Hôm nay,  

Mừng Lễ Độc Lập: Thư Cho Con Trai

04/07/201100:00:00(Xem: 101460)
Mừng Lễ Độc Lập: Thư Cho Con Trai

Tác giả: Thùy Dương
Bài số 32191-12-28521vb2070411

Tác giả định cư tại Hoa Kỳ từ 1987, hiện là một bác sĩ hành nghề tại quận Cam, đã góp nhiều bài đặc biệt và nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2006. . Bài viết đầu tiên của bà là "Hạnh phúc rất đơn giản" kể chuyện về cách nhìn, cách nhận chân hạnh phúc của người phụ nữ Việt tại Hoa Kỳ qua ba hoàn cảnh sống khác nhau. Tiếp theo, là các bài "Đoàn Nữ Binh Của Mẹ Tôi"; "Tôi Học Văn Chương Mỹ...". Sau đây là bài viết mới nhất của Thuỳ Dương, mừng Lễ Độc Lập 2011.

***

Cu Duong thương yêu của má,
Có lần má đã cám on con vì con là niềm hạnh phúc của má, con mang niềm vui làm mẹ cho má ở tuổi 45, cái tuổi mà nguời đàn bà lẽ ra đã có thể thành bà nội, bà ngoại. Hạnh phúc hơn nữa là con thương yêu má không so đo tính toán.
Con biết đi đứng, nói năng chậm hon những đứa trẻ đồng tuổi, nhưng tình thương con dành cho má thì to lớn hơn nhiều. Ngày con gần 1 tuổi, khi các em bé khác đã bắt đầu biết đi biết đứng, con trai của má chỉ mới biết bò càng, vậy mà khi con thấy má ho từng con, cu Duong đã bò lại cái tủ cạnh đầu giuờng, bám vào nó mà đứng vịn lên, vói tay để lấy ống thuốc xịt suyễn rồi bò lại đưa cho má, thành ra má nhớ thật rõ ngày con biết đứng. Má đã khóc: con thương má nên con đã biết đứng dậy.
Mấy tuần lễ nay, khi bên Việt Nam nguời trong nuớc từ Hà Nội đến Sài Gòn, cùng lúc đồng loạt biểu tình chống bọn bành truớng bá quyền Bắc Kinh, má dán mắt vào màn ảnh computer để trông tin, những giọt nuớc mắt không thể ngăn đuợc, cứ lăn dài trên má. Cu Duong của má, dòm má rồi hỏi :
-Sao má khóc vậy má, má bịnh hả"
-Không con, má buồn, đất nuớc của má đã bị bọn Tầu xâm luợc và bọn họ còn đang giương oai ngay trên vùng biển của quê huong má.
- Con cũng ghét họ, mình đừng ăn nhà hàng Chinese nữa nghe má.
Ôm con vào lòng, má cố gắng giải thích cho đứa trẻ mới 7 tuổi đầu biết, má của con chỉ ghét bọn Tầu Cộng xâm luợc, má đâu có ghét nguời Tầu. Nguời dân Trung Hoa lục địa họ cũng bị bọn ấy hành hạ, làm việc như con trâu, cái máy ngay cả những đứa trẻ chỉ bằng tuổi của con thôi. Những gì cu Duong đuợc giáo dục ở nhà truờng bài học đạo đức về sự ngay thẳng thì ở Trung Cộng điều đó không bao giờ đuợc coi trọng. Ngay tại thế vận hội Olympic, một đứa trẻ có khuôn mặt xinh xắn đuợc đưa ra để hát nhép cho một đứa nhỏ khác chỉ vì nó không có làn da trắng trẻo, chỉ vì nó không có hàm răng đẹp. Cuớp công, cuớp của, xảo trá, giả dối là chuyện bình thuờng ở xã hội mà họ hãnh diện là dân tộc Đại Hán với 5 ngàn năm văn hiến, với những bậc hiền triết nhu Khổng Tử, vua Nghiêu, vua Thuấn.

Còn ngay trên quê huong của má, những nguời yêu nuớc, từ em bé đến cụ già, thanh niên thiếu nữ, căm phẫn vì bị Trung Cộng xâm lăng, lăng nhục, ra đứng biểu tình phản đối thì bị chính nhà cầm quyền của họ đánh đập, bắt giam, cầm tù, dọa nạt. Nguời dân quê má chưa đuợc quyền tự do yêu nuớc nếu chưa đuợc cho phép. Giá trị của tự do là điều cu Duong của má đã học ngay trong lớp một và đòi sử dụng quyền ấy khi má bắt con ngồi tập viết vì chữ của con xấu quá, con không chịu tập đồ theo má mà nói:
- Má, America is the land of freedom. We fought against England to get freedom. Is it why you came here, má"
Khi còn nhỏ, má luôn luôn răm rắp nghe lời ông bà ngoại cho dù trong lòng không muốn tí nào (bây giờ, ông bà của con qua đời má mới dám nói sự thật), nhưng cu Duong của má sinh ra và lớn lên ở Mỹ, con đã đuợc dạy dỗ về freedom of speech, không dễ dàng bắt con phải làm theo điều cha mẹ muốn nếu điều ấy không có lý.
Má nhớ cách đây không lâu khi ba má bắt con phải nói tiếng Việt, con hỏi lại má:
- Why má, why do I have to speak Vietnamese"
- Vì ba nguời Việt, má nguời Việt, so are you.
Cu Duong đã giơ cánh tay bé nhỏ của mình lên và nói:
- Can I say something"
- Thì con cứ nói đi.
- Má sai rồi, I am American. All children born in America are Americans.
Con của má nói đúng, đây là xứ sở của tự do, nhưng tự do đâu phải từ trên trời rơi xuống hả con" Như cu Duong đã nói, để có đuợc tự do bao nhiêu nguời Mỹ đã chiến đấu để giành lấy nó và hàng trăm ngàn nguời Việt Nam của má đã đổi cả sinh mạng, bị đánh đập, hà hiếp trên đuờng vuợt biên để đến đuợc xứ sở này.
Cu Duong của má cũng đúng luôn khi con khẳng định "con là nguời Mỹ". Nhưng con có biết là Hoa Kỳ khác với các quốc gia khác vì nó là đất nuớc của di dân, đất nuớc của đa sắc tộc, đa văn hóa và điều đó làm cho xã hội Hoa Kỳ thêm tốt đẹp hơn không"
Con của má đã may mắn sinh ra và lớn lên trong xứ sở này, nơi mà quyền làm nguời đuợc tôn trọng thì con ơi, con hãy tận dụng cơ hội đó để học hành, để vươn lên, để biết điều hay lẽ phải, và nhất là để đừng giẫm lên quyền tự do của nguời khác. Má mong rằng con sẽ trở thành một trong những bông hoa đầy mầu sắc của nuớc Mỹ nhuư vuờn hoa sau nhà của mình duới nắng hè rực rỡ ngoài kia.
Viết cho con trai yêu thương của má để đón chào ngày Lễ Độc Lập của Hoa Kỳ.
Thuỳ Dương

Ý kiến bạn đọc
06/07/201100:50:31
Khách
Xin được cám ơn a/c Thử và Phương Dung . Riêng PD, kỳ này chắc PD đeo vương miện , chị mới đọc bài anh Tê Hát i dài , nhất định sẽ có lần ghé thăm Florida xem có gì lạ không... như quảng cáo.
05/07/201113:46:01
Khách
Rất hay! Cám ơn tác giã.

Thử
04/07/201110:31:52
Khách
Chị Thuỳ Dương ơi, chị lặn lâu quá hôm nay mới thấy ngoi lên. Cảm ơn bài viết đầy ý nghĩa của chị. Mong gặp chị dịp họp mặt VVNM cuối tháng 7. Thân mến.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,969,934
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.