Hôm nay,  

Ba “Ngả Rẽ" Vào Y Khoa U.S.A.

02/04/201600:00:00(Xem: 15824)
Tác giả: Lưu Nguyễn
Bài số: 3789-17-30289vb7040216

Tác giả cư trú tại Davis, CA, từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ, với nhiều bài viết kể chuyện đi học, đi làm, đi thực tập làm giảng viên trong ngành thẩm mỹ tại trường Sacramento City College. Bài mới nhất, bên cạnh những chi tiết về bằng cấp học hành ở Mỹ, còn thêm hình ảnh và chi tiết cảm động. Nhân vật chính trong một bài viết từ năm 2002 của tác giả (http://vvnm.vietbao.com/a162662/nuoc-my-da-cho-toi-co-hoi), người chị cả trong một gia đình đến Mỹ năm 1992, 10 năm sau, trở thành một tiến sĩ dược khoa. Và nay, thêm 13 năm sau, nhận vinh dự khoác khăn choàng tốt nghiệp học vị Doctor of Podiatric Medicine cho em trai trong Buổi Lễ Tốt Nghiệp, tại California School of Podiatric Medicin.

* * *

blank
Chị cả Tạ Tường Anh choàng "gown" cho em trai thứ năm Tạ Thanh Bình.

Nước Mỹ có ba nhóm (typers) Bác Sĩ Y Khoa tiêu biểu. Cả ba được đào tạo cùng lúc, trong cùng một khoảng thời gian cần phải có, cho mỗi loại (typer) là mười một năm: 4 năm Đại Học + 4 năm Y Khoa + 3 năm residency. Đó là:

1. Doctor of Medicine. Viết tắt là M.D.

2. Doctor of Osteopathic Medicine. Viết tắt là D.O.

3. Doctor of Podiatric Medicine. Viết tắt là D.P.M

Bởi có ba "typers" Bác Sĩ Y Khoa, nên cũng đã có ba "loại" trường Đại Học Y Khoa khác nhau để đáp ứng nhu cầu. Sinh viên nào xây mộng ước tương lai hành nghề Bác Sĩ Y Khoa. Chắc chắn các em đã phải tìm hiểu thật kỹ lưỡng về từng "loại" trường. Sau đó mới quyết dịnh chọn ra một, trong ba loại trường Y Khoa sau đây, để nộp đơn xin được tuyển chọn vào. Đó là:

1. School of Medicine, đào tạo M.D

2. School of Osteopathic Medicine, đào tạo D.O.

3. School of Podiatric Medicine, đào tạo D.P.M

Qua tìm hiểu được biết tất cả ba "loại" Bác Sĩ Y Khoa nói trên, đều được hưởng thụ nền giáo dục tương tự. Phương cách tuyển chọn sinh viên cũng giống y chang như nhau. Trong Hồ Sơ Xin Nhập Học, cả ba "loại" trường Y Khoa đều đòi hỏi các sinh viên cần phải có:

- Đơn Xin Nhập Học.

- Phiếu điểm GPA (Grade Point Average) bậc Đại Học.

- Điểm MCAT (Medical College Admission Test)

- Những Thư giới thiệu.

- Bài Luận Văn (Essay)

Vậy M.D, D.O và D.P.M không có gì khác biệt?

Trước hết, nếu chỉ so sánh giữa hai "loại" Doctor of Medicine(M.D) và Doctor of Osteopathic Medicine(D.O). Ta sẽ thấy cả hai giống nhau như một cặp song sinh, chỉ khác nhau một chữ viết để phân biệt "loại" trường Y Khoa nào họ đã theo học. Đó là Allopathic (M.D) hay là Osteopathic (D.O). Cả hai cùng có chung các môn học, thời gian cần phải học bằng như nhau trong "School of Medicine" (Allopathic) M.D hoặc là trong “School of Osteopathic Medicine" D.O.

Allopathic (M.D.) Osteopathic (D.O.)

Pre-Medical Biology (8 Hours)

Physics (8 Hours)

Inorganic Chemistry (8 hours)

Organic Chemistry (8 Hours)

(Passage of the MCAT) Biology (8 Hours)

Physics (8 Hours)

Inorganic Chemistry (8 hours)

Organic Chemistry (8 Hours)

(Passage of the MCAT)

Medical School Four Years Four Years

Residency Program Options ACGME Approved Programs

ACGME or AOA Approved Programs

Residency Specialty Dependent

Three (Emergency Medicine) to seven years (Neurosurgery) Specialty Dependent

Three (Emergency Medicine) to seven years (Neurosurgery)

Licensing Requirements Vary by State Requirements Vary by State

blank
Bình học ở Davis High School (California) và chọn chơi môn nhảy sào (polevault).

Sau khi tốt nghiệp Y Khoa, cả hai M.D và D.O cần phải hoàn tất thời gian làm Bác Sĩ Thực Tập trong bệnh viện (Medical Resident), theo chuyên khoa mình tự chọn (Residency Program Options).

Một M.D hoặc D.O nếu chọn làm Bác Sĩ Gia Đình (Family Medicine), thời gian cả hai cần "residency" là 3 năm. Nếu chọn chuyên ngành Y Khoa Chỉnh Hình (Orthopedic Medicine) thì M.D và D.O cần tới 5 năm Residency.

Nói tóm lại "cặp đôi" Bác Sĩ Y Khoa M.D và D.O. có trình độ học vấn, khả năng như nhau, có thể kê toa thuốc và điều trị các bệnh. Bây giờ xin đề cập đến "loại" Doctor of Podiatric Medicine (D.P.M)..

Doctor of Podiatric Medicine/Podiatrist được đào tạo chuyên khoa điều trị từ cổ chân đến bàn chân. Nhưng Podiatrist có thể chuyên về nhiều lĩnh vực, bao gồm phẫu thuật, y học thể thao, chăm sóc vết thương, chăm sóc bệnh nhân bị các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường, bệnh tim, bệnh động mạch ngoại biên, viêm khớp, béo phì. Những bệnh này có thể dẫn đến nhiều "vấn đề" ở bàn chân và mắt cá chân. Nếu được điều trị thích hợp từ một Bác Sĩ Y Khoa về chân (Podiatrist) thì các biến chứng nghiêm trọng hơn có thể tránh được.

Muốn phân biệt ra từng "loại" Bác Sĩ Y Khoa M.D, D.O hoặc D.P.M, xin hãy nhìn những mẫu tự, được viết kèm theo sau họ tên của vị Bác Sĩ. Ví dụ như:

- Doctor Nguyễn Thế Trần Hoài, M.D.

- Doctor Phạm Hoài Hương, D.O.

- Doctor Tạ Thanh Bình, D.P.M.

Sẽ rất thú vị khi tìm hiểu, so sánh giữa PODIATRIST (D.P.M) và ORTHOPEDIST (M.D hoặc D.O)

- PODIATRIST (D.P.M)

được đào tạo trong khoảng thời gian là 11 năm (4 năm Đại Học + 4 năm Y Khoa + 3 năm Residency. Trong 3 năm nội trú bệnh viện (residency) đào tạo chuyên khoa điều trị các "rối loạn", bệnh tật liên quan đến bàn chân và mắt cá chân, gây mê và phẫu thuật. Mỗi D.P.M (bắt buộc) phải thực thành thành công it nhất 275 trường hợp, phẫu thuật bàn chân và mắt cá chân trong thời gian Residency.

- ORTHOPEDIST (MD or DO) được đào tạo trong khoảng thời gian là 14 năm, gồm 4 năm Đại Học + 4 năm Y Khoa + 5 năm Residency, thời gian này đào tạo nội trú phẫu thuật chỉnh hình tổng quát + thêm 1 năm dành riêng cho "điều trị bàn chân và mắt cá chân" (đây là chuyên khoa của D.P.M học hành trong 11 năm).

Hiện nay theo thống kê của chính phủ Mỹ cho biết một cách tổng quát: khi bàn chân và cổ chân có "vấn đề", 39% bệnh nhân chọn Podiatrist (DPM), trong khi chỉ có 15% chọn Orthopedist (M.D hoặc D.O). Riêng đối với tình trạng ngón chân đầu búa (Hammertoes) và bệnh viêm bao dịch hoạt ngón chân cái (Bunion), thì có tới 63% bệnh nhân chọn Podiatrist, 12% chọn Orthopedist.

Thật ra, tổn thương bàn chân có nhiều mức độ. Bệnh có thể diễn tiến đến sự tàn phế, nếu không được chữa trị kịp thời. Phương pháp điều trị tổn thương bàn chân tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của bệnh tật. Một trong những bệnh về bàn chân là "bàn chân bẹt" ở trẻ em và người lớn. Những người bị chứng bàn chân bẹt, sẽ không có vòm cong dưới lòng bàn chân và đây là nguyên nhân của nhiều chứng đau cột sống xương khớp. Những người bị đau ở cổ, lưng, đầu gối, mắt cá và bàn chân, hầu như không có ai nghĩ đến nguyên nhân, do "bàn chân bẹt" của mình gây ra. Thêm vào đó có cả tình trạng bị viêm cơ mạc bàn chân (Fasciitis Plantar), đau nhức gót chân (Hell Spurs), ngón chân đầu búa (Hammertoe), viêm bao hoạt dịch ngón chân cái (Bunion) và đau bàn chân ở người bị tiểu đường. Nếu phát hiện sớm, các tổn thương này có thể điều trị khỏi hoàn toàn, từ một Podiatrist (D.P.M) hoặc một Orthopedist (MD, DO), khi các "vấn đề" chưa trở nên quá phức tạp.

Để "chăm sóc đặc biệt" đôi chân. Nước Mỹ có chín trường "School of Podiatric Medicine". Trong số đó có trường Samuel Merritt University - California School of Podiatric Medicine. CSPM được thành lập từ năm 1914 tại California. Tính "tuổi" ra, thì California School of Podiatric Medicine, có thể được coi là Đại Học Y Khoa về Chân, đã "thượng thọ" hơn 100 năm tuổi. CSPM có truyền thống rất đặc biệt trong hai ngày:

1. Ngày sinh viên CSPM được trao White Coat (áo khoác màu trắng).

Theo truyền thống của California School of Podiatric Medicine, những sinh viên Y Khoa năm thứ nhất của CSPM, chưa được mặc đồng phục White Coat khi đến lớp, như những sinh viên Y Khoa của các trường khác. Để được mặc white coat, sinh viên CSPM năm thứ nhất, phải chăm lo học hành ngay tức thì. Sau khi đã hoàn tất năm thứ nhất, những sinh viên không bị rớt bất cứ lớp nào trong năm học, mới được nhà trường trao cho những Thiệp Mời, để tự tay gởi về nhà, mời thân nhân đến CSPM tham dự buổi lễ trao "white coat". Còn gì vui hơn, lần đầu tiên sinh viên CSPM được mặc chiếc áo khoác màu trắng, trên miệng túi có đính sẵn bảng tên. Chiếc áo khoác này được chính tay thầy, cô mặc cho các sinh viên, chuẩn bị bước lên năm thứ hai, trước sự chứng kiến của phụ huynh. Buổi lễ này được tổ chức rất chu đáo, trang trọng và được kết thúc bằng một bữa "dinner" gồm những món đặc sản của California. Trong bầu không khí thân mật, đầm ấm tình gia đình xum họp. Thực sự đây buổi lễ trao white coat rất ý nghĩa, đánh dấu sự thành công khởi đầu của sinh viên trường Y Khoa California School of Podiatric Medicine.

2. Ngày sinh viên CSPM tốt nghiệp, nhận văn bằng Doctor of Podiatric Medicine.

Trong ngày trọng đại theo truyền thống của CSPM. Những sinh viên tốt nghiệp Bác Sĩ Y Khoa D.P.M, được hân hạnh mời cha mẹ hoặc anh chị em, những thân nhân ruột thịt của mình, cùng sánh bước lên khán đài. Trên khán đài, khăn choàng (gown) được vị khoa trưởng CSPM trao tay cho người thân, để họ choàng qua vai con, em khi đón nhận học vị Doctor of Podiatric Medicine.Điều kiện đòi hỏi người thân cùng lên khán đài với sinh viên CSPM, phải có học vị "Doctor" trong các ngành Nha - Y - Dược. Khi xướng danh sinh viên CSPM lên nhận văn bằng, nhà trường cũng trịnh trọng xướng danh và địa vị của người thân được hân hạnh mời lên khán đài.

Điều đáng tiếc là bố mẹ không có đủ "điều kiện", nên Bình đã ghi danh một trong số các anh chị đủ tiêu chuẩn được mời lên khán đài, hãnh diện khoác khăn choàng cho em trai trong Buổi Lễ Tốt Nghiệp, tại California School of Podiatric Medicin.

Có thể nói về những người chơi các môn thể thao, đôi chân của họ luôn cần được chăm sóc đặc biệt. Trên đôi chân dẻo dai vững chắc, người chơi thể thao có thể dùng bàn chân khỏe mạnh làm "bệ phóng”, tung mình ra thật xa hoặc chạy nhanh lấy đà, phóng vút lên bằng cây sào nhỏ, dễ dàng vượt qua xà ngang đặt trên cao. Có không ít những “em” đã quyết định trở thành Doctor of Podiatric Medicine, chỉ vì đã phải đem chân đến "thăm” Bác Sĩ Y Khoa D.P.M một đôi lần, trong thời gian chơi thể thao. Như Bình chẳng hạn.

Khi tham dự "Polevault High School" tại thành phố Wooland năm lớp 11. Lúc đó Bình mới nhảy qua được xà ngang cao 12 feet chẵn (12 feet in the event ). Đến năm lớp 12, Bình đã lập được kỷ lục mới cho môn "Polevault High School" là 14 feet 1.5 inches, trong kỳ thi toàn khu vực tại thành phố Reno, thuộc tiểu bang Nevada.

Rất hy vọng với ba ngã "rẽ" vào Y Khoa U.S.A, đã không khiến các em yêu thích ngành Y Khoa, phải gặp khó khăn trong sự lựa chọn cho mình một ngành nghề thích hợp. Các em hãy tự tin lựa chọn, cho dù là chọn trở thành M.D hay D.O hoặc D.P.M, cũng là những lựa chọn thật đáng khích lệ.

Lưu Nguyễn

https://www.advising.ufl.edu/wp-content/uploads/2014/10/medicine.pdf

Ý kiến bạn đọc
25/04/201619:11:51
Khách
M.D danh giá hơn D.O ( Trường đào tạo MD khó vào hơn DO) và MPD thì không thuộc vào 2 loại trên.
23/04/201615:09:52
Khách
Kính vị độc gỉa Thủy,
Lưu Nguyễn sẽ cố gắng viết thêm những điều quí gía, đang xảy ra hàng ngày trên nước Mỹ, thay lời tri ân quê hương thứ hai USA, và để cảm ơn những tấm lòng tử tế, thể hiện qua sự góp ý của quý vị. Xin đa tạ
Lưu Nguyễn
12/04/201607:35:56
Khách
Tôi rất cám ơn tác giả Lưu Nguyễn đã chia sẻ thông tin hữu ích về ba nhánh của Y khoa Hoa Kỳ. Đây là một bài viết vô cùng giá trị, nhất là với những bạn trẻ có ý định chọn ngành “lương y như từ mẫu”.

Bản thân tôi đã được một bác sĩ Osteopathic (D.O) chữa trị chứng bệnh thoái hóa cột sống (spinal stenosis) cho tôi. Nhờ bác sĩ Hải Trần tuổi trẻ tài cao tại Kaiser (Clairemont - San Diego), tôi đã được hoàn toàn bình phục.

Tôi thật sự thán phục tác giả Lưu Nguyễn về sự hiểu biết sâu rộng trong lãnh vực y khoa học đường. Tôi sẽ đón đọc những bài viết khác của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,219,680
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông về quan hệ giữa cha mẹ và con cái.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm Viết Về Nước Mỹ 2009. Bài viết mới của cô là một du ký, đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết thứ hai của ông.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới của ông. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả tên thật Quách Ngọc Ánh, sinh năm 1954, hiện là cư dân Garden Grove, CA. Trước 75 học Sư phạm Sai gon, một thời dạy học tại miền Trung Việt Nam, định cư tại Hoa kỳ theo diện H.O. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên của bà từ Tháng Sáu 2013 là một hồi ức xúc động về việc đi tìm người thân chết khi vượt biển. Sau đây là bài viết thứ tư của bà, về thảm họa Alzheimer’s đang gia tăng khắp thế giới, đặc biệt là tại Hoa Kỳ.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung . Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu, nơi ông đang làm việc.
Lời giới thiệu: Tôi là một nữ cư dân của California. Mi Thu là tên viết văn của tôi, hàng mi mùa Thu. Thật ra, tên nàylà âm của chữ MeToo, tên của phong trào nạn nhân lên tiếng tố cáo những người đã xâm phạm tình dục. Câu chuyện sau đây là có thật nhưng các tên đã được thay đổi vì hiện giờ tôi không thấy cần phải tiết lộ danh tánh những người trong chuyện. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây là bài viết mới nhất của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8, 2017. Bà tên thật là Huỳnh Kim Oanh, sống tại tiểu bang Virginia. Trước 1975 tại Việt Nam đã làm thơ đăng báo. Đến Mỹ, hiện nội trợ việc nhà. Bài viết đầu tiên kể chuyện từ miền Đông về Little Saigon dự họp mặt liên trường tỉnh Tây Ninh. Sau đây là bài viết thứ hai.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20. Bà tên thật Trần Ngọc Ánh sinh 1955, sau khi đi tù gần 11 năm về tội chống Cộng Sản từ đầu 1979 đến cuối 1989, đã tốt nghiệp Đại học năm 1995 ngành Quản trị kinh doanh tại VN. Sang Mỹ định cư theo diện kết hôn năm 2007, hiện đang sống tại thành phố Victorville, miền Nam California. Nghề nghiệp nội trợ. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến