Hôm nay,  

Phần Thưởng Diệu Kỳ

16/08/201500:00:00(Xem: 11325)
Tác giả: Song Lam
Bài số 3600-17--30190vb8081615

Với 12 bài viết trong năm, cho thấy một sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey, một vùng rất ít cư dân Việt. Sau đây là bài mới nhất của tác giả.

* * *

Dự định đến Cali kỳ hè này của tôi làm nhà tôi ngạc nhiên. Ông ấy nghĩ rằng chúng tôi phải đến nơi chưa đến lần nào. Tôi phải sắp đặt chuyến đi từ 2 tháng trước vì chúng tôi còn đi làm, phải required off trước để sở làm sắp xếp công việc. Ông xã tính tình đơn giản không rắc rối như tôi nên ông nói:

- Năm nay bà đâu có giải thưởng nào ở Việt Báo đâu mà đòi đi Nam Cali?

- Đành vậy. Nhưng ông quên rằng mình phải thăm anh Ba Thơ ở Los và thăm chú Sáng ở San Diego sao?

Ông cười trừ. Nhà tôi rất quan tâm đến bà con họ hàng nên ông đuối lý, lặng thinh. Nhắc đến anh Ba Thơ, tôi cũng muốn gặp ông ấy, vì một lý do riêng, nhà tôi không hiểu đâu. Anh này là giáo sư Trường nữ Trung Học Tưng Vương hồi xưa ở Sài Gòn, bay giờ chắc cũng tròm trèm 80. Trong những cánh thiệp mừng đám cưới chúng tôi Noel 1974, cánh thiệp của anh làm tôi chú ý nhất. Mọi người đều chúc cô dâu rể trăm năm hạnh phúc, bách niên giao lão… thì anh dùng câu thơ Kiều:

"Chúc cho hai em Chữ Tình ngày lại thêm xuân một ngày" - Anh Ba Thơ

Cái thiệp nhỏ viết như vậy. Bây giờ tôi còn đang giữ trong tay.

Điều đáng nói là tôi chưa hề biết mặt anh ấy. Anh Thơ là anh em cô cậu của nhà tôi. Anh rời Sài Gòn, vượt biên ngay những ngày đầu tháng 5/1975, chưa về Việt Nam lần nào, nên tôi ao ước gặp anh là lẽ ấy.

Tôi là người trời sinh ra để yêu văn chương Việt và có bài đăng báo từ thuở tuổi 12, nên thích người có "máu me văn nghệ" như ông anh này. Điều đó hoàn toàn khác với nhà tôi. Ông chế nhạo tôi cả đời "bà chỉ biết trên trời có đám may xanh, bà…low tech" ý ông muốn nói rằng tôi chẳng biết gì đến technology, trong khi ông thích máy móc, điện tử, computer…

Ông nói không sai. Tôi có thói quen giữ gìn kỷ niệm. Thư từ, giấy tờ riêng tây từ nửa thế kỷ trước tôi vẫn còn giữ bên mình. Nhà tôi nói tôi không thực tế sao cứ mãi ấp ôm hoài kỷ niệm. Nhưng tôi không mơ màng. Tôi thích rạch ròi. Ông hay nói lấp lững "sao cũng được" nhưng tôi thì không. Một phải là một chứ không là một rưỡi. Tôi yêu cái đẹp, thích nghệ thuật, mê văn chương… nhưng chăm chút mọi việc chứ không "làm cho có".

Bây giờ người viết xin nói với quí vị rằng tôi có tới 2 giải thưỡng từ Việt Báo năm nay. Quí bạn đọc sẵn sàng theo dòng kể của tôi rồi chứ?

Dù qua rồi những tháng năm trầy vi tróc vảy bôn ba kiếm sống nuôi con, nhưng giọt mồ hôi vẫn còn đọng lại trên bước đường lưu vong, xa xứ. Tôi vẫn còn công việc mỗi ngày.

Giờ ăn trưa đã xong, khách đã vãn. Tôi có 15 phút nghỉ thở ngoài patio ngắm đất ngắm trờ sau những giờ bận bịu tối tăm mày mặt. Một người khách vừa đẩy shopping cart ra cửa vừa nói chuyện qua phone bằng "tiếng Việt mến yêu". Chờ ông dứt câu chuyện tôi bước tới chào và hỏi:

- Thưa ông, ông có cần giúp chi không?

Công ty Wegmans lúc nào cũng có vài ba nhân viên bên ngoài giúp khách hàng đẩy xe ra parking, bỏ vào xe hơi cho khách nếu được yêu cầu từ Customer Service. Đó là những đối tượng người già, người có con nhỏ hay đang ngồi xe lăn.

Ông khách vừa ngó tôi, bỗng mừng rỡ la lớn:

- Ối giời ơi, bà Song Lam!

Tôi chết sững một giây, lúng túng không nói gì chỉ cười… nụ. Ông lại nói tiếp:

- Đúng là bà rồi, bà Song Lam. Tôi thấy nụ cười này trên Online Việt Báo!

Hết chối. Hết cãi. Tôi như kẻ trộm bị bắt quả tang. Tôi chậm rãi nói:

- Xin chào ông. Nếu không gấp vì bà xã gọi, ông có thể nán lại đôi phút nghỉ chân. Ở tiệm này, gần như không có khách Việt Nam. Hân hạnh được biết ông.

Ông khách ngồi xuống ghế. Ở ngoài patio, Wegmans cũng có những dãy dù che nắng xanh đỏ như ở bãi biển, có bàn ghế ngồi ăn uống và có cả Wifi cho khách dùng computer như bên trong cửa hàng.

- Bà quên tôi chứ tôi đã gặp bà đôi lần lúc bà còn làm ở Genuardi's Supermarket ở Chesterbrook. Nhà tôi ở đối diện cửa hàng đó.

Tôi như kịp nhớ ra:

- Thưa ông, đúng thế ạ. Tôi có hơn 6 năm ở Chesterbrook.

Ông khách hả hê:

- Vì ở tiệm đó chỉ có mỗi mình bà là người Việt Nam mà thôi!

Thì bây giờ cũng vậy! Ở Wegmans King of Prussia, chỉ một mình tôi là nhân viên Việt Nam, nên gặp đồng hương, tôi mừng dữ lắm!

Câu chuyện chỉ chừng 5, 3 phút nhưng ông khách đã giới thiệu với tôi sơ lược về ông và gia đình. Ông tên Cường, họ Trương (tôi hú hồn, mừng quá vì họ của ông không phải họ Dương). Họ Trương là họ của mẹ tôi nên gặp ai họ Trương tôi đều có cảm tình đặc biệt quí mến, coi như "quen nhau từ kiếp trước".

Được biết ông khách này là sĩ quan biệt phái có 11 năm nằm gỡ lịch trong lao tù CS. Ông cho biết đã 75 tuổi, về hưu tuổi 66, ở nhà buồn nên trở lại làm việc thêm 9 năm nữa, chỉ mới về hưu thực sự mấy tháng nay. Ông Cường còn nói cho tôi biết vì thuở thanh nien "ham chơi quá nên chưa lập gia đình" thì cơn lốc 75 ập tới. Chừng ra tù đã hơn 50 tuổi nên có con trể tràng.

Điều quan trọng hơn, ông Cường đã bày tỏ tình cảm của mình đối với chương trình "Viết về nước Mỹ"; ông nói:

- Ối giời ơi, tôi mê lắm bà Song Lam! Tôi mê đọc Online Việt Báo, nhất là chuyện của các tác giả nhà văn không chuyên như bà. Đó là những mảng đời thật, suy nghĩ thật của họ, chứ không phải là chuyện tô vẽ, tưởng tượng như các nhà văn viết tiểu thuyết. Tôi đọc bài viết của quí vị mỗi ngày. Những bài viết đó đôi khi làm tôi rơi nước mắt.


Trước khi từ giã, ông Cường hỏi tôi:

- Lần tới khi đi chợ, tôi hỏi bà Song Lam, người Mỹ trong tiệm biết không?

Tôi bật cười, chỉ cho ông tên tôi trên cái name tag đeo trên ngực áo, và nói:

- Ông hỏi tên thật của tôi đây, chứ hỏi Song Lam thì tụi Mỹ không biết đâu!

Ông Cường cười lớn nói "Ừ nhỉ", chào tôi ra xe về nhà.

Tôi trở về công việc của mình và có chút reo vui thoáng nhẹ trong lòng.

Đó là phần thưởng thứ nhất tôi muốn chia xẻ cùng bạn đọc.

Phần thưởng thứ hai đến với tôi thật diệu kỳ, lạ lùng, ngoài sự mong đợi. Và nếu nói theo người trong nước thì đó là "đại hội thành công rực rỡ".

Bài viết "Chỉ là mơ thôi"của Song Lam trên online Việt Báo ngày 15/7/2015 đã gây xôn xao trong độc giả và bạn văn. Tôi viết về người bạn văn chương từ nửa thế kỷ trước đã thất lạc nhau từ rất lâu. Đó chỉ là tình cảm xao xuyến lãng mạn thời tuổi trẻ khi chúng tôi chỉ 17, 18 tuổi, và sau đó là sự chao đảo vô cùng của cuộc đời người lính, của gia đình người lính. Những comments liên tục kéo dài gần cả tháng để tranh luận về quan điểm, ý kiến của từng người chung quanh tình tiết câu chuyện.

Biến cố tháng 4/75 là sự sụp đổ tan tành một chế độ kéo theo sự sụp đổ không lường trước được về thân phận con người trong số đó có chúng tôi là những thanh niên trẻ vừa bước vào đời. Có những uẩn khúc khó lòng bày giải mà trong phạm vi bài viết ngắn, văn chương mơ hồ nên khiến độc giả băn khoăn. Người viết có lời xin lỗi thật nhiều…

Từ Sơn là một học trò giỏi, vừa là người lính trận bàng hoàng buông súng khi chúng ta mất miền Nam. Cũng như tôi, Từ Sơn rất yêu văn chương Việt. Văn chương đã gắn kết chúng tôi trong lứa tuổi học trò và cũng chính văn chương giúp chúng tôi tìm được nhau. Giá trị nhân bản của "Viết về nước Mỹ" hơn bao giờ hết thể hiện rõ ràng khi phản ánh "người thật việc thật". Và, uy tín của tờ Việt Báo trong cộng đồng Việt Nam ở hải ngoại này thực sự không nhỏ. Tôi rất vui khi nghĩ đến điều này.

"Chỉ là mơ thôi" là sự thăm dò, cầu may mong muốn tìm người bạn lâu năm chưa gặp. Xác suất ấy thật mong manh. Nhưng kỳ diệu thay, nó tạo ra đôi chút xôn xao, kiếm tìm.

Cám ơn, thật nhiều các anh 25 Võ Bị đã sốt sắng hỏi thăm, dọ hỏi từng người. Tinh thần đồng đội, uy tín ALPHA đỏ rõ nét. Ẩn số Từ Sơn được giải đáp khi Từ Sơn mạnh dạn giơ tay: "Tôi là Từ Sơn hãy còn sống đây…" Và không chỉ Từ Sơn. Tôi đã cùng một lúc tìm được hai người bạn quí thuở thiếu thời, một ở Texas, một ở San Jose.

Nhà tôi là người lính, bạn tôi cũng là người lính dù hiện nay họ chỉ là những người lính già thua trận. Họ đau đớn mà buông súng và đau đớn hơn đã một thời là tù nhân chung thân mờ mịt lối quay về! Họ vẫn ở bên tôi, ngay lúc này, với đầy đủ tư cách, danh dự, và trách nhiệm. Tôi chợt nhận ra hạnh phúc của riêng mình trong chiều hướng "những người bắt gặp hạnh phúc là những kẻ biết quên mình". Tôi đang có hạnh phúc với tình yêu trân trọng viết hoa: một bên là tình nghĩa vợ chồng ấm lạnh hơn 40 năm, và một bên là tình bạn văn chương gần 50 năm tri âm tri kỷ! Họ có cái mẫu số chung là gia đình quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã một thời lừng lẫy!

Những người tù sau 75 đó, bây giờ đã già. Tôi vui mừng khi biết bạn mình vẫn đang có một gia đình ấm êm, hạnh phúc, các con thành đạt, trở thành những người Việt Nam trung niên vững chắc sự nghiệp nơi xứ người. Tre rồi sẽ tàn cho măng mọc thẳng!

Luôn luôn và mãi mãi, hình ảnh người lính Việt Nam Cộng Hòa vẫn rực sáng trong tôi. Và trong giai đoạn máu lửa ngửa nghiêng trời đất từ 75, người vợ lính trong đời thường cũng lung linh tỏa sáng. Người lính trẻ ngày xưa, bây giờ dù đã hom hem buồn tủi già nua, riêng đối với người bạn đường tấm mẵn họ vẫn luôn có sẵn sự biết ơn và quí trọng!

Dòng chảy của lịch sử vẫn trôi. Dòng đời cũng trôi xuôi, hờ hững. Dòng đời ấy có lúc xuôi chèo mát mái, cũng có lúc gấp khúc, quanh co. Có lúc rạng rở nói cười hạnh phúc, cũng có lúc nước mắt trào tuôn trên bờ môi thấm thía, mặn mà. Hai người bạn trẻ trong câu truyện kể từ nửa thế kỷ trước, nay đã già, đang thập thò bên bờ sinh tử. Vì lẽ đó, hai gia đình chúng tôi cũng phải hiểu, với dòng sông kỷ niệm đời mình, cũng phải biết làm thế nào để gạn đục, khơi trong!!!

Thêm một lần cảm ơn những comments của quí bạn đọc, bạn văn. Điều này thể hiện sự quan tâm của quí vị đối với người Việt, và hơn hết, tất cả chỉ vì yêu mến Song Lam mà thôi! Khen hay chê cũng chỉ là lẽ thường của cuộc đời. Khen là bạn ta, và lời chê bai chỉ giáo là thầy ta. Thầy và bạn, Song Lam luôn luôn yêu kính cả đời. Vì thế, riêng với tác giả như Lê Như Đức, Song Lam xin trân trọng cám ơn "đường gươm Nguyên Bá" của ông, thêm một lần, chúng tôi xin "vòng tay, bái lĩnh tôn ý".

Như vậy, quí bạn đọc đã rõ: Danh sách trúng giải Viết về nước Mỹ 2015 năm nay không có tên tôi. Nhưng SL đã có được hai phần thưởng quí giá kể trên từ Việt Báo, do Việt Báo mang lại. Được hai phần thưởng quí giá như vậy, tôi còn mơ mộng, kiếm tìm dollars, hay hột xoàn 3, 4 carats gì nữa chứ?

Mượn lời tác giả giám khảo Trương Ngọc Bảo Xuân để thưa với quí vị như thế này: "Chuyện đời xưa, ngày xưa, và người xưa… Ai cũng có mà…"

Văn chương là vẻ sáng, vẻ đẹp, là hơi thở của cả một đời mình. Với tôi, văn chương còn là sự yên ủi lớn lao. Cùng với Từ Sơn, người bạn tâm giao, chúng tôi "Cám ơn Việt Báo đã là một nhịp cầu… Xin cám ơn Trời, xin cám ơn Đời."

Song Lam

Ý kiến bạn đọc
15/06/202112:49:36
Khách
sublingual tadalafil <a href="https://elitadalafill.com/">buy cialis usa</a> tadalafil dosage
29/03/202123:44:59
Khách
online sildenafil https://eunicesildenafilcitrate.com/ sildenafil 200mg
29/03/202123:23:36
Khách
vardenafil- vardenafil tablet, film coated https://vegavardenafil.com/ vardenafil levitra
26/03/202112:53:30
Khách
administration of topical alprostadil https://alprostadildrugs.com/ alprostadil cream for sale
16/08/201516:26:07
Khách
Mừng chị đã có được tới hai phần thưởng diệu kỳ :)
Em không may mắn, người xưa đã thiên cổ sau trận Mậu Thân mà hơn 30 năm sau nhờ một bài viết mới biết tin. Thời chinh chiến buồn!.
Chúc chị sáng tác ngày càng mạnh mẽ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 843,969,458
Con đường dài nhất của người lính không phải là con đường ra mặt trận, mà chính là con đường trở về nhà. Đúng vậy, con đường trở về mang nhiều cay đắng, xót xa của vết thương lòng, của những cái nhìn không thiện cảm của người chung quanh mình, và nhất là những cơn ác mộng mỗi đêm, cho dù người lính đã giã từ vũ khí mong sống lại đời sống của những ngày yên bình trước đây.
Khanh con gái bà chị họ của tôi, sinh năm Nhâm Tý xuân này tròn 48 tuổi, ông bà mình bảo, Nam Nhâm, Nữ Quý bảnh nhất thiên hạ. Mẹ nó tuổi Quý Tỵ, khổ như trâu, một đời vất vả gánh vác chồng con, con bé tuổi Nhâm mạnh mẽ như con trai nhờ ông ngoại hun đúc từ tấm bé.
Nhìn hai cây sồi cổ thụ ngoài ngõ cũng đủ biết căn nhà đã trả hết nợ từ lâu. Hai cái xe Cadillac của người già không lên tiếng nhưng nói biết bao điều về nước Mỹ. Khi còn trẻ thì người ta không có tiền để mua những cái xe đắt tiền như Cadillac, Lincoln. Những cô cậu thanh niên mắt sáng, chân vững tay nhanh, chỉ đứng nhìn theo những chiếc xe bóng loáng, mạnh mẽ…
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa Sau đây là bài viết mới nhất của Ông nhân ngày lễ Tạ ơn
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 9, 2018. Ông tên thật Trần Vĩnh, 66 tuổi, thấy giáo hưu trí, định cư tại Mỹ từ năm 2015, hiện là cư dân Springfield, MA. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả đã kề cận tuổi 90 và lần đầu nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2019, với bài về Washington D,C. Mùa Lễ Chiến Sĩ Trận Vong và Bức Tường Đá Đen khắc tên các tử sĩ trong cuộc chiến Việt Nam.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7/2018, với bài “Thời Gian Ơn, Ngừng Lại”. Tên thật: Nguyễn Thị Kỳ, Bút hiệu: duyenky. Trước 30.4.1975: giáo viên Toán Lý Hoa-Tư thục-Saigon-VN.
Nhạc sĩ Cung Tiến