Hôm nay,  

Halloween, 9-11 và Mặt Quỷ!

28/10/201600:00:00(Xem: 9802)

Tác giả: Dong Trinh
Bài số 4951-18-30651-vb6102816

Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sanh năm 1951 tại Bình Dương, nguyên là giáo viên dạy anh ngữ, sang Mỹ năm 1985, hiện cư ngụ tại thành phố Fort Smith, tiểu bang Arkansas. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của bà là “Làm dâu” đã được phổ biến từ tháng Bẩy, 2016.

* * *

Buổi chiều đầu tiên đến Mỹ, tôi nhớ rõ lắm, ngày mười lăm tháng tám năm một chín tám lăm. Đó là ngày tôi sẽ còn nhớ mãi, khi đã có thể thở ra một hơi dài, sau mười năm ở lại Việt Nam nhọc nhằn, tủi nhục, mười năm bữa đói bữa no, nay nhà này mai nhà kia, từng bị công an bắt vì không cho tạm trú bất kỳ nơi nào.

Những ngày đầu tới Mỹ, có lần tôi được cô em đưa đi chợ. Quang cảnh trong chợ làm tôi ngạc nhiên! Kẹo, toàn là kẹo! Đủ loại, đủ màu sắc. Tôi nghĩ thầm: Mỹ ăn kẹo dữ hả, hèn chi ông bà nào cũng cao lớn mập mạp! Mùi chocolate thơm thoang thoảng, tôi muốn mua mà không thấy người bán đâu hết. Khi đi dạo đi vòng trong chơ, tôi đã thắc mắc, sao chỉ thấy toàn người mua, họ tự động bỏ món mình cần vô xe đẩy tiếp, không hỏi ai hết, nhiều món coi đã rồi quăng đại đâu đó, không sắp lại ngay ngắn cho người ta mà cũng không bị ai mắng chửi như ở Việt Nam, chủ tiệm đâu mất tiêu rồi?

Đến một khu vực khác, ơ kìa, sao toàn mặt nạ đủ hình thù quái dị, áo quần cũng kỳ lạ không kém. Tôi thấy người ta lựa nhiều lắm, nhất là cho trẻ con. Mấy đứa nhỏ tíu ta tíu tít nói nói cười cười, dễ thương làm sao....

Đi một vòng nữa, lúc này, em tôi mới dẫn tôi tới quày trả tiền. À, thì ra là vậy! Công nhận xứ văn mình có khác... mua thì tự chọn lấy, ra ngoài tính tiền, giá cả đâu ra đó không sợ nói thách, mua hớ!

Ra khỏi chợ, mặt trời vẫn chói chang, tôi ngạc nhiên, hỏi em tôi:

- Mấy giờ rồi? Hồi nãy mình rời nhà gần 7 giờ, đi thiệt lâu mà sao trời vẫn còn sáng trưng?

Khánh nói:

- Chín giờ rồi, mùa hè mặt trời lặn trễ lắm...

Không bao lâu sau đã là một ngày cuối tháng Mười, mới 6 giờ chiều, ngoài trời đã tối om! Anh Thọ nói hôm nay lễ Halloween, tối nay sẽ có nhiều trẻ em đi xin kẹo. Anh đã mua sẵn một bịch thật to.

Độ một giờ sau, có tiếng gõ cửa, anh Thọ mở cửa ra, tôi hết hồn vì một đám năm bảy người, lớn nhỏ, trai có, gái có... ăn mặc thấy ghê quá, người thì đeo nguyên một cái đầu lâu, kẻ mặc nguyên bộ đồ đen, mặt mày vẻ trông thiệt ghê rợn. Mấy đứa nhỏ cũng không khác gì, tay cầm một quả bí màu cam, miệng nói, “Trick-or-Treat!” (Bị Ghẹo hay Tiếp đãi - bằng cách cho kẹo - ngụ ý dọa vui kiểu con nít).

Anh Thọ lấy kẹo bỏ vô trái bí, mấy em nhỏ nhận kẹo, cảm ơn rồi tiếp tục sang nhà khác. Tôi hỏi anh lễ gì mà thấy ghê quá vậy, thì anh giải thích, đây là một lễ truyền thống của Mỹ, ngày này người lớn, con nít đều hoá trang thành những hình thù quái dị tay cầm quả bí đi từng nhà xin kẹo. Mấy ngày trước, tôi đi chợ, nhà nào cũng trang trí trước sân những tượng, hình, ma quái, thậm chí, có nhà còn làm một cái nghĩa địa ngay trong sân nhà, tôi cứ thắc mắc, cái xứ gì mà quái lạ, trước nhà mà rinh mồ mả để đầy...

À thì ra là Halloween! Giờ thì tôi đã hiểu tại sao ngày đầu tiên đi chợ ở đây, tôi thấy cả một khu bán loại đồ này và kẹo thì quá trời quá đất, làm tôi nghĩ người Mỹ ăn kẹo quá nên ai nấy đều mập và cao lớn! Đúng là Tư Ếch đi Mỹ!

Thời ấy, thành phố nơi tôi đến định cử có rất ít người Việt Nam cư ngụ, chưa có chùa, chưa có những cộng đồng người Việt Quốc gia. Do đó, mỗi nám, vào ngày 31 tháng 10, tôi cũng mua mấy bộ costumes cho Khương và Bình mặc đi xin kẹo.

Ngày lễ ma quỉ này vui lắm, mặc dù có những người hoá trang trông thật dữ dằn nhưng họ không hại ai hết, họ là những con quỷ dễ thương, miệng nhe nanh với màu son đỏ như máu nhưng vẫn có nụ cười hiền hoà, ánh mắt vui vẻ khi nhận những viên kẹo của người ta, còn biết nói cám ơn rất lịch sự.

Có một năm, cũng vào ngày lễ này, tôi đưa các con tôi đến Central Mall, một khu buôn bán lớn nhất của thành phố; bỗng tôi thấy một cô gái Mỹ khoảng 20 tuổi, mặc một bộ đồ sát thân người bằng ren mỏng dính, thấy hết bên trong. Mọi người bu quanh cô ta, nhất là đám thanh niên trẻ, cứ cười và đi theo một bên, còn cô nàng thì tỉnh queo! Thiệt hết biết!

Thình lình, hai anh chàng cảnh sát cao lớn, đi tới trước mặt cô gái, nói gì đó, xong 2 anh chàng kè cô nàng ra khỏi Mall. Tôi biết là cho dù xứ này văn minh cỡ nào đi nữa, cho dù lễ này mọi người có quyền hoá trang thế nào cũng được nhưng vẫn ở trong một giới hạn, không thể tuỳ tiện!

Dần theo năm tháng, con trai tôi đã lên đại học, Bình thì đang bước vào high school, tôi bắt đầu trở lại nhà trường làm học trò như thuở nào, những ngày hoa mộng của tôi!

Đây là khoảng thời gian tôi rất vui vì có dịp tiếp xúc với bạn bè thuộc đủ mọi lứa tuổi, nhiều chủng tộc khác nhau, vậy mà cũng thân thiện rất nhanh.

Sáng ngày 11 tháng 9 năm 2001, cũng như bao buổi sáng thường lệ, bắt đầu cho một ngày mới ở khắp nơi trên thế giới, trong lớp học cô giáo đang giảng bài, bỗng từ trên văn phòng, tiếng nói của cô thư ký gởi qua intercom, yêu cầu tất cả các lớp giữ yên lặng để nghe radio phát ra từ speaker...

Chúng tôi bàng hoàng, lo sợ khi tin từ đài phát thanh loan báo:

- Vào lúc 8 giờ 46 phút sáng, một chiếc máy bay chở hành khách của hãng American Airlines lao vào tháp đôi Twin Towers của Trung tâm Thương mại Thế giới (WTC) tại Manhattan, New York, với tốc độ 700km/giờ. Toàn bộ 92 hành khách và 9 nhân viên phi hành đoàn có mặt trên chiếc Boing 767 đều thiệt mạng. Rất nhiều người đang làm việc tại Tòa Tháp Đôi cũng đều chịu chung số phận.


Chúng tôi lặng người đi khi nghe tin trên. Cả lớp nhốn nháo, nghĩ tới những người lâm nạn, nguyền rủa bọn khủng bố, vài anh chị làm dấu thánh giá, đọc kinh của tôn giáo mình, kẻ lăng xăng hỏi han vị trí toà tháp...

Tôi như mất hồn sau khi nghe đài phát thanh loan báo tin động trời này. Con trai tôi lúc bấy giờ đang bắt đầu cho năm cuối để hoàn tất luận án tiến sĩ y khoa tại Brown University. Trường tọa lạc ngay thành phố Providence, tiểu bang Rhode Island, một tiểu bang nhỏ, cách New York khoảng 4 giờ xe. Tôi lo lắng, nói với cô giáo, cô nhìn tôi như thông cảm nỗi lòng một người mẹ mặc dù chuyện xảy ra không phải ngay nơi đó. Lúc ấy, tôi cũng như con tôi đều chưa có cell phone, vì vậy, tôi không biết phải làm sao. Cô nói tôi nên đi về tìm cách gọi cho con tôi, để được yên lòng.

Trên đường về, cứ lâm râm khấn nguyện cùng chư Phật cho Khương được bình yên. Tôi lái xe vô ý thức, tâm trí hoảng loạn, cứ theo phản xạ tự nhiên, chạy mà không tập trung, đầu óc nghĩ ngợi đủ thứ... may mắn là không chuyện gì xẩy ra.

Về nhà, tôi quăng hết sách vở, chụp vội điện thoại... thừ người ra... bấm số mấy đây? Tôi muốn gọi cho Dr. Christine Biron là Professor của Khương, cháu cho tôi số phone của Bà để khi có chuyện khẩn cấp tôi có thể liên lạc với Bà được. Trước giờ tôi đâu có việc gì cần phải gọi Bà ấy nên quên mất, không biết tìm số ở đâu, lục lạo, lính quýnh đã đời, cuối cùng cũng lôi ra được trong một quyển sổ nhỏ. Tôi gọi ngay cho Bà, chờ qua 5,7 trạm, cuối cùng tôi nghe được tiếng cô giáo của con tôi, tôi run rẩy hỏi tình hình nơi đó. Thật cảm động, câu đầu tiên là Bà lập tức trấn an tôi:

- Ken ( tên con tôi ở trường) is OK, everything right here is OK, don't worry, I will let him talk to you right now!

Một phút sau, tôi mừng đến rơi nước mắt khi nghe tiếng con tôi bên kia đầu dây. Khương cho biết nơi đó mặc dù rất gần New York nhưng mọi sinh hoạt vẫn đang bình thường. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng cho thân nhân họ đang sinh sống nơi xảy ra chuyện, nên họ không yên lòng, ngồi đứng không yên...

Trong khi ấy, trên màn hình TV, New York đang ngập tràn khói lửa, người nhà mặt mày người nào người nấy bơ phờ, lo lắng đi dò la tin tức thân nhân. Trong khi ấy, nhữntg người lính cứu hỏa vẫn không ngại hiểm nguy, xông vào toà nhà đang nghi ngút cháy để cứu những nạn nhân trong đó và đau đớn thay, họ cũng hy sinh luôn cả tánh mạng trong lúc thi hành nhiệm vụ.

Vẫn trên TV, một người lính cứu hoả nói:

- Khắp nơi hỗn loạn. Từ cảnh sát đến người đi đường, lính cứu hỏa... cảnh tượng hệt như một trận chiến ác liệt, rất nhiều người thương vong!

Nơi này, năm 1993, một quả bom đã phát nổ, nhưng hai toà tháp vẫn đứng vững, vậy mà, tám năm sau, cả hai toà tháp cao cuối cùng cũng đành gục ngã mang theo hàng ngàn người dân vô tội.

Cũng vào lúc 9 giờ 37 phút cùng ngày, một chiếc máy bay khác của American Airline đâm vào mlột cao ốc trong Ngũ Giác đài, trụ sở Bộ Quốc phòng Hoa kỳ, gây cho hàng trăm nhân viên và thường dân thiệt mạng.

Việc tòa tháp đôi của Woerl Trade Center tại New York sụo đổ là vết thương lớn, nhưng sức sống của người Mỹ nước Mỹ vẫn ngày càng mạnh mẽ hơn. Chỉ ba tuần sau ngày khủng bố tấn công nước Mỹ là lễ Halloween. Tuy vết thương chưa lành nhưng mùa lễ Hallowwen tại nước Mỹ năm ấy vẫn diễn ra xôm tụ.

Mười hai năm sau, năm 2013, tôi có dịp quay lại New York, hôm đó mưa tuyết rơi ngập trời, vậy mà trên phố Tàu, người người vẫn tấp nập qua lại, buôn bán sầm uất, tiếng rao hàng inh ỏi, tuyết vương vãi trên tóc, trên áo mọi người, ngay cả mấy ông già bà cả cũng không ngại sánh bước trên đường phố, tay xách tay mang.

Sau mấy tiếng đồng hồ mua sắm, Khương chở tôi ngang qua khu vực Tòa Tháp Đôi, tôi nghe lòng dâng lên một cảm xúc dạt dào. Biết bao hình ảnh cũ lại bật lên trong đầu tôi, những người cố lao mình ra cửa sổ toà tháp 47 tầng, họ buông tay vô vọng lao người ra để tìm lấy một hy vọng mong manh khác, những người lính cứu hỏa, những cảnh sát can trường đã xả thân nhào vô biển lửa để cứu mạng sống cho dân lành.

Khi ngang qua chỗ toà nhà đôi ở New York, tôi chỉ biết thầm cầu nguyện, xin cho những nạn nhân ngày ấy được về nơi an lạc, không chiến tranh, không hận thù.

Đã mười lăm năm trôi qua, Trung Tâm thương mại thế giới được xây lại, mọi sinh hoạt đã trở lại bình thường. New York vẫn là thủ đô tài chính và nghệ thuật của cả thế giới, nhưng người Mỹ mãi mãi sẽ không quên ngày 11 tháng 9 năm 2001, cái ngày mà nhiều người gọi là ngày nước Mỹ đánh mất "sự ngây thơ"!

Đúng là tay trùm khủng bố Osama Bin Laden đã đền tội, nhưng mối họa khủng bố đã trở thành cơn ác mộng chung của cả thế giới.

*

Ngày Halloween năm nay sắp đến, những gương mặt quỷ hiền hoà dễ thương sẽ xuất hiện trên khắp nẻo đường, trẻ con vẫn nôn nao chờ đón...

Mừng đón Halloween đang tới, xin cầu nguyện cho thế giới hoà bình, cho nước Mỹ an lành, sẽ không còn bọn khủng bố trên đời này, để trên những gương mặt quỷ trong ngày Halloween của tôi mãi mãi vẫn hiền hoà, miệng nói: TRICK OR TREAT với nụ cười rạng rỡ khi đón nhận vài viên kẹo ngọt ngào!

Fort Smith, Tháng 10, 2016.

Dong Trinh

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,031,661
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2019, với bài “Tình người hoa nở”, tháng 12, “Mùa kỷ niệm” và “Chị em trung học Nữ Thành Nội.” Cô tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài gần đây nhất của tác giả là “Chuyện về Những Bà Mẹ”. Sau đây là bài viết thứ 8.
Tác giả qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, là một kỹ sư từng làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ với bài viết về Mẹ trong mùa Mother’s Day 2019, ông cho biết có người cha sĩ quan tù cải tạo chết ở trại Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa. Bài viết mới kể về chuyện người mẹ và tác giả thăm nuôi đúng vào những giờ phút sau cùng của người cha trong trại tù cải tạo. Tựa đề đầy đủ của bài viết: “Ba Tôi, Những Giờ Phút Sau Cùng và người bạn tù trên đất My” được rút gọn theo nội dung.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Thời tiết Cali đầu tuần bất ngờ có mưa bụi mát mẻ, hệt như tiết xuân dù đang mùa kiết hạ. Đúng là lúc có thể mơ xuân với một truyện tình vui của Orchid Thanh Lê, tác giả đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2015. Cô sinh tại Sài Gòn, hiện là Phó Giáo Sư tại Viện Nghiên Cứu Ngôn Ngữ Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Monterey, Calif. Đây là bài tác giả gửi sớm, tính dành cho báo xuân Canh Tý 2020 sắp tới. Sắp họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20, mời đọc trước chuyện xuân.
Họp mặt phát giải thưởng và ra mắt sách Việt Báo Viết Về Nước Mỹ năm thứ XX - gồm những bài viết được phổ biến từ 1 tháng Bẩy 2018 tới 30 tháng Sáu 2019 - được quyết định tổ chức vào Chủ Nhật 11 Tháng Tám 2019, và 16 tác giả sẽ nhận các giải thưởng.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Father's Day 2019, mời đọc bài viết mới của Hoàng Chi Uyên. Tác giả là một chuyên viên xã hội từng nhận giải thưởng lớn khi được bình chọn là nhân viên xuất sắc trọn năm 2003 và phụ trách Phòng Xã Hội, thuộc Trung Tâm Cao Niên thành phố Milpitas, Bắc California, và đã về hưu. Tháng Ba 2019, bà góp bài viết về nước Mỹ đầu tiên: "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc" kể về hoạt động xã hội; Bài thứ hai: "Ban Cướp Biển," hồi ký về nhóm điều tra chống cướp biển trại tị nạn Pulau Bidong.
Mùa Father's Day, mời đọc chuyện “Ba Thế Hệ Cha và Con" của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM 2013. Bài viết mới của Vĩnh Chánh là hồi ký về một gia tộc hoàng phái quyền chức, với những mảnh vỡ trôi dạt từ trong ra ngoài nước.
Chủ Nhật 16/6 là Father’s Day 2019. Mời đọc bài viết đặc biệt của tác giả từng nhận giải Danh Dự VVNM năm thứ mười chín, 2018. Bà.cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy 2001 theo diện đoàn tụ. Bà hiện là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Về người cha được tưởng nhớ, mời coi lại hình ảnh và bài viết “Công Chúa Triều Nguyễn” do tác giả Tôn nữ Trấn Định Minh Nguyệt thời đổi đời, trong đồng phục tài xế taxi tại Huế, lái xe đưa thân phụ Vĩnh Bạch từ Mỹ về, cúng đền Trấn Định Quận Công tại Truồi
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Năm 2019. Ông là anh cả trong 9 anh chị em, có người cha chết trong trại cải tạo Vĩnh Phú từ 1979, bà mẹ một mình lo cho các con. Ông qua Mỹ năm 1998 diện đoàn tụ ODP, hiện là một kỹ sư, làm việc tại Kia-Tencor San Jose, California. Bài viết mới được “Viết trong ngày sinh nhật 88 của Mẹ,” Tựa đề được trích từ lời kết của bài viết xúc động: “Căn bệnh Alzeithmer với mẹ cũng là một may mắn trong muôn vàn bất hạnh. Cái quên, cái lẫn sẽ làm mẹ có thể sống được với tôi, với con cháu thêm một thời gian.”
Nhạc sĩ Cung Tiến