tính đó. Và ông đã nhanh chóng chiếm được tình cảm của cô ta ngay từ đêm ấy.

Việc rước thần tượng về nhà khoe khoang nơi ăn chốn ở đàng hoàng của ông Quỷnh là việc phải làm. Ông cố trang hoàng lại nhà cửa, dọn dẹp sạch sẽ từ trong ra ngoài để Wendy (tên cô Mể) hài lòng, sẵn sàng về sống chung với ông. Nhưng Wendy quá dễ dãi, khi vừa nhìn thấy căn nhà khang trang từ bên ngoài, cô ta đã reo lên thích chí.

- Anh ơi! Căn nhà đẹp quá! Em sẽ dọn về sống với anh ngay. Em thuê apartment mỗi tháng trả đắt quá. Năm nào chủ nhà cũng báo lên giá. Riết rồi...tiền lương của em không đủ trả nợ.

Ông Quỷnh bỗng chùn bước, đầu óc ông chợt xáo động, khi nghe câu nói quá lộ liễu của Wendy. Tuy vậy, ông cố gắng giữ tình trạng bình thường, vui vẻ trả lời.

- Em đã tìm hiểu anh chưa? Chắc chắn hợp với nhau chưa? Sao dám vội vàng muốn sống chung mau vậy?

Wendy nhào tới, ôm hôn ông Quỷnh ngon lành.

- Thì...về sống thử...mới hiểu nhau chứ? Anh cứ thử đi! Anh xem em nè!

Wendy ngả ngớn, õng ẹo, trước cặp mắt ngạc nhiên của ông Quỷnh.

- Anh xem. Em có hấp dẫn không?

Ông Quỷnh cảm thấy chán nản, nhưng cũng gượng gạo gật đầu.

- Hấp dẫn lắm! Tuy nhiên, anh phải bàn chuyện này với các con. Em cứ chờ đợi.

Việc sống thử của ông Quỷnh với Wendy bắt đầu bằng những bữa ăn sang trọng trong các nhà hàng. Wendy thích ăn hải sản, thích ngồm ngoàm cua Canada, thích nhai nhóp nhép tôm hùm với vài cốc rượu mạnh. Còn ông Quỷnh muốn kiêng ăn để bảo vệ sức khỏe thoát chứng cholesterol, chứng máu cao đang hoành hành trong cơ thể. Cả hai trái ngược nhau về cách ăn uống, càng dị biệt nhau về cách sống. Wendy muốn ồn ào, tưng bừng nhảy nhót nơi các buổi dạ hội. Ông Quỷnh thì an thân, muốn hạnh phúc trong không khí ấm cúng gia đình.

Một tháng trôi qua, sau khi kiểm soát lại số tiền về hưu, ông Quỷnh mới biết ông đã chi tiêu quá nhiều cho Wendy. Mỗi ngày, ông còn phải bận rộn với những cú điện thoại bất ngờ và liên tiếp của cô ta, lúc cần gặp chỗ này, khi muốn hẹn chỗ khác. Tiền ăn, tiền du lịch, tiền quần áo...càng tăng lên vùn vụt. Ban đêm, ông vốn khó ngủ, nay lại thức trắng luôn, vì phải bù đầu bù cổ tính toán chuyện chi tiêu, vì phải suy đi nghĩ lại cái tình yêu kỳ cục mà Wendy sắp sửa trao ông.


Giữa lúc thần tượng bắt đầu xụp đổ trong ông, thì ông nhận được cú điện thoại của người bạn học năm xưa ở quê nhà.

"A lô! Chuẩn bị về Việt Nam gấp Quỷnh ơi! Tau đã tìm được cho mày một con vợ. Cô ta tên là Kim Huề, chỉ vừa tứ tuần. Trẻ, khỏe, sạch sẽ. Và đặc biệt là từ nhỏ tới giờ chưa có chồng lần nào. Cô này rất thích Việt Kiều, không phân biệt tuổi tác. Rất mong được gặp mày ngay để tiến tới hôn nhân."

Ông Quỷnh dứt khoát duỗi ra với Wendy, tức tốc mua vé máy bay về Việt Nam. Ông nôn nao gặp Kim Huề, dù sao cũng cùng ngôn ngữ, chung quê hương, dễ cảm thông nhau hơn. Dịp đi này, ông cũng có cớ để cắt đứt với Wendy, chia tay những phiền toái mà một tháng nay ông đã lâm nạn.

Kim Huề ra tận phi trường đón ông Quỷnh, với nụ cười tươi nở trọn trên môi. Nàng âu yếm vây quanh ông, giống như tình nhân vừa gặp lại, sau thời gian xa cách lâu dài. Ông Quỷnh được Kim Huề đưa thẳng về nhà, dọn một bữa cơm quê hương truyền thống nhất đãi Việt Kiều. Những ngày sau, anh chị em và bà con họ hàng của Kim Huề từ bốn phương tám hướng túa nhau tới chúc mừng tân khách. Bốn valy trĩu nặng quà của ông mang từ Mỹ về, chẳng thấm tháp vào đâu. Buộc lòng ông phải móc tiền túi ra, đền bù cho mỗi người một ít. Rồi những ngày sau nữa, vào một buổi sáng nọ, ông Quỷnh chưa kịp nhắp ngụm cà phê đầu ngày thì Kim Huề nhẹ nhàng xuất hiện với một xấp hồ sơ trên tay.

- Anh điền vào tất cả giấy tờ này đây. Hôm nay mình sẽ ra chính quyền làm thủ tục hôn thú.

Ông Quỷnh ngạc nhiên.

- Anh và em chưa cưới nhau, sao lại làm hôn thú?

Kim Huề âu yếm nắm bàn tay ông Quỷnh. Nàng khéo léo kẹp cây viết vào giữa hai ngón tay ông.

- Ừa...thì làm hôn thú trước, rồi cưới sau... cũng được. Em muốn qua Mỹ sớm, chăm sóc anh.

Ông Quỷnh thật thà.

- Lần đầu, anh về đây chỉ có mục đích làm quen, tìm hiểu em thôi. Vụ đám cưới, anh còn phải về Mỹ suy nghĩ và bàn lại với các con của anh.

Kim Huề đang ngồi, bỗng đứng phắt dậy. Tự dưng, nét thanh lịch dễ thương của những ngày trước chợt biến mất. Nàng nhảy tới, kéo vai ông, lồng lộn.

- Làm quen hả? Làm quen thì có khối đàn ông làm quen với tôi. Tội gì phải chờ một ông già từ Mỹ trở về?

Câu nói lộ liễu chạm mạnh vào tự ái, khiến ông buốt ngực, khó thở. Ông buồn bã buông cây viết rơi xuống, rồi chập choạng như một người mù, lủi thủi bước vô phòng.

Đêm khuya dần. Đêm kéo dài một cách mệt mỏi. Ông Quỷnh vẫn ngồi bất động trước bàn, nhìn vào tấm gương đối diện. Một khuôn mặt già nua, đầy vết hằn suy tư xuất hiện. Nhìn kỹ, trên đó, những đốm đồi mồi trổ xuống tận cổ, kéo theo đường nhăn xấu xí của da, đường nổi kỳ quái của gân. Các dấu chàm thoái hóa chạy lên tới trán, làm nổi bật bộ chân tóc trắng xóa của ông một cách dị hợm. Khuôn mặt chết tiệt này đây làm sao cuốn hút được tình yêu chân thật của Wendy, của Kim Huề? Họ yêu ông, yêu chính ông, hay yêu những gì ông có? Wendy từng có ý định sống chung, từng tự nguyện làm vợ ông, có phải vì căn nhà khang trang ông đã đổ mồ hôi sôi nước mắt mới sắm được? Kim Huề không ngần ngại làm hôn thú để sớm qua Mỹ, có phải vì nàng muốn mượn ông làm con đò sang sông với mục đích không chính đáng khác?

Nghĩ đến đó, ông Quỷnh chợt buồn tê tái. Rồi bất thần ông gục xuống, chìm sâu vào giấc mơ nửa khuya.

*

Tiếng còi xe bên ngoài vang rân đánh thức ông Quỷnh tỉnh dậy. Giấc mơ đêm qua đã làm đầu óc ông nặng nề, choáng váng một cách bất ngờ. Giấc mơ như cuộn phim in vào trí ông mồn một.

Ông thấy ông lạc vào một nơi chốn xa lạ, trong đó, Chúa Jêsus đang vác thập giá lê từng bước trên đường phố đông người. Từ xa, Chúa đã nhận diện ra ông. Nhận diện kẻ bội bạc, kẻ quay lưng với đồng đạo, kẻ bỏ nhà thờ, bỏ Chúa lâu nay. Ông định lủi vào đám đông trốn Chúa. Nhưng, ánh mắt hiền lành đầy rộng lượng của Chúa đã kéo ông trở lại. Ông vừa quì xuống, vừa thổn thức thì tiếng còi xe vang rân ngoài thực tế đã phá tan giấc mơ.

Ông Quỷnh lật đật về Mỹ. Ông gọi điện thoại vui vẻ thăm các con, các cháu. Ông trở lại nhà thờ, bắt tay từng người, xin lỗi về sự vắng mặt của ông trong thời gian qua. Rảnh rổi, ông đi thăm từng đứa con, chan hòa với chúng trong công việc giữ cháu, dạy dỗ cháu. Hàng ngày, ngoài công việc thiện nguyện, ông học lời Chúa qua các trang Thánh Kinh tuyệt vời. Những dòng chữ Thánh Kinh, những ý nguyện của Chúa đã lấp đầy khoảng trống cô đơn trong lòng. Ông đã tìm thấy sự bình an tâm hồn. Và ông tha hồ vui hưởng điều hạnh phúc đó

Căn nhà ông Quỷnh bây giờ rộn rã tiếng cười. Dỉ nhiên, ngoài tiếng cười giòn tan yêu thương của các con cháu ruột thịt, còn có tiếng cười rộn rã niềm tin của các ông bạn già, của các tín hữu trong nhà thờ. Và mỗi lần nhớ lại chuyện cũ, ông Quỷnh vội vàng tìm đến cây thập giá, thành khẩn quì xuống cầu nguyện. Ông biết, trên đời này, tất cả mọi người, kể cả ông, chỉ có một thần tượng duy nhất: đó là Chúa Jêsus cứu thế.

Phạm Hồng Ân

Ý kiến bạn đọc
23/04/201721:31:01
Khách
Ước gì kéo lại được thời gian
Cho tôi trẻ lại, cho nàng già hơn

( Trích)
22/04/201720:28:50
Khách
đàn ông trẻ khi đi cua gái hay cưới vợ, có bồ thì cũng phải có này có nọ, việt kiều trẻ về nước cũng vậy thôi. Còn ông này không có gì hết, không chịu gì hết quen khơi khơi ai mà quen.
22/04/201719:47:11
Khách
cừu non, hoặc súc sinh vô tri vô giác chỉ dành cho những tên vô danh, vô sản, vô thần và vô học...
22/04/201716:16:21
Khách
Nếu chấp nhận làm 1 con cừu non thì không còn gì để bàn cãi vì đây là tự do lựa chọn của mỗi cá nhân.
Ôi ! tiếc thương thay cho 1 xuống cấp trầm trọng: từ 1 nhân sinh với đầy đủ khối óc & con tim để trở thành 1 súc sinh vô tri vô giác !!!
22/04/201713:46:00
Khách
Nếu ai cũng tận dụng được trí tuệ & chí khí đều thành công, thì thiên hạ đã trở thành anh hùng hoặc siêu nhân hết. Đây là thiên đường ước mơ của một chủ nghĩa không tưởng...
21/04/201714:22:39
Khách
Thiết nghĩ sinh ra làm người thì nên tận dụng trí tuệ & chí khí của mình. Đừng lãng quên hay đánh mất cái bãn năng quí báu đó để trở thành con cừu non.
20/04/201721:31:51
Khách
Nếu tự mình thắp đuốc đi mà thành công gặt hái được những điều tốt trọn vẹn thì cần gì đặt niềm tin vào Đấng Thiêng Liêng? Ai cũng như bạn, thế giới này đều hạnh phúc, chẳng có ai thất bại và đau khổ. Thành thật bái phục.
19/04/201719:36:30
Khách
Tôi nhớ lúc trẻ có đọc câu chuyện này:
Xưa có một đệ tử theo thày tu đã nhiều năm mà không được phép màu nào, quỳ xuống năm nỉ thày:
-Xin sư phụ chỉ cho con con đường giải thoát.
Sư phụ hỏi:
-Ai trói ngươi?
-Không ai trói cả.
-Vậy sao còn đòi giải thoát?
Đệ tử hoát nhiên đại ngộ. Cái Ngã mình to quá. Chỉ vì chấp có đấng thiên liêng nào đó trên kia cứu cá nhân mình cho đuợc sướng mà cứ chìm mãi trong vô minh. Đâu biết "Thực tướng của mọi pháp chính là Vô tướng."
19/04/201718:51:16
Khách
Đây là 1 cách truyền đạo rẽ tiền, lỗi thời của tác giả.
Ngày xưa ở VN, hàng xóm khuyên nhủ tôi tin vào chúa không thì sẽ đọa vào nhiều bất trắc. Sau bao nhiều lần trắc nghiệm, tôi đều nhận những kết quả ngược lại. Rồi sau tôi tự mình thắp đuốc mà đi thì gặt hái nhiều điều như dự đóan.
19/04/201715:21:50
Khách
cuc, toi ko phai la nguoi theo dao thien chua thi sao?
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,297,866
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến