Hôm nay,  

Mời Bà Bạn Mỹ Đi Ăn Phở

17/06/201500:00:00(Xem: 15416)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 3545-16-30095vb4061715

Tác giả nguyên sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo, là một trong những tác giả thân quen với bạn đọc Việt Báo Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết vằng Anh ngữ. Sau đây là bài viết mới nhất.

* * *

Một hôm tôi ngỏ ý mời Bà Allison, chủ câu lạc bộ Yoga đi ăn Phở cùng với gia đình, để giới thiệu món ăn này của dân Việt ta.

Sau cái ngày 30/04/75 mất nước này người Việt đã mang theo “quê hương Việt Nam mà tiêu biểu là Phở” đi chinh phục khắp thế giới.

Ở đâu có người Việt là ở đó có Phở. Phở đã được chào đón rất ân cần!

Phở bây giờ không còn là món ăn riêng của người Việt nữa mà là món ăn nổi tiếng ngon vì được công chúng khắp nơi trên thế giới ưa chuộng.

Phở đã trở thành món ăn quốc tế!

Khi du lịch qua Canada tôi ghé vào Tiệm Phở ở Thành Phố Toronto. Phở ở đây rất ngon,thơm mùi Phở.

Trong tiệm, trên tường là những bức tranh tả cảnh về đời sống ở Việt Nam rất bắt mắt như cảnh các em nữ sinh trong đồng phục áo dài màu trắng tha thướt, dịu dàng trên đường đi học, cảnh Phật tử đi chùa trong không khí trang nghiêm,cảnh người chài quăng lưới trong lúc bình minh êm ả v… và v…

Ăn xong tôi ngỏ ý được gặp ông chủ Tiệm Phở để cám ơn vì mấy ngày nay tôi không có đồ ăn Việt Nam, nhất là Phở để thưởng thức.

Cô thu ngân cho biết:

Ông chủ này là người Ấn Độ.Ông ta có tới 5 tiệm Phở lận.Ông ấy mướn thợ nấu.Vậy bác đừng bận tâm!

Nghe cô này nói thế tôi chưng hửng và nhận ra “sức mạnh” của Phở

Còn khi qua Pháp chơi thăm bà chị.Tôi cũng được thưởng thức món Phở mà con của bà chị tôi là chủ tiệm nấu.

Tài nghệ của anh chàng này cũng thuộc loại thượng thừa trong “làng võ Phở.” Tiệm lúc nào cũng đông khách chỉ tiếc một điều vì lý do cá nhân chàng ta đã đóng cửa khi đang làm ăn khấm khá!

Khi tôi ghé San Jose thăm mấy anh bạn thuộc Trường Sinh Ngữ Quân Đội định cư tại đây.Tôi được anh N.,người phụ trách, đưa tôi đi thăm Thành Phố San Jose, Thành Phố San Francisco, và cây cầu Golden Gate cùng với anh L.

Anh N. đã mở đầu chuyến du ngoạn tuyệt vời bằng cách cho tôi no bụng trước tiên vì “Có thực mới thấy cảnh đẹp” chứ không phải “Có thực mới vực được đạo” vì chúng tôi đi chơi mà chứ đâu có đi học.

Anh lái xe đưa tôi đi thưởng thức món Phở ở Vùng Vịnh. Tiệm Phở khá đông khách vào ra tấp nập.

Phở ở Vùng Vịnh thì ngon rồi nhưng mùi vị vẫn là mùi vị Phở của ta chứ không có mùi của bất cứ món ăn nào nơi Vùng Vịnh của nước Mỹ xen vào!

Thế mới là Phở chính truyền Việt Nam!

Theo năm tháng Phở dần dần chinh phục được khách ăn người Mỹ. Riết rồi tại Mỹ bảng hiệu của tiệm Phở không cần phải có tiếng Anh kèm theo mà chỉ cần chữ “Phở” đơn thương độc mã bằng tiếng Việt với đầy đủ dấu ngạo nghễ trên bảng hiệu là “đệ tử” người Mỹ biết liền!

Khi Tông Tông Bill thăm Việt Nam Bill đến ăn Phở tại một tiệm Phở ở Saigon.

Cứ theo như báo chí tại đây thì Ông Chủ Tiệm Phở,có lẽ thích đồ cổ hay hiểu giá trị của quảng cáo, nên đã ngăn riêng ra một căn phòng nhỏ vách bằng kính để chứa cái bàn và cái ghế Tông Tông Bill ngồi thưởng thức Phở làm đồ lưu niệm.

Dĩ nhiên khách vào Tiệm này để ăn Phở ai mà không liếc mắt coi xem hình thù cái bàn, cái ghế mà Tông Tông “tọa thực” vuông, hay tròn ra sao!

Đúng là Ông này quả thật có đầu óc thượng thừa về tiếp thị!

Nay tôi xin trở lại đề tài của bài viết. Nghe tôi mời Bà Allison đồng ý liền.Trước ngày hẹn Bà email cho biết sẽ đi cùng chồng và đứa con gái.

Tôi là người mời nên tôi đến Nhà Hàng X.,nơi có món Phở theo tôi là ngon nhất tại Thành Phố Greenville, SC. để chờ.

Trong lúc ngồi chờ tôi luôn luôn được nhân viên phục vụ quan tâm thay nhau hỏi xem tôi có cần uống món gì không.

Quả thật nhân viên ở đây đã không phụ lòng chủ nhân.

Chừng lối 10 phút sau thì Bà chủ Câu Lạc Bộ Yoga cùng chồng và con tới.

Vì là giờ ăn trưa nên khách ra vào tấp nập khiến hai anh phục vụ không ngớt ngưng tay phục vụ khách.

Trong số những khách ra về có nhiều người mang theo món to go. Như vậy là ngoài món Phở các món ăn tại đây đều rất hấp dẫn có thế người ta mới mua thêm để mang về ăn cho đã thèm.

Điểm đặc biệt khách hàng toàn là người Mỹ. Người Mỹ gốc Việt chỉ có tôi và đôi thanh nam và thanh nữ kế bên bàn của chúng tôi.

Sau một thời gian kiếm khách bây giờ Nhà Hàng này đã tạo được uy tín với khách hàng người địa phương và người Việt cũng như Mỹ gốc Việt.

Có lẽ tôi cũng phải nói rõ một chút về hai chữ “người Việt” và “Mỹ gốc Việt.”

Theo như ngu ý thì tôi là thế hệ thứ nhất và con tôi là thế hệ thứ hai đều là Mỹ gốc Việt. Các cháu của tôi là thế hệ thứ ba các cháu là Mỹ 100% vì đã bị văn hóa và cách ứng xử của người Mỹ mỹ hóa rồi tuy rằng các cháu vẫn nói được tiếng Việt.

Khi người phục vụ mang thực đơn ra bé C., con gái của Bà chủ Câu Lạc Bô Yoga, hành xử rất Mỹ. Bé tự chọn món ăn, nước uống chứ không hỏi ý kiến của cha hay mẹ như các em bé Việt Nam.

Thay vì ăn Phở cô bé lại thích ăn cơm gà!

Các cháu của tôi cũng vậy vì thế tôi mới cho rằng các cháu của tôi là Mỹ trong cách suy nghĩ, ứng xử.

Theo tôi nước dùng Phở ở tiệm này rất trong không một váng mỡ nên hợp với ý thích của người Mỹ vì họ muốn tránh bịnh cao mỡ.

Nước Phở không những trong mà còn thơm mùi Phở.Đây là điều quan trọng mà khách hàng luôn luôn đánh giá cao.

Người ta thưởng thức một món ăn không những vì khẩu vị mà còn vì hương vị nữa!

Tiệm Phỏ này rộng,thoáng, mát đủ tiện nghi nên đây cũng là một yếu tố giúp Tiệm đông khách lui tới.

Nói đến Phở mà không đề cập đến Phở Tàu Bay trước 30/4/75 ở đường Lý Thái Tổ gần Chợ Cá Trần quốc Toản là một thiếu xót lớn.

Tiệm lúc nào cũng đông khách. Món Phở ngon nhất là món Chín Giò. Chỉ có tiệm Phở này mới có món này.Các tiệm Phở khác ở Saigon trước 30/04/75 hình như không có “tuyệt chiêu này.”

Khi nhai miếng Chín Giò này mùi thơm của thịt bò cộng với vị beo béo,bùi bùi khiến khách thưởng thức ngất ngây.

Trước đây ở Saigon các tiệm chiều khách thì có chiều nhưng coi khách là “Thượng Đế” thì hình như chưa có tiệm nào thì phải.

Tôi nhớ có lần cùng nhà văn Nguyễn thụy Long đi ăn Phở Tàu Bay. Bà vợ ông chủ tiệm Phở tay cứ thoan thoắt bốc thịt, hành bỏ vào tô cho khách rồi lại cũng bàn tay ấy thối tiền cho khách.

Tôi nhỏ nhẹ góp ý:

Có lẽ Bà nên cho một người chuyên thu và thối tiền thì tốt hơn và vệ sinh hơn vì tiền đâu có sạch.

Nghe tôi nói thế ông chủ tiệm Phở lúc đó đứng gần đó mau mắn kêu một người khác trong tiệm ra làm công việc này liền.

Hình như hôm đó tôi được ông chủ tiệm Phở Tàu Bay cho tôi đóng vai “Thượng Đế” thì phải.

Lúc Long còn sống trong một lần email cho tôi Long đã nhắc lại kỷ niệm khó quên này và cho biết hiện nay Tiệm Phở Tàu Bay vẫn duy trì người thu và thối tiền như hồi tôi góp ý kiến.

Tôi đâu có ngờ Tiệm Phở Tàu Bay lại trân trọng ý kiến nhỏ bé của tôi và vẫn duy trì mãi cho tới cả sau 30/04/75 đến như thế.

Trong một dịp đến làm việc tại một đơn vị bạn hồi trước 30/04/75 tôi được mời ăn Phở Tàu Bay tại Câu lạc Bộ của đơn vị này.

Quá ngạc nhiên tôi hỏi thì được biết con trai của Ông Chủ Tiệm Phở Tàu Bay đi vào quân đội và đang làm việc tại đây nên anh chàng cho mang Phở vào bán ở Câu Lạc Bộ của đơn vị.

Thế là Phở Tàu Bay cũng “tòng ngũ” luôn nhưng giá mà anh này gia nhập Quân Chủng Không Quân thì Phở Tàu Bay cũng “chấp cánh” bay luôn!

Nhân dịp này tôi bèn hỏi anh ta lý do tại sao ông chủ tiệm Phở Tàu Bay không mở tiệm ở chỗ nào khác rộng rãi thoáng mát để khách đến sau khỏi phải đứng chờ ngay tại bàn có khách đang ngồi ăn để giữ chỗ trước. Khi khách ăn xong đứng lên là người đang đứng dành chỗ ngồi xuống liền.

Anh ta mới bật mí:

Bố cháu nói là để tiệm nóng, chật như vậy thì khi khách ăn xong họ sẽ đứng lên và đi liền chứ không ngồi lâu uống nước trà hay cà phê.

Do đó cũng cái bàn ấy có thể phục vụ thí dụ là 15 lần khách ăn thay vì 10 lần nên bố cháu cứ để như thế.

Không biết các lớp học về kinh tế trên thế giới có vị giáo sư nào đã nghĩ ra “quái chiêu này” như ông chủ tiệm phở Tàu Bay này không?

Nay tôi xin trở lại câu chuyện ăn Phở.Chỉ có tôi và chồng Bà Chủ Câu Lạc Bộ Yoga là ăn hết tô phở còn Bà vợ ông ta không ăn hết có lẽ vì Bà muốn giữ cho khỏi mập chăng? Còn bé C. làm sao có thể ăn hết đĩa cơm gà dành cho người lớn.

Bữa ăn trưa hôm ấy tôi cảm thấy thật là vui vì đã mang được quê hương của tôi là món Phở để giới thiệu với người Mỹ.

Quê hương của tôi là nước Việt xa cách ngàn trùng tôi chỉ ấp ủ trong tim nay tôi đã thể hiện một cách cụ thể qua món Phở mà ai đã ăn qua một lần thì không thể nào quên.

Ôi quê hương dấu yêu!

Đây quả là một dịp để ca tụng nước Việt mến yêu tuy không nói nên lời nhưng người thưởng thức món Phở lại hiểu nhiều hơn là nghe nói!

Sao Nam Trần Ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
22/06/201517:59:41
Khách
Thưa quý liệt vị
Xin cảm tạ quý vị đã góp ý.Hình như ông chồng ăn hết tô Phở đã là một lời khen không nói nên lời rồi thì phải.Chúc quý vị sức khỏe.
Trân trọng
19/06/201510:48:30
Khách
Theo tựa đề thì nhân vật chính trong câu chuyện là bà Mỹ được mời đi ăn phở.Tuy nhiên, ở phần thân bài tác giả it đề cập đến nhân vật chính mà chỉ "miên man" về món phở. Ở phần kết luận trớt quớt " bà bạn Mỹ ăn không hết tô phở, vì sợ mập" và không có được một lời bình luận về món ăn quốc hồn quốc tuý ,được tác giả hân hạnh mời dùng. Hình như,tựa đề bài viết tác giả đặt được không được chỉnh chăng ?
17/06/201516:49:37
Khách
Tôi là người Nam, nên tôi thấy chuyện tự chọn món ăn cho mình là chuyện bình thường dù là còn nhỏ. VN sau 75 lạ lắm 8 tuổi cha mẹ bón cơm!!!!!!! Thi lớp 10 cha mẹ chở, đút com.
17/06/201514:09:22
Khách
Bài viết giới thiệu vài chi tiết kinh nghiệm cá nhân của tác giả nhưng bố cục
tản mạn, thiếu cô động với đề tài.
Hy vọng lần sau. Có tâm tình viết và đăng báo là cả công trình với thời gian và nhiệt quyết.
Cảm ơn tác giả có bài chia xẻ, điều nầy tác giả hơn tôi nhiều; tôi chỉ biết đọc mà chưa có gì để cống hiến. Sẽ cố gắng noi gương tâm tình của tác giả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,608,053
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014 và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả hiện là trưởng ban Tuyển Chọn Chung Kết giải Việt Báo từ năm 2017. Tham gia Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, bà nhận giải chung kết VVNM 2001, với bài “32 Năm Người Mỹ Và Tôi” và vẫn tiếp tục viết. Bà hiện làm việc bán thời gian cho National-Interstate Council of State Board of Cosmetology (NIC) và là cư dân Westminster. Bài mới nhất, tác giả viết cho mùa Vu Lan.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay.
Tác giả tên thật là Trương Nguyên Thuận, tuổi 60', cựu sĩ quan không quân VNCH, di tản sang Mỹ từ 1975, kỹ sư điện toán, từng làm việc với Hewlett Packard/ Houston... rồi mở lò dạy võ tại Houston. Ông đã góp nhiều bài viết đặc biệt và nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ 2004. Sau nhiều năm ngưng viết, ông vừa trở lại với sức viết mạnh mẽ. Bài mới là chuyện mừng đón cháu ngoại sinh đúng ngày bão lụt ở Houaton, Texas.
Tác giả là một nhà giáo, nhà báo, nhà hoạt động xã hội quen biết tại Little Saigon. Tới Mỹ theo diện Hát Ô Một từ 1990. Suốt 27 năm qua, ông là nhà hoạt động văn hóa cộng đồng, là thầy dạy võ, và không ngừng viết văn viết báo tiếng Việt, tiếng Anh. Với sức viết mạnh mẽ, vừa có thêm tới 7 cuốn sách mới đang ra mắt khắp nơi. Góp sức với Viết Về Nước Mỹ, ông đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ những năm đầu, và vẫn tiếp tục góp bài mới. Sau đây, là bài mới viết cho mùa lễ Vu Lan.
Tác giả định cư tại Pháp, tham gia Viết Về Nước Mỹ từ tháng Ba 2010. Họp mặt giải thưởng năm 2011, bà đã bay từ Paris sang California để nhận giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á Hậu. Bài mới của tác giả cho mùa Vu Lan 2017 giống như bông hồng đỏ dành cho một bà mẹ vẫn tiếp tục sống vui sau cuộc bể dâu thời hậu chiến bi thảm.
Tác giả quê quán ở Bến Tre, đi du học Mỹ năm 1973 và ở luôn cho tới ngày nay. TG gia nhập chương trình VVNM do Việt Báo tổ chức từ năm 2015. Năm đầu tiên, nhận được giải danh dự (2016) và năm thứ hai được giải “Á khôi” Vinh Danh Tác Giả (2017). Hiện ông đã về hưu và đang định cư ở Orange County.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bài được chuyển đến bằng điện thư. Mong Lanh Nguyễn tiếp tục viết và vui lòng bổ túc phần sơ lược tiểu sử và địa chỉ liên lạc.
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo. Cô đến Mỹ tháng 4 năm 2000, hiện là cư dân Waxahachie, Texas, trong một thành phố ít người Việt cư trú. Sau đây là bài viết mới của tác giả.
Nhạc sĩ Cung Tiến