Hôm nay,  

Qua Mấy Đời Xe

02/11/201500:00:00(Xem: 15866)

Tác giả: Trương Tấn Thành
Bài số 3661-18--30151vb2110215

Tác giả từng nhận giải Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông là cư dân Lacey, Washington State, tốt nghiệp MA ngành giáo dục năm 2000, từng là nhà giáo trong ban giảng huấn tại trường dạy người da đỏ và giảng viên tại Đại học cộng đồng SPSCC, Olympia, WA.

* * *

Tôi còn nhớ như in trong ký ức và còn có thể thấy rõ chi tiết chiếc xe đầu tiên của mình khi mới qua bên này. Chiếc xe Dodge hai cữa, màu đen bị anh chủ đụng vào cột đèn bể cái mặt nạ  phía trước trong một cuối tuần say xỉn. Lúc đó tôi mua lại nó với giá một trăm hai chục đồng vừa để tập lái xe vừa để đi làm cỏ sau này.

Sau khi tập lái xe xong, tôi lái nó để vừa đi học, vừa chở một hai ông bạn cuối tuần đi làm cỏ. Con ngựa sắt đầu tiên của tôi cùng tôi dong ruỗi trên đường mưa tuyết được hơn một năm thì bị đứt dây thai-minh- beo rồi bị lôi vào nghĩa địa. Sau đó không lâu, nhờ tiền làm cỏ tôi mua một chiếc xe Mỹ hai cữa khác, loại có cữa mở lên ở phía sau, màu xanh lơ lợt. Thời gian này tôi chạy đi học nhiều hơn là làm cỏ. Chiếc xe này coi vậy mà nó lại có diễm phúc được chở người đẹp, một học sinh du học của xứ Ba Tư đó các bạn. Irma, nàng là du học sinh từ xứ Jordan qua Mỹ cùng vời anh du học. Lúc đó tôi vừa học vừa làm work study trong Phòng Writing Center, giúp sinh viên viết luận văn của nhà trường. Phòng có ba người phụ trách, hai sinh viên người Mỹ và tôi, riêng phần tôi, tôi phụ trách phần giúp các sinh viên ngoại quốc.

Một hôm, tôi quen một nữ sinh viên mà nhìn diện mạo và các ăn mặc tôi biết nàng không phải là người Châu Á mà cũng chẳng phải người Châu Âu. Tóc nàng màu vàng, hung hung, da trắng, mắt thật to và đẹp, nhứt là cái sống mũi hơi gãy cong ở phần đầu. Tôi có xem sách và xem phim nói về những nét dung mạo của người Trung Đông nên tôi biết là mình không thể nào đoán lầm. Qua nhận xét của tôi thì nàng phải là con gái nhà giàu bên đó. Có lần tôi chở nàng về vì anh của nàng bận thì thấy khu apartment nàng ở thuộc hạng sang.

Sau vài lần nhờ tôi góp ý để viết bài, tôi ngỏ ý là bất cứ lúc nào cần nàng cứ đến nơi tôi ở như khi phải nộp bài kiểm cho gíao sư. Một hôm ở kỳ nộp bài luận cuối khóa, nàng đến phòng tôi để nhờ giúp viết bài. Ngồi một mình gần người đẹp xứ Ba Tư là cả một kỷ niệm kỳ thú. Người nàng toát ra mùi hương đặc biệt nơi miền đất của truyện thần thoại “Ngàn lẻ một đêm” thêm vào đó là vẻ đẹp huyền bí với sức thu hút “dị địch nhân”. Không cưởng lại được lực nam châm mảnh lệt đó, tôi choàng tay qua vai hôn nhẹ vào má nàng. Có lẽ vì nể ông thầy có máu... xấu đang sôi nên nàng để yên. Nhưng rồi...chỉ có vậy thôi! Sau đó tôi còn gặp nàng vài lần ở trường rồi nàng chuyển sang trường khác.

Tôi không nhớ là tại sao tôi không còn chạy chiếc xe thứ nhì này. Chỉ nhớ là sau đó tôi mua chiếc xe Corrolla cũ chạy được một thời gian thì bữa nọ nó chạm dây bốc cháy ngay dưới phố! Không có xe đi tôi chạy đôn chạy đáo, may sao có anh bạn thợ máy gần nhà có chiếc xe Mazda hai cửa, cũ xì nằm ụ bán cho tôi với giá ba trăm bạc.

Gần năm sau, tôi có tiền mua một chiếc xe Honda để bản On Sale ngoài ngã tư gần nhà, coi bề ngoài cũng còn láng lắm. Tôi đem tặng chiếc xe Mazda cho một ông bạn Mỹ để ổng làm gi thì làm. Chẳng may cho tôi, chiếc xe Honda coi ngon như vậy nhưng khi chạy lâu lâu nó cứ bị chết máy hoài làm tôi thật là khổ sở và bực mình. Khi vợ tôi sang, tôi thấy mình không hà tiện được nữa mà phải mua một chieế xe  cho ra hồn để cho bà xã hài lòng. Tôi đi thẳng đến chỗ ba xe Toyota mượn tiền nhà băng mua một chiếc Toyota Camry đời hai ngàn, màu xám bạc rồi chạy tới bây giờ.

Qua sáu đời xe, chiếc xe ghi đậm nét trong ký ức và đầy kỷ niệm trong tôi là chiếc đầu tiên, chiếc xe Dodge bị bể mặt nạ. Nó đã cùng tôi đi kiếm ăn hơn năm trời, chẳng những là tôi không mà còn thêm mấy ông bạn gìa cũng kiếm được chút cháo nữa. Đã thế những đêm cuối tuần còn đưa bọn tôi đi du hí ở những nơi... chỉ đành cho đàn ông thôi.

Tôi nhớ có một đêm thứ bảy, tôi chở trên xe hai ông bạn già chịu quậy lên khu phố đèn mờ, khi vừa vào exit để ra xa lộ thì bị xe cảng sát chớp đèn chận lại. Ai trên xe cũng lo không biết bị chuyện gì nên ngồi yên trong bụng đánh lô-tô chờ thầy phú lít tới. Vài phút sau, một anh cảnh sát tới lò đầu vào xe, rọi đèn pin hỏi giấy tờ, xong anh ta hỏi tôi:

- Có uống rượu không?

Tôi nhìn vào mặt anh ta trả lời không thì thấy mặt anh ta sao đỏ ửng! Tôi nghỉ thầm: “Cha nội này chắc chắn là mới nhậu đây!” Sau đó anh ta trả lại giấy tờ cho tôi rồi lái xe vù đi. Mấy ông bạn ngồi trong xe lắc đầu:

- Gặp sư phụ rồi!

Chỉ đáng gía có hơn trăm bạc nhưng cái xe đầu tay này đã giúp tôi kiếm tiền chi dùng khi còn đi học và cả mấy ông bạn già của tôi nữa. Cũng như mối tình đầu tiên rất khó mà quên, con thiết mã đầu tiên để lại hình ảnh và những kỷ niệm không bao giờ quên trong tôi. Không biết bây giờ nó có được may mắn đầu thai thành Mercedes hoặc BMW hay lại thành một chiếc xe cà tàng nào đó và lại bị chủ bạo hành và ngược đãi? Hay biết đâu giờ nó là chiếc xe tôi đang chạy? Nếu vậy thì đây quả là cái duyên tương ngộ để tôi có dịp chăm sóc kỷ càng người bạn bốn bánh đã cùng mình lăn lóc hơn mười mấy năm trước đây.

Nghĩ mà thương cái xe, tôi hình dung ra tâm sự của nó như sau.

*

“... Một đêm cuối tuần anh chủ trẻ độc thân sau khi tụ năm tụ bảy uống hết mấy thùng bia lái ủi tôi vào cột đèn. Tôi bị móp méo, bể mặt, cái nắp xe cong vếu lên. Khi về được tới khu chung cư thì anh chàng nằm luôn trong xe ngủ không vô nổi trong phòng.

Sai đó mấy tháng, có một anh trung niên đang ở se phòng gần đó lại chơi rồi hỏi mua tôi. Anh chàng lãng tử này không thích chạy chiếc xe sứt gọng gãy càng như tôi nữa nên ok bán quách tôi đi cho rồi. Vậy mà xem chừng anh sồn sồn trung niên đó lại mừng lắm. Sau này tôi biết lý do là vì anh này mới qua Mỹ và đang đi học nên cần xe và chỉ có vài trăm bạc trong túi nên mua tôi liền, không cần xe xấu đẹp. Anh này ở đảo tỵ nạn hơn ba năm mới được qua Mỹ. Ảnh đi học cả ngày nhưng cuối tuần đi làm cỏ kiếm thêm tiền. Lúc đó máy hít của tôi bị hư cho nên dù trời nóng hay trời lạnh thì bên trong cũng vậy, ngồi trong xe cứ việc...run. Cuối tuần thì tôi chứa nào là cuốc, xẻng, cào, bao ny-lông đựng cành lá đầy trong xe đưa anh đi làm. Có khi vì công việc đòi hỏi nhiều thì anh kêu thêm mấy ông bạn già theo làm phụ.

Tôi nhớ có những đêm mùa đông về trễ trời tối om lại mưa tầm tả mà cái máy hít bị hư nên anh vừa chạy lại phải vừa lấy tay mình để quạt hơi nước làm mờ kiếng xe để thấy đường chạy! Thấy tội nghiệp cho tình cảnh anh học trò nghèo, có tuổi, nên tôi cũng rán sức già phục vụ tối đa.

Hơn một năm trời giãi tuyết dầm mưa, chủ tớ xông pha biết bao là trận mạc kiếm được cho chủ tôi cũng được mớ tiền. Rồi một bữa nọ... Hôm đó tôi đang chạy phom phom trên đừơng thì nghe cái bựt, sau đó máy vẫn chạy mà xe lại không chịu lăn bánh! Cái thai-minh beo bị đứt!

Ngày buồn nhứt trong đời tôi là ngày tôi bị kéo vào nghĩa địa xe. Khi chiếc xe cần cẩu tới, tôi mới nhìn thấy sự bịn rịn của anh chủ nghèo trong giờ phút chia lìa vĩnh viễn con ngựa sắt thân yêu của mình. Tôi bị xe tô kéo lôi lên, đầu tôi hướng về phía sau. Xe đã kéo tôi đi nhưng tôi còn nhìn thấy anh chủ tôi đứng nhìn theo cho đến khi xe quẹo ra đường chính.

Trên đường xe lôi chạy về nghĩa địa, tôi nhìn những chiếc xe khác đang chạy một cách thèm thuồng lẫn đau buồn. Nhớ lại những ngày mình cũng phóng nhanh aò ào trên xa lộ mà giờ đây chỉ còn là cái xác chờ vào nơi an nghỉ nghìn thu. Ôi thật là bi thảm... Sau cùng chiếc xe lôi tôi đến cổng nghĩa địa. Khi xe quẹo vào tôi thấy hai bên đầy những xác chết của đồng loại. Ôi, sao mà kinh khiếp đến thế? Kẻ ngã nghiêng, người xứt gọng, gãy càng, ba đì đầy rỉ sét, nằm trơ phơi thân ngoài mưa tuyết.

Ôi, nghĩa địa buồn là nơi buồn an nghỉ

Của những con ngựa sắt già vỉnh viển ra đi

Thôi xin vĩnh biệt chủ nhân, người đã cùng tôi hơn năm trường dong ruổi nơi xứ người. Anh đã biết bao năm trời bị bầm dập trong lao lung, tôi cũng mang đầy thương tích của một con ngựa già mỏi mệt bởi thâm niên. Nhưng chúng ta vẫn chiến đấu với đời cho đến lúc cuối cùng, để khi chết mình nghĩ lại mà mĩm cười không hối tiếc...”

*

Thưa các bạn, chiếc xe là cái chân của hầu hết mọi người chúng ta ở xả hội này. Trong đa số người tỵ nạn hình như chúng ta đều phải qua mấy đời xe mới có được chiếc xe ra hồn. Riêng đối với mình, chiếc xe là một phương tiện di chuyển không phải là một biểu hiện cho sự sung túc về vật chất. Có được một chiếc xe đời mới dĩ nhiên là khoái  hơn nhưng thú thật là mình chưa có điều kiện. Có được một chiếc xe đáng tin cậy không bị hư hỏng vặt và ít hao xăng đối với mình như vậy là qúa đủ rồi. Mình phải thay đổi năm sáu lần xe không phải vì là dân chơi xe nhưng vì nhu cầu thực tế. Mình nhớ có đọc ở đâu đó câu” “Xe mới, xe cũ; miễn có xe là được” thật là phù hợp với hoàn cảnh của mình. Tuy nói vậy chớ thế nào mình cũng phải rán tạo điều kiện để bà xã có một chiếc láng cón để bả khi phải phân bì với chị em phải không thưa các bạn. Còn phần mình thì có căn nhà để chui ra chui vô, có một chiếc xe để chạy tới chạy lui là mãn nguyện lắm rồi.

Thôi thì cứ “tuỳ ngộ nhi an” vì rằng:

Thịnh suy, xe thay đổi
Dòng đời cứ thế trôi...

Trương Tấn Thành

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,997,962
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến