Hôm nay,  

Nước Mỹ Cho Tôi Cơ Hội Viết Sách

15/02/201600:00:00(Xem: 10468)

Tác giả: Trần Đức Hân
Bài số 3753-17-30253vb2021516

Với bút hiệu Prudence Han Tranduc, tác giả đã có sách anh ngữ “The Clan Divided, do một nhà xuất bản Mỹ tại New York ấn hành. Ông cũng là tác giả sách “Tiếng Việt Đáng Yêu.” Trần Đức Hân sinh năm 1942 tại miền Bắc, di cư vào Nam. Từ những năm 60 học văn khoa, dạy học, khóa 20 Thủ Đức, khóa 15 Kỵ Binh Thiết Giáp, bị thương, giải ngũ năm 1968, tốt nghiệp cử nhân văn khoa, tiếp tục dạy học. Năm 1980, vượt biển, định cư tại Cộng Hòa Liên Bang Đức. Từ 2000, di dân sang Mỹ, học lại Anh văn từ ESL tới các lớp viết văn và hoàn tất được ba cuốn sách. Tác giả hiện là cư dân Westminster. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông kể về kinh nghiệm học, viết, và xuất bản sách tại Mỹ. Mong ông tiếp tục viết.

* * *

blank
Hình bìa hai cuốn sách Việt ngữ của tác giả hiện bán trên Amazon.

Nước Mỹ tạo nhiều cơ hội khác nhau cho nhiều người khác nhau. Riêng tôi, nếu không sống ở nước Mỹ, tôi đã và sẽ không bao giờ nghĩ đến việc viết tới mức độ để có thể học rồi viết bằng tiếng Anh để có sách được xuất bản tại Mỹ.

Tôi và bà xã đến Mỹ đầu năm 2000 do con gái bảo lãnh. Năm đó tôi đã 58 tuổi, bà xã 57 tuổi, nên cả hai gia đình con trai và con gái tôi ước muốn chúng tôi ở nhà giữ và đưa đón bốn cháu nội và ngoại đi và về học để chúng đi làm. Chúng tôi đã vui vẻ nhận việc vô vị lợi của hai gia đình con gái và con trai trao cho.

Sau bốn tháng, tôi thi đậu bằng lái xe. Tuy không chia việc, nhưng tự nhiên tôi phụ trách việc đưa và đón các cháu nội và ngoại đi và về học. Bà xã coi sóc khi các cháu ở nhà con gái và nấu ăn. (Hai cháu nội tôi đón về nhà con gái; sau giờ làm việc, con trai hay con dâu đến đón về nhà chúng.)

Những lúc rảnh rỗi, tôi viết những bài phân tích và bình luận về các đề tài: Lịch Sử Văn Học VN, Lịch Sử Chữ Viết VN, và Lịch Sử Chính trị VN nhờ vào các tài liệu mấy năm theo học tại Văn Khoa Sài-Gòn và những năm dạy học. Phần lớn các bài này đã được đăng trong một số Nhật báo, Tuần báo, Nguyệt san, và Tạp chí. Cuối năm 2002, tôi gom các bài viết và in thành sách với tựa đề: “Tiếng Việt Đáng Yêu”

Sách gồm 45 chương, dày 414 trang. Sách đã được tái bản năm 2012 và đang được bán tại nhiều tiệm sách VN ở Mỹ và Amazon.

Sau khi bà xã có bằng lái xe năm 2002, tôi đòi được cắp sách đến trường và đã được đại gia đình đồng ý.

Tôi ghi danh và nhập học vào mùa Thu năm ấy. Sau bài test Anh ngữ, trường xếp tôi ở semester cuối cùng ESL. Để được miễn học phí, tôi phải học full time (tối thiểu 12 units mỗi semester). Tôi đã cố gắng chọn các lớp thế nào để chỉ đến trường 3 ngày (2,4,6 hay 3,5,7). Tôi đi từ 7 giờ sáng đến 9 giờ đêm mới về nhà để có hai điều lợi: lái xe giờ đó rất ít xe và được ở nhà 3 ngày để phụ bà xã trông coi 4 cháu.

Ngoài lớp ESL, tôi ghi danh hai lớp sử American History và English History mà tôi đã biết sơ sơ khi học ở Văn Khoa Sài-Gòn. Mỗi lớp 4 units, học full time.

Nhà trường thông cáo các sinh viên học xong semester thứ nhất đến gặp counselor để được khuyên nên học môn chính là gì. Thấy tôi học 3 lớp Anh văn, cô counselor ngạc nhiên nên hỏi tôi, “Mấy người lớn từ VN ở trường này chỉ ghi một lớp Anh văn, còn họ lấy lớp toán, Pháp văn. Lý do gì ông ghi 3 lớp Anh văn.” Tôi trả lời, “Anh văn là chìa khóa học các môn khác.”

Semester thứ nhì, tôi ghi danh lớp chính là English 100 (4 units) và 4 lớp phụ vụn vặt mỗi lớp 2 units để suy nghĩ xem tôi học Anh văn là môn chính được chăng. Cuối semester, tôi quyết định lấy môn chính là Anh văn vì các bài viết của lớp English 100, tôi đều được điểm A.

Các lớp Anh ngữ trên English 100, mỗi lớp chỉ có 3 units. Tôi ghi danh 3 lớp Anh văn và một hay hai lớp về môn phụ. Càng học, tôi càng thấy mê văn chương vì được đọc rất nhiều truyện. Nhưng ở trong các lớp văn chương này chỉ có mình tôi không những là người từ vùng Đông Nam Á mà lại già nên tôi rất lẻ loi. Những sinh viên khác toàn là những người trẻ sinh ở nước Mỹ. Theo sự hiểu biết của tôi, họ muốn sau này thành những thầy cô giáo dạy môn văn chương, journalists, hay editors; hay có thể họ đang học môn chính khác, nhưng học vài lớp này để làm writers hay poets như là những hobbies.

Trong trường tôi gặp nhiều cháu người Việt trẻ và vài chục người Việt từ 30 đến 60 tuổi. Tôi rủ họ học văn chương, nhưng chẳng ai theo. Người trẻ trả lời, “học theo chú thì sau này kiếm việc đâu ra!” Người lớn tuổi khuyên ngược lại, “già rồi, kiếm mấy lớp dễ mà học, theo mấy lớp khó làm chi cho khổ!”

Họ nói rất đúng, vì học văn chương, gồm cả các lớp tập làm thơ và viết văn (Poetry and creative writing) nên tôi vảt vả hơn họ học toán hay Pháp văn rất nhiều. Chắc họ biết rành các môn này ở VN rồi.

Trong các lớp văn chương, tôi rất cô đơn. Một trong lối học ở đây là sau mỗi khi viết một bài, các sinh viên chia thành nhóm 4 người, trao đổi bài viết cho nhau để đọc và bình luận. Họ đã quen nhau nên vào nhóm rất mau. Riêng tôi chẳng quen ai nên ngồi lẻ loi và giáo sư phải dẫn tôi đến giới thiệu với một nhóm nào đó. Thường sau đọc bài của tôi họ nói, “your writing is so good.”

blank
Hình bìa cuốn sách Anh ngữ của tác giả hiện bán trên Amazon.

Điểm bài viết của tôi được từ B đến A. Tôi lý luận: Nếu giáo sư tội nghiệp tôi là ông già thì cho C hay D chứ đâu cho A hay B.

Vài giáo sư hỏi tôi học để làm gì mà theo những lớp không người lớn tuổi nào học cả. Tôi trả lời là tôi học để viết. Có rất nhiều điều thôi thúc (impel) tôi phải viết.

Mấy người họ hàng và bạn hữu cùng lứa tuổi khi thấy tôi đi học nên hỏi thăm học môn gì. Khi nghe tôi kể các lóp tôi học, họ hỏi học với mục đích gì. Tôi trả lời, “Tôi học để viết sách bằng tiếng Mỹ.” Phần lớn họ mỉm cuời ra vẻ cho tôi là mơ mộng không thực tế. Có bạn còn diễu cợt, “Ê, thằng Hân muốn làm văn sĩ Mỹ chúng mày ơi.”

Một bạn khuyên tôi, “Mình lớn tuổi rồi, viết tiếng Mỹ không nổi đâu. Văn mình là văn dịch, ngây ngô lắm, không thành công đâu!”

Một bạn khác nhận định một điều khác, “Sách mà có tên tác giả Việt Nam là phần lớn Mỹ họ không mua rồi.” (Về điều này, tôi sẽ viết thêm ở phần sau.)


Sau 5 semesters dùi mài học vấn, mặc dù vài đại học gửi giấy cho tôi ghi danh để học tiếp, tôi quyết định không đi học nữa và bắt đầu viết sử bằng tiếng Mỹ. Sau hơn 4 năm, tôi chợt nghĩ ra rằng, sách sử rất khó ăn vì phải có những hình ảnh và bản đồ đính kèm thì sách mới giá trị. Về hai lãnh vực này tôi không có, mà lấy từ internet hay từ các sách khác thì gặp vấn đề copyrights phải xin phép rất phức tạp và khó khăn. Do đó tôi đổi sang thể loại tiểu thuyết hóa một số giai đoạn trong lịch sử. (Trong sử nước Tầu, bộ Tam Quốc Chí thành công nhất ở thể loại này.) Tôi vẫn còn đang tiếp tục viết thể loại này.

Khi viết sách bằng Anh văn, tôi suy nghĩ nên lấy tên tác giả như thế nào để (1) không trùng tên và bị nhập nhằng với bất cứ người nào khác, (2) độc giả thấy ngay là sách của tôi, không ai nghi ngờ rằng tôi nhận hão hay cầm nhầm của nhà văn nào khác. (Tên của tôi từ VN cho đến trước khi nhập tịch Mỹ là Trần Đức Hân.)

Do suy nghĩ như kể trên, khi điền đơn nhập tịch, tôi lấy tên là Han Prudence Tranduc. Bà phỏng vấn thấy middle name của tôi, bà hỏi, “Do you have prudence?” Tôi trả lời, “Its my wish. People wish what they dont have.” Bà ta cười vui vẻ.

Một điều hay mà tôi không biết trước, nơi các văn phòng Mỹ, họ viết tên tôi là Tranduc, Han, Khi gọi tên tôi, các loa phát âm khá rõ. Các tác phẩm Anh văn của tôi đều có tên là Prudence Han Tranduc.

Như đề cập trên, từ cuối năm 2009 tôi bắt đầu viết thể loại tiểu thuyết hóa một số giai đoạn trong lịch sử với 3 tác phẩm song song:

1. The Clan Divided (Novel) 270 trang

2. Women Victims of Wars (Novellas) 340 trang

(Submitted to work As a Spy)

3. Slices of Lives (Short Stories)

Khi một ý tưởng nở ra trong đầu, tôi nghĩ xem nó hạp với quyển nào và viết vào quyển ấy.

Hai quyển 1 và 2 đã được một nhà xuất bản Mỹ ở New York in và phát hành. Quyển thứ 3 tôi đang viết nửa chừng nhưng tin tưởng có cơ duyên như hai quyển trước.

Trong phần này tôi viết những kinh nghiệm về giao dịch, việc làm của các agents, và nhà xuất bản cũng như một số vấn đề khác để quý vị nào viết sách Anh văn không tốn thời gian và gặp rắc rối vô ích như tôi đã vấp phải.

Có cả trăm nhà xuất bản. Thường khi viết xong một quyển sách, tác giả tìm agent để gởi một chương đầu hay tóm lược để họ biết sách thể loại nào, hay cỡ nào, nên ký giao kèo với nhà xuất bản nào. Mật ít ruồi nhiều”, tìm được một agent nhận ra giá trị của tác phẩm không dễ. Có lần tôi đọc trong Writers Digest, một agent viết rằng bà mượn một em học lớp 9 để em xem các e-mails và post-mails của các tác giả gởi đến để delete hay vất hầu hết vào recycling bags! Nếu agent yêu cầu tác giả gởi toàn bản thảo thì cơ may trở nên rất lớn.

Cách thứ hai là gởi trực tiếp đến nhà xuất bản. Tuy khó hơn nhưng vẫn có cơ may. Hai quyển sách của tôi nằm trong cách này.

Tôi tạm chia các nhà xuất bản thành 3 hạng:

(1) cao cấp gồm 5 nhà xuất bản (Big Five) như New York Time, họ chỉ nhận tác phẩm của tác giả đã có Best seller hay những vị rất nổi tiếng, thường là chính trị gia. Những người còn là tép riu vô danh tiểu tốt như tôi thì đừng mơ tưởng làm chi cho mất công tốn thời giờ.

(2) hạng trung bình làm nhiều việc không kém Big Five, họ giới thiệu tới nhiều ngàn cơ quan truyền thông trên toàn thế giới. Ngoài bốn nơi chính (Amazon, Barnes & Noble, Google Play, và Apple iTunes), sách còn được bán nhiều nơi khác nữa.

(3) ở hạng này, tác giả phải tự quảng cáo nhiều hơn.

Quyển sách đầu, tôi gởi cho 7 nhà xuất bản. 3 nhà xuất bản ở tiểu bang khác nhau (New York, Philadelphia, Alabama) hồi âm đồng ý xuất bản. Con gái tôi đưa ý kiến, “New York là tổ xuất bản. Ba nhận ở đó đi.” Cho đến hôm nay, tôi cũng chẳng biết nhà xuất này có hơn hai nhà kia hay không.

Vì không kinh nghiệm, tôi gặp sự phiền phức này. Các nhà xuất bản đều edit bản thảo nhiều hay ít. Tôi gởi cho họ bản in và bản lay-out (nhà xb gọi là Page Design) do anh bạn tôi làm có trả công; không ngờ anh ta khóa trong PDF nên họ không edit được. Tôi năn nỉ anh ta mở khóa giùm, nhưng anh ta nói, “Muốn sửa gì thì đưa cho tôi sửa cho.” Anh ta “chơi tôi một vố quá đau!

Trong khi đó nhà xuất bản e-mail cho tôi là họ có thể đánh máy lại mà tôi không phải trả tốn phí. Tôi đồng ý liền.

Nhưng hỡi ơi, nó sai nhiều lắm. (Sau này con tôi nói, “họ không tự đánh máy đâu, họ đọc và có máy gì đó ghi lại tương tự như đánh máy vậy.” Có những đoạn lập đi lập lại hai lần. Có những chữ lầm vì nó rất gần với chữ khác ví dụ như stationeries thành stationaries, heroine thành heroin, vân vân. Báo hại tôi phải sửa tới sửa lui 5 lần mất cả gần một năm vì mỗi lần gởi đi, ba hay bốn tuần sau họ mới gởi lại bản họ sửa.

Tôi xin chia sẻ cùng quý độc giả mua và đọc sách Anh văn điều sau: Nếu bìa trước có tên tác giả ở trên cùng bằng chữ lớn, thì tác giả là người rất nổi tiếng. (Thường có in thêm hình to tổ chảng kèm theo.) Hay là tác giả có nhiều sách, khi mở internet mà đánh tên tác giả thì cả chuỗi sách của họ sẽ nổi lên.

Tôi cũng chia sẻ cùng quý tác giả: Tên sách rất quan trọng. Nó có thể diễn tả (1) sách thuộc loại nào như science-fiction, spionage, history, vân vân (2) sách viết nhằm khối độc giả nào như children, teens, young-adults, vân vân. Internet sẽ xếp loại. Khi độc giả tìm một quyển, các sách khác cùng loại cũng sẽ hiện lên.

Ví dụ: Khi quý vị vào Amazon, đánh tìm quyển Tiếng Việt Đáng Yêu của Trần Đức Hân, thì rất nhiều sách khác cũng nổi lên, chẳng hạn như Một Cơn Gió Bụi của (Cựu Thủ Tướng) Trần Trọng Kim, Nhạc Việt Mến Yêu của (soạn nhạc gia) Lê Văn Khoa, Người Việt Đáng Yêu của (nhà văn) Doãn Quốc Sỹ, vân vân.

Tiện lắm. Lợi lắm. Nếu theo đề nghị của tôi, quý vị đỡ tốn tiền tốn công quảng cáo.

Tuy Mỹ là nước cho cơ hội, ta phải suy nghĩ mới tìm ra và phải cố gắng mới thành công được. Với bài viết này, tôi cám ơn nước Mỹ cho cơ hội để tôi đã và đang sống những tháng năm có ý nghĩa.

Trần Đức Hân
(Prudence Han Tranduc)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,759,235
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến