Hôm nay,  

Cuốn Sách Đầu Tay Trên Đất Mỹ

26/12/201600:00:00(Xem: 13523)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 5002-18-30702-vb2122616

Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản.

* * *

Năm 2002 tôi tham gia vào Mục “VVNM” trên Việt Báo giấy và Vietbao online nhờ vào sự khuyến khích của anh L., một anh bạn cùng tù chung một xà lim, tại “Trường Tù Học về Tập Trung Cải Tạo” của CS Việt Nam được dựng lên trên khắp đất nước Việt Nam từ Nam tới Bắc sau cái ngày chết tiệt 30/4/75.

Ba bài đầu tiên “Hành Trình Về Phương Đông” được Việt Báo lựa đăng trên Việt Báo giấy cũng như Vietbao online khiến cho tôi khoái quá tiếp tục viết tiếp cho tới bây giờ.

Một hôm có việc chạy ra cái chợ nhỏ gần nhà để mua một món đồ tôi gặp một bà người Việt Nam ta cũng đang đi chợ.

Tôi làm quen và chào bà ta món hàng mà tôi đang bán mà không chạy lắm “bảo hiểm xe hơi” vì lúc đó tôi đang làm part time cho một đại lý bán bảo hiểm.

Bà ấy nói:

“Anh mà bán được bảo hiểm cho gia đình tôi thì anh khỏe liền vì vợ chồng tôi và các cháu đều mua chung một hãng bảo hiểm.”

Nghe bà ta nói tôi mừng húm vì tôi đã gặp mối sộp.

Chuyện qua chuyện lại tôi quên mất không hỏi số phone của bà ta khi tôi được bả nhờ phụ một tay đưa mấy thùng cam lên xe giúp bả.

Thế có vô duyên cho tôi không!

Nhưng có duyên thì sẽ gặp lại mà lo gì, hình như Đức Phật đã dạy như thế nên tôi cứ an tâm vì Ngài đã chẳng từng dạy đừng mong cầu bất cứ điều gì đến với mình thì thân tâm thường an lạc đó sao.

Tôi xin trở lại chuyện bán bảo hiểm.

Ông Trưởng cửa hàng Đại Lý là một người Mỹ mắt xanh tóc vàng chính hiệu con nai vàng không ngơ ngác mà tôi gặp trong tiệm hớt tóc.

Ông ta thấy tôi nói chuyện với một ông khách người Mỹ khác mà không lắp bắp nên ông này bèn làm quen và đề nghị tôi làm cho cửa hàng của ông ta vì ổng cần một người Việt để tiếp khách Việt tại chỗ, khỏi phải gọi phone kiếm thông dịch viên tiếng Việt cho mất thì giờ.

Ông ta muốn tôi làm full time. Tôi cho biết vì tôi có việc làm rồi lại có bảo hiểm sức khỏe tốt giúp tôi chậm đi gặp Diêm Vương nên tôi chỉ có thể làm part time thôi.

Ông ta cười khì khi nghe tôi tiếu lâm như thế nên chịu liền.

Thế là cứ từ 9 giờ sáng đến 12 giờ trưa là tôi ra tiệm của ông ta để “đuổi ruồi” cho đỡ buồn vì lâu lâu mới có một trự người Việt đến vấn kế mua một món hàng mà không ai muốn có mà vẫn phải ôm ấp thân thiết trong bóp vì nếu không thì ông phú lít sẽ xin lại cái bằng lái cái hòm biết chạy phom phom trên đường.

Sở dĩ tôi gọi cái xe là cái hòm vì chẳng may gặp anh chàng xỉn nào đó thì cẩn thận cách mấy Diêm Vương cũng bắt buộc phải tiếp nạn nhân dù người lái xe này không muốn.

Rồi một hôm ông xếp đại lý bảo tôi đến cái địa chỉ X. hỏi lại xem ông này mua bảo hiểm cho mấy chiếc xe… Mở cửa tiếp tôi là cái bà mà tôi đã gặp ở chợ!

Đúng là còn duyên thì còn gặp lo gì.

Hóa ra chồng bà ta là anh A., người mà tôi vẫn thường gặp ở buổi họp mặt Tết Cộng Đồng. Anh A. là một người phụ giúp Cộng Đồng trong việc tổ chức Tết.

Thế rồi tôi trở nên thân quen với anh A. lúc nào mà tôi cũng không hay.

Do cơ duyên nào mà tôi cũng không nhớ rõ. Một hôm tôi kể chuyện cho anh A. nghe là lúc còn học trung học tôi có quen một anh bạn tên là X.

Đúng ra anh X. này chơi với ông anh của tôi khi hai người học chung lớp Đệ Thất ở Trường Chu Văn An Hanoi.

Anh X. rất dễ mến một hôm X. dẫn tôi tôi đến chơi một người bà con. Ông này tặng tôi cuốn sách với tựa đề “Ông Thánh An Rê Phú Yên,” do Tinh Việt Văn Đoàn xuất bản.

Nhà ông này ở gần góc đường Hiền Vương và Trương Minh Giảng, chỗ này có một bãi đất trống mà hồi năm 1959 nếu tôi không nhớ lầm đoàn xiệc trên băng “Holiday On Ice” của Mỹ đã thuê để trình diễn.

Nghe tôi kể anh A. cho tôi biết cái ông tác giả quyển sách này là người anh lớn của anh.

Nhờ cái dây liên hệ quen biết này nên tình cảm của tôi và anh A. càng đậm.

Thời gian qua mau trong một dịp tình cờ anh A. cho biết anh có quen anh Lê Xuân Nhuận, là chủ nhân của Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

Anh A. hỏi tôi có muốn xuất bản một Tuyển Tập những bài viết của tôi trên Vietbao online hay không, nếu muốn thì anh sẽ giúp trong việc làm bìa và lay-out cuốn sách còn số ISBN thì tôi phải trực tiếp liên lạc với anh Lê Xuân Nhuận.

Thế thì còn gì bằng. Tôi nghĩ rằng mình chẳng có gì để lại về sau chi bằng có một quyển sách để lại cho con cháu sau này biết về giai đoạn đau thương của dân tộc ta vào cái ngày chết tiệt 30 tháng 4 năm 1975 thì cũng là một điều nên làm, để các cháu có thể có một cái nhìn trung thực đối đầu với những luận điệu xảo trá của CS cũng như sách báo thiên tả của Mỹ trong Chiến Tranh Chính Nghĩa bảo vệ nền dân chủ của Việt Nam Cộng Hòa trước cuộc xâm lăng của CS tay sai bọn Tàu khựa.

Khi tôi email cho anh Lê Xuân Nhuận để hỏi về thủ tục xin số ISBN thì anh đã đối xử với tôi với một tấm lòng chân thành của người cùng chiến tuyến và anh cho biết anh sẵn sàng biếu cho tôi một số ISBN. Anh giải thích:

1/ “Về cái số ISBN (International Standard Book Number), nó là của một tổ-chức quốc-tế gọi là Bowker; họ lo làm danh-mục (từ bản tin tạm-thời cho đến tập-san định-kỳ, hằng năm, lên đến cả những cuốn danh-mục dày như từ-điển cho nhiều năm) về sách/báo/CD/DVD v.v... cho cả thế-giới. Và cái tổ-chức Bowker này (chứ không phải Quốc-Hội Hoa-Kỳ) nhận tiền để cấp (mỗi lần 10 số) ISBN.

2/ Tôi nhớ là tôi đã làm cho anh cả 2 số (ISBN và LCCN). LCCN là Library of Congress Control Number; nơi này không đòi tiền; nhưng mình phải có số ISBN trước đã rồi họ mới cấp (mỗi lần một số) LCCN.

3/ Khác nhau là ISBN ghi-nhận mọi chi-tiết về mọi tác-phẩm mọi loại, mọi dạng, và tác-giả, nhà xuất-bản, giá tiền, v.v... rồi họ đưa lên Website của họ, với ảnh chụp cái bìa trước của cuốn sách, do mình cung-cấp, v.v... Còn LCCN thì tiếp-nhận bản chính của mỗi loại tác-phẩm sau khi hoàn-thành, và cất giữ ở Thư-Viện Quốc-Hội Hoa-Kỳ cho mọi nhà nghiên-cứu đến mượn tham-khảo (sau khi họ đã biến-hóa từ bản chính qua một dạng ảo, để lưu-trữ trên máy, chứa được nhiều, lâu, và không bị hư/mục/mọt...)”

Sau này tôi mới biết là các thư viện ở bên Mỹ, nơi có nhiều người Việt mình sinh sống, dù có muốn mua sách của các tác giả người Việt để ủng hộ mà không làm được vì phần lớn các sách của các tác giả người Việt mình không có số ISBN!

Thật đúng là “lực bất tòng tâm!”

Muốn có cái tâm lành để giúp người thì người giúp và người được giúp phải có điều kiện ắt có và đủ như trong toán học thì bài toán “giúp” mới có đáp số!

Sau khi ấn hành xong cuốn Tuyển Tập đầu tay này tôi bèn nương theo đà mà tiến tới cuốn thứ hai đó là cuốn Tuyển Tập bằng tiếng Anh “Within & Beyond.”

Trong Tuyển Tập này tôi đã viết lại bằng tiếng Anh một số trong những bài đã đăng trong cuốn “Hành Trình Về Phương Đông” để cho các cháu lớn lên ở Mỹ không có dịp học tiếng Việt có thể đọc được.

Với quyển này anh Nhuận lại ngỏ ý tặng tôi một số ISBN nữa. Tôi đã mạn phép xin anh cho tôi trả tiền cho số ISBN của cuốn này. Tôi không dám lạm dụng tấm thịnh tình mà anh dành cho tôi.

Số trang của Tuyển Tập này tới 440 trang lận! Với cuốn này tôi đã nhận được sự ủng hộ của anh P., và của anh D., hai anh bạn cùng tù tại “Trường Tù Học” Gia Trung, của Ông A. Nguyễn Giám Đốc Công Ty Thông Dịch BITS, của cô em gái tôi đang sống ở tiểu bang Florida, và của hãng đại lý bán bảo hiểm xe hơi C. nơi tôi vẫn mua bảo hiểm xe lối hơn 15 năm nay.

Tôi cũng không quên gởi tặng anh Lê Xuân Nhuận một cuốn và gởi anh hai cuốn để anh nạp bản cho Thư Viện Quốc Hội Mỹ nhân danh Nhà Xuất Bản Xây Dựng.

Số sách còn lại tôi gởi tặng cho bạn bè cùng thoát chết khi ra khỏi “Trường Tù Học” của CS để kỷ niệm một giai đoạn cay đắng trong cuộc đời!

Cứ theo như tôi biết việc xuất bản sách ở xứ Mỹ này thật là dễ dàng không bị kiểm duyệt, không bị rầy rà hay bị bất cứ ai làm khó nên việc xuất bản sách ở bên Mỹ nở rộ như hoa vào mùa Xuân nên ai ai cũng có thể làm được nếu muốn.

Qua bài này tôi muốn nói lời cám ơn với chương trình Viết Về Nước Mỹ của Việt Báo, cám ơn anh A. người đã khuyến khích tôi gom bài viết in lại thành sách, và cám ơn anh Lê Xuân Nhuận, người đã nâng đỡ tôi trong việc xuất bản. Cả hai anh đều hết mình tương trợ tôi để tôi có gan tiến tới trong một lãnh vực mà tôi hoàn toàn xa lạ từ A đến Z.

Tôi cũng không quên cám ơn hai ông Thầy của tôi là Mr.James A.Mochlenbrock và Mr.Sam Bruce ở Greenville Technical College đã đọc rất kỹ và hiệu đính bản thào cuốn “Within & Beyond” trước khi tôi cho xuất bản.

Riêng về phần tôi, là tác giả của hai cuốn sách đã xuất bản tôi cảm thấy thật là khoan khoái vô cùng.

Cuốn sách cũng chẳng khác nào đứa con thân yêu mà mình đã mong chờ cho đến khi nó được sinh ra cùng với nụ cười tươi như hoa khi chào đời.

Đứa con ruột thịt của mình tuổi thọ chỉ có lối 100 năm nhưng đứa con tinh thần của mình một khi đã được lưu trữ trong Thư Viện của Quốc Hội Mỹ thì nhất định tuổi thọ phải kéo dài cho tới ngày nào mà trái đất này vẫn còn quay chung quanh mặt trời.

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Khi nói về biên giới, ai cũng nghĩ đến lằn ranh chia đôi giữa nước này với nước kia, mà ít ai nghĩ đến cái biên giới giữa cái sống và cái chết
Hàng năm, tuy không hẹn trước nhưng vợ chồng tôi cứ nhắm chừng con heo đất hơi nặng là lật đật đập ra mua vé lơn tơn về Việt Nam
Lâu nay tôi bị khó chịu ở cổ, rồi bị đau luôn cái chân bên phải. Mỗi lần muốn nhấc chân lên để bước đi, dù chỉ là một bước ngắn cũng đã là khó khăn lắm.
Chưa vào hè, Ontario, Đông CA có ngày nhiệt độ trên 100 độ F. Từ tiểu bang Texas trải dài qua vùng Trung Tây mưa lũ, nước ngập tràn sông Mississippi.
Năm đó, tôi theo bạn dự lễ ở nhà thờ, tình cờ ngồi bên cạnh một ông cụ trông ốm yếu, ho hen.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ kèm theo hình ảnh hoặc tài liệu do ông thực hiện hoặc sưu tập. Sống động, cũng chẳng ngại sống sượng, bài viết của ông thường gây nhiều chú ý và bàn cãi. Một số đã được in thành sách "Xin Em Tấm Hình" và tập truyện mới, "Bắc Kỳ". Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước My từ tháng 5/2019. Ông cho biết tên là Dương Vũ, sang Mỹ từ năm 1975, khởi đầu định cư tại tiểu bang SC, và hiện đang sống ở Sacramento. Bút hiệu ông chọn là VuongVu (viết liền, không dấu.) Bài đầu tiên là hành trình di tản từ 30 tháng Tư, 1975, với nhiều chi tiết sống động. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada. "Huế -Dallas" là bài viết đầu tiên kể về người chị và những kỷ niệm thời mới lớn của hai chị em tại Huế đã được phổ biến từ tháng Sáu 2019. Bài thứ hai, mới nhất, là một truyện tình khác thường, dữ dội như lời ca Phạm Duy, “Yêu người xong chết được ngày mai.” Nhân vật chính, một người nữ gốc Việt sinh tại Hoa Kỳ, và một chàng Argentina. Họ gặp nhau trong lễ hội hóa trang tại Venice. Chuyện được nàng và chàng trực tiếp kể bằng lời tự sự, cho thấy cách viết độc đáo của tác giả. Mong bà tiếp tục.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả đã nhận giải bán kết Viết Về Nước Mỹ 2002 với bài "Tiểu Hợp Chủng Quốc" kể về nơi cô làm việc, khi khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 9 tháng 11 năm 2001. Viết về nước Mỹ sang năm thứ 15, cô nhận thêm giải danh dự với tự truyện về bệnh lãng tai bẩm sinh. Bài viết mới là một du ký tháng Bẩy, bên cạnh nơi thăm viếng chính là Smokies Mountain, có nhiều ghi nhận thú vị và hữu ích về chặng đường ngàn dặm lái xe qua 4 tiểu bang của nước Mỹ.
Nhạc sĩ Cung Tiến