Hôm nay,  

Đi Khám Sức Khỏe Tổng Quát

05/04/201700:00:00(Xem: 16419)

Tác giả: Nguyễn Tài Ngọc
Bài số 5089-18-30789-vb4040517

Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số vừa thành sách "Xin Em Tấm Hình". Sau đây thêm một bài viết mới.

* * *

Cứ theo thông lệ hàng năm, hai tuần trước tôi có hẹn với bác sĩ khám nghiệm sức khỏe tổng quát mỗi năm một lần. Ở Mỹ ai đi làm cũng đóng bảo hiểm y tế nên nếu không đi khám tổng quát là uổng tiền mình trả, không dùng. Lúc trẻ người nào cũng mạnh như Hercules nên có thể phớt tỉnh Ăng-Lê không thèm đi nhà thương khám nghiệm; thế nhưng về già thân xác bệ rạc, nó cứ bước từng bước từng bước thầm vào phương trời vô định nên cần bác sĩ giúp phát hiện những hiểm bệnh ngặt nghèo như ung thư để mình còn kịp thì giờ xức dầu cù là chữa trị kịp thời.

Ai cũng ngán đi bác sĩ vì sợ khám phá ra bệnh tật mình không muốn biết, nhưng thật tình thì tôi ngán đi nha sĩ hơn. Mỗi năm bảo hiểm y tế ở Mỹ cho đi nha sĩ hai lần chà răng, không tốn tiền. Hôm nào sáng phải đi nha sĩ chà răng là tối tôi trằn trọc ngủ không yên. Thế mà bây giờ ông nha sĩ của tôi nói chà răng một năm hai lần không đủ, phải tăng lên một năm ba lần. Bảo hiểm chỉ trả tiền hai lần chà răng, thành ra mình phải trả cho lần thứ ba, hình như là $90 dollars. Biết là văn phòng nha sĩ làm tiền trắng trợn, nhưng nếu không tuân theo thì người nhức răng chỉ là mình nên tôi đành bấm bụng nghe theo.

Khám sức khỏe tổng quát chẳng ai dùng kìm dũa chà răng chẩy máu trong một thời gian lâu dài méo quai hàm nên tôi không thấy rùng rợn và an toàn trên xa lộ khi đi gặp bác sĩ.

Bước vào phòng mạch, sau khi ghi danh tôi mở bóp định trả tiền "deductibe". Tôi không biết tiếng Việt dịch chữ này là gì, tiền khấu trừ? "Deductible" là số tiền cố định một người có bảo hiểm y tế phải trả mỗi lần đi khám bệnh (tất cả chi phí còn lại bảo hiểm sẽ trả, ngoại trừ khi phải nằm ở nhà thương qua đêm). Trong trường hợp bảo hiểm y tế của vợ tôi, tiền "deductible" là $20 dollars*. Cô nhân viên nói với tôi là khám sức khỏe tổng quát hàng năm thì được miễn phí, là lần duy nhất mỗi năm tôi không phải trả tiền "deductible". Đóng bóp lại, tôi mỉm cười sung sướng. Chỉ không phải tốn $20 dollars mà tôi mừng như trúng số độc đắc vì dạo này về hưu tôi không còn làm ra tiền.

(*Nếu vợ chồng tôi không đi làm, phải mua bảo hiểm y tế cho cả gia đình thì phí tổn bỏ tiền túi ra mua vào khoảng $11,000 dollars/ một năm. Khi một người đi làm thì hãng sẽ đóng giúp đa số lệ phí đó. Trong trường hợp của vợ tôi thì vợ tôi chỉ trả $1,200 dollars một năm, phần còn lại hãng vợ tôi trả cho hãng bảo hiểm).

Cô y tá cân xem tôi nặng bao nhiêu (tôi lên cân, nặng hơn một kg so với năm trước), đo áp huyết máu (bình thường, 121/84), bảo tôi tự động sexy, mặc áo choàng bằng vải giấy của nhà thương để sẵn trên giường nằm rồi cứ ở trong phòng chờ bác sĩ đến.

Mười phút sau, ông bác sĩ của tôi gõ cửa vào phòng. Bác sĩ Muzsnai là người Romania, năm 1980 lánh nạn chính quyền Cộng Sản Romania sang tỵ nạn bên Mỹ. Tôi thì cũng sang Hoa Kỳ định cư lánh nạn Cộng Sản Bắc Việt nên hai chúng tôi rất tâm đầu ý hợp khi thảo luận về chính trị.

Như thường lệ, sau khi xong xuôi với những câu hỏi xã giao, bác sĩ Muzsnai hỏi tôi những câu hỏi thông thường về y tế để chẩn định xem sức khỏe của tôi có gì khác hơn năm trước. Có một câu ông ta hỏi mỗi năm mà tôi cứ thắc mắc không biết câu trả lời của tôi có đúng hay không: "How is your sex life? (Đời sống tình dục của anh như thế nào?)", và tôi luôn luôn trả lời lần nào cũng như một: "It is normal (Bình thường)".

Tôi trả lời "Bình thường" mà không biết là có bình thường hay không? Phải có thống kê gì khác để so sánh thì câu trả lời của tôi mới đích xác được. Không biết người khác làm tình bao nhiêu lần thì làm sao tôi có thể trả lời sex life của tôi là "bình thường" ? Năm tới tôi sẽ đề nghị ông ta cho tôi biết thống kê về đời sống tình dục của những người khác từ 50 đến 60 tuổi như thế nào -chẳng hạn như mỗi năm họ làm tình hai lần hay hai năm họ mới làm một lần- thì tôi sẽ cho cho ông ta biết đời sống tình dục của tôi ra sao. Tôi không hiểu tại sao năm nào ông ta cũng hỏi tôi câu hỏi này? Chẳng lẽ nếu không được sơ múi gì trong đời sống tình dục thì sẽ khiến tôi tuyệt vọng, ảnh hưởng đến thần kinh sức khỏe khiến tôi phải đi cướp nhà băng?

blank
Soi ruột. (Nguồn: Mayo Foundation)

Sau khi ông bác sĩ đặt ống nghe trước ngực và sau lưng tôi để xem tim và phổi có hoạt động bình thường hay không, tôi mới đề cập với ông ta là tôi đã nghỉ đánh tennis hơn hai tháng rưỡi nay vì vai bên phải của tôi bị đau, nhấc tay lên cao không được. Đợi mãi không hết đau, không đánh tennis mỗi cuối tuần làm tôi bị trầm cảm (depressed) nên ba tuần trước tôi gọi clinic hẹn gặp bác sĩ. Họ cho tôi một cái hẹn vào ngày Thứ Bẩy với một bà bác sĩ Ấn Độ.

Lúc tôi gặp thì bà ta chỉ nhấn vào vai của tôi để xem xương tôi có bị đau hay không. Khi tôi trả lời không đau, bà ta nói xương tôi OK, tôi chỉ bị bắp thịt co dãn vì chơi tennis nên chẳng cần thuốc men, cứ về nhà dưỡng bắp thịt, đừng vận động tay chân rồi tự nó sẽ lành. Tôi muốn chụp X-Ray thì bà ta nói thứ nhất là không cần, và thứ hai là Thứ Bẩy phòng chụp X-Ray không làm việc.

Bây giờ đi khám tổng quát, vai tôi vẫn không lành nên tôi nhờ ông ta xem hộ. Vừa nghe tôi nói đau ba tháng không lành, ông ta đề nghị chụp X-ray và chích Cortisone. Năm trước tôi đau ở gót chân đi không nổi, ông ta đã chích thuốc nhiệm mầu Cortisone này vào gót chân cho tôi. Ngày hôm sau, tôi như Phù Đổng Thiên Vương vươn vai đứng dậy, tất cả cơn đau biến mất. Thuốc này quá hiệu nghiệm nên tôi tán thành ý kiến của ông bằng hai tay lẫn hai chân.

Ông đề cập với tôi là đáng nhẽ hôm nay tôi không phải trả tiền "deductible" vì khám sức khỏe tổng quát hàng năm, nhưng vì vai tôi đau và chích Cortisone không nằm trong chương trình khám sức khỏe tổng quát nên tôi phải trả $20 dollars "deductible".

Tôi trố mắt phản đối. Tôi nói là ba tuần trước tôi đến đây than phiền là vai đau, tôi đã trả $20 dollars mà bà bác sĩ không chụp X-ray lẫn không chích Cortisone. Bây giờ thì tôi chỉ nêu lại vấn đề tôi đã trả tiền nhưng không được giải quyết. Nếu bắt tôi trả tiền có nghĩa là tôi trả gấp đôi cho cùng một bệnh, thật phi lý.

Ông bác sĩ xuống nước, nói với tôi như có vẻ van nài:

- Tôi biết anh nói có lý. Nhưng hệ thống làm việc ở đây bắt tôi phải tính tiền anh. Thành ra tôi mong là anh không giận tôi. Để cho anh vui lòng, tôi đề nghị chích phòng ngừa cảm cúm cho anh (flu shot - mỗi năm chính phủ khuyến khích dân chích phòng ngừa cảm cúm một lần. Ai có bảo hiểm y tế thì được chích miễn phí, còn người không có bảo hiểm y tế thì chích tốn độ $20 dollars). Và thay vì năm tới gửi anh đến bệnh viện lớn khám xem có bị ung thư ruột thì tôi sẽ lấy hẹn cho anh đi soi ruột bây giờ? (Khi một người bắt đầu...già, thì lúc 50, 60 tuổi bác sĩ sẽ gửi đến bệnh viện lớn soi ruột xem có bị ung thư hay không. Phí tổn này rất đắt. Tôi nhớ năm 50 tuổi tôi làm một lần, nhà thương tính bảo hiểm $5,500 dollars nhưng tôi chỉ trả $20 deductible).

Tôi miễn cưỡng đồng ý, chẳng lẽ cãi nhau với ông ta chỉ vì hai chục bạc? Ông ta nói tiếp:

- Bây giờ trước khi chích Cortisone, anh sang phòng kế bên cho cô y tá lấy nước tiểu, máu (xem máu tôi có trà trộn với máu dê, hay có nhiều cholesterol, hoặc có bệnh tiểu đường hay không...), và cô ấy sẽ chích ngừa cảm cúm cho anh. À quên, nhưng trước khi đi, anh có cần tôi xem tuyến tiền liệt (prostate) của anh không?

Prostate - tuyến tiền liệt là một tuyến tiết sinh dục của đàn ông. Nó nằm dưới bàng quang (bladder). Nếu thọc ngón tay vào đường hầm Củ Chi derrière của đàn ông thì sẽ đụng được nó. Giống như chỉ có đàn bà bị ung thư vú thì chỉ có đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt - prostate cancer.

blank
Ung thư phổi. (Nguồn: http://www.top10homeremedies.com/wp-content/uploads/2015 /11/ lungcancer-vs-normal-lung.jpg )

Ba ung thư đàn ông bị nhiều nhất là:

1. Ung thư tuyến tiền liệt - Prostate cancer (101.6 trên 1000 người bị)

2. Ung thư phổi - Lung cancer (69.8 /1000 người bị)

3. Ung thư ruột - Colorectal cancer (44.2 trên 1000 người bị)

Đàn ông bị ung thư tuyến tiền liệt (prostate cancer) nhiều nhất, nhưng nó có thể chữa được, và không phải là ung thư số một giết đàn ông. Ba ung thư giết đàn ông nhiều nhất là:

1. Ung thư phổi-Lung cancer (53.9 /1000 người bị)

2. Ung thư tuyến tiền liệt - Prostate cancer (19.2 /1000)

3. Ung thư ruột - Colorectal cancer (17.3 /1000)

Xin lưu ý là thống kê trên là của Centers for Disease Control and Prevention (Trung Tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Bệnh tật của Hoa Kỳ), nên không bao gồm tỷ lệ xác suất của Việt Nam.

Việt Nam chúng ta thì khác với tất cả quốc gia trên thế giới. Cho dù là đàn ông hay đàn bà, chỉ có một bệnh nhiều nhất giết cả hai phái là... trúng gió (1000 trên 1000 người chết là vì trúng gió).

Nghe ông bác sĩ nói muốn khám prostate là tôi rầu rĩ râu ria râu rậm rạp. Mỗi lần khám là tôi phải nằm nghiêng qua một bên, kéo quần bikini xuống. Ông ta mang găng tay xức đầy Vaseline rồi dùng ngón tay đâm thẳng sâu vào sào huyệt derrière của tôi hai lần. Lần nào tôi cũng đau thấu trời xanh, mắt nháng lửa, thốn còn hơn heo bị chọc tiết.

Đã đến đây rồi thì để cho ông ta khám. Sau khi tôi la lên tiếng hét kinh hoàng vì thích khách đột nhập vào cơ thể ở cổng sau, ông bác sĩ chúc mừng tôi vì tuyến tiền liệt (prostate) của tôi vẫn lành mạnh. Tôi có thể hân hoan ăn mừng hát bài "Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng".

Tôi qua phòng kế bên cho cô y tá lấy máu, lấy nước tiểu, chích ngừa cảm cúm, rồi trở lại phòng mạch cũ để chờ được chích Cortisone cho bả vai đau.

Đối với vài bệnh nhân, Cortisone có thể gây dị ứng, làm yếu hẳn đi khả năng chống bệnh tật của cơ thể nên cô y tá vào phòng, đưa cho tôi một mẫu giấy bắt tôi phải ký tên đồng ý chịu hậu quả trước khi chích. Sau khi cô ta đi ra, một cô khác vào đặt vài ống thuốc và kim chích trên bàn. Tôi nghe cô ta nói lẩm bẩm là trộn một phần thuốc này vào thuốc kia. Khi đâm kim vào một chai thuốc để rút thuốc ra, cô ngừng lại, gọi một cô y tá khác vào hỏi xác định số lượng cần hòa tan của hai thứ thuốc. Rồi thay vì tiếp tục nói chuyện trước mặt tôi, không hiểu vì lý do gì hai cô gom hết thuốc men và ống chích bước sang một phòng khác.

Tôi nhớ mang máng lần trước chích Cortisone ở gót chân, ông bác sĩ tự rút thuốc lấy mà sao bây giờ ông ta lại để cho cô y tá làm? Cô này lại có vẻ do dự phải hỏi một cô y tá khác. Không biết cô ta có biết làm hay không làm tôi hơi nhột, lo lắng cho sinh mạng của tôi. Vừa lúc này thì ông bác sĩ bước vào. Tôi hỏi ngay:

- Tôi nhớ lần trước chính ông pha thuốc, sao lần này y tá lại làm? Tôi quan sát và rất nghi ngờ cô y tá này pha độ thuốc đúng. Làm sao ông biết cô ta làm đúng khi chính ông không xem cô ta làm, nhỡ cô ta hòa thuốc bậy thì sao?

- Ồ anh yên tâm. Cô ta biết mà.

Ông bác sĩ vừa nói xong thì cô y tá vào phòng trở lại, đưa cho ông ta ống chích đã có sẵn thuốc pha Cortisone. Ông bác sĩ nói với tôi:

- Tôi có một bác sĩ thực tập mới, và tôi muốn chỉ cho cô ấy cách chích Cortisone vào bả vai. Tôi muốn cô ta vào đây xem trong khi tôi chích cho anh để cô ta thấy tận mắt, có được không?

Đã tính tôi thêm $20 dollars thế mà bây giờ ông ta lại xin phép dùng tôi làm vật thí nghiệm để huấn luyện cho người khác, miễn phí, tôi không tính tiền nhà thương. Ông bác sĩ này đúng là gan giời! Thế nhưng với ý tưởng phụng sự khoa học cứu dân độ thế, tôi đồng ý.

blank
Khám tuyến tiền liệt (prostate). (Nguồn: https://www.cancer. gov/ images/cdr/live/CDR457840.jpg)

Tôi ngồi cởi trần trong khi hai người ở đằng sau lưng nên tôi không thấy gì, chỉ nghe ông bác sĩ giải thích cho cô bác sĩ mới:

- Cô dùng ngón tay ấn vào chỗ xương này, để ý cô sẽ cảm thấy chỗ xương nối (joint). Mình muốn chích vào xương khúc dưới đó...Lấy ăng-côn xịt vào bả vai cho sát trùng.... Xịt chất này tiếp theo để nó tê liệt khúc da mình sẽ chích...

Chỉ nghĩ đến liều Cortisone cô y tá kia pha không biết có đúng hay không làm tôi... xón đái. Tôi hỏi ông bác sĩ:

- Ông chắc chắn là lần này chích vào tôi sẽ không chết?

- Ồ, tôi bảo đảm Cortisone không thể nào làm người ta chết, anh đừng lo.

Chích Cortisone xong, tôi lái xe ra về và đúng như ông bác sĩ nói, tôi không chết. Vai tôi hết nhức ngay, và cuối tuần đó tôi bắt đầu đánh tennis trở lại. Hai tuần sau, tôi đến một nhà thương khác để soi ruột xem có bị ung thư hay không. Kết quả cũng mỹ mãn, tôi không bị gì hết.

Tốn thêm $20 dollars trả deductible nhưng lần này tôi khám nghiệm đủ cả. Ba ung thư chính giết đàn ông nhiều nhất là ung thư phổi, tuyến tiền liệt, và ruột. Tôi không hút thuốc từ bé đến lớn nên chắn chắn sẽ không chết vì ung thư phổi. Ruột và tuyến tiền liệt của tôi còn tốt nên tôi cũng sẽ không chết vì hai ung thư kế tiếp giết đàn ông.

Không chết vì ba ung thư đầu thì chỉ có nghĩa là sau này tôi sẽ chết vì trúng gió.

April 2017

Nguyễn Tài Ngọc

http://www.saigonocean.com/trangNguyenTaiNgoc/vanNTN.htm

Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/cancer/dcpc/data/men

Ý kiến bạn đọc
05/04/201711:58:16
Khách
Chào ông Nguyễn Tài Ngọc
Đọc truyện ngắn ông viết thật vui. Văn phong giản dị xúc tích và dí dỏm vô cùng. Đọc truyện ông rất thích thú vì ông đã khéo léo hài hước hoá các sinh hoạt cuộc sống hàng ngày. Ông đã cho độc giả ‘nụ cười bằng mười thang thuốc bổ', hơn thế ông còn ‘nói có sách mách có chứng’ với tài liệu y học đính kèm cùng hình ảnh minh họa. Cảm ơn tác giả Nguyễn Tài Ngọc đã viết một truyện vui và mang tính cách truyền bá kiến thức y học dự phòng này (health promotion and disease prevention).
Kính bút
Độc giả từ Melbourne
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,017,978
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến