Hôm nay,  

Bão Matthew Và Chuyện Bên Lề

13/10/201601:18:00(Xem: 9970)

Tác giả: Y Châu
Bài số 4938-18-30638-vb5101316

Tác giả là cư dân Miami, từng nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015, với nhiều bài viết, tuy ngắn, nhưng luôn cho thấy tấm lòng của ông với đất đai, quê hương, con người.

* * *

Những ngày cuối hạ, vẫn còn cái nắng chói chang đổ lửa giữa trưa. Nhớ thời nhỏ ở quê nhà, có lần trong lớp học, khi vừa xong bài giảng, bà giáo dặn là các em nán ở lại lớp học để nghe thông báo của nhà trường:

- Miền Trung vừa bị bão lụt, các em của ít lòng nhiều, nhịn bớt tiền quà bánh để giúp đồng bào mình qua cơn khốn khổ...

Năm Thìn, 1964, nước từ sông Cửu Long dâng cao, tràn ngập cả ruộng vườn, nhà cửa, đường xá. Mỗi học sinh nhận được một phần quà, gồm những vật dụng cần thiết còn có một bịt gạo, do Liên Hiệp Quốc trợ giúp. Đây là lần đầu tiên tôi được ăn cơm được nấu bằng những hạt gạo trắng phau, mềm dẻo, thơm ngon; vì thường ngày tôi chỉ ăn cơm được nấu bằng gạo lúa xạ màu trắng hồng.

Tôi nghĩ, chỉ có nước mình nghèo khó vì chiến tranh, bão lụt, hạn hán,... mà thôi, nên được quốc tế giúp đỡ.

*

Không bao lâu sau khi chúng tôi định cư tại Mỹ, đang ở trong nhà bỗng cả nhà rung lắc thật mạnh, tôi và nhà tôi không biết chuyện gì xảy ra, như phản xạ tự nhiên chạy vào trong góc kẹt trốn. Lâm râm khấn nguyện ơn trên phù hộ, tìm hai đứa con, Quên nữa, chúng đang ở trường học! Sau đó còn tiếp tục rung lắc nhưng nhẹ hơn. Ông anh đi làm về cho biết là động đất vừa xảy ra ở Northridge, CA, địa chấn kế đo được 7.3, cách nơi tôi ở không hơn 20 dặm.

Hình ảnh động đất được chiếu lại trên truyền hình: nhà cửa tan hoang chỉ còn lại đống gạch vụn, xa lộ nhiều tầng gãy sập, xe cộ đang lưu thông lật nhào,... Những cái chết không được báo trước!

Tôi cũng biết thêm rằng thiên tai xảy ra ở mọi nơi trên quả đất nầy, không phải chỉ dành riêng cho quê hương tôi, Việt Nam. Cơ quan cứu trợ quốc tế sẽ giúp đỡ những nơi có thiên tai, nhân họa.

Bờ Tây Nam của nước Mỹ là tiểu bang California, nằm trên đường nứt San Andreas, nên thường xảy ra động đất. Bờ Đông Nam của nước Mỹ là tiểu bang Florida nằm trên đường bão đi qua, "El Ninõ", nhưng là hai tiểu bang dân cư đông đúc, phát triển (CA: đứng hàng thứ 1, Fl: đứng hàng thứ 3 về dân số trên toàn liên bang).

Florida là nơi nhiều cơn bão đi qua. Tính từ năm 1992, có bão Andrew. Năm 2005, có đến 3 trận bão: Katrina, Kita, Wilma. Đặc biệt bão Wilma, gió giật dữ dội, cổ thụ ngã đầy đường, xe cơ giới thu gom lại chất thành đống lớn như cái đồi, ở trong bãi đất trống, công viên. Phải mất cả tháng mới xay hết đống cây thành những mảnh nhỏ lại, để tái xử dụng bón cây.

Nhiều căn nhà bị tróc nóc, nhứt là những căn nhà mới xây sau nầy, thường có mái cao, hay nhiều tầng lầu cao. Điện bị "cúp", thời tiết nóng nực, chúng tôi phải ra chỗ làm có điện, có máy điều hòa, nằm dưới sàn qua đêm. Con bé 7 tuổi học lớp 2, trường đóng cửa nghỉ học, nhìn thấy mọi người bận rộn, khác thường, ngây thơ nói:

- Có bão vui quá, được nghỉ học, nằm dưới sàn nhà ngủ chung, như đi cắm trại!

Một người bạn, Triển Chiêu, một thời tù cộng sản với tôi khi ở Bắc Hòa, hiện định cư ở tiểu bang Minnesota lạnh lẽo, tuyết ơi là tuyết khi vào mùa đông. Tôi khuyên bạn nên về Miami, khí hậu ấm áp. Triển Chiêu không chịu xuôi nam, còn "dụ" tôi, lên bắc sống. Anh ta giải thích, theo các nhà khoa học: nào núi băng ở bắc cực, nam cực tan nhanh, những trận động đất kinh hoàng làm trục quay của địa cầu đã lệch đi hơn 1%, tuyết giá sẽ di chuyển về Trung; còn miền Nam sẽ giảm bão lụt.

Tiểu bang Minnesota là tiểu bang vạn hồ, có nhiều cá sống hoang dã, câu cá để dành ăn cả năm, hay làm mắm làm khô. Mùa đông lạnh, khỏi đi "shopping", tiết kiệm, mua vàng để dành, sẽ trở thành triệu phú.

Không biết lời của bạn Triển Chiêu đúng được bao nhiêu phần trăm, từ năm 2005 đến nay hơn 10 năm dài, Miami tương đối yên ắng, chỉ có bão nhiệt đới đi qua (Tropical Storm: vận tốc gió dưới 70 MPH).

Vào mùa bão bắt đầu tháng Sáu kéo dài đến cuối tháng Mười, từ chánh quyền đến cơ quan truyền thông luôn nhắc nhở dân chúng đề phòng.

Nhưng ngày đầu tháng Mười, 2016, đài khí tượng đưa tin, cơn bão Matthew lớn dần đang hoành hành ở khu vực Haiti với sức gió ở trung tâm bão lên đến 135 dặm mỗi giờ, đang di chuyển về hướng tây bắc, Miami.

Vào trưa ngày thứ hai, thống đốc tiểu bang Florida R. Scott tuyên bố tình trang khẩn cấp do bão Matthew. Cứ 5 phút thì các đài đưa tin cập nhật về bão. Sau lời tuyên bố của ngài thống đốc, tất cả chợ búa, cây xăng, Home Depot,... người ta xếp hàng dài để mua hàng. Đông vui như chợ mùa bão! Kết quả: Thực phẩm không còn, kệ hàng trống trơn; Nước uống mỗi người chỉ mua được hai bình; Cây xăng treo bảng hết xăng...

Đúng như dự đoán, từ Haiti bão Matthew đến đảo quốc Cuba, vào Florida, lướt nhẹ qua Miami, theo bờ biển lên hướng bắc qua GA, SC, NC,...

Tôi tin tưởng là trên có trời, dưới có đất, ở giữa có thánh thần. Thần bão sẽ chỉ đường cho bão Matthew, giảm cường độ gió mưa, giúp cho dân tình bớt khổ, vì dân đã chịu khổ quá nhiều rồi!

Theo đài thuỷ văn, bão Matthew đang yếu dần hướng về đông, chuẩn bị "U turn".

Ngày 10/10/2016: theo đánh giá của Fitch Rating, các hãng bảo hiểm sẽ phải bồi thường, 25-30 tỷ Mỹ kim cho bão Matthew.

Số người chết trên 900 người, riêng ở Mỹ là 36 người. Hàng triệu gia đình bị mất điện...

Y châu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,329,388
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ đầu năm 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, hiện là cư dân San Jose, cựu tù, vượt biển, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Sau đây là bài viết thứ hai. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài đầu tiên “Hôm nay tôi Đi Xe Đạp”, tác giả được trao giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông hiện sống và làm contractor (hợp đồng) ngành hàng không ở Vail, Arizona cho quân đội Mỹ. Sau đây là bài viết mới nhất.
Thụy Nhã, sinh năm 1980, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, khi vừa học vừa làm “full time job” tại trạm kiểm soát hành khách trong phi trường Salt Lake City. Năm 2001, khủng bố cướp phi cơ tấn công nước Mỹ, cô viết “Check Point, Những Ngày Ta Mất Nhau” và nhận giải bán kết Vinh Danh Tác Phẩm. Bẩy năm sau, cô nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2008, với bài “Chuyện của Cây Vông”. Tác giả tốt nghiêp cử nhân ngành tâm lý học và đã hoàn tất chương trình thạc sĩ (master) ngành điều dưỡng, chuyên về AGNP, hiện làm việc tại một bệnh viện và là cư dân Nam California. Bài sau đây, chuyện từ một dòng suối trên cao nguyên miền Nam tới Bolsa Chica, trích từ báo xuân Việt Báo Tết Mậu Tuất.
Mai Hồng Thu là tên Việt của tác giả Donna Nguyễn/Donna Nguyen. Với ba bút danh này, cô đã từng góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2013. Sanh tại Sài Gòn, sang Mỹ năm 1985, hiện là cư dân San Jose, California, tác giả đã dịch thuật và xuất bản 3 tập truyện ngụ ngôn dành cho thiếu nhi của Thornton W. Burgess dưới bút danh Nguyễn Nhã Đan Na (Nguyễn Donna). Sau đây là bài viết mới nhất của cô.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 194, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây thêm một bài viết mới.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego. Bài trước đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Sau đây là bài tiếp.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, thêm một bài mới viết mới, về chương trình Hospice cung cấp cho người bệnh trong tình trạng chờ mãn phần, không phân biệt tuổi tác, tình trạng gia đình hay lợi tức.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả là một nhà thơ, sĩ quan hải quân, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau năm 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Ông tiếp tục làm thơ và góp nhiều bài tham dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên.
Nhạc sĩ Cung Tiến