Hôm nay,  

Ông Ninh Ông Nang

03/09/201500:00:00(Xem: 12170)

Tác giả: Nguyễn Hữu Thời
Bài số 3614-17--30104vb5090315

Tác giả là một huynh trưởng Viết Về Nước Mỹ, nhận giải từ năm 2000. Liên tục 15 năm qua, ông tiếp tục góp nhiều bài viết giá trị và vừa nhận thêm giải Danh Dự Viết Về Nước My 2015. Trước năm 1975, ông là nhà giáo, quân nhân QLVNCH, khóa 18 Thủ Đức. Định cư tại Mỹ, sau nhiều năm làm việc cho Sypris Data System Los Angeles, ông hưu trí cuối 2009. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.

* * *

Thầy giáo Siễm mở cửa bước vào nhà sau một ngày làm việc rất mệt, và nhẹ nhàng đặt thùng cơm xuống bàn không có một tiếng động; nhưng chị giáo đoán là chồng mình đi làm về. Chị lên tiếng trống không:

- Ủa! Sao hôm nay ông về sớm thế? Không ở lại làm “over time” như hôm qua à!

Giáo Siễm uể oải ngồi xuống ghế không buồn trả lời câu hỏi của vợ. Căn nhà im lặng trong chốc lát. Tiếng chị giáo Siễm lại oang oang vọng ra từ sau bếp:

- Hồi nãy thím Tư Cối mới qua đây chơi; cô ấy nói, chú Tư xuống ca bên hãng Bell lúc bốn giờ, bấm thẻ ra về cho lẹ rồi lái xe qua hãng Data làm ca 5 giờ đến khuya mới về. Mỗi ngày làm hai “jobs”. Sao ông không bắt chước làm như chú ấy có hay hơn không?

Giáo Siễm lần nầy mới lên tiếng trả lời vợ:

- Chú Tư trẻ hơn tôi mười mấy tuổi, chú ấy chưa tới ba mươi. Làm sao mà bà so sánh tôi với chú ấy được. Tuổi càng lớn sức khoẻ càng giảm dần đi, bà đã biết rồi đó! Bà không thấy hôm nào tôi làm “over time” thì lúc bước vào nhà; tôi mệt ngất ngư như con tàu đi trong cơn sóng dữ. Ở đó mà làm hai “jobs” như chú Tư.

Bà giáo Siễm chua chát:

- Hôm nay không có “over time” mà sao ông cũng lừ đừ như người vừa mới thua bạc, thiếu ngủ vậy.

Anh lặng lẽ bước vào phòng nằm phỉch xuống giường, không buồn thay áo quần.

Bà giáo lẩm bẩm than thở, bà nói cho bà nghe.

- Làm việc kiểu như ổng thì biết đời nào mình để dành đủ tiền “đao” cho được căn nhà!”

Rồi bà trở giọng nói to lên một dây dài, cốt cho giáo Siễm nằm trong phòng nghe được:

- Ông cũng biết câu tổ tiên dạy: “An Cư Mới Lạc Nghiệp” đó mà. Chúng ta là dân ở nhà thuê hoài, tôi ớn quá! Tôi ghét nhất là ở căn nhà thuê nầy của mụ chủ Tàu. Tiền thuê mình trả đúng thời hạn. Thế mà mỗi lần tới đây thu tiền, mẻ cũng hỏi han, dòm ngó hạch sách đủ điều. “Sao vườn cỏ không cắt để mọc tùm lum. Sao tháng nầy đồng hồ nước, đồng hồ điện lên nhiều vậy. Bộ ông bà tắm ngày năm, sáu lần, mở máy lạnh, máy sưởi tối ngày hả? v…v…” Mặt mày cứ vênh vênh, váo váo, Thấy bắt ghét.

Điệp khúc” Dành Tiền Đao Căn Nhà… An Cư Mới Lạc Nghiệp, Mụ chủ Tàu cho thuê nhà khó tính, v…v… ”, bà Giáo Siễm vẫn thường nhắc đi nhắc lại hoài. Riết thành quen. Thầy Giáo Siễm không muốn nghe nữa nhưng nễ vợ, ông làm thinh; lặng lẽ nằm im trong phỏng, gác tay lên trán suy nghĩ, thở dài. Những kỷ niệm, hình ảnh thời trai trẻ khi đi dạy học ở Sài gòn, và những tháng ngày ở trong quân ngũ dần dần hiện ra với ông.

Trước năm1975 ông dạy trung học ở Sài gòn. Vợ ở nhà nội trợ, chăm sóc mấy đứa con, đưa đón chúng đi học. Lúc rảnh, thỉnh thoảng bà lãnh áo quần nơi tiệm may của bà bạn thân về may lai rai, kiếm thêm thu nhập mua quà, áo quần cho lũ trẻ. Cuộc sống gia đình êm ả như nước sông Tiền Giang lặng lẽ chảy ra biển. Năm 1968, cộng sản xoá bỏ lệnh tạm ngưng bắn ba ngày Tết Nguyên Đán mà chúng đã ký kết với VNCH đồng loạt tấn công khắp miền Nam Việt Nam, gây bao tang thương chết chóc cho mấy chục ngàn thường dân vô tội. Chính phủ ban hành lệnh động viên, anh từ giã trường học, xếp ba-lô lên đường vào trường Sĩ quan trừ bị Thủ Đức. Ra trường, anh được gởi ra đơn vị tác chiến một thời gian, sau nhờ là gốc thầy giáo, anh được đơn vị trưởng rút về dạy ở trường học của Sư Đoàn cho các con em chiến sĩ. Một thời gian sau, có lệnh cho biệt phái, anh xin về dạy lại trường cũ, và tiếp tục nghề của mình cho đến ngày “sảy đàn tan nghé’ tháng Tư năm 1975! Giáo Siễm vào tù, bà giáo xoay sang nghề buôn bán chợ trời, và thường xuyên lăn lộn ở chợ Bà Chiểu, chợ Tân Định, Cầu Muối v….v… Tuy vất vả khó nhọc, bửa đói, bửa no, nhưng bà cũng kiếm cháo rau nuôi ba con từ hai đến bảy tuổi mà còn nhịn chút đỉnh thăm nuôi Giáo Siểm đang ở trong tù ngoài Bắc.

Ông nghĩ những ngày gian khổ đó của vợ mà vẫn một lòng chung thuỷ, chờ đợi, nuôi nấng các con, và chờ chồng. Thời gian đó bà giáo chưa tới ba mươi, tuy đói rách, lam lũ, vất vả, tả tơi nhưng nhan sắc của bà cũng còn đậm đà, lôi cưốn; nên giờ đây vợ có than phiền, cằn nhằn điều gì, ông cũng ngậm tăm nhịn vợ, âm thầm chịu đựng cho qua ngày, và nhẫn nại “kéo cày” giúp vợ nuôi các con khôn lớn. Nội cái chuyện ông xin biệt phái về dạy học lại đã làm ông điêu đứng suốt tám năm tù cộng sản. Cứ cách tuần tên quản giáo lại gọi ông lên “làm việc”, và lần nào cũng vậy; vẫn từng câu hỏi đó, lặp đi, lặp lại hoài. Ông muốn phát điên lên khi nghe tên quản giáo đập bàn quát:

- Chúng tôi được biết anh đang là sĩ quan “ Nguỵ”, anh được gọi về dạy học, đúng là CIA gài anh vào các cơ sở giáo dục “Nguỵ” để dò la các đồng chí “ cách mạng” đang hoạt động ngầm trong các trường học. Anh phải khai thiệt, chính phủ “ cách mạng” sẽ khoan hồng cho, không thì anh sẽ bị những hình phạt thích đáng, không thể kêu ca vào đâu được.

Giáo Siễm bình tĩnh trả lới, không tỏ ra sợ sệt, lúng túng gì cả. Ông đáp:

- Quả thật tôi không biết CIA gì cả. Tôi không thấy mặt và nghe CIA bao giờ. Tôi xuất thân là thầy giáo. Tới tuổi động viên, tôi vào quân đội. Rồi được biệt phái trở lại nghề dạy học. Đâu biết CIA nào đâu. Cán bộ cứ điều tra để rõ trắng đen. Ghép tội những quân nhân gốc thầy giáo đuợo biệt phái trở về dạy học là oan ức cho chúng tôi lắm! “

- Anh ngoan cố. Chưa thành thật khai báo. Rồi anh sẽ thấy hậu quả như thế nào. Những hình phạt sẽ đến cho anh, và anh sẽ hối tiếc!.”

Suốt mấy tháng trời, những điệp khúc đó cứ lặp đi, lặp lại hoài. Khi thì hắn hăm doạ, khi thì vuốt ve, dụ dỗ. Giáo Siễm vẫn khai đúng sự thật nhưng tên quản giáo vẫn không tin. Cuối cùng, y nhốt giáo Siễm vào nhà biệt giam. Nói đến những nhà biệt giam ở các traị tù cộng sản; anh chị em HO đã từng bị bọn cai tù ở đó biết rất rõ. Đó là nơi “cuối tầng địa ngục” mà các nhà văn Hà Thúc Sinh, Đỗ văn Phúc đã mô tả rất rõ ràng trong các sách của các vị đó xuất bản trong những năm gần đây. Không có chỗ nào khiếp đảm hơn. Trại Đầm Đùn, Lý Bá Sơ nỗi tiếng tàn ác của cọng sản Việt nam khi xưa cũng chưa sánh bằng. Nạn nhân bị nhốt vào nhà biệt giam, chín mươi phần trăm là cầm chắc cái chết, chết dần, chết mòn, chết trong đau đớn, trong oan ước và tủi nhục. Nếu ai còn sống sót được; lúc ra khỏi thì thân tàn ma dại, không còn hình dáng con người nữa. Trí óc như kẻ mất hồn! Thế mà giáo Siễm thoát chết, và đó là một phép lạ mà Thượng Đế và Đức Mẹ đã ban cho ông.

Suốt những năm tháng tù tội, không đêm nào trước khi chìm vào giấc ngủ, và sau một ngày bị hành hạ về thể xác lẫn tinh thần bỡi bọn cai tù; ông dành nhiều giờ cầu nguyện Đức Mẹ; mong Đức Mẹ ban cho ông sự can đảm, chịu đựng để vượt qua cảnh khổ nạn nầy. Những lời cầu nguyện đó như là như liều thuốc vô hình nhưng rất hiệu nghiệm giúp ông thoát khỏi sự bại hoại tinh thần, buông xuôi, và ông đã vươn lên sống còn cho đến ngày hôm nay.

Gia đình ông đến Hoa Kỳ theo chương trình HO 8 năm 1991 của Chính phủ Hoa Kỳ. Trong một dịp đi lễ nhà thờ vào ngày Lễ Các Thánh, ông gặp lại cựu Đại uý Robert Bromem, người sĩ quan cố vấn Mỹ của Tiểu đoàn khi ông ở trong quân đội VNCH. Cựu Đại uý Robert nay là Luật sư và có văn phòng tại Los Angeles. Luật sư Robert ân cần thăm hỏi, và tận tình giúp đỡ xin cho ông đi học một nghề ngắn hạn trong chương trình huấn nghệ miễn phí của chính phủ gọi là CETA (Comprehensive Employment and Training Act). Sau chín tháng, giáo Siễm tốt nghiệp, trở thành “Thợ Điện Tử - Electronic Technician”, và được tuyển dụng làm cho hãng Bell cho đến ngày nay.

Nhiều lúc rảnh rỗi, giáo Siễm nghĩ lại cuộc đời mình đã trải qua trăm đắng nghìn cay nhưng rồi cũng qua khỏi được là nhờ ơn trên phù hộ. Nhưng ở Mỹ nầy ông đang bị một áp lực thường ngày là lúc nào bà giáo cũng đòi mua nhà, và ông sợ nhất là những bà bạn của bà vợ ông đến thăm. Mấy bả nhìn trước trông sau, và thường phát ra tiếng nói trước khi từ giả ra về:

- Anh chị chừng nào mua nhà đây. Khi ăn tân gia nhớ đừng quên tụi nầy nhé. Hôm nào mời anh chị đến thăm nhà chúng tôi nhé.”

Bà bạn khác còn nhắc nhở:

- Nhà chúng tôi vừa mới tân trang xong. Mời anh chị khi nào rảnh đến chơi, tiện thể xem vườn thanh-long !. Năm nay, thanh-long ra trái nhiều lắm v…v…”

Đêm hôm đó, giáo Siễm không tài nào nhắm mắt được. Bà giáo Siễm khj thì rù rì về chuyện để dành tiền “ đao” căn nhà, khi thì ta thán, so sánh hoàn cảnh mình hiện tại với những bà bạn đến thăm khi chiều.

Giáo Siễm nhẹ nhàng nói với vợ:

- Thôi khuya rồi. Bà cho tôi yên để ngủ sáng dậy sớm đi “cày” nữa chứ.”

Vợ chồng giáo Siễm đã ở Mỹ hơn hai mươi năm cũng chưa dành đủ tiền “đao” căn nhà vì bao nhiêu tiền kiếm được phải nuôi ăn ba đứa con đến trường học. Ba đứa trẻ hồi theo cha mẹ sang Mỹ năm 1991 còn rất nhỏ, nay đã là những thanh niên, thiếu nữ trưởng thành, tốt nghiệp đại học, có việc làm tốt và đã có gia đình, mua nhà ra ở riêng. Thỉnh thoảng chúng đến thăm cha mẹ.

Chuyện mua nhà của vợ chồng Giáo Siễm cho đến nay vẫn chưa ngã ngủ ra làm sao. Tóc trên đầu giáo Siễm đã có nhiều sợi bạc, và ông cũng vừa đến tuổi nghỉ hưu. Tuổi già đổi tính; bà giáo không nhắc đến chuyện mua nhà nữa; nhưng mỗi ngày nhìn ông giáo đi ra đi vào, không có việc gì làm, hết đọc báo, rồi gọi điện thoại cho bạn bè, xong ngồi “chat” trên máy Computer, bà thấy chướng mắt thường kiếm chuyện gây gổ, riết rồi trong nhà không ngày nào yên. Ông càng nhịn, bà càng làm tới cho đến một hôm, bỗng nhiên bà lấy cớ con gái út vừa sinh con đầu lòng, bà yêu cầu được ly-hôn, và dọn về ở với nó. Các con hết lời khuyên can nhưng bà đã quyết thì ông giáo khó từ chối. Phần giáo Siễm trả nhà cho bà chủ Tàu, và dọn về ở với người con trai trưởng. Hai ông bà giờ đây mỗi người ở mỗi nơi.

Một hôm như thường lệ, giáo Siễm đang “search” trên máy Computer trong mục “ Tìm Bạn Bốn Phương” đọc thấy lời đăng của một người đàn bà Việt nam “Thiếu phụ dân Sài Gòn, 62 tuổi, độc thân tại chỗ, ở Mỹ gần hai mươi năm cần tìm bạn đồng cảnh ngộ bất kỳ nam hay nữ để tâm tình, trao đổi kinh nghiệm sống cho những ngày còn lại trên thế gian nầy. Ai thích xin e-mail về Linda Trần…..”.

Giáo Siễm đang buồn, và cảm thấy cô đơn liền đáp ứng lời kêu gọi. E-mail qua lại nhiều tháng trời. Khi đã thân quá rồi, họ hẹn gặp nhau nơi tiệm ăn X. ở Little Sài gòn. Giáo Siễm dặn bà bạn trong mail là hôm đó ông mặc áo chemise trắng, tay dài, thắt cà- vạt có cờ vàng ba sọc đỏ, quần dài màu xanh đậm. Phần bà thiếu phụ quen trên “Net” cũng báo cho giáo Siễm rõ là bà mặc áo dài màu đỏ, đầu đội nón lá, và giờ hẹn là đúng hai giời chiều. Cả hai đều tránh gặp vào giờ cơm trưa vì sợ có thể gặp người quen.

Giáo Siễm đến nơi hẹn trước mười lăm phút, ngồi xây lưng chỗ cửa ra vào, chăm chú nhìn trên TV. của tiệm. Bỗng một người đàn bà xuất hiện ngay trước mặt, ăn mặc đúng cách như đã thông báo trước, ông nhìn lên, và rất đỗi ngạc nhiên:

“Thì ra là bà!”

“Té ra là ông!”

...

Chuyện trên đây tôi được người bạn kể cho nghe. Anh bảo đảm đây là chuyện có thật, nhưng kể tới khúc trên, anh ta cũng im luôn. Hình như đã tới hồi khó đoán đoạn kết.

Phần tôi, nghe chuyện tới đây, tôi nghĩ tới câu chuyện “Ông Nỉnh ông Ninh, ông ra đầu đình, ông gặp ông Nảng ông Nang”. Và “Ông Nảng ông Nang / Ông ra đầu làng/ ông gặp ông Nỉnh ông Ninh”... Rồi cứ như vậy mà tiếp tục.

Nhưng đó chỉ là chuyện ông Ninh ông Nang, đâu thấy nói gì đến bà Ninh, bà Nang. Vì vậy mà chuyện vẫn khó đoán.

Thôi thì xin để tùy quí vị chọn dùm cho câu chuyện cái kết cuộc nào đó.”

Nguyễn Hữu Thời

Ý kiến bạn đọc
04/09/201504:51:15
Khách
Chuyện thật ngộ, anh Thời ơi! Anh đi chơi xa về cho độc giả một câu chuyện...đáng "đồng tiền bát gạo"
Cám ơn anh
PH
03/09/201520:33:19
Khách
Là đàn bà tôi cũng thường "Chảnh" và lấn lướt chồng nhưng chẳng bao giờ để vuột tay người chồng hiền lành như vậy .
Gặp mặt vậy , các bạn thử đoán xem ai quê xệ ?
03/09/201512:46:20
Khách
Kính thưa cụ giáo Nguyễn Hữu Thời . Theo tôi nghĩ sau khi hai vợ chồng nhà giáo Siểm đang trong tình trạng "cô đơn" tại nhà con trai con gái, rồi gặp lại nhau qua mục " tìm bạn 4 phương " họ đã hòa hợp hòa giải với nhau và cùng than gia đọc và "Viết Về Nước Mỹ " vui vẻ cả làng Net
Thank You Việt Báo
03/09/201510:06:37
Khách
Kết cuộc là Hai vợ chông già làm lành lại.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,598,696
Chủ Nhật tuần này là Father’s Day 17-6-2018. Mời đọc bài của Phan, nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Tác giả đã nhận giải Việt Bút Trùng Quang trong chương trình Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà là nhà giáo dạy ngôn ngữ và văn hóa Việt tại Hoa Kỳ và là tác giả Kim Dzung Phạm, sách “Vietnmese: An Intro-ductory Reader” đã được Viện Việt Học và University of California, Riverside xuấn bản lần đầu trong năm 2008.
2018-1968, đánh dấu 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân, tiếp tục viết về cuộc tàn sát tại Huế. Susan Nguyễn là người gốc Huế, hiện đang định cư tại Canada, lần đầu viết bài gửi Việt Báo. Mong tác giả sẽ tiếp tục viết thêm.
Tác giả là một nhà giáo tại Việt Nam. Sang Mỹ, bà có 10 năm làm việc trong ngành du lịch, hiện là cư dân Little Saigon. Với sức viết mạnh mẽ, Phùng Annie Kim đã nhận giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2016. Sau đây, thêm bài viết mới của bà.
Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà hiện có tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ mười chín, 2017-08. Sau đây là bài viết thứ 11 trong năm.
Capvanto là một bút hiệu khác của Philato, có lẽ do lối viết cách điệu từ Tô Văn Cấp, tên thật tác giả. Ông sinh năm 1941, từng là một đại đội trưởng thuộc TĐ2/TQLC, đơn vị có biệt danh Trâu Điên. Với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải Á Khôi, Vinh Danh Tấc giả VVNM 2014. Năm mươi năm sau Mậu Thân, tác giả đã góp thêm niều bài viết đặc biệt. Nhân mùa Father’s Day đang tới, ông góp thêm bài viết về các cô nhi của tử sĩ VNCH hiện sống trên đất Mỹ.
Từ ngày Một tháng Bẩy 2018, giải thưởng Việt Báo Viết Về Nước Mỹ sang năm thứ hai mươi. Bài viết đầu tiên của Tố Nguyễn tới vào tháng Sáu, tháng cuối của Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX - 2017-18.
Vài hàng vềû tác giả: Trước 1975, là Giáo sư Trung học Đệ nhị cấp. Định cư tại Hoa Kỳ từ 1985. Công việc: High School Teacher; College Instructor, sau đó là Social Worker. Về hưu tại Westminster, từ 2002. Năm 2005, tác giả đã nhận giải đặc biệt Viết về Nước Mỹ. Sau đây là hồi ký của ông dành cho loạt bài “Tưởng nhớ 50 năm trận chiến Tết Mậu Thân 1968 - 2018.”.
Cam Li là cây bút quen thuộc của Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Bài viết là một truyện ngắn mới, tác giả gửi tặng cho bạn đọc Việt Báo.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ ngay từ những năm đầu tiên và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2012. Trước 1975, ông là sĩ quan hải quân VNCH, một nhà thơ quân đội, từng tu nghiệp tại Mỹ. Sau 1975, ông trở thành người tù chính trị và định cư tại Hoa Kỳ theo diện H.O. Hồi Ức về Trận Chiến Tết Mậu Thân sau đây là chuyện khi tác giả còn là một sinh viên.
Nhạc sĩ Cung Tiến