Hôm nay,  

Nhìn Lại, Sau “Chuyến Đi Để Đời”

04/08/201600:00:00(Xem: 14258)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 4884-18-30584-vb5080416

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân Đội. Vượt biển tới được đất Mỹ, ông hiện là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại Học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Từ lâu, tôi vẫn tự hứa với mình là phải đưa bà xã đi du thuyền ít nhứt là một lần trong đời cho biết với người ta. Hồi tháng Ba năm trước, khi cùng bà xã đi chơi bằng du thuyền lên Alaska trong mười ngày, chúng tôi đã hưởng được những ngày tuyệt vời trên chiếc du thuyền đồ sộ như một thành phố nổi với tiện nghi giải trí ưu hạng. Bà xã hài lòng. Còn tôi thì mãn nguyện vì đã thực hiện được mong ước làm cho bà xã được vui.

Nhưng rồi, “những ngày trên du thuyền tuyệt vời” ấy chấm dứt... ở phòng cấp cứu vì tôi bị biến chứng tuyến tiền liệt. Sau khi xuất viện về nhà tôi phải đeo bịch chứa nước tiểu cả tháng trời trước khi gặp bác sĩ chửa trị. Tuy nhiên cũng “nhờ” vậy mà tôi được sự giúp đỡ và quan tâm tối đa từ các bạn đồng ngũ khi xưa.

Sau khi hồi phục tôi tưởng là mình không còn hào hứng để viết bài nữa nhưng rất may là tôi vẫn còn viết được bài gởi cho mục Viết Về Nước Mỹ. Như vậy cũng đủ để cho tôi niềm vui khi nhìn lại chính mình và cuộc sống sau “chuyến đi để đời.”

Một trong những việc tôi cho là quan trọng và thường làm là thăm hỏi người quen biết, nhất là những người bạn chẳng may bị bịnh nặng phải nằm nhà để vợ chăm sóc. Trong số này có anh bạn mới quen nhưng tôi rất cảm mến anh vì cùng chung hoàn cảnh tù tội cải tạo.

Anh mới qua Mỹ theo diện bảo lảnh chưa được mấy năm thì lâm trọng bịnh phải đi cấp cứu nhiều lần với sự tận tình gíup đỡ của bà vợ. Anh chị qua đây chỉ có hai vợ chồng vì đứa con trai duy nhứt lúc đó không hợp lệ cho nên phải đợi khi anh chị có quốc tịch thì sẽ bảo lãnh cháu qua sau. Anh là một người nói năng khôn khéo và có kiến thức về khoa học kỷ thuật rất cao, còn chị thì trình độ Anh văn rất vững, không bị hạn chế về mặt giao tiếp ở bên này. Tôi được biết anh là nhờ tôi quen thân với vợ chồng người chị vợ của anh từ hồi còn đi học khi mới qua đây. Vợ anh được bà chị qua sau hơn mười năm bảo lãnh.

Mấy năm đầu tôi thường chở anh đi garage sale vào cuối tuần để mua vật dụng lặt vặt về xài. Hai anh em rất hợp tính và có “đồng chí hướng” nên phải nói đó là những ngày vui của chúng tôi. Rồi chẳng may anh bị ngã bịnh đến mức độ trầm trọng có lúc tưởng đã phải vào nằm nursing home. Anh không chịu và xin được nằm ở tại nhà để vợ mình chăm sóc. Đó phải nói là quyết định rất không ngoan và hợp lý của anh chị. Chị vẫn thường nói với tôi là “Chắc anh chết rồi nếu đưa ảnh vô nằm trong nursing home.” Cách đây hai năm, con trai anh chị có qua đây thăm anh chị rồi về trở lại bên đó chờ bảo lảnh.

Gần như tuần nào tôi cũng ghé qua thăm anh và ăn cơm trưa với anh chị. Nhiều khi hai anh em ngồi tâm sự, anh nghẹn ngào tủi phận mình qua đây chẳng được bao lâu chưa làm gì được thì lại lâm trọng bịnh làm khổ vợ con. Tôi nghe anh mà thấy lòng cũng phải ngậm ngùi.

Tôi nghỉ là mình không giúp được gì về vật chất thì sự quan tâm và yểm trợ về tinh thần của mình cho anh cũng không đến nổi vô ích. Những lần tôi đến đến thăm như vậy anh có dịp thố lộ tâm sự, kể lại cho tôi nghe những nổi vui buồn trong cuộc đời mình trong quân ngủ cũng như nổi e chề trong đời tù cải tạo. Hình như tôi chưa nói là anh bị bắt làm tù binh tại chiến trận trước ngày 30 tháng Tư. Chị thường nói với tôi là: “Có anh ổng mới nói chuyện nhiều như vậ đó. Còn không thì chỉ nằm im xem internet thôi.”

Mới tuần rồi tôi đến chơi và phụ với anh để bắt dây từ cái laptop qua màn hình TV. Khi anh ngồi xuống cái ghế con ba chân thì bị lóng cóng mà trượt té. Anh té lăn ra sàn mà không ngồi dậy được. Tôi kéo anh dậy không nổi. Anh phải bò người ra rồi mới từ từ lần vịn ghế đứng dậy. Tôi không ngờ là anh yếu đến vậy. Hồi anh mới qua với tác người cao cả thước bảy, anh rất khỏe mạnh và linh hoạt. Ôi, con người chúng ta khi bị bịnh thì sinh lực không biết nó biến đi từ lúc nào! Mới hồi trưa này tôi ghé thăm anh mà không thấy xe thì biết là chị đã chở anh đi bịnh viện tái khám hay lấy thuốc gì đó.

Tuần rồi tôi lại có tin không vui. Số là cùng quê với vợ tôi là Dì Ba Tuyết, tuổi trên tám mươi. Chúng tôi xem dì như bà dì ruột nên thường thăm hỏi và hay chở dì nhóm họp ăn uống ở nhà. Dì được hưởng chương trình trợ giúp gia cư Số Tám cho người gìa của chính quyền tiểu bang trong một khu apratment khang trang gần chợ và nhà băng thật tiện lợi cho dì và cho người quen đến chơi. Ai trên sáu mươi là bắt đầu quên, chính tôi cũng vậy huống gì là ở tuổi của dì Ba.


Tôi qúi dì ở điểm dì luôn theo dỏi tin tức và tình hình thế giới và có được nhận xét tuy đơn giản nhưng khá đúng về nhiều diển tiến đáng buồn ở Việt Nam cũng như thời sự ở nhiều nơi khác. Khi đọc báo, dì không hề đọc những tin vô bổ mà chỉ đọc những tin tức có liên quan đến con người và đời sống. Thú thật rằng tôi chưa hề được biết có người nào ở tuổi dì mà được như vậy. Tôi thường gọi thăm dì và khi nào có nhóm họp vui gia đình đều đến chở dì đi chơi vì biết dì không hề biết lái xe lại sống cô lẽ. Đi đâu, nếu không có ai chở dùm thì dì phải đi xe bus, và phải chờ xe lâu ngoái trời và mất rất nhiều thời gian. Mùa hè tôi thường chở dì đi garage sale trong vùng. Dì rất thích đi garage sale vàphòng dì ở chẳng mấy chốc cũng trở thành cái kho chứa như kho nhà tôi. Điều mà tôi thêm phục dì là dì tận lực cố công học Anh ngữ, phải nói là ngày đêm, để thi quốc tịch. Sau ba lần bi rớt, lần thứ tư dì đậu. Mục đích dì cần có quốc tịch là để bảo lảnh mấy con của dì đang phải sống cuộc đời vô vọng ở bên đó.

Quí mến dì và tìm cách giúp dì khi dì cần là điều làm cho tôi thấy ít ra mình cũng đã làm được cái gì, dù nhỏ, cho đời mình có thêm ý nghĩa. Tin mừng là ngày hôm qua dì đã tìm được chỗ ở mới. Nghe vậy tôi thật là mừng vì mấy hôm nay dì lo đến mất ăn mất ngủ.

Anh bạn tên Tâm của tôi mà mọi người tặng cho anh biệt danh là “Tâm Tếu” chẳng những là người bạn thân mà còn là “fan” ái mộ tôi và hơn nữa, anh con là người thầy của tôi nữa. Lối sống và lối cư xử của anh đối với mọi người nó nằm trong cái nhìn đời, xin được gọi là “Sao cũng được”. Nghề tay trái của anh phải va chạm với đủ hạng người và ở trong nhiều hoàn cảnh khó khăn. Có lẽ vì vậy hay nhờ vậy mà anh chấp nhận và chịu đựng tất cả để làm công việc của mình. Có những cảnh ngộ anh gặp phải mà khi nghe anh kể lại tôi cũng phải “nộ khí xung thiên” nhưng anh vẫn hề hề cười, tỉnh bơ nói “Đời là vậy anh ơi!”

Cái triết lý tưởng như là “ba phải” của anh nhưng đối với tôi, không dễ mà có được. Nó phải có được từ một người đã từng trải qua nhiều gian lao nghịch cảnh, hết tù tới tội, va chạm rát mặt với thực tế phủ phàng mới có được. Có phải là anh đã được tôi luyện trong “Lò Bát Quái Nhẫn nhục” đó nên giờ đây anh có được thái độ coi sự đời “không như có, có cũng như không”?

Gần như ngày nào tôi cũng trò chuyện với anh qua điện thoai. Hai anh em nói đủ thứ chuyện trên đời, chuyện xấu chuyện tốt, chuyện thanh cao cũng có chuyện ô trược cũng không tha! Mỗi khi tôi lỡ lời anh không bao giờ phật lòng. Ngày hôm sau anh vẫn vui vẻ và hào hứng tán đủ chuyện trên đời. Anh khen tôi là “ một người hay”, còn tôi, tôi phục anh là người thầy vì anh đã truyền cho tôi một “thái độ biết dững dưng nhưng không vô cảm” về cuộc sống và một tấm lòng bao dung của một người bạn tri kỷ hiếm có trên đời này.

Mấy ngày trước Noel năm ngoái, tôi lại nhận được tấm thiệp chúc của anh bạn cùng tên trước kia cùng ở trại tỵ nạn Galang với tôi. Khi còn ở đảo anh giúp việc trong một quán bán tạp hoá và cùng người chủ quán học Anh văn với tôi. Anh nhỏ tuổi hơn tôi và khi nhỏ từng là một chú tiểu tu học trong chùa. Có lẽ nhờ vậy mà tính tình anh thật rộng mở và sẵn lòng tiếp nhận mọi người. Khi sang Mỹ tôi cùng anh và một người bạn tốt cũng ở chung trên đảo mướn phòng apartment chia nhau để sống. Lúc đó tôi và anh bạn kia tiếp tục ghi danh theo học còn anh thì xin vào hảng gỗ làm. Sống với nhau tôi mới nhận ra tính tình trung hậu và mềm mỏng với mọi người của anh. Thú thật là tôi chưa có được hết những đức tính này mà phải học ở anh.

Thời gian qua tôi vì lý do riêng không liên lạc thường với anh dù anh luôn quan tâm đến tôi. Cái thiệp chúc Noel năm nay đến với tôi làm tôi thấy mình đã không đáp lại đúng chân tình của anh từ bấy lâu nay. Tôi liền gọi phone cảm ơn và thăm hỏi gia đình anh. Giọng anh trên máy vẫn vui vẻ và mềm mỏng như thuở nào. Tôi thấy thật vui trong lòng là đã tiếp tục liên lạc lại với người bạn cố tri và cảm ơn thầm là anh đã mở lòng để tôi có dịp nối lại mối thâm giao ngày nào. Tôi đã học được ở anh đức “hỷ xả” để người ta sống vui vẻ với nhau trên cỏi đời ngắn ngủi này.

Tôi nhớ có ai nói là trên sáu mươí thì tính từng tháng cho cuộc đời còn lại của mình. Không lấy đó làm bi quan vì như Phật Tổ đã nói đại ý là đời người không tính bằng năm tháng mà tính bằng trong vòng hơi ta đang thở, do đó tôi xin sống như ngày hôm nay là ngày cuối của đời mình vậy. Và nhứt là luôn chú tâm nhìn cái mặt tích cực của cuộc đời và ở con người đang đồng hành với mình.

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,573,282
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012, với những bài viết linh hoạt về đời sống tại Mỹ. Nhiều bài và hình ảnh của ông hiện được phổ biến trên mạng internet, một số đã thành sách "Xin Em Tấm Hình". Bài mới nhất của tác giả là một du ký về Prague, trước đây là thủ đô Tiệp Khắc, nay thuộc cộng hòa Czech. Đây là nơi có khu thương mại Việt lớn nhất Âu châu.
Tác giả là một kỹ sư công chánh, cư dân Torrance, California, đã góp bài Viết Về Nước Mỹ từ năm 2002. Ông cũng đã xuất bản một số du ký như: “Á Châu Quyến Rũ”, tập 1 & 2 và “Đi Cruise Bắc Mỹ” hiện có bán tại các nhà sách trong vùng Little Saigon. Bài viết mới của tác giả là một du ký kể về chuyến du lịch Thụy Sĩ trên tuyến xe điện kỳ thú có tên Bernina Express.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”, kể chuyện tác giả bay đến thăm đôi bạn Mỹ bảo trợ tại vùng vịnh Tillamook, Oregon.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016, bài viết thứ tư của ông là chuyện tình của một người... trúng số.
Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, nhận giải bán kết - thường được gọi đùa là giải á hậu 2001. Từ nhiều năm qua, ông là thành viên ban tuyển chọn chung kết. Sách đã xuất bản: Chuyện Miền Thôn Dã.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông tên thật Nguyễn Đức Tâm, sinh năm 1951 tại Quảng Trị, tốt nghiệp Đại Học Luật Khoa Huế năm 1974, vượt biển đến Mỹ năm 1980. Làm chủ nhà hàng từ 1983 đến 2004, hiện đang làm địa ốc và thông dịch bán thời gian và là cư dân West Chester, PA.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2017 và đã nhận giải đặc biệt năm thứ mười tám. Bà cho biết bút hiệu là tên thật, trước là nhà giáo tại Việt Nam, định cư tại New Jersey năm 1994 theo diện HO. Sau đây là bài viết mới của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Theo bài viết, tại Việt Nam cô học đại học tổng hợp ngoại ngữ. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và tác giả đang làm công việc thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang. Mong Quynh Gibney tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến