Hôm nay,  

Đền Đáp Ân Tình

08/11/201600:00:00(Xem: 12865)

Tác giả: Võ Như Ý
Bài số 4961-18-30661-vb3110816

Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2009. Cô tên thật là Võ thị Tuý Phượng. Tên sau khi vào quốc tịch Mỹ là Võ, Crystal H., sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi đã vượt biên cùng một người anh và bà con, tới Mỹ năm 1986. Hiện là cư dân San Gabriel CA. Công việc: cán sự viên cho Ty Xã Hội Hạt. Sau đây là bài viết mới của cô.

* * *

blank
Hình tác giả họ Võ.

Vào một buổi sáng sớm cuối tuần, Dennis cùng tôi lên đường đi tới Thành Phố Los Angeles để làm thiện nguyện ở trung tâm Weingart. Bên ngoài mặt trời vẫn còn chưa lên, những hạt sương long lanh còn đọng trên kiếng xe. Nhiệt độ trong xe đọc 64 độ F, hơi lạnh nên tôi phải choàng vào người chiếc áo len.

Xe chạy khoảng chừng 15 phút đã rời khỏi xa lộ, và khi bánh xe từ từ lăn tới địa điểm, trước mắt tôi mọc ra những dãy lều trên vỉa hè. Một cảnh tượng thật lạ như tôi vừa băng qua một quốc gia nghèo nàn nào khác. Khu vực này còn gọi là Skid Row. Tai nghe không bằng mắt thấy. Nhìn những kẻ lâm vào cảnh bần cùng như thế này tôi thật xúc động và muốn làm việc nhiều hơn để giúp họ.

Trung tâm Weingart ngày xưa là Khách Sạn El Rey, được xây cất vào năm 1926. Kể từ thập niên 80, ông Ben Weingart mua lại và đổi nơi đây thành hội từ thiện, giúp đỡ những người nghèo và bệnh tật. Đây là tòa nhà màu trắng cao tới 11 tầng lầu, nằm trên đường San Pedro và số Sáu. Khách ở đây chỉ trả 21 đô la một ngày bao gồm ba buổi ăn. Ngoài ra họ còn được trợ giúp những dịch vụ về y tế và công ăn việc làm.

Xin ghé sang trang mạng của hội để tìm hiểu thêm: www.weingart.org.

Kể từ năm 2000 tôi bắt đầu làm việc cho Sở Xã Hội tại Quận Hạt. Nơi đây tôi đã tiếp xúc với rất nhiều người nghèo, già và tàn tật. Bắt đầu từ năm nay, 2016 sở của tôi cộng tác với trung tâm Weingart. Trong mấy tuần lễ liền, họ kêu gọi mọi người mang áo quần cũ và đồ dùng vệ sinh để đem đến cho hội. Vừa nhận được điện thư, tôi lập tức ghi danh. Sau đó tôi mới cho anh Dennis biết, và anh ấy vui vẻ muốn đi cùng với tôi. Anh nói anh có đọc qua quyển sách của tôi viết và anh đã hiểu được những chặng đường tôi đã đi qua.

Sau khi mang những bọc đồ đã được gom góp từ gia đình và các bạn đồng nghiệp vào trong hội, chúng tôi trình diện và được lãnh mỗi người một chiếc áo màu xanh. Mặc chiếc áo vào và nhìn xung quanh ai ai cũng mặc chiếc áo màu xanh làm cho tâm hồn tôi cảm thấy vui vẻ và phấn khởi làm sao đó vì xưa nay màu xanh là màu tôi yêu thích nhất - màu của thiên nhiên và của hy vọng

Sau khi chọn áo xong, chúng tôi ngồi ở ngoài sân sau chờ bà giám đốc đến phát biểu. Vừa dùng bánh và nước ngọt, vừa nghe nhạc du dương với khí hậu bình minh thật sảng khoái.

Ban tổ chức giới thiệu một số người đã đứng ra tổ chức ngày này và mời bà Giám Đốc, Sheryl Spiller đứng lên phát biểu. Sau đó họ giới thiệu một cháu gái lên tám tuổi đã và đang quyên góp đến nay được năm trăm chiếc mền cho những người nghèo và vô gia cư. Thấy cháu còn quá nhỏ mà đã có lòng từ bi bác ái làm cho tôi thật cảm kích.

Kế đó mỗi một chúng tôi tình nguyện làm những việc mình thích như sơn sửa ngoài sân sau, soạn áo quần, điền đơn xin việc làm, trang trí phòng ăn v.v. Dennis và tôi chọn phần trang trí. Trong đội của chúng tôi có đến tám người. Khi đi đến phòng ăn, họ cần hai người phụ bếp. Thế là Dennis nhanh nhẹn xung phong và tôi cũng xung phong làm chung với anh.

Vào trong nhà bếp, họ đưa cho chúng tôi hai cái tấm chắn màu đỏ, một cái lưới bao tóc màu đen và đôi găng tay vệ sinh. Sau đó họ hướng dẫn chúng tôi cách sắp xếp thịt lưng heo đã sắt mỏng sẵn, bánh mì, bánh hamburger và bánh waffles vào trong khay. Gần ba giờ đứng làm tôi cảm thấy mỏi chân, quay sang tôi hỏi Dennis, anh ta cười và nói không mệt chút nào. Anh nói ngày trước khi còn học trung học, anh đã thường tình nguyện làm việc trong nhà bếp ở trường học. Thấy anh vui vẻ và hăng say làm việc làm cho tôi cũng vui lây.

Gần 12 giờ trưa tôi cảm thấy hơi đói. Tôi nói đùa với anh Dennis rằng giá họ nướng xong thịt ngay bây giờ tôi sẽ lấy năm cái ăn cho đã và uống một ly trà nóng. Anh cười và chẳng trả lời. Trước khi rời khỏi nhà bếp, họ mời tôi lấy một phần ăn. Trong lúc lấy nước uống tôi nhìn thấy một ông ngồi trên chiếc xe lăn. Ông mặc một chiếc áo thun màu đen và phía sau có in một hàng chữ: "Even a Smile is a Charity." Ôi, câu đó thật quả đúng! Đối với những người không có gì, một lời nói an ủi, một hành động giúp đỡ hay một nụ cười niềm nở cũng đủ làm cho họ được ấm lòng.

Những người đang cư ngụ ở trung tâm Weingart hay những người đang nằm ở vỉa hè đều mang một tâm sự đau buồn khác nhau. Có người bị mất việc làm, có người bị gia đình tan vỡ, có người bị mắc bệnh vừa về thể xác lẫn tâm thần, có người bị nghiền xì ke, ma túy, có người nghiền rượu chè và cờ bạc, có người bị hành hạ về thể xác lẫn tâm hồn. Tôi chưa hề phán xét bất cứ một người ăn xin nào bởi vì giữa tôi và họ không có cách xa cho lắm. Hôm nay tôi được khỏe mạnh và làm việc cho chính phủ, nhưng có ai biết được ngày mai sẽ ra sao...

Cầm dĩa thức ăn và nước uống trên tay, tôi trở lại sân sau. Vừa ăn tôi vừa hồi tưởng tới những ngày sống ở LA Job Corps, gần ba mươi năm về trước.

Thời ấy, hai năm sau khi từng gần kề bên cái chết trên đường vượt biển, khi tới được nước Mỹ, tôi đã từng có lúc lâm vào cành khó khăn, phải tạm trú ở LA Job Corps. Chắc không ít người nghĩ rằng chúng tôi là những đứa trẻ hư hỏng, bị gia đình bỏ rơi nên mới vào đây ở. Nhưng không, không phải ai cũng như vậy. Tôi không hề bắt chước đám bạn bè rượu chè hay hút sách. Tôi chỉ là một đứa trẻ đã liều tánh mạng của mình vượt đại dương mênh mông để đi tìm cho mình một cuộc sống mới tốt đẹp hơn và tự do hơn.

Hoàn cảnh của tôi khác hẳn với các bạn nội trú. Năm đó, khi mới 17 tuổi, tôi như con chim non lạc đàn. Tôi bị túng thiếu đủ mọi mặt vừa về vật chất lẫn tinh thần, và đã tìm đến nơi tạm trú trong lúc khó khăn nhất.

Tôi còn nhớ mãi, một đêm LA Job Corps, đang nửa khuya, bỗng vang lên tiếng chuông báo động inh ỏi, mọi người phải rời khỏi phòng ngủ và tập trung ra đứng trong bãi đậu xe ở ngoài. Vội vã rời phòng ngủ, tôi quên mang theo chiếc áo ấm. Đứng ở ngoài trời hơn nửa giờ giữa đêm đông, trong người tôi cảm thấy lạnh vô cùng. Tôi bị lạnh đến run và tôi khó chịu tới rơi nước mắt. Ngay lúc đó tôi nhắm mắt lại và cầu nguyện cho qua khỏi cơn lạnh này và hứa sau này khi lớn khôn và thành đạt, tôi sẽ trở lại giúp cho những kẻ vô gia cư.

Mới đó mà đã gần ba thập niên rồi. Thật mau quá! Dẫu có vật đổi sao dời, lời hứa năm xưa tôi mãi ghi trong lòng.

Hai mươi tám năm trôi qua, tôi đã vượt qua biết bao sự thử thách và gian nan mới có ngày hôm nay. Từ thuở ban đầu làm việc cho sở xã hội, tôi biết nơi này chính là nơi tôi có thể mang hiểu biết và con tim của mình để đóng góp cho xã hội. Ông bà ta có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.” Suốt đời này tôi không sao quên được những bát cơm, tách nước của những người có lòng hảo tâm đã nuôi dưỡng tôi lúc ban đầu.

Xin tạ ơn. Xin tạ ơn đời và tạ ơn người. Suốt cuộc đời còn lại, xin cho tôi được đáp lại ân tình.

Mùa Thu, 2016

Võ Như Y

Ý kiến bạn đọc
06/12/201601:05:29
Khách
Cám ơn bài viết hay. Tôi cũng là một người ra từ Job Corps Phoenix. Sincerely thank you the Job Corps program that helps many youngsters like me 30 years ago. Many young people have a second chance because of this great programs.
10/11/201619:15:45
Khách
Về cách viết, Như Ý viết chững chạc, mượt mà... hơn trước rất nhiều. Hình như chỉ có 1 chữ sai chính tả là "sắc". "xắt" (cut, slice) thì đúng hơn. Nội dung đầy lòng nhân ái.
10/11/201607:06:19
Khách
Như Ý cám ơn Vietbao đã đăng bài này. Xin cám ơn các bạn độc lời chúc lành.
09/11/201606:22:10
Khách
Chúc em luôn được "NHƯ Ý" trong cuộc sống cũng như trong công tác thiện nguyện.
09/11/201606:11:45
Khách
Cô CRYSTAL luôn luôn học hỏi cầu tiến, và đã vượt qua mọi trở ngại để thành công như tôi đã thấy hôm nay.
Một gương sáng cho các bạn trẻ VN tỵ nạn ở Mỹ.
09/11/201605:20:06
Khách
Chúc em luôn hạnh phúc, may mắn, và khỏe mạnh để mãi mãi là hộ pháp của những người không nơi nương tựa. Thương mến và cảm phục em lắm.
08/11/201623:40:08
Khách
Ngộ also ái bọn Tàu Mắt Xanh Da Trắng Mũi Lõ Óc Vượn !
08/11/201623:37:10
Khách
"Ngộ ái nị "
Ngộ ái ...bọn " Chư hầu " .
:)
08/11/201614:03:45
Khách
Thán phục tấm lòng tác giả quá. Mong Như Ý luôn khỏe thể xác, vững tinh thần để đạt tâm nguyện của mình nhé.
GĐN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,296,367
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”