Hôm nay,  

Dùng Súng Cá Nhân Ở Mỹ

25/09/201500:00:00(Xem: 18033)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 3632-18--30122vb6092515

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

***

Nước Mỹ là xứ tự do. Luật pháp ở đây được tôn trọng tối đa. Không ai, dù là người có “ quyền cao chức trọng” kể cả Tổng thống không được ngồi xỏm trên luật pháp. Hễ có tội là cứ theo luật tòa mà bị xét xử. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Luật pháp Mỹ cho phép người dân mua súng để dùng. Các cửa hàng bán súng thỉnh thoảng còn bán “sale”, giá chỉ còn một nửa. Người dân trên hai mươi mốt tuổi đều được quyền mua súng nếu muốn; sau khi qua vài thủ tục điều tra sơ khởi của cảnh sát.

Mới khi chiều đây, trên đài truyền hình Việt nam có một nhóm thanh niên nam nữ người Mỹ gốc Việt thảo luận rất sôi nổi đề tài “ Có nên mua súng để dùng không ?”. Có người đề nghị nên mua vì an toàn cá nhân và gia đình, có người bác bỏ vì mua súng để xài là không cần thiết , và có thể gây ra nhiều tai nạn nguy hiểm không ngờ trước được v…v…

Tại miền Nam Việt nam, trước năm 1975, những quân nhân hay cảnh sát khi phối họp tuần tiểu, mặc quân phục hay sắc phục được quyền mang súng khi thi hành nhiệm vụ. Hết việc khi rời đơn vị  về nhà cũng phải cất súng tại đơn vị.. Nước ta lúc ấy đang đối đầu tự vệ chống lại bọn cọng sản Bắc Việt xâm lăng VNCH,  và bọn phá hoại khủng bố cái gọi là “Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam” nhưng chuyện mang súng, giữ súng cá nhân rất nghiêm ngặt, người dân không được  quyền có súng, còn  công chức, quân nhân khi ở nhà không được quyền giữ súng, mang súng trừ những trường hợp rất đặc biệt hay  tùng sự những cơ quan như  Phủ Đặc Uỷ Trung Ương Tình Báo, Cục An Ninh Quân Đội, Cơ quan Bảo Vệ Yếu Nhân, Bộ Tư Lệnh Cảnh sát ( cảnh sát đặc biệt ), phòng 2 TTM. v…v…và cũng tuỳ theo phần hành của nhân viên nữa mới được phép giữ súng.

Tôi  nhớ lại cách đây gần bốn mươi năm, một nhóm anh chị em chúng tôi, ban ngày đi “cày” lao động, ban đêm lò dò đến đại học UCLA học kiếm cái nghề. Một đêm, chúng tôi thấy một số người Mỹ phản chiến cùng một số sinh viên thân cọng qua du học trước năm 1975 gọi là Việt Kiều yêu nước, họ  tổ chức chiếu phim Điện Biên Phủ, anh chị em chúng tôi liền họp nhau lại biểu tình phản đối ngay đêm hôm đó. Họ gọi cảnh sát Mỹ đến mời chúng tôi ra khỏi khuôn viên  của trường. Một anh bạn trong chúng tôi tên M. nói với chúng tôi trong giận dữ. “ Nếu tôi có súng, tôi “thịt” ngay mấy thằng sinh viên VN thân cọng đó.”

Quả thật sau nầy anh mua cái súng lục “ruleau” nòng dài, và không có dịp nào “ thịt” mấy tên sinh viên thân cọng đó nữa; vì càng ngày người tỵ nạn cọng sản VN qua Mỹ càng đông, mấy sinh viên thân cọng “ lặn” đâu mất tiêu.  Trái lại,  cái súng đó đã giết chết người con trai độc nhất của anh khi cháu vừa tròn 16 tuổi.  

Thường ngày, cháu đi học về nhà lúc 4PM. Khi anh chị đi làm về nhà 5.30 PM. Vào  phòng, thấy nó trùm mền kín đầu; tưởng nó đang ngủ. Hai vợ chồng cứ để yên  cho nó ngủ. 7.PM. chị M. vào phòng gọi con dậy dùng cơm. Gọi mãi nó không dậy, mới tung mền ra, chị hét lên, vì thấy  bên cạnh đầu nó là cây súng ruleau của chồng, và một vũng máu còn tươi. Cảnh sát điều tra cho biết là nó bắn vào đầu tự sát hồi 3.30  PM. vì  bị  thất tình, khủng hoảng yêu đương gì với cô bạn gái cùng lớp.  

Sau việc nầy, anh chị đem súng và giấy tờ tặng cho cảnh sát, và bán nhà dọn đi một tiểu bang khác. Biệt tăm luôn từ đấy  cho đến nay.

Cách đây đúng một năm, tại Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania có một băng đảng người Việt và Việt  gốc Hoa chuyên buôn bán ma tuý và bài bạc.
Chúng tích trử được một  số tiền lớn đem cho vay nặng lãi. Những kẻ đi vay cũng là một bọn mua bán ma tuý với nhau.

Vào sáng ngày 02 tháng 9 năm 2014, người dân địa phương trông thấy một thanh niên gốc Á, thân thể trần truồng, mặt mày bị bầm tím, và có nhiều vết sướt máu đang đi lang thang, ngơ ngác trên đường,  họ liền báo cảnh sát. Theo cuộc điều tra của nhà chức trách, nạn nhân tên là Thành Woong. Tên nầy cùng hai đồng bọn người Việt  đã vay của bọn tội phạm nói trên 100 ngàn đô-la Mỹ để chơi bài và mua bán ma tuý; đến kỳ trả bọn Thành Woong chỉ trả được 40 ngàn đô-la.

Vì vậy, tên Woong và hai người Việt trong bọn bị nhóm tội phạm tra khảo, đánh đập tàn nhẫn cho đến chết , xong cột đá ném xuống sông Schuyill, tên Woong giả chết nên bọn sát nhân không phát  hiện. Y tự mở  những cục đá, và bơi vào bờ sống sót. Ông James Clark  cảnh sát Philadelphia phát biểu: “ Đây là vụ giết người dã man nhất mà tôi từng thấy.” Còn nhiền băng đảng người  Việt giết người cướp của, bắn nhau với cảnh sát. Cuối cùng rồi cũng bị chung thân trong tù hay tử hình mà bài viết nầy không thể thuật lại hết được.

Bây giờ ở Mỹ, tôi thấy có nhiều tiểu bang đưa ra dự luật cho phép thường dân giữ súng, mang súng dù đang ở trong nhà hay ra đường, có tiểu bang còn đề nghị cho sinh viên mang súng đến trường. Biết bao nhiêu vụ bạo hành trong gia đình , ngoài xã hội, trường học, và ngay cả những nơi thờ phượng tôn nghiêm của các tôn giáo cũng bị kẻ có súng ngang nhiên vào bắn phá gây tử vong, thương tật cho những người dân hiền lành, lương thiện.

Có kẻ bị bệnh tâm thần, ra đường gặp ai là  móc súng ra  bắn. Có kẻ đang lái xe trên freeway, thình lình móc súng ra bắn làm chết và bị thương nhiều người. Người Mỹ gọi chuyện nầy là “Drive By Shooting”. Có kẻ bị sở đuổi việc vì nhiều lý do gì đấy; về nhà  xách  súng đến chỗ làm cũ đụng ai bắn nấy, kể cả bạn bè, đồng nghiệp,  xong rồi tự tử hay trốn thoát  gây ra nhiều  cái chết lãng xẹt mà oan ức vô cùng.

Có kẻ không hài lòng với cảnh sát, thù hằn cảnh sát vì vi phạm luật pháp như : lái xe vượt đèn đỏ, xách nhiểu tình dục, ấu đã, trộm cắp, lái xe khi say rượu  v…v…bị cảnh sát bắt đưa ra Toà, khi trả xong bản án thì về xách súng tìm cảnh sát trả thù;  hễ thấy cảnh sát là xả súng bắn đại, không hẳn người cảnh sát đó  là người đã bắt họ khi vi phạm luật pháp hay không, xong rồi tự tử hay  trốn thoát làm cho nhà chức trách phải tốn ra nhiều ngân khoản của người dân đóng thuế để truy tầm bắt giữ kẻ gây ra tội phạm.

Mới đây, vào ngày 26 tháng 8/ 2015 , một nữ phóng viên Mỹ tên là Alison Parker mới hai mươi bốn tuổi, và một nhân viên quay phim tên Adam Ward  khi cả hai đang thực hiện một chương trình phát sóng trực tiếp cho đài CBS đang làm công việc phỏng vấn  người dân trong chương trình xã hội như thường lệ, bỗng nhiên có người  lạ mặt tên Wester Flanagon , 41 tuổi, vô cớ đến xã súng bắn chết ngay cả hai người. Sau đó tên tội phạm liền tự sát.
Cuộc điều tra của nhà chức trách đang tiến hành. Kết quả chưa rõ nguyên nhân vì đâu.  Sau việc đó xảy ra, toàn dân khắp nước Mỹ phẩn uất và lên án nặng nề kẻ sát nhân. Tổng thống Mỹ Obama liền nhắc lại lời kêu gọi quốc hội Mỹ hãy gấp rút thông qua dự luật kiểm soát súng mà ta thường gọi là “ Gun Control”. Kêu gọi là một chuyện, nhưng không ai biết được chừng nào  quốc hội lưỡng viện mới thông qua được luật kiểm soát súng chặt chẽ.   
Ngày nay, ở  Mỹ bạo lực súng đạn ngày càng gia tăng đáng lo ngại. Tôi xin sơ lược một vài  sự kiện giết người bừa bãi do không có luật kiểm soát súng chặt chẽ đã xảy ra tại Mỹ trong những năm tháng gần đây:

- Ngày 20 tháng Bảy năm 2012, tên James Holmes, 24 tuổi, vào rạp chiếu phim ở Denver, tiểu bang Colorado bất ngờ bước lên sân khấu ném hoả mù, và xã súng bắn bừa bãi vào khản giả gây thiệt mạng 12 khán giả trong đó có một em bé sơ sinh mới ba tháng tuổi, và thương tích cho 50 người khác. Thủ phạm bị bắt liền sau đó.

-Ngày 16 tháng 12 năm 2012, hung thủ Adam,  20 tuổi, dùng súng của mẹ y vào trường trung học Sandy Hook vô cớ bắn chết 20 học sinh và 6 cô giáo, thầy giáo.

-Theo tin AP, tên Von Meyer, 60 tuổi có 47 khẩu súng đủ loại, và một kho đạn trị giá 100 ngàn đô-la, y doạ sẽ giết vợ bằng cách thiêu sống và sẽ đến một trường tiểu học địa phương bắn chết càng nhiều học sinh càng tốt,  bà vợ sợ quá lén chạy báo với cảnh sát, y đã bị bắt ngay, nhờ vậy vụ thảm sát đã được tránh khỏi.

-Cùng năm 2012 tại thành phố Birmingham, tiểu bang Alabama tên Roberto Mata, 33 tuổi dùng súng AK-47 bắn chết 3 người đàn ông và 1 em bé lên 2 tuổi trong căn nhà “ mobile home “ rồi bỏ chạy. Cảnh sát đuổi theo y quay lại bắn cảnh sát làm viên cảnh sát nầy bị trọng thương. Cuối cùng y bị cảnh sát bắn chết.  Nội trong năm 2012,  nước Mỹ có 65 người dân vô tội thiệt mạng bỡi những kẻ dùng súng cá nhân giết người vô tội không vì một lý do gì cả.

-Ngày 17 tháng 9 năm 2013, tên Aaron Alexis, 34 tuổi ở tiểu bang Texas, cựu nhân viên làm việc tại Hải quân công xưởng gần thủ đô Washington , vượt qua hàng rào kiểm soát an ninh của sở, bất ngờ xã súng bắn chết 12 nhân viên làm việc tại đây, và gây thương tích cho nhiều người khác. Y bị bắt giữ liền sau đó.

-Ngày 13 tháng 5 năm 2013, có ba kẻ vô danh ở thành phố New Orleans, tiểu bang Louisiana bỗng nhiên xã súng bắn vào đoàn người diễn hành nhân ngày Mothers Day làm thiệt mạng 17 người trong đó có một em bé 10 tuổi. Tất cả ba đều bị cảnh sát bắt giữ.

Hiện ở Mỹ có 310 triệu khẩu súng các loại đang lưu hành trên thị trường và  trong dân chúng. Bốn mươi phần trăm những vụ buôn bán vũ khí  nằm ngoài tầm kiểm soát của chính phủ liên bang.

 Theo kết quả điều tra của Liên Hiệp Quốc kể từ năm 2003 đến năm 2010, chỉ một thời gian ngắn bảy năm,  đã có khoản 88 ngàn người Mỹ bị giết chết trong các vụ bạo lực súng đạn, con số này gấp mấy lần số người Mỹ bị sát hại bởi bọn khủng bố, và hơn cả số quân nhân Mỹ là 58 ngàn chiến sĩ đã hy sinh ở VN để giúp VNCH chống cộng sản Bắc Việt xâm lăng.

 Về phần người Mỹ gốc Việt tại Hoa Kỳ, đa số  đã can qua cuộc chiến Quốc Cộng trong những năm trước 1975, họ rất rành rọt chuyện súng ống nhưng cũng rất dè dặt và thận trọng  trong việc mua súng và giữ súng trong nhà.

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
07/10/202400:42:47
Khách
Indoramin and naftopidil are further О± 1 blockers, which are available in few countries Oelke et al <a href=https://enhanceyourlife.mom/>how to buy priligy in usa</a> In certain embodiments, the alkynyl group is unsubstituted C2 10 alkynyl
30/10/202301:02:14
Khách
Considering these inconsistencies and without a strong basis for the current results, additional studies exploring the association between VitC intake and BC risk are needed <a href=https://levitr.sbs>levitra prix</a>
14/03/202307:05:23
Khách
Answered by Kathleen DelMar Miller, MSW, LCSW <a href=http://buycialis.homes>cialis dosage</a>
28/02/202311:22:00
Khách
Cây súng nguy hiểm là do người dùng. Nhiều người nói mua súng, dùng súng dễ ở Mỹ. Hãy tìm hiểu kỹ hơn trước khi nói vậy. Mua súng phải qua rất nhiều thủ tục. Phải qua check nhân thân của FBI, sống không nghiêm túc, có lần gây gỗ, bạo lực, nợ nần không trả, lôm côm là bị bác ngay. Ra chỗ bán súng bạn sẽ thấy nhiều người chờ check FBI hàng giơ và bị từ chối.
Luật sử dụng súng rất nghiêm nhặt, bắn sau lưng, bắn người không có hành vi đe doạ tính mạng là coi như tàn đời. Súng không được bỏ đạn vào và để riêng biệt với đạn. Còn nữa, đa số loại súng ngắn trẻ em không đủ sức lên đạn vì cò rất cứng. Sức người lớn kéo rất khó.
Các tiểu bang súng tự do hầu như tỷ lệ trộm cướp bằng zero. Người viết kể những vụ bị súng bắn tai nạn nhưng lại không nói đến nhiều vụ cướp bị người dân bắn, có vụ xã súng tội phạm bị dân bắn gục chưa kịp xã. Các vụ cướp ở cửa hàng Việt, châu Á nhiều vì cướp biết họ không có súng. Cửa hàng Mỹ hầu như cướp không dại gi vô. Sủ dụng súng vô cùng khó, sai là mang tội nặng. Đa số ông già phụ nữ Mỹ ai cũng có súng vi họ biết cách tự vệ. Chống lại cướp vào nhà bạn thì bạn gọi 911 rồi 10&#39; police đến thì nó đã cướp xong thậm chí bắt vợ con bạn..
Chính quyền muốn độc tài họ rất muốn những người tốt không được vũ trang. Còn cướp chúng mua súng đầy trên mạng, không cần FBI check chiết. Nếu có hiểu biết về nhuy hiểm do súng, bạn hãy kêu gọi loại trừ bọn bán súng lậu. Mua súng dễ như mua khúc bánh mì là chỉ mua súng lậu. Lên mạng, gọi cú phone là có ngay. Kêu gọi chống súng hợp phâp sẽ là tiếp tay chính quền độc tài, họ rất sợ những lực lượng dân quân chống độc tài ở khắp nơi và hợp pháp. Tổ phụ Mỹ vô cùng sáng suốt khi biết bảo vệ dân bằng tu chính án 2.
26/09/201515:54:00
Khách
Có súng trong nhà như có con dao hai lưỡi, vì thế phải rất cẩn thận. Người dân lương thiện như tôi cũng mua súng cất trong nhà để dành ... bắn cướp và bắn tụi VC mò tới gỏ cửa, hên là chưa phải bắn lần nào, hy vọng tôi sẻ không phải bắn lần nào.
26/09/201515:50:16
Khách
Lúc mới qua Mỹ làm nghề bán tiệm chạp phô, tôi cũng thủ một khẩu súng lục phòng thân. Mặc dù được đi tu nghiệp một khoá dùng súng vậy mà một lần tôi tưởng lấy đạn ra hết rồi, thử bóp cò cho chắc chắn như thầy dậy, nó nổ cái ầm làm hết hồn.
Sau một lần bị cướp, sở cảnh sát có gọi tôi lên nhận diện tên cướp. Tôi cứ tưởng mình sẽ được đứng đàng sau tấm kính thấy một chiều để nhận diện. Nào ngờ cảnh sát còng tay dắt hết tên này tới tên khác tới trước mặt tôi hỏi. Tôi có nói sao không cho tôi đứng đàng sau kính như trong phim để chúng không biết tôi là ai. Viên cảnh sát cười to và trả lời: đây là sở Houston police chứ không phải Hollywood police.
Dân Houston còn nhớ một câu chuyện thương tâm của cặp vợ chồng tị nạn qua đầu thập niên 80. Vì mới qua nên hai vợ chồng xin chính phủ trợ cấp cho một hộ hai phòng trong khu nghèo Allen Parkway. Nhà hai tầng, hai vợ chồng ngủ trên lầu với hai con nên cứ bị trộm hay thăm viếng tầng dưới. Người chồng tức mình mua khẩu súng phòng thân. Một đêm người vợ thức dậy xuống nhà thấy đồ chơi hai con vất lung tung nên thâu dọn. Ông chồng nghe tiếng động, còn ngái ngủ vác súng xuống nhà. Người vợ dọn xong, tắt đèn tính lên lầu, ông chồng tưởng trộm vào nhà nên nổ mấy phát. Mười năm trước lúc còn ở Houston, lâu lâu tôi vẫn thấy ông lang thang đi trong khu thương mại VN nhìn trời lẩm bẩm.
Súng đạn rất nguy hiểm, chống cướp thì ít mà lỡ tay gây ra tai nạn thì rất nhiều. Tôi chống việc bán súng tự do. Tuy nhiên thật khó thuyết phục được quốc hội thông qua việc cấm bán súng vì hội súng Hoa Kỳ là một trong ba hội mạnh nhất của nước này. Mạnh hơn hội Luật sư và hội Bác sĩ nữa. Luật cấm không được bán súng liên thanh nhưng luật lại không cấm bán những bộ phận để sửa súng bắn từng viên thành súng liên thanh. Như vậy thì có khác gì luật đã giúp cho những tên bán súng kiếm thêm tiền bán thêm bộ phận hoán cải súng.
25/09/201520:21:49
Khách
Làm luật để quản lý súng chỉ quản lý đuợc những nguời dân luơng thiện, chẳng bao giờ quản lý đuợc nhũng thành phần bất hảo ,. Hảy xem kỹ con số : 97% những vụ bắn nhau chết nguời tại Mỹ là từ súng lậu , 2% từ súng các nhân viên làm việc cho chính phủ va chỉ có 1% từ súng có giấy tờ hợp lệ ( theo Galup 2014 ) . Những thành phố có luật kiểm sóat súng khắc khe nhất là Chicago, Newyork.... thì con số bắn nhau chết người lai cao nhất nuớc mỹ ( NY 177 vụ có chết người trong năm 2015 , Chicago có hơn 600 vụ bắn nhau chết nguời trong năm 2015 ) trong khi nơi tôi ỏ là NC cũng là nơi luật súng dể nhất nuớc trong năm 2015 chỉ có 68 vụ . Tôi nghỉ một nguời thông minh tối thiểu khi nhìn những con số này sẽ biết đuợc kết luận.
25/09/201519:21:57
Khách
Chính vì dân có súng nên chính quyền không bao giờ dám mơ đến giở going độc tài . "Bạn của dân" nào ở Mỹ mà dám ngang ngược như mấy thằng công an cộng sản ở Việt Nam thì bị ăn đạn ngay . Nên khi dân có súng thì không bao giờ có chính quyền độc tài .
25/09/201513:58:21
Khách
Cám ơn anh Thời đã vi cho đọc bài viết hữu ích này. PH cũng tháy việc giữ súng trong nhà là quá nguy hiểm. Mong rằng lụât quản lý súng nghiêm nhặt hơn nữa để giảm thiểu nhưng tai nạn đáng tiếc xảy ra.
Chúc anh NHT luôn khỏe để tíep tục sáng tác...
PH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,265,615
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Ông sanh năm 1962, sanh ra và lớn lên ở Sài Gòn. Sang Mỹ năm 2006, hiện cư ngụ tại Quận Cam Nam Cali. Đã làm nhiều nghề để sinh sống. Hiện nay là nhà báo tự do.
Tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thêm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Bài viết mới của ông được ghi lời đề tặng trang trọng:
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là hai bài mới của ông.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, cô cho biết đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi và xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, ông tên thật Trần Vinh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Mong ông tiếp tục viết.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và vừa chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Nguyễn Cao Thăng là tên thật của tác giả, 52 tuổi, dân gốc Kinh 5 Rạch Giá, một cựu thuyền nhân, hiện là kỹ sư cơ khí của hãng máy bay Beechcraft tại Wichita, Kansas. Bài viết về nước Mỹ đầu tiên ông là “Một Vòng 5,000 Miles” ký bút hiệu Thăng Nguyễn. Tiếp theo, 2014, là bài “Đưa Cha Mẹ Già Qua Mỹ”. Thêm một bài mới, Sau bốn năm ngừng viết, Họp Mặt Cựu HS Tân Hiệp. Kiên Giang Tại Georgia.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018. Bài đăng hai kỳ.
Tác giả đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước và mới nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2018. Bài đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà tới hơn 400 người tử vong- Hiện ông đang là cư dân Orlando, Florida, vùng đất rất quen với bão lụt. Bài viết mới của ông là chuyện cập nhật mùa bão, xin phổ biến kịp thời.
Nhạc sĩ Cung Tiến