Hôm nay,  

Mass Của Tôi

04/07/201500:00:00(Xem: 11846)
Tác giả: Kông Li
Bài số 3560-16-30110vb7070415

July 4, quốc khánh. Mời đọc về vùng đất lịch sử của nước Mỹ. Kông Li là bút hiệu vui vẻ của Phạm Công Lý, tác giả từng nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2011. Là một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù, ông cùng gia đình đến Mỹ từ tháng 11/1994 theo diện HO, định cư tại Boston. Công việc từng làm: thông dịch cho Welfare, social worker, phụ giáo, tutor toán ở Middle School của Boston Public Schools.

blank
Boston Duck Tour Bus.

* * *

Ngày nào cũng như ngày nấy trong suốt cả chục năm qua, tám bà họp bàn tròn tại Trung Tâm Người Già để tám chuyện trên trời, dưới đất, chờ đóng $2 để ăn cơm trưa. Các bà thi nhau kể nhau nghe về chuyện con mẹ hàng xóm nhiều chuyện này, cái con nhỏ xãnh xẹ kia, cái thằng cha mắc dịch nọ, cái ông ở nhà lúc nào cũng nhăn nhó, khó chịu vì không còn “work” nữa,rồi cùng nhau cười hí hí.

Một bà đãi đớt, thắc mắc:

Tôi không hiểu cái ông nhà tôi. Qua Mỹ mà không chịu chọn tiểu bang nào dễ nhớ, dễ đọc như U Tà, Cali, Tét Xịt, Quẹt Mông (Vermont)… mà lại đi chọn ở đây, mùa Đông dài 6,7 tháng, lạnh teo chim luôn, cái tên thì đọc không ra.

Một bà Tám khác gạt ngang:

- Chị không biết chớ tiểu bang mình cũng dễ đọc, dễ nhớ đó. Hễ ai hỏi chị ở đâu, chị cứ trả lời:

- Tôi ở Bốt Tông, tiểu bang Mát Xa Chú Chệt, thì ai cũng biết cả.

Thật ra, tiểu bang khá nhỏ ở miền Đông Bắc này có tên đượm hơi hướm anh Ba là tên của thổ dân Da Đỏ địa phương Moswetuset, có nghĩa là “Cái đồi hình mũi tên”, nên nhiều thành phố của tiểu bang có kèm chữ Hill, như Blue Hill, Beacon Hill, Bunker Hill, Haverhill….Trong hai năm (từ 1617-1619) từ ngày di dân Pilgrims và tín đồ Thanh Giáo đến Massachussets, thổ dân chết đến 90% dân số vì bi lây bệnh trái rạ, sỡi, cúm, sốt vàng da của người da trắng.

Massachussets được cả nước xem là thành trì của những tư tưởng cấp tiến. Là tiểu bang đầu tiên có hệ thống bảo hiểm y tế toàn dân. Tiên phong trong việc hợp thức hóa hôn nhân đồng tính. Thời nội chiến, Massachusetts là tiểu bang duy nhất có 1 trung đoàn binh sĩ toàn da đen, đó là Trung Đoàn Bộ Binh Tình Nguyện thứ 54 với sĩ quan da trắng chỉ huy.

Với di sản là những luật lệ khắt khe, cổ hủ của dân Pilgrims và tín đồ Thanh Giáo di cư từ Anh sang, đến nay Massachussets vẫn còn duy trì những luật lạ lùng khi họ cập bến Plymouth trên chiếc tàu Mayflower năm 1620.

Ở những nơi công cộng, trong rạp hát, nhà hàng, quán cà phê, nếu cảm thấy yêu đời, bạn có thể cất giọng oanh vàng hát bài quốc ca cho thiên hạ thưởng thức, nhưng nên nhớ phải hát hết bài, nếu lỡ quên hay cất giọng nam cao, lên không nổi, mà ngừng ngang xương, thì bạn có thể bị phạt 100$ vì phạm luật ban hành cách đây gần 400 năm. Luật cũng cấm thêm bớt lời của những bài ca, bài hát của tiểu bang.

Đi chơi trong công viên, nếu rủi đạp nhằm “bãi phân chim” thì cũng nên chín nhịn mười lành, đừng đuổi và ném đá bồ câu, nếu không sẽ được phú lít cho một tít kệt đấy. Phá hay bắn dơi có thể bị nhốt 1 tháng hay 20$ phạt vạ. Thời năm 1646, con cái bất hiếu bị xem là một trọng tội. Diễn giảng Thánh Kinh một cách khắt khe bằng cách giam giữ đến 1 năm và phạt 1000$ nếu ai từ khước hoặc xúc phạm Thần Thánh. Trong thành phố Boston, không được nói tiếng “Đan Mạch”, nếu chưa đến 16 tuổi? Và khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng: xe lửa, xe ngựa, tàu bè… mà hứng lên chưởi thề, nói năng tục tĩu, xúc phạm tôn giáo… sẽ bị xử phạt theo điều 40 của bộ luật cũ xì như trái đất.

Cuối tuần, mời bạn bè đến nhà lai rai vài chai thì OK, nếu cảnh sát không muốn rờ tới. Luật không cấm uống bia tại nhà, nhưng nếu có bạn bè vô vô vui vẻ, cảnh sát có thể phạt 100$, nếu bạn không xin 1 cái permit, chỉ có 10$ thôi?

Ngày xưa, lúc còn đi học, tôi cũng tập tành nhảy đầm, mặc dù đang bị cấm, nhưng chỉ biết ôm đào sàng qua sàng lại trong điệu Sì Lô tắt đèn, hay lắc mông qua lại 3 bước điệu Boston, mà chẳng biết Boston ở mô tê? Sau này nhờ ơn Đảng cho ở tù và Nhà Nước ưu ái cho đi xuất dương, nên tôi thành dân Bostonian ngon ơ, và đang ở cái thành phố mà ai cũng muốn đến thăm, ai cũng muốn đến ở và ai cũng muốn vào học trong các trường Đại Học danh tiếng ở đây.

Thật vậy, ước mơ lớn nhất của các học sinh Trung Học ưu tú trên thế giới là được nhận vào Harvard, MIT, Boston University, North Eastern University, Tuft Dental... Trong số họ có những sinh viên sống sót trong vụ thảm sát Thiên An Môn ở Bắc Kinh, môt cô gái Mỹ, trước đây là dân homeless, những người Việt Nam tị nạn, không muốn bị giải phóng, và không loại trừ thành phần C8 (con cháu các cô, các chú các cụ) của mấy Kán Bự. Mấy thiếu gia này có nhà riêng, lái xe hơi xịn, đi mua sắm bằng Visa hay Master card. Điễn hình là một học sinh Harvard, tên Bo, con của vợ chồng cựu bí thư Trùng Khánh, bị Đảng và Nhà Nước tuyên án tử hình và chung thân khổ sai về tội tham nhũng và sát nhân.

Tên Bo này sống trong một condo cỡ vài triệu đô và lái chiếc xe không giống ai: Ferrari.

Boston đóng một vai trò quan trọng trong cuộc chiến tranh cách mạng giải phóng nước Mỹ thoát khỏi ách thống trị hà khắc của nước Anh, bắt đầu với Boston Massacre 1770 (lính Anh giết thường dân), Boston Tea Party (dân giả dạng người Da Đỏ, cướp trà trên tàu Anh và đổ xuống vịnh Boston để phản đối thuế cao), chiến thắng của dân quân thành phố với đạo quân đông đảo của quân Anh tại Bunker Hill, và trận đánh quyết định ở thành phố Lexington đem lại nền độc lập cho nước Mỹ non trẻ.

Massachussets cung cấp cho Toà Bạch Ốc 3 vị Tổng Thống: JFKennedy và 2 cha con Adams. Tổng Thống thứ 41 G.H.W Bush, dân Texas nhưng lại sinh ở thành phố Milton, ngoại ô của Boston.

Vì có nhiều cái nổi bật quá, nên Mass hơi quá đáng, tự phong cho thủ đô Boston của mình là cái rún của vũ trụ (The Hub of the Universe). Cái rún này xem vậy chớ có nhiều cái thích thú đáng xem đấy.

Chiếc cầu xi măng Harvard nối liền thành phố Boston và Cambridge, sinh quán của Tổng Thống J.F.Kennedy, vắt ngang con sông Charles xinh đẹp và hữu tình, dẫn đến Trường Harvard và Viện MIT. Chiếc cầu này không giống ai hết, vì chiều dài của nó không đo bằng mét hay feet như thiên hạ. Nếu có ai hỏi dân Boston kỳ cựu ở đây là cây cầu dài bao nhiêu, thì họ sẽ nhận được câu trả lời là cầu dài 364.4 smoots. Mỗi smoot dài 57. Đại khái là cầu dài lối 620m. Trên cầu có vẽ những vệt sơn cách nhau mỗi 10 smoots. Thật ra smoot là tên của một sinh viên MIT thời đó, có tên là Oliver Reed Smoot, ông cao 57, mà MIT muốn chơi trội, nên dùng chiều cao của ông để đo cây cầu này để thiên hạ thắc mắc chơi. Smoot là đơn vị đo lường tiêu chuẩn được dùng ở Boston đến năm 1958 mới thôi. Trên cầu có tấm bảng đồng ghi tên ông này.

Hàng năm nước sông Charles đều được thử nghiệm để bảo đãm an toàn vệ sinh cho dân chúng bơi thuyền và tắm sông. Có năm, Thị Trưởng thành phố hi sinh bơi đầu tiên trên sông để chứng tỏ là nước đạt tiêu chuẩn, không sợ phải đi thăm bác sĩ gia liễu sau khi tắm. Nhớ hồi nhỏ, xem sách, học địa lý, xem phim, ngắm carte postale… thấy sông Seine đẹp ơi là đẹp, hữu tình hết biết… Nhưng lỡ sống ở đây hơi lâu, tôi thấy con sông đó bình thường, không xứng với lời ca tụng quá đáng. Thật ra sông Seine có thể sạch hơn sông… Sàigòn, nhưng đẹp, thơ mộng, gì gì đó, so với sông Charles và các sông trên khắp nước Mỹ thì… còn xét lại.

Cạnh sông là công viên Esplanade, có đường dành cho người đi bộ tập thể dục, đường riêng cho xe đạp, một sân khấu lộ thiên rộng rãi, có nóc uốn cong gọi là Hatch Shell, nơi để trình diễn ca nhạc, hòa nhạc của dàn nhạc Đại Hòa Tấu Boston trong những ngày lễ lớn như July 4th, Thanksgiving, Xmas và New Year.

Nằm giữa trung tâm thành phố là Boston Common, một công viên xinh đẹp, mát mẻ, nơi nghỉ ngơi, vui chơi cho dân thành phố: mùa xuân đi ngắm trăm hoa đua nở, mùa hè trẻ con vui chơi trên các thảm cỏ xanh tươi, mùa thu xem lá vàng rơi rụng, mùa đông trượt băng trên Frog Pond, học sinh được vào vui chơi miễn phí, kể cả giày trượt băng nữa. Ở đây, trẻ con thích nhất là đi trên Swan Boat vòng vòng trong công viên, và ngắm nghía 7 con vịt bằng đồng, tượng trưng cho thành phố này. Nếu du khách nào cắc cớ hỏi tour guide mấy con vịt này có tên không thì có lẽ họ sẽ ú ớ ngay, vì một là không để ý hai là tên của mấy chú Donald này hơi khó nhớ: Con vịt mẹ tên Jack, mấy đứa con là Kack, Lack, Mack, Nack, Oack và Quack.

Khách tứ phương đến thăm Boston có thể không cần xe hơi trong thành phố này vì nạn kẹt xe và thiếu chỗ đậu. Hệ thống xe điện ngầm ở đây, gọi là T. gồm có 2 đường xe lửa đỏ, 4 đường màu xanh dương, một màu cam và 1 màu xanh biển, có thể đưa khách đến các di tích lịch sử, bệnh viện, trường học, cảnh sát, phi trường, bến xe bus, tòa án…

Nếu muốn có huớng dẫn viên và thuyết trình trong chuyến du ngoạn của mình, khách có thể ngồi trên xe bus DuckTour đi khắp thành phố, nhìn tận mắt Freedom Trail, con đường dài chưa đến 3 miles nối liền nhiều di tích lịch sử trong cuộc chiến giành độc lập của nước Mỹ vào năm 1775. Duck Tour bus là loại xe lội nước của quân đội trong Thế Chiến thứ 2 nên có thể dập dìu trên sóng với các thuyền, tàu, kayak trên sông Charles.

Ngoài du khách, sinh viên ngoại quốc, chọn Mass để ngắm lá vàng trong mùa Thu và Boston là nơi thăm thú và học tập, còn một số người cũng mặn mòi với thành phố này lắm. Đó là đám khủng bố quá khích: 19 tên trên 3 chiếc phi cơ trong vụ 9/11, phá hủy tòa tháp đôi ở New York, làm hư hại Ngũ Giác Đài. Hai anh em nhà họ Tsarnaev dự định cho nổ bom vào ngày lễ July 4th ở Esplanade năm 2013, nhưng lại đổi ý, vì muốn chết sớm hơn, nên mang bom nồi áp suất, nổ trong kỳ Boston Marathon 2013 vừa qua; Rezwan Ferdaus ở Ashland (MA) bị 17 năm tù vì định cho máy bay drone chứa bom đâm vào Quốc Hội và Ngũ Giác Đài; Tarek Mehanna phiên dịch tài liệu khủng bố và cách chế tạo bom cho Al Qaeda; Abousamra, ở Stoughton (MA), bị drone giết ở Iraq; Aafia Siddiqui tốt nghiệp Ph.D của MIT và Brandeis University, nhân vật nữ No 1 trong top ten wanted của FBI về tội có âm mưu sát hại binh sĩ Mỹ tại Afghanistan...

Cũng như những thành phố lớn của Mỹ, Boston cũng có Chinatown, vì diện tích tương đối khiêm nhường nên Chinatown này chỉ có 14 nhà hàng Tàu. Ngoài ra du khách khi đã đến đây rồi, thì có thể thưởng thức các món ăn, vật lạ của cả thế giới: Nepal, Nam Mỹ, Bắc Phi Ethiopie, Cuba, Do Thái, Ấn Độ, Anglola, Brazil, Phi Luật Tân, Ý, Hy Lạp và vô số tiệm phở, cơm của Việt Nam.

Ở Charlestown, gần Boston có một tiệm buffet tên Sweden Viking được báo Huffinton Post bình chọn là tiệm buffet số 1 thế giới. Khách có thể ăn lobster, Alaskan King Crab, Steak, Prime Rib, nghêu, sò, ốc, hến, trà và cà phê... bao nhiêu cũng được, không hạn chế. Vì thế mỗi ngày nhà hàng tiêu thụ 5000 con tôm hùm, 2000Lb càng cua. Gía cũng không đến nỗi mắc lắm, chỉ có $91 + tax+ 10% tiền phục vụ, chưa kể tip. Muốn có bàn phải book trước hơi lâu. Khách hàng phần lớn đến từ các tiểu bang khác bằng limousine hay phi cơ riêng.

Đọc đến đây, bạn có thể tạm nói là đã đi thăm Boston miễn phí rồi, ví muốn thấy tận mắt, rờ tận tay thì hơi hao, vì sinh hoạt ở nơi ni khá đắt đỏ, riêng hotel thì vài ba trăm đô một đêm là rẻ mà lại khó tìm được.

Mass nổi danh nhờ Boston, nhưng cũng mang tiếng với thế giới đấy. Lý do là đất hẹp, người đông, đường xá không rộng rãi nhu TX, CA... nên tài xế lái xe hơi ẩu, ít nhường xe, nhường đường cho người đi bộ. Cánh lái xe từ nơi khác đến hơi bất mãn nên cho tặng cho bác tài ở Mass một hổn danh Masshole. Mới nhìn, từ này chưa có nghĩa gí lạ. Nếu tách ra, ta thấy chữ asshole, một từ không mấy thanh tao, sạch sẽ. Nếu dùng để chưởi ai, ta có thể bị gãy tay, lọi giò, hơn nũa là ăn dao, hay kẹo đồng. Asshole mà thêm chữ M đàng trước thật là bậy. Từ điển The Oxford English Dictionary mới bổ sung từ không mấy hay ho này vào ấn bản mới trong tháng 6/2015. Mass mất một điểm về từ này.

Kông Li

Ý kiến bạn đọc
05/08/201516:18:40
Khách
Masshole could be a portmanteau of "massive asshole" LOL
28/07/201518:38:06
Khách
Nước Đan Mạch là một trong những nước đã cưu mang và giúp đỡ những người Việt Nam tị nạn từ những ngày đầu người dân Việt chạy trốn khỏi cộng sản năm 1975 , chúng tôi sống tại Nước Đan Mạch và yêu mến đất nước này. Có thể ông đạo Kông Li về sau này không dùng câu " NÓI TIẾNG ĐAN MẠCH " để thay thế điều mà ông không thể viết ra ?
16/07/201502:47:09
Khách
Bịnh da liễu, không phải gia liễu.
09/07/201514:43:35
Khách
Cám ơn chú Kông Li và Ngọc.
Hy vọng có "duyên" được đi ăn ở tiệm này mà không cần phải sử dụng phi cơ riêng và liousine ( chưa kịp mua) ... :-)
08/07/201513:38:49
Khách
Hello Nhung,
This is the google's address http://vikings.ph/
08/07/201513:16:50
Khách
Hi Mrs McKay,
Tiệm này ờ New England, chớ không ờ Mass, add : 178E Pasquisett Tri, Charlestown,RI 02813, Phone (401) 783-4515, Nên đi bằng limousine hay phi cơ riêng và seating limit : 2 hours. Have a nice dinner.PCL
07/07/201514:51:12
Khách
Chào chú Kông Li,
Đọc bài của chú thấy tự hào là người Boston quá. Cháu cũng yêu quý thành phố cổ kính , xinh đẹp này ... chú cho cháu hỏi thêm là tiệm buffet tên Sweden Viking địa chỉ ở đâu, cháu có hỏi bác Google mà hổng thấy ...
Cám ơn và chúc chú nhiều sức khỏe, viết bào nhiều, đi chơi nhiều
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,280,970
Với bài "Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine", tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016 và vừa nhận thểm Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2018. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Tác giả tên thật Lý Tuyết Mai, cư dân Pomona, CA. làm việc tại Bộ Xã Hội. Đến Mỹ khi còn tuổi học trò, cô thuộc "thế hệ gạch nối" của người Việt tại Mỹ. Với bài viết về chính sách của Bộ Xã Hội Mỹ đối với trường hợp một cô bé gốc Việt 16 tuổi mang bầu, Bảo Trân đã nhận giải Vinh Danh Tác Phẩm - thường gọi đùa là giải á hậu - Viết Về Nước Mỹ 2009. Sau đây là bài viết mới của cô.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, và từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông. Sau giải Đặc Biệt năm 2017, với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông được trao thêm giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây là bài viết mới của ông, từ Cameroon, một nước ở miền trung Phi châu.
Viết Về Nước Mỹ năm thứ 20 trân trọng chào mừng thêm một người viết mới. Theo bài viết, từ 1978, Ngọc Ánh đã là tác giả những trang nhật ký của một nữ sinh viên viết từ Sài Gòn, được đăng trên bán nguyệt san Việt Nam Hải Ngoại tại San Diego. Và từ 1979 thì cả nhà người viết đi tù. Người chồng bị kết án tử hình. Cháu bé mới sinh một tuổi theo mẹ vô nhà tù. Nhưng hơn 10 năm tù đày cộng sản không làm bà gục ngã. Và rồi, tình yêu đến... Thư kèm bài, bà viết “Tôi tên thật là Trần Ngọc Ánh, hiện đang sống tại thành phố Victorville, CA. Lần đầu tiên tôi viết bài tham dự "Viết về nước Mỹ" và hy vọng sẽ có nhiều bài viết về chủ đề này gởi đến Việt Báo trong năm nay...” Khi thêm bài mới, mong tác giả bổ túc ít dòng tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tháng Năm 2018, tại Việt Báo Gallery, có buổi ra mắt sách Anh ngữ "Finding My Voice—A Journey of Hope” tác giả Crystal H. Vo tức Võ Như Ý, một tác giả từng dự Viết Về Nước Mỹ từ 2009. Cô sinh năm 1970 ở Đà Nẵng. Năm 15 tuổi vượt biên cùng một người anh, tới Mỹ năm 1986 và thành công dân Mỹ với tên Crystal H. Vo. Cô hiện là cư dân San Gabriel, CA. và làm việc tại Sở Xã Hội Quận Hạt. Trong những năm ngừng viết về nước My,õ cô kết hôn, thành con dâu một gia đình Mỹ và đã dành trọn thì giờ để học sống và viết bằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất của cô sau họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016. Với sức viết mạnh mẽ, tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, bà có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, là bài viết mới nhất, khi tác giả bay từ Arkansas về họp mặt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Và...
Chỉ với bài viết đầu tiên, tới vào tháng cuối, Tác giả đã nhận giải Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Thư kèm bài, tác giả viết “Tôi tên Tố Nguyễn, đang làm tax accountant ở Los Angeles, thường xuyên theo dõi mục Viết Về Nước Mỹ. Tôi rất xúc động khi đọc những câu chuyện đời của người Việt trên xứ Mỹ, giờ tôi xin góp câu chuyện thật của tôi...” Sau bài đầu tiên, bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả đang tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây là bài viết của cô về lần đầu họp mặt Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả sinh năm 1953, tốt nghiệp Sư Phạm Sài Gòn khóa 12. Vượt biên sang Mỹ 1982, và từ đó tới nay định cư tại San Jose; Nghề nghiệp: Mechanical Designer, về hưu tuổi 65. Bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của ông là chuyện vui về nhóm bạn trường Sư Phạm Sài Gòn, khóa cuối cùng, ra trường năm 1975, kèm lời ghi của tác giả: “Thân tặng các bạn lớp Nhất 9/Nhị 15, khóa 12 (1973-75) Sư Phạm Sài Gòn.”
Tác giả tên thật Nguyễn Hoàng Việt sinh tại Sài Gòn. Định cư tại Mỹ năm 1990 qua chương trình ODP (bảo lãnh). Tốt nghiệp Kỹ Sư Cơ Khí tại tiểu bang Virginia năm 1995. Hiện cư ngụ tại miền Đông Nam tiểu bang Virginia. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ cuối năm 2016. Với “Viên Đá Kỳ Diệu,” một trong bốn bài viết về nước Mỹ của ông, Thảo Lan đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ 19.
Tháng Bảy, mùa Vu Lan, xin mời đọc bài viết về Mẹ của Minh Nguyệt Graves. Tác giả cùng hai con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ. Mười sáu năm sau, bà là chủ tiệm Nails ở Texas và kết hôn với một người Mỹ. Với sức viết giản dị mà mạnh mẽ, tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải Danh Dự năm thứ mười chín, 2018.
Nhạc sĩ Cung Tiến