Hôm nay,  

Ăn Trưa Tiễn Năm Cũ

07/01/201700:00:00(Xem: 13197)

Tác giả: Anne Khánh Vân
Bài số 5013-18-30713-vb7010717

Tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2007. Sinh năm 1974 tại Saigon, tốt nghiệp kinh tế tại Pháp, hiện sống tại Virginia và là một thành viên trong ban điều hành Mount Vernon, di sản của vị Đệ nhất Tổng Thống Hoa Kỳ George Washington, tại Alexandria, Virginia. Với 600 nhân viên, Mount Vernon, mỗi năm đón hàng triệu du khách.

* * *

Năm 2016 là một năm có hơi nhiều khó khăn thử thách cho một số trong những người tôi quen biết. Thức dậy sáng nay, ngày cuối cùng của năm, tôi nghĩ thầm, “nên làm gì để có một ngày cuối năm vui và ý nghĩa nhỉ? Phải có cách “tiễn” cái năm không suông sẻ này ra đi một cách ngọt ngào để những ngọt ngào sẽ đến trong năm mới chứ!

Chỉ vừa nghĩ vậy, một cái tên đặc biệt hiện lên trong đầu tôi – anh Darius Marand.

Darius là một cựu chiến binh Hoa Kỳ gốc người Afghanistan. Khi nước Mỹ bị khủng bố tấn công, anh nhận lệnh trở lại quê cũ chiến đấu. Sau ba lần bị chiến thương, Darius từng bị chứng rối loạn tinh thần trầm trọng.

Tôi quen với anh Darius tại một công ty tôi làm việc trước kia. Địa điểm công ty này không nằm gần trạm metro, mà cũng không có xe buýt đi ngang. Công việc của anh Darius là giải quyết trở ngại đó cho công ty và cho những nhân viên đi làm bằng phương tiện công cộng. Buổi sáng, anh ta đưa chúng tôi từ trạm tàu điện đến văn phòng, chiều tối lại đưa chúng tôi từ văn phòng trở ra trạm tàu điện. Mỗi lần gặp anh Darius và trò chuyện là mỗi lần tôi biết được thêm một số điều đáng giá về anh ta và về những gì anh đã trải qua trước khi anh trở thành người lái xe đưa đón... nhân viên.

Một ngày kia, khi tôi hỏi thăm, “Hôm nay anh khỏe dữ không, anh bạn rà?" thì anh mỉm cười và trả lời... "Thận của tôi vẫn còn chảy máu. Nó làm tôi đau như quỷ như ma suốt cả đêm... Nhưng tôi đã trải qua vô số chuyện còn tồi tệ hơn nên không sao, tôi không phàn nàn gì cả!"

Sau đó tôi nói với anh ta: "với tất cả sự đau đớn mà anh đã trải qua bấy lâu nay, anh vẫn còn có thể mỉm cười thì coi như anh quá giỏi."

Anh ta đáp lời,

"Tôi chẳng có superman gì đâu. Chỉ là vì cười thì dễ và đơn giản hơn nhiều so với khóc. Khóc đòi hỏi nhiều thứ tham gia quá, nào là phải căng các bắp thịt trên mặt để thành mếu, nào là phải hoạt động tuyến lệ cho chảy nước mắt, rồi phải có hơi để khóc thành tiếng…"

Trả lời của anh đã làm tôi phải bật cười. Chuyện trò thường xuyên, chúng tôi dần dà trở thành bạn. Tôi quý trọng anh Darius hơn mỗi ngày. Tôi đã nhìn thấy quá nhiều người có tất cả mọi thứ để dư hài lòng hạnh phúc nhưng họ vẫn thích than thở khóc lóc... Than thở vì muốn nhiều hơn nữa, khóc lóc vì không nhìn thấy những may mắn mà họ có, và thở than khóc lóc làm bão làm giông những người xung quanh để đòi cho được những gì họ muốn!

Anh Darius nào biết tôi đã học được biết bao nhiêu thứ từ anh. Tôi nghĩ mình đã là người tích cực, luôn cố gắng tìm mặt tốt mặt đẹp của vấn đề dù cái vấn đề đó tối mịt tối mù… nhưng sự cố gắng cho ras vẻ mạnh mẽ của tôi chẳng là gì so với anh Darius, bởi tôi có nào trải qua những chuyện tàn khốc ngoài trận mạc kia để có thể biết mình có thể sống còn ra sao để mà ngồi đây ca cẩm là mình tích với cực.

Ngay sau khi máy bay bị bọn khủng bố chiếm và đâm vào Ngũ Giác Đài ở Washington DC ngày 11 tháng 9, anh Darius đã được cấp trên gọi.

"Chỉ có hai người nói ngôn ngữ ở bên đó giỏi - một người thì ở bên miền Tây nước Mỹ, và anh đây, ở miền Đông. Hai anh cần phải lại lên đường để làm thông dịch. Đất nước lại cần đến các anh!"


Trung sĩ Darius Marand là một cựu chiến binh của quân đội Hoa Kỳ - ngoài công việc và đòi hỏi của một người lính, anh còn làm thông dịch cho nhiều công vụ dài ở Afghanistan.

Một ngày nọ, đoàn xe của anh trúng phải mìn. Anh Darius đã bị thương nặng trong vụ nổ và đã phải nằm viện khá lâu để có thể trở lại lành lặn đi đứng. Tuy vậy, ngay sau khi được xuất viện, anh lại trở lại Afghanistan để tiếp tục phục vụ. Anh Darius bị thương ba lần. Sau trọng thương lần cuối, anh xuất ngũ và thật sự về nhà. Anh Darius có một căn hộ ở Arlington và bắt đầu tìm việc làm. Anh tiếp tục tận tình phục vụ cộng đồng và những người xung quanh. Anh ta đã làm tất cả các loại công việc. Hiện nay, anh làm công việc đưa đón… máu! Anh chuyên chở máu từ Hội Chữ Thập Đỏ đến các nhà thương. Rất nhiều lần, anh ta đã phải đưa máu từ Washington DC đến tận Baltimore hoặc Ocean City (2, 3, 4 tiếng lái xe một chiều) trong đêm để những ca mổ mang tính sống chết được thực hiện kịp thời.

Năm nay, như với nhiều người, là một năm với khá nhiều thử thách và trở ngại cho anh Darius, ngoài tình trạng thương tật chưa khả quan, anh đã bị vài tai nạn xe, thay đổi công việc đôi ba lần, lo âu chuyện nơi ăn chốn ở...

Dù sao, 364 ngày của cái năm cà chua này đã trôi qua. Còn một ngày cuối. Tôi mời người nhiều nghị lực, khiêm nhường và tích cực này đi ăn trưa để cùng mừng kết thúc một năm nhiều thử thách. Mười giờ sáng, tôi gửi text cho anh Darius. “Anh có chương trình gì cho hôm nay không? Nếu không thì bọn mình phải đi ăn mừng. Chúng ta đã vượt qua tất cả những khó khăn thử thách của cái năm cà chua này. Chúng ta đã đánh bại nó… và chứng minh chúng ta mạnh mẽ thế nào!"

Darius đã rất vui. Chúng tôi đi tiệm buffet Nhật Todai. Anh Darius kể thêm cho tôi nghe nhiều chuyện về gia đình, bạn bè của anh, những người bạn ở nhà thờ, những người đã giúp đỡ anh ta nhiều ra sao, và một “nhân vật” đặc biệt nữa đó là chú chó hỗ trợ, Kobe.

Khi xuất ngũ, anh Darius ở tình trạng rối loạn tinh thần do hậu quả đã sống ngoài trận mạc (tiếng Anh là Post-traumatic stress disorder, viết tắt là PTSD). Có những lúc anh ta không còn làm chủ được, không còn muốn sống, và lên cơn khủng hoảng, hoặc khi lên cơn đau nằm bẹp không có sức ngồi dậy uống thuốc,... chú chó Kobe được huấn luyện đặc biệt giúp những người bị PTSD này sẽ là bạn đồng hành, sẽ giúp anh ta bình tĩnh lại. Bác sĩ chuyên của các bệnh nhân PTSD đã cho anh chú chó Kobi khi anh xuất viện.

Anh Darius nói với tôi rằng bữa cơm trưa hôm nay là một trong những món quà cuối năm quý giá nhất mà anh đã có từ hồi nào tới giờ. Trong lúc ăn, anh ta cứ nhắc tới nhắc lui và cảm ơn hoài hoài… Nhưng thật ra, anh Darius mới là món quà đặc biệt cuối năm của tôi. Anh đã giúp tôi biết chấp nhận những điều mà tôi không có sự lựa chọn... Tôi biết cách vui vẻ gánh vác những thứ đó hơn và nhìn cuộc đời một cách mềm mại, thoải mái hơn. Cuộc sống là những chia sẻ triền miên chứ không không chỉ yêu cầu và đòi hỏi, không phải chỉ muốn nhận hơn và nhận thêm… Như anh Darius đã kể: "Cha tôi từng là một triệu phú... nhưng tiền không ở lại với mình suốt đời.”

Đúng rồi, khi chết, ai cũng biết là mình không mang theo được tiền mà chỉ tình yêu thương nếu mình đã may mắn và khôn ngoan đủ để biết cách tạo ra nó và giữ được nó trong lúc sống, thì lúc chết sẽ có gì đó ý nghĩa trong hành trang mang theo.

*

Chúc mừng năm mới, bình an, hạnh phúc đến tất cảquí vị độc giả và bạn bè xa gần của KV.

Anne Khánh Vân

Ý kiến bạn đọc
06/11/202314:05:24
Khách
<a href=http://sildenafi.cfd>can i take viagra if i have heart palpitations</a> Monitor Closely 1 drospirenone increases and arformoterol decreases serum potassium
12/12/202211:50:53
Khách
<a href="https://www.candipharm.com/
">https://www.candipharm.com/</a>
28/12/202102:11:05
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis support 365</a> cialis coupon
26/11/202106:03:22
Khách
cialis 20mg <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis price</a>
15/11/202119:55:14
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis dosage</a> buy cialis usa
12/11/202113:10:34
Khách
cialis pills <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis online</a>
08/11/202121:22:18
Khách
cialis coupon <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">cialis pills</a>
26/10/202118:01:59
Khách
cialis alternative <a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a>
20/10/202106:33:52
Khách
<a href="https://cialiswithdapoxetine.com/#">generic cialis</a> cialis pills
13/10/202117:40:58
Khách
https://cialiswithdapoxetine.com/ buy cialis online
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,148,799
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến