Hôm nay,  

10 Năm Tụng Kinh Tại Nursing Home

19/04/201600:00:00(Xem: 11085)

Tác giả: Nguyễn Kim Dục
Bài số: 3801-17-30301vb3041916

Tác giả sinh năm 1938, cựu sĩ quan an ninh quân đội, sang Mỹ theo diện H.O1. năm 1990, hiện đã về hưu, an cư tại Westminster. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2008, đã góp nhiều bài viết giá trị, từng nhận giải đặc biệt. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

blank
Một buổi tụng kinh.

Sau 911 tôi đang đi làm cho hãng máy bay ở Huntington Beach, hãng này chuyên làm đồ phụ tùng trang bị phía trong máy bay như những cái kệ trên đầu hành khách để hành lý hoặc những xe đựng thức ăn và nước uống đưa đến cho khách thì được cho về vườn đuổi gà cho vợ. Nhiều người trong hoàn cảnh tôi đều lo sốt vó, riêng tôi vẫn bình chân như vại vì tôi đã làm việc trên 10 năm đủ 40 quarters để lãnh tiền hưu, lúc đó tôi trên 62 tuổi, được lãnh tiền thất nghiệp hình như khoảng một năm và tôi làm đơn xin về hưu non.

Ở nhà dài dài cũng buồn tôi xin vào đạo tràng của sư cô Chân Phụng, hàng tuần đi vào các nursing home chỗ nuôi các người già bệnh tật để tụng kinh và đem quà bánh cho họ qua các nursing home ở Westminster, Garden Grove, Santa Ana.

Đúng là công việc ăn cơm nhà vác ngà voi, phải có bồ đề tâm vũng chắc mới trụ lại đến ngày nay cũng trên 10 năm rồi. Với tâm niệm "Niền an vui vẫn luôn có Phật" nên lúc nào cũng có mặt những buổi tụng kinh hàng tuần ở các nursing home. Chủ lễ đã có các thầy, các sư cô, mình chỉ có việc đem hoa quả trái cây sắp lên cúng và đánh chuông gõ mõ. Có chỗ có nhân viên của bệnh viện họ bày bàn thờ Phật cho mình, không có thì mình phải khuân đồ ra sắp xếp bàn thờ để các Thầy, Cô làm lễ tụng kinh, các Phật tử đọc theo cô, Phật tử nam phụ trách chuông, mõ, khánh, hôm nào thiếu người tôi phải làm luôn hai phần việc.

Trong đạo tràng của sư cô Chân Phụng có bốn Phật tử nam và nhiều Phật tử nữ. Bốn ông nam này kiên trì từ ngày thành lập đến nay không bỏ cuộc, còn nữ thì rơi rụng gần hết. Bốn nam than ôi ba ông không biết lái xe, đạp xe đạp tới viện dưỡng lão ở gần nhà, gặp hôm trời mưa coi như bó tay. Cô lại rước không có Cô nói nhờ bác Dục lại chở mấy ông ấy hộ tôi. Tôi đành hoan hỉ nhận vì mình lỡ có cái nguyện mở vòng tay rộng làm tất cả những gì làm được để làm vui vẻ mọi người.

Nói rõ về ba ông thần nước mặn, hai ông sang đây theo diện HO, còn một ông đi diện con lai. Hai ông có pháp danh một ông là Nguyên Khanh, một ông là Tâm Đức, còn ông đi diện con lai là Trường Thọ. Ông Nguyên Khanh trước đây bị ung thư bao tử, nhờ tụng kinh gõ mõ làm Phật sự mà bây giờ khỏi bệnh, chả có ki mô ki miết gì hết mà khỏi bệnh mới tài, thành thử ông ta tin Phật lắm, thường rủ hai ông kia đi nghe pháp và thọ bát quan trai vào những ngày cuối tuần. Vậy là cuối tuần đi tụng kinh tôi phải ôm show một mình, có khi làm chủ lễ nữa vì thầy và các sư cô làm Phật sự ở các nơi khác, còn ba ông thần nước mặn cuối tuần thường thọ bát quan trai ở các chùa hoặc đi nghe pháp để mình tôi tự xoay sở.

Những hôm một mình lãnh đủ đó tôi thường rủ vợ tôi đi để gõ mõ hoặc chuông khánh. Chỗ này tôi không bỏ được vì bệnh nhân ra đông lắm, phải trên 40 người, phần nhiều tỉnh táo để nghe kinh, và sau buổi lễ chúng tôi hát những bài Phật ca, vừa hát vừa vỗ tay, mọi người rất là vui. Hồi trước có anh Tuấn Cường, là con trai của cô Kiều Chinh, cứ vác đàn guitar lại sau khi chúng tôi tụng kinh xong là anh ta vứa đàn vừa ca cho các cụ nghe, họ thích lắm vì anh ta hát những bài tình ca họ quen thuộc, còn trong ban chúng tôi hát những bài Phật ca, hát mãi cũng nhàm, thành ra ở đây chàng nghệ sĩ được hoan hô nhiệt liệt, nhưng chỉ được một thời gian rồi thôi, không thấy chàng ôm đàn đến nữa.

Ba ông thần nước mặn của tôi họ tu rốt ráo lắm, họ xuống tóc, ăn chay trường, thường đi nghe pháp hoặc thọ bát quan trai, họ rủ tôi xuống tóc, ăn chay trường, tôi nghĩ rằng tôi chưa làm được như họ vì chưa buông xả hết vẫn còm tham sân si, còn thích đeo đồng hồ xịn, đi xe đẹp thì làm sao tu được. Đối với các Thầy, các Cô vật chất chỉ là phương tiện thôi. Quan niệm của tôi thì khác, không phải lạy Phật sói đầu sẽ được về Tây phương cực lạc mà mình phải làm nhiều điều tốt, thương yêu chúng sinh, làm lành lánh ác, không có bon chen lừa thầy phản bạn để có lợi cho mình thì không được.

Trong đạo tràng của chúng tôi có ba sư cô và một thầy đại đức, sư cô Chân Phụng đi tu từ nhỏ, không có chồng con, sang đây cũng đi làm các hãng, vừa làm vừa tu, lấy nhà của mình làm cái Thất, lâu lâu mời Phật tử về Thất tụng kinh và phụ trách ngày thứ tư và thứ năm dẫn Phật tử lại nursing home tụng kinh. Vào mùa hè phải vào kiết hạ một hai tháng để tu và lên cấp bậc. Hiện giờ đã lên ni sư coi như thượng tọa bên các thầy. Khi nào vào kiết hạ lại nhờ Quảng Trí Hạnh (là pháp danh của tôi) trong thời gian cô đi vắng giúp cô chở mấy huynh đi tụng kinh hộ ở mất viện dưỡng lão mà cô phụ trách.

Trước y6eu cầu trên, không nhận không được, còn ai biết lái xe mà đưa các anh ấy đi, nỗi khổ tâm của tôi, tôi đã biện bạch trong bài "Phật Ở Ngay Trong Ta" trên báo Việt Báo. Ít lâu sau có một độc giả liên lạc với tôi nói muốn tham dự trong đạo tràng của chúng tôi để chở mấy anh không biết lái xe đi tụng kinh vì biết ở tuổi tôi "chê cơm thèm đất thích nghe kèn". Chả biết còn sống bao năm nữa để làm Phật sự. Tôi mừng hơn trúng số.

Đi mấy cái nursing home mà Cô tạm giao cho tôi phụ trách, một cái ở đường Blackbird thì vào muốn dội ra liền vì mùi xú uế từ những bệnh nhân đưa ra vì làm vệ sinh cá nhân không được tốt. Tôi liền liên lạc với các giới chức có thẩm quyền tại đó nếu tình trạng này còn kéo dài thì chúng tôi không lại nữa và họ đã sửa sai, sau này sạch sẽ không còn mùi hôi nữa.

Còn một cái ở đường Chapman thì bệnh nhân đem ra có hai người, một người nghẹo cổ chả nhận được điều gì, còn một người thì đang chuyền serum treo dây tòn teng trên đầu coi quá thảm, tôi nói thôi đi về, không có tụng gì hết, của mình đi năm sáu người, họ đem ra hai người thì tụng ai nghe. Tôi nghĩ bụng vơ bèo vợt tép cho cố mà không dám nói ra sợ phạm tội.

Một sư cô tên là Trí Minh phụ trách ngày thứ năm. Hồi xưa Cô là dân bán vàng ờ Phước Lộc Thọ, có chồng có con mà bỏ tất cả đi tu.

Ngoài ra, còn thêm một Sư cô mới tên Hiền Lương có bằng cao học đi từ năm 1975 làm việc để dành tiền mua được nhiều bất động sản rồi cũng đi tu. Có lần tôi hỏi cơ duyên nào mà Cô bỏ tất cả để cạo đầu đi tu, Cô cười cười, tại tôi dữ quá không ai rớ tới tôi nên tôi đi tu, mà Cô dữ thật. Cô phụ trách ngày thứ bảy. Có Cô đi làm chủ lễ thì không cho Thầy lại, ông thầy cũng bực mình lắm, mà Cô hay đi các bang khác để lo Phật sự. Khi nào không có Cô tôi phải mời Thầy đi, mà Thầy cũng bận, tôi đành phải thay Thầy. Cô làm chủ lễ vì nơi đây các bệnh nhân ra đông lắm. Ở đây có chị Hạnh, cô Nhung và bà Lan (bà này đen nên gọi là Lan đen để phân biệt Lan cao, nhưng không ai dám gọi sợ bà ấy điên lên xáng cho một cái thì không biết đường đâu mà đỡ).

Chị Hạnh thì mua cam, mua nhiều, mỗi lần đem vào 4, 5 bịch cam, còn cô Nhung thì mua chuối đem vào, vừa chuối tiêu vừa chuối sứ, bà Lan thì mua 2 bịch quít, mỗi bịch trên hai chục trái, còn một bà nữa tôi không biết tên đem bánh croissant nhưng không có thường xuyên như mấy người kia.

Trong lúc Thầy, Cô tụng kinh thì mấy người này bỏ vô bịch 1 trái chuối, 1 trái cam, 1 trái quít, 1 cái bánh để lát nữa xong lễ thì phát cho mỗi người một bịch. Họ làm lâu rồi nên quen, người nào ăn được mới phát. Thường thường dư thì đem sang phòng bệnh nhân công giáo, cũng sinh hoạt cùng giờ như bên phật giáo, 2 bên ngăn cách chỉ một bức tường.

Đạo tràng 2 năm trở lại đây xuất hiện thêm một thầy là thầy Thích Viên Pháp, thầy ở trong miền Đông sang đây để thăm dò tình hình Phật giáo bên Cali ra sao. Khi biết được có đạo tràng đi tụng kinh ở Nursing home, Thầy thấy hay quá nên xin các cô cho đi nhập hội, và được phân công phụ trách ngày thứ sáu.

Thầy Thích Viên Pháp sang Mỹ từ năm 1975, học ra kỹ sư, đi làm mấy chục năm có mấy trăm ngàn đô la, không lấy ai hết, quit job rồi cạo đầu đi tu. Năm nay Thầy được 57 xuân xanh. Nhiều Thầy nhiều Cô tuổi đã cao có chùa khang trang muốn mời Thầy về trụ trì mà Thầy không nhận, Thầy mướn một phòng ở Westminster gía 450 đô một tháng, nơi nào mời Thầy đi giảng pháp thì Thầy đi, và Thầy thường hay đi thông dịch cho các Thầy Tây Tạng. Có tiền mà sống một cuộc đời khổ hạnh, không bon chen, không muốn ai biết đến mình, đúng là bậc chân tu. Thầy có tiền nhưng vẫn đi chiếc xe cọc cạch, thành ra vào ngày thứ sáu tôi phải lại đến đón Thầy đi tụng kinh ở Santa Ana vì xe Thầy ẹ qúa đi xa không được.

Ngoài Thầy, tôi còn phải đón 3 ông thần nước mặn kia nữa, tất cả 5 người đi trên một xe. Thường thì trước đó tôi đi mua hoa quả, trái cây lên cúng Phật và cho bệnh nhân, thành ra ngày thứ sáu tôi mất gần 4 tiếng cho Phật sự.

Một hôm tôi hỏi Thầy Thích Viên Pháp:

- Thầy ơi, con người có số không Thầy?

- Có chứ sao không.

- Vậy hồi xưa con đi hành quân có lúc tiểu đoàn đụng trận chết một lúc cả trăm người thì những người đó cùng một số hay sao?

- Vì kiếp trước những người đó gây ra cái nghiệp gần giống nhau nên kiếp này đã run rủi cho họ gom lại 1 chỗ để trả nghiệp xưa.

Giải thích của Thầy đã giải tõa phần nào thắc mắc của tôi.

Trước đây tôi bị cao máu, cao mỡ, tiểu đường phải uống thuốc dài dài mà không khỏi, sau tôi theo khóa tu thiền ở Trường Sinh Học Dasira Narada ở đường Beach đi vô đường 21, ở đó học hết cấp 4 rồi tôi tự thiền ở nhà, và sau một thời gian dài khoảng 2 năm thì bây giờ bệnh tình tôi khỏi hẳn. Vị bác sĩ gia đình thấy tôi hết bệnh cũng ngạc nhiên hỏi có uống gì thêm không? Dạ không, hằng ngày tôi chỉ tập thể dục thôi, tôi trả lời.

Tôi không cho bác sĩ biết hằng ngày tôi ngồi Thiền. Thiền đây cũng như bên Pháp Môn Tịnh Độ, khác một cái là Thiền của Đức Sư Tổ Dasira Narada thì ông Thầy sẽ mở luân xa cho mình. Trong người có tất cả 7 luân xa, khi đã mở ra thì mình hít vô thở ra thấy đường khí chạy khắp châu thân. Đó là vì chỗ nào bị tắc nghẽn thỉ nó đã thông Khi tuần hoàn thông suốt thì không còn bệnh nữa, bệnh gì cũng hết kể cả bệnh ung thư.

Trước khi ngồi thiền tôi phải hít vô bằng mũi rồi thở ra bằng miệng 3 hơi rồi mới ngồi thiền, sau khi thiền xong cũng lập lại một lần nữa. Hiện giờ hết bệnh rồi, hằng ngày mỗi buổi sáng dậy tôi tâp thể dục nửa tiếng khoa tay múa chân và hít đất nửa tiếng, sau đó tôi thiền nửa tiếng, mấy năm nay không bỏ một ngày nào

Trước đây tôi ăn uống dữ lắm, mỗi bữa ba chén cơm và ăn thịt cá rất nhiều, bây giờ ăn rất ít mỗi bửa lưng chén, thịt cá không thèm nửa mà người rất khỏe mạnh, lái xe phom phom chở các anh đi tụng kinh đều đều không bỏ ngày nào. Tôi nghĩ rằng Phật độ, chứ năm nay 79 tuổi rồi đâu còn sức khỏe nữa

Nhớ câu thơ của ai đó, xin để kết thúc bài này:

"Thôi rồi Phật đến hào quang đến
Là cả trần gian báo thiệp mừng"

Nguyễn Kim Dục

Ý kiến bạn đọc
26/04/201617:47:39
Khách
Hay. Tôi cũng vậy, có bao giờ tôi nghĩ tôi tu, ăn chay gì đâu vì tôi ham ăn, ăn mạnh, thích đủ thứ, tôi ham vui lắm, tôi đã nghĩ tu là buồn lắm, nhưng tự nhiên tôi thay đổi vì từ từ hiểu ra..
21/04/201623:15:17
Khách
1. Kính gởi Tác Giả:
Xin thành thực nghiêng mình trước những việc làm cao quý của Tác Giả.
Cám ơn tác giả đã chia xẻ những kinh nghiệm quý báu trong đời sống của mình. Nếu có thể được, mong ông viết thêm thực đầy đủ hơn những diễn tiến về tập thiền, về bớt dần ăn uống nhiều thịt cá cùng việc giảm dần cho đến dứt được những bịnh cao mỡ, cao máu và tiểu đường.
Tôi tin kiến thức này rất có ích cho vô số người.
Mong được liên lạc với tác giả để có thể hỏi thêm chi tiết.
Trân trọng.
2. Kính Gởi Ông Thời Nguyễn,
Xin phép được góp ý với Ông. Sau vụ 911, các hãng máy bay thương mại bị sa sút. Số lượng bán sút giảm nên bớt sản xuất và laid off rất nhiều nhân viên. Chẳng hạn như Boeing lúc đó laid off trên 30 ngàn người. Do đó hãng sản xuất phụ tùng cho máy bay của Tác Giả cũng bị ảnh hưởng bên bớt người. Tôi tin tại vậy nên tác giả mới bị cho nghỉ việc.
Kính,
21/04/201607:31:34
Khách
Kính gởi tác giả Kim Duc
Tôi có đọc bài anh viết nhưng đoạn văn nầy quả thật tôi không hiểu, xin anh vui lòng giải thích: " Hãng nầy chuyên làm đồ phụ tùng trang bị phía trong máy bay như những cái kệ để hành lý trên đầu hành khách hoặc những xe đựng thức ăn và nước uống cho khách thì được cho về vườn đuổi gà cho vợ." Tôi không hiểu tại sao THÌ ĐƯỢC CHO VỀ VƯỜN ĐUỔI GÀ CHO VỢ? " Xin anh giải thich đoạn văn trên. Cảm ơn.
20/04/201618:46:50
Khách
Phật dạy: có 84000 pháp môn để tu. Ông đã chọn 1 rất phù hợp với tuổi tác & hòan cảnh. Chắc chắn ông đã và đang gặt hái nhiều công đức hơn so với nhiều vị sư quốc doanh ngày nay.
Tán thán ông nhiều.
20/04/201616:06:02
Khách
Bài viết rất hay, dí dỏm và chân tình. Cám ơn "Lão Ông Ông" Nguyễn Kim Dục.
19/04/201617:33:21
Khách
Anh Dục mến
Đọc bài anh viết cũng muốn đi đi tụng luôn.Thích quá.Bài rất hấp dẫn.Số phone của tôi vẫn không thay đổi mong được nói chuyện với anh. Anh cho tôi số phone của anh nhé!Mến
19/04/201613:49:53
Khách
Làm việc thiện tâm thanh thản lòng thanh tịnh dù có bịnh không hết cũng có cuộc sống thật đẹp, thật nhiều ý nghĩa.
Mến chúc ông có thật nhiều bình an và hạnh phúc trong cuộc sống.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 833,307,478
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.