Hôm nay,  

Tự Sự Của Một Người Lính Thủy

29/12/201600:00:00(Xem: 20711)

Tác giả: Trần Du Sinh
Bài số 5005-18-30705-vb5122916

Tác giả đã nhận giải Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2014. Lớn lên tại VN khi cả nước đã thành xã hội chủ nghĩa, ông kể, “Trong khi đợi bảo lãnh diện đoàn tụ gia đình, tôi có cơ may được học bổng của Liên Âu (EU) để hòan thành chương trình BA và MBA International Management." Sau khi định cư tại Hoa Kỳ, ông đã hoàn tất luận án tiến sĩ tại Đại Học ở Argosy, San Diego, và là một Phó Giám Đôc kỹ thuật hàng hải của Bộ Quốc Phòng Mỹ, làm việc tại Á Châu. Bài mới là hai tự sự ngắn của một người lính thủy.

* * *

1. Lạc Lối Thiên Đàng

Đêm nay mưa dầm. Lạnh buốt da, cảm giác buồn ngủ kéo tới nhưng hãy còn sớm. Xưa nay tôi vốn không muốn ngủ sớm vì thấy đời quá ngắn, ngủ nhiều cũng là cách hoang phí cuộc đời. Hơn nữa, đối với người lính thủy, những giây phút trên đất liền luôn là những món quà cần trân quý.

Lấy xe dạo một vòng phố nhỏ, định bụng sẽ tìm một quán rượu nào đó để làm một ly cho ấm bụng và thưởng thức một điếu thuốc thơm. Thiên đàng bỗng thấy rất gần. Một thiên đàng giản đơn cho người lính viễn chinh.

Mưa vẫn rơi mãi trên đường phố vắng đêm khuya. Bài hát nào đó từ đâu vọng về.

Xưa nay tôi vẫn thích những con phố nhỏ dù chẳng có lý do gì. Có lẽ đó cũng là cách tôi tách mình ra khỏi Little Saigon, nơi dường như có tiếng eo sèo mặt nước buổi đò đông của Tú Xương. Nơi đó có quá nhiều hương vị cuộc sống, mà đôi khi sự giản đơn lại khó kiếm.

Phố Everett gần như bị bỏ rơi. Chỉ còn vài quán rượu còn đỏ đèn. Đậu xe ven đường, rảo bước trong cơn mưa dầm. Lướt qua những ô cửa kiếng chỉ thấy vài bóng người. Thôi thì hẹn dịp cuối tuần vậy. Con phố này có vẻ thiếu sinh khí trong ngày thường.

Rồi bỗng có một quán sáng đèn. Một bà cụ nhỏ thó nhìn ngoài bảy mươi đang ngồi thả từng ngụm khói nhỏ. Đời có vẻ như đang ngừng trôi.

Một quán cà phê đóng cửa muộn.

Mừng như bắt được vàng, ít ra cũng có chỗ dừng lại để làm một điếu thuốc thơm. Tôi mở cửa ghé vào.

Một thế giới lạ lẫm đang hiện ra. Những bức tường treo toàn những bức tranh nguệch ngoạc khó hiểu. Một nhóm người lặng thinh ngồi nghe một cô gái tuổi ngoài hai mươi đang đọc thơ.

Tôi phải vuốt mặt với bàn tay tê giá của mình để biết chắc là mình không mê ngủ. Tôi đang lạc vào đêm thơ nhạc của những người Mỹ yêu văn chương bình dị nơi phố nhỏ.

Định thần một chút, tôi nhận ra mình là người không phải Mỹ trắng duy nhất ở đây. Cảm giác mình như từ một hành tinh khác mới đến trong mắt đám đông. Nhưng rồi những ánh mắt thân thiện, những nụ cười dễ mến đã làm tôi vững tâm mà ở lại.

Tôi tới quầy gọi một chai bia và một cái bánh ngọt. Quán đơn sơ chỉ có vậy.

Tìm một góc khuất, tôi kéo ghế ngồi lặng thinh. Tôi đã lạc vào thế giới của những nghệ sỹ và những tâm hồn thơ. Tôi cảm nhận mới mẻ nhiều hồi hộp. Tôi là kẻ ngoại đạo nơi đây.

Hình ảnh một nước Mỹ phồn thực vật chất kim tiền bỗng bị một phụ nữ trung niên xóa sạch khi cô đọc những bài thơ Haiku bằng tiếng Anh do chính cô sáng tác. Cô nói rằng cô rất yêu thích thơ Haiku của Nhật Bản và văn hóa Phương Đông. Còn tôi, một người Á Đông mà chẳng biết gì về thơ Haiku.

Đêm nay tôi thua toàn tập, cũng vì đang lạc lối trong một thiên đàng bé nhỏ. Thiên đàng này đang giang tay đón nhận một kẻ ngoại đạo như tôi.

Ừ nhỉ, thiên đàng thì phải luôn rộng cửa cho người lạc lối.

2. Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu

Hôm qua là ngày trực kề cuối sau gần ba năm làm việc ở đây. Sau lần đi tuần tra cuối ngày, lẽ ra đi thẳng về phòng tắm rửa rồi nghỉ ngơi, tôi lại quyết định rẽ qua phòng điều khiển trung tâm để coi anh lính trực thế nào, coi ảnh có chơi Facebook mà lơ là trực hay không.

Nói vậy thôi chứ tôi biết ảnh lướt Facebook là cái chắc. Cái thế hệ trẻ này có thể nhịn ăn nhưng khó mà nhịn Facebook được.

Xưa nay tôi vốn bước đi khá nhanh và không lê gót nên ít khi nghe tiếng động. Nhiều lúc có chuyện gấp phải vượt qua mặt mấy anh lính to nặng hơn, chúng đều gọi tôi là Nin-ja vì xuất hiện lúc nào mà nó không hay biết.

Nhưng mỗi khi tới phòng điều khiển là tôi cố tình đi mạnh gót để tụi nó còn có thời gian mà giấu cái phone, chứ lỡ bắt gặp mà không chửi hay phạt cái gì đó thì quân lệnh không nghiêm. Vậy mà lần nào chúng cũng chậm chạp, hay là vì tôi đi nhanh quá nên bắt gặp. Thành ra phải chửi vài câu cho đúng bài.

Vào tới nơi thì tôi gặp hai người lính trẻ. Một người trực chánh ở phòng điều khiển trung tâm và một người đi tuần tra ghi chép thông số kỹ thuật của máy móc. Đứa sếp thì mới 20 tuổi cấp hạ sỹ nhất, còn đứa xó thì lại 23 tuổi, là hạ sỹ, cách nhau một bậc lương. Lý do là đứa lớn đi lính trễ hơn vì mất hai năm ở đại học. Hắn học xong hai năm để cha mẹ thỏa chí có con vào đại học như người ta, nhưng rồi hắn bị bộ quân phục quyến rũ nên xếp bút nghiêng lên đường nhập ngũ.


Còn đứa sếp kia thì dứt khoát hơn, không thích tốn thời gian ở đại học, vì hắn thấy mình không hạp ở môi trường quá nhiều lý thuyết. Thế là vừa tốt nghiệp xong vài tháng, hắn tuyên bố hùng hồn với cha mẹ hắn là hắn sẽ đi làm lính thủy. Thường thì mấy đứa Mỹ trắng mà quyết rồi thì cha mẹ chúng chỉ có ủng hộ mà thôi, chứ không như cha mẹ Việt quăng ra một mớ vũ khí lợi hại như 'cá không ăn muối cá ươn' hay 'áo mặc không qua khỏi đầu' để trấn áp con trẻ.

Hắn tên là Mark. Còn đứa lớn kia tên là Ruben, là người Mễ sanh tại Mỹ. Nói ra chắc bị chụp mũ là kỳ thị chứ thiệt tình cái anh Mỹ trắng này hắn lanh lợi và thông minh hơn anh Mễ kia nhiều dù có thua hai năm đại học đi nữa. Bù lại, hắn cũng láu cá như mấy đứa thông minh trên đời này. Nhưng hắn làm được việc, lại có tư chất lãnh đạo nên ông Thượng Sỹ già cho nó làm sếp nguyên cái phòng máy gồm 5-6 tên, trong đó có cả một chàng trung sỹ trên nó một cấp. Và anh trung sỹ này lại là Mỹ đen lười biếng và hậu đậu, vừa không khéo tay vừa chậm học. Nói tới đây chắc bị chụp mũ lần hai. Nhưng có sao thì nói vậy thôi.

Thực tế đã chứng minh rồi. Nước Nam Phi có người da trắng thì mới là nước tiến bộ nhất châu lục đen, còn mấy nước thuần da đen như Somali thì chỉ có ăn xin thế giới cả thế kỷ nay, nếu không thì đi làm hải tặc.

Vì Mark được nhiều người sếp khác thích nên tôi không bao giờ tỏ vẻ thích hắn vì sợ hắn kiêu ngạo. Thành ra tôi hay bắt lỗi nó để hạ bệ cái thói tự kiêu của hắn, và vô tình đì hắn khi nào không biết. Tôi lại bị nhiễm cái giáo dục hồi nhỏ ở quê nhà, tức là cứ bênh vực người nghèo hay người thấp cổ bé họng. Thành ra ai thuộc giai cấp ở trên như người Mỹ trắng đều khó được cảm tình của tôi. Tâm lý bênh người thiểu số dù sao cũng thắng thế trong tôi xưa nay.

Tối qua tình cờ bước vào nghe Mark la mắng Ruben lớn tiếng, tự nhiên tôi bênh ngang người Mễ y hệt đang bênh một giai cấp bị trị trước thực dân đô hộ. Thấy Mark rất giận nhưng không dám nói vì khoảng cách quyền lực giữa nó và tôi quá xa, tôi đã biết mình sai. Thường thì tôi chỉ làm việc với Thượng Sỹ già là sếp lớn của Mark.

Bảo Ruben tiếp tục đi tuần, tôi ngồi xuống nói chuyện với Mark. Tôi hỏi nó có phải không phục vì bị tôi rầy hay không.

Mark nói:

- Tôi biết là tôi quá trẻ để giữ vị trí supervisor trên mấy đứa kia. Nhưng nếu mấy ông đã tin tôi thì phải ủng hộ tôi thì công việc mới chạy được. Chứ tôi đâu có muốn bị ghét mà la mắng tụi nó. Tụi nó lười biếng thì tất cả đều thất bại.

Lúc này tôi thấy đúng là Mark có tư chất lãnh đạo thật. Hắn có cái họ gốc Anh Quốc. Ngày xưa người Anh cai trị Hồng Kông nên người Hồng Kông mới văn minh hơn người đồng hương đại lục vài chục năm tiến hóa xã hội. Người Anh cũng từng đô hộ các quốc gia khác toàn cầu, và kết quả là nước nào cũng văn minh hơn láng giềng không bị thực dân Anh đô hộ.

Lắng nghe Mark nói xong. Tôi thấy đến lúc phải nói thật cho hắn nghe suy nghĩ của mình về hắn. Tôi nói:

- Tôi sắp chuyển đi rồi nên hi vọng anh sẽ tin là tôi nói thật. Thật ra tôi đánh giá rất cao về khả năng lãnh đạo của anh, cũng như khả năng tiếp thu kiến thức rất nhanh của anh. Nhưng tôi sợ anh không có được sự ủng hộ của cấp dưới vì anh còn quá trẻ nên thiếu đắc nhân tâm. Anh nên để ý lời lẽ của mình, cũng như thái độ quá cực đoan với cấp dưới. Nhưng tối nay tôi đã sai vì làm anh nghĩ là tôi không ủng hộ quyền hạn của anh.

Tới đây tôi thấy khóe mắt hắn long lanh, đầu hắn cúi xuống. Hắn chỉ mới đôi mươi, gương mặt vẫn nguyên nét thánh thiện. Suýt nữa là tôi đã không qua mặt được hắn khi cố giấu một luồng xúc cảm thật mạnh từ đâu ập tới. Tôi thấy hắn tội nghiệp kinh khủng. Tôi hắng giọng nói:

- Thôi, khuya rồi. Tôi phải về phòng. Hãy gọi tôi bất cứ lúc nào cần giúp đỡ hay thấy lo lắng về điều gì nhé. Gặp lại anh vào sáng mai.

Trở về phòng, tôi cũng bất ngờ với chính mình, vì không hiểu làm sao mà mình lại nói thẳng được với một người lính cách xa mình nhiều như vậy.

Có lẽ do mình sắp chuyển đi. Và đó có thể là cuối cùng cho một tình yêu, một tình yêu đối với một nơi và những người đã gắn bó với mình suốt ba năm đầu khó khăn nhất trong sự nghiệp làm sỹ quan kỹ thuật của mình.

Như dòng sông vẫn chảy ra biển lớn. Mình rồi cũng sẽ ra biển lớn, nhưng nhánh sông ngày xưa luôn là kỷ niệm đẹp.

Trần Du Sinh

Ý kiến bạn đọc
03/01/201703:00:42
Khách
Quốc: Cám ơn bạn đã theo dõi Du Sinh. Đó là 1 sự khích lệ lớn.
Chi van thanh: Cám ơn lời bình dễ thương của bạn. Bạn trích dẫn chi tiết chứng tỏ bạn rất yêu văn chương. Xin tiếp tục ủng hộ mục Viết Về Nước Mỹ nhé. Tiếng Việt còn, người Việt còn.
02/01/201715:04:21
Khách
Bài viết hay quá , văn xuôi mà đọc như một bài thơ, vì cách diễn đạt. nếu được " Lạc lối Thiên đàng" như Du Sinh thì thú vị biết bao!!!!

"Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu" - nhớ lại sách " Đắc Nhân tâm " của Nguyễn Hiến Lê.
..... Theo tôi, Người lãnh đạo giỏi là người có khả Năng quyết định và chịu trách nhiệm, vừa có lý ,có tình, và không cần che cảm xúc. và v.v.
Cảm ơn Dự Sinh, chúc dồi dào sức khỏe, tràn đầy nghị lực để cống hiến món ăn tinh thần quí giá.
30/12/201615:34:07
Khách
Aoluahadong, Thủy: Xin cám ơn hai vị đã có lời khen. Thiết nghĩ, tác giả nào cũng mong có được những độc giả như vậy, vì đó là nguồn động lực rất lớn để họ tiếp tục viết. Du Sinh cũng gặp nhiều người ưa soi từng câu chữ mà quên đi thông điệp của người viết, nhưng hi vọng họ chỉ là thiểu số. Ngôn ngữ luôn thay đổi cùng với những thay đổi trong xã hội. Xin cám ơn một lần nữa vì đã đón nhận ngôn ngữ của Du Sinh.
30/12/201615:00:48
Khách
càng ngày càng thấy thích các bài viết của anh
30/12/201603:10:47
Khách
Bài viết về lính nhưng thật ngọt ngào pha chút lãng đãng. Một lần nữa cám ơn một bài viết đúng chất Trần Du Sinh. Chúc Mừng Năm Mới 2017 đến với tác giả.
30/12/201600:49:56
Khách
Trong quân đội thì khó giải quyết vì tình cảm bởi kỷ luật là kỷ luật. Tuy nhiên tác giả hé lộ một tình cảm rất riêng tư..."Tôi lại bị nhiễm cái giáo dục hồi nhỏ ở quê nhà, tức là cứ bênh vực người nghèo hay người thấp cổ bé họng...".Thẳng thắn và sâu sắc là nét riêng của tác giả Trần du Sinh trong những bài viết của anh. Xin cám ơn anh về câu chuyện hay !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,354,917
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết như ng vẫn tiếp tục vui vẻ góp bài mới.
Tác Giả viết bài nầy thay cho những ai lần đầu tiên được làm mẹ, hoặc sắp làm mẹ, muốn gởi gắm đến cho đứa con yêu quí. Tuy hoàn cảnh hoặc hành sử có thể khác nhau nhưng tình mẫu tử thiêng liêng không khác biệt. Tác giả quê quán ở Bến Tre, sang Mỹ năm 1973. Ông gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015, nhận được giải danh dự năm 2016, và giải Á Khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Hiện Tác Giả đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả đã qua tuổi bát tuần, hiện là cư dân Bắc California, Trước 30 tháng Tư 1975, ông là công chức chính ngạch của VNCH. Saigon đổi đời, cuối tháng Mười 1977, vượt biên tới Thái Lan. Định cư tại Vùng Vịnh San Francisco, Calif, từ ngày 9 tháng Một 1978. Ông đã dự Viết Về Nước Mỹ từ 2010, với bài viết kể chuyện tổ chức vượt biển và nuôi dạy các con thành người hữu dụng trên đất Mỹ. Sau đây là bài viết mới để tạ ơn tự do, thương phế binh Việt Mỹ, và đặc biệt, Tạ ơn Đức Thánh Trần.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Năm 2017, lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bài viết mới của bà là chuyện mùa Giáng Sinh.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Trong năm qua, có tới 7 cuốn sách mới. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Bài mới nhất là chuyện mùa giáng sinh
Trước Tháng Tư 1975, tác giả là một Hải Quân Trung Uý VNCH, rồi thành cựu tù cải tạo, tự lái tầu vượt biển, định cư tại Úc. Với nhiều bài viết sống động, trong đó có “Làm Thế Nào Để Chôn Hai Chế Độ,” kể chuyện được cô bí thư 12 tuổi đảng bảo lãnh ra khỏi trại cải tạo Vườn Đào, ông là tác giả vào danh sách Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài viết mới nhất..
Tác giả sinh năm 1944, định cư ở Mỹ năm 1979, sống ở California 25 năm với nghề điêu khắc gỗ. Một số tượng điêu khắc gỗ cỡ lớn hiện đang toạ lạc trên đường phố và nơi công cộng của các thành phố Seaside, Monterey, và Los Gatos tại California là công trình của ông Tú.
Nhạc sĩ Cung Tiến