Hôm nay,  

Miami, “Café Colada"

22/06/201500:00:00(Xem: 10363)

Tác giả: Y Châu
Bài số 3550-16-30100vb2062215

Tác giả là cư dân Miami, thường góp nhiều bài viết ngắn, luôn cho thấy tấm lòng với quê hương, bạn hữu.

* * *

Những ngày cuối xuân, chớm bước sang hạ, những trận mưa rào chợt đến, rồi chợt đi làm xao xuyến lòng người. Hàng palm cao rũ lá, phất phơ trước gió xạt xào, cộng thêm tiếng ve sầu gọi nhau tạo thành một thứ âm thanh của mùa hè. Những gốc phượng sần sùi, trơ cành trụi lá, đang cố gắng đơm hoa, một màu đỏ rực, tô điểm cho phố phường, chào đón du khách đến từ những vùng đất xa xôi.

Từ tháng hai, anh Đỗ Châu Giang cho tôi biết là cuối tháng năm anh sẽ đến Miami, từ đây anh sẽ lên tàu đi "cruise" 5 ngày, viếng các nước trong khu vực "Caribbean", rồi trở lại Miami trước khi trở về nhà. Anh ỡm ờ, sẽ cố gắng thăm tôi. Từ năm 1978 tới giờ chúng tôi chưa gặp lại nhau! Những con thuyền trải qua biết bao giông bão của cuộc đời, vẫn tiếp tục lênh đênh trước khi rệu rã.

Ngày chủ nhật, từ sáng sớm, tôi sắp hàng ở cửa hàng La Rosa, "cafe and bakery", trên đường Calle Ocho (Tiếng Tây Ban Nha có nghĩa Đường số 8) để mua vài món ăn sáng và đặc biệt là "cafe colada". Cà phê nguyên hột được rang sẵn, họ xay cà phê thành bột ngay tại chỗ, rồi lấy bột để đầy trong cái vá nhỏ có lọc ở bên dưới, gắn vào chỗ nước nóng, nhấn nút... Giọt cà phê đen quánh, sủi bọt thơm lừng chảy xuống:

- Thêm đường, rót vào cái ly (5 oz): là "cafe colada", giống như cà phê đen lớn. Nhỏ hơn là "cafe cubano" (1 oz).

- Thêm sữa, có "cafe con leche": là cà phê và sữa, tùy theo khẩu vị của mỗi người, muốn đậm thì cho nhiều cà phê.

- Thêm sữa và "cream": là "cafe cortadito".

Người ta thường "tiết kiệm", mua ly "café colada", rồi tụm năm tụm ba, rót mời mỗi người một ly "cafe cubano". Vào ban sáng để tỉnh táo, khởi đầu một ngày mới; vào lúc trưa để thêm "năng lượng" cho buổi chiều, thiệt là thắm đậm tình cà phê. Sống ở đây lâu ngày, lúc được mời, khi nếm thử làm tôi quen hồi nào cũng không hay.

Ngồi ở nhà chờ đợi từ 8 giờ đến hơn 10 giờ, nhưng anh vẫn chưa tới, tôi lái xe ra đường cái định mua một ít đồ dùng, thì đứa con đưa tay chỉ về phía trước:

- Ba xem kìa, có một chiếc xe van màu đen, mang bảng số của tiểu bang Georgia, đang chớp đèn quẹo vô hướng nhà mình. Ở trong xe đầy người Á Đông.

Tôi quay đầu xe chạy theo chiếc xe van, nó dừng trước nhà tôi. Tài xế nầy tài thiệt. Mấy năm trước có mấy người đồng hương đến thăm, không ai tìm được nhà, lạc đường, phải cho "tọa độ" để tôi đến rước.

Tôi vừa xuống xe, chạy đến đón anh, thì mấy đứa cháu trai của anh, nhanh chân hơn chạy trước khoanh tay, cúi đầu:

- Chào ông ạ! Tôi chưa kịp đáp lời thì có cháu khác tiến tới.

- Chào ông ạ!... Thiệt vui hết biết.

Bất ngờ, từ trong xe van có hai chú Bull nhảy ra, chạy ngút nguýt. Mấy cô Puppy hàng xóm của tôi cũng xí phần sủa vang, như pháo nổ, chào mừng quan khách mới đến.

- Thiệt là hỗn độn như bãi chiến trường! Anh đão mắt nhìn chung quanh, phu nhân của anh đang đứng kế bên hiểu ý, vội đứng nghiêm:


- Thưa thượng cấp, phu quân, xin báo cáo: quân số đầy đủ.

Tổng số 15: gồm 13 nhân, đứng đầu là thượng cấp (không tiện công khai tuổi tác)... cuối cùng là cháu Bill Châu Phong, Đỗ (6 tuổi) và 2 vật, được đem trở vô trong xe van, ổn định.

Anh nghiêm trang, khuyến nghị:

- Nơi đây không phải là “hậu cứ,” cần phải theo dõi xít xao, thanks.

Không khí thật là vui vẻ, náo nhiệt, đã mấy chục năm qua ở xứ lạ quê người, tôi không bao giờ được thấy.

Tôi mời tất cả vào nhà. Bà xã đã chuẩn bị sẵn những ly nước dừa tươi để cho mọi người giải khát, từ hôm qua. Riêng phái nữ cũng không mất phần, sẽ được đưa đi viếng vườn trái cây từ chua lét như: trái cóc trái xoài, trái ổi, chùm ruột, khế,...; ngọt như vãi, nhãn, mãng cầu, mít,...; cay như ớt hiểm, ớt sừng trâu, ớt chuông; còn có cả lá trầu,... Làm phiền tài xế ghi dùm địa chỉ, số điện thoại của nhà vườn ở Homestead cho vào GPS, để khỏi lạc đường khi tiếp tục cuộc du hành.

Riêng anh, tôi rót ly "cafe cubano" thơm ngát, đặc quánh, đắng nghét mời anh, Chúng tôi như sống lại những ngày lao lý:

...Từ Long Châu Tiền*, chúng tôi được đưa đến Xoài Hột, đường vào căn cứ Đồng Tâm, nằm trên bờ kinh Rạch Gầm, Soài Mút. Nơi mà ngày xưa vua Quang Trung đánh bại quân Xiêm La (Thái Lan). Cũng từ đó chúng tôi phải chịu đựng cảnh tù cải tạo để sống còn. Trong cảnh tù đầy, nhiều sư huynh đệ có nhiều sáng kiến độc đáo.

Có anh bỏ công mài sắt, làm thành những cây trâm cài tóc, cái lược, cái vòng đeo tay,... để làm quà cho người thân mỗi lần thăm nuôi.

Vào cái thời mà ở ngoài gian nan, ở trong cùng khốn. Một điếu thuốc lá, một ly trà, một tách cà phê,... là hàng xa xí, ngoài tầm tay. Một hôm, tôi được người bạn đưa cho một ly chứa một dung dịch, đậm đặc đen xì, nói là cà phê đen. Tôi nghĩ, chắc là mở được kho cà phê, nên đãi anh em. Tôi vui mừng, vội vàng nếm thử:

- Úi chà! Sao mà khét nghẹt như cơm cháy vậy!

Sau nầy mới được biết là do một "cao nhân sư huynh", xuống nhà bếp tận dụng cơm cháy còn dính lại trong chảo đụng, chế ra loại cà phê trứ danh nầy. Không biết từ cái phát minh nầy mà sau nầy chúng ta được thưởng thức:

Đậu rang + bắp rang + hương cà phê + chất sủi bọt = cà phê hảo hảo, uống ghiền luôn.

Đúng như vợ anh gọi: "thượng cấp phu quân", anh Giang ăn nói điềm đạm, chính xác làm mọi người chung quanh yêu mến, lắng nghe, trân trọng. Đây là lần đầu tiên anh đến Miami, kể từ khi định cư xứ lạ quê người. Năm đứa con đều thành đạt. Đặc biệt là đứa cô út tài năng, vừa tròn 24 tuổi đã tốt nghiệp Pharm. D., mùa hè nầy, 2015. Xin chúc mừng tân Pharm. D. và gia đình anh Đỗ Châu Giang.

Chưa tàn xuân, đà vào hạ
Tha hương viễn xứ, đất lạ quê người
"Colada" giọt đắng xin mời
Biển xanh cát trắng, thương người xót ta.

Y Châu

(*) Long Châu Tiền là tên một tỉnh, được thành lập sau năm 1975, gồm một phần đất của tỉnh Kiến Phong và tỉnh Châu Đốc, bây giờ thuộc tỉnh An Giang.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,465,549
Tác giả sanh năm 1943 tại Cân thơ - Bác sĩ thú y, giảng dạy tại Đại Hoc Cần thơ trước 75 - Cùng gia đình vượt biên năm 1980. Học lại và làm việc cho cơ quan Canadian Food Inspection Agency từ 1985 đến ngày hưu trí năm 2008. Bài đầu tiên Viết Về Nước Mỹ, Đất Lành Chim Đậu nhận giải Vinh Danh Tác giả năm 2007. Sau 10 năm tiếp tục góp bài cho Việt Báo, tác giả cho biết “Vì lý do sức khỏe bất ngờ, xin chào tạm biệt tất cả bạn đọc để tĩnh dưỡng. Và đây là bài viết cuối cùng của ông: Chuyện hai mùa Vu Lan 2016-2017, con trai lái xe hàng ngàn dặm về cùng bố lát gạch sân đậu xe và tu sửa ngôi nhà gia đình. Việt Báo Viết Về Nước Mỹ trân trọng cám ơn Bác sĩ Nguyễn Thượng Chánh. Kính chúc ông và gia đình an vui, mạnh khỏe.
Tác giả định cư tại Pháp nhưng thường lui tới với nước Mỹ, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả -thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Sau đây, thêm một bài mới của tác giả.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài mới của là một tự sự gợi nhớ nhiều kỷ niệm.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự VVNM từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Vừa nhận thêm giải danh dự VVNM năm 2017. Sau đây là bài mới của tác giả, vẫn với cách viết cẩn trọng, chu đáo, sống động.
Trước 1975, tác giả là một hạm trưởng hải quân VNCH, sau đó là 10 năm tù cộng sản, và định cư tại Mỹ theo diện H.O. Dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, ông đã nhận giải bán kết 2001, từ 9 năm qua đã là thành viên Ban Tuyển Chọn Chung Kết, và vẫn tiếp tục góp bài mới.
Tác giả là một cây bút nữ, cư dân San Jose, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sang năm thứ 18 của giải thưởng, Lê Nguyễn Hằng nhận thêm giải Vinh Danh Tác Giả, với bài viết về “Ba Thế Hệ Tuổi Dậu” và bài “Từ Độ Mang Ơn”. Bài mới của tác giả kể về cuộc họp mặt của các cựu sinh viên Quốc Gia Hành Chánh và chuyến đi 5 ngày trên du thuyền Carnival Inspiration.
Tác giả từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ 2015. Ông là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beyond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là cư dân Buffalo, NY. đã dự Viết Về Nước Mỹ từ hơn 10 năm trước Bài viết đầu tiên của ông là "Kinh 5 Dị Nhân" kể về vùng quê, nơi có hơn 1000 người -phân nửa dân làng- vượt biên mà có tới hơn 400 người tử vong... Hiện ông đang là cư dân Orlando, FL. và bài mới là chuyện về một số người thành công, một đề tài mà ông đã được mời nói chuyện tại Đại Học Buffalo.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. Với mỏ vàng trên sông Yuba, Marryville khởi thủy từng là thành phố của dân đào vàng. Thời nay, du khách và cư dân tại Marryville vẫn lai rai lượm được vàng cục, có du khách lượn cả cục kim cương trị giá nửa triệu mỹ kim. Đó là chuyện có thật, đề tài của tác giả trong bài viết mùa Lễ Tạ Ơn năm nay.
Nhạc sĩ Cung Tiến