Hôm nay,  

Một Chút Cay Trong Mắt

08/06/201500:00:00(Xem: 13438)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 3536-16-2996vb2060815

Tác giả đã nhận giải danh dự Viết Về Nước Mỹ. Sau nhiều năm làm một viên chức chính phủ tại miền Đông, Nguyên Phương đã hưu trí và tìm về vùng Little Saigon. Bài mới của bà là kể về những sinh hoạt tình nghĩa. Mong Nguyên Phương tiếp tục viết.

* * *

Hàng tuần có hai nhóm người náo nức chờ đợi một ngày để được gặp nhau, đó là nhóm chúng tôi do sư hướng dẫn của sư Tinh Cần và nhóm người bệnh trong Health Care Center. Chúng tôi vui vì có niềm vui để đem chia sẻ và các "bác" trong trung tâm vui vì được sinh hoạt cùng chúng tôi.

Sư đã thành lập nhóm này từ vài năm trước đây. Sự có mặt của Sư và nhóm phật tử của Sư đã là một sư thân quen, một sự cần thiết gần như không thể thiếu cho những bệnh nhân sống dài hạn nơi đây. Từ lần đầu tiên tôi gia nhập nhóm này tôi đã nhận được những ánh mắt chào đón, chan hòa niềm vui của quí "bác" (danh từ "bác" tôi dung chung cho những bệnh nhân ở nơi đây không phân biệt tuổi tác, vì có những bệnh nhân còn rất trẻ).

Trung tâm tọa lạc ngay trước một bệnh viện và cạnh một medical center, nên những trường hợp cấp cứu chắc là rất thuận tiện. Lịch sinh hoạt của trung tâm được treo trên tường với một lịch trình cho từng tháng, có rất nhiều phái đoàn vào giúp vui thăm hỏi, nhóm công giáo, Phật giáo, nhóm văn nghệ....

Phòng tập therapy vừa đủ lớn cho số bệnh nhân nằm ở đây. Tôi thấy những nhân viên, y tá dịu dàng dìu bệnh nhân từng bước để tập đi, tập đứng...

Đó là những hình thức bên ngoài nhưng ở bên trong, còn thêm những tâm hồn đáng quí của những nhân viên, một cô nhân viên,chính cô đã đến từng "bác" gái để đánh móng tay, chải đầu cho từng người, kể cả những người nằm trên giường bệnnh. Những người sống ở đây cũng được an ủi phần nào nếu con cháu hay chồng, vợ không có thì giờ đến thăm nom.

"Nhập gia tùy tục" là phương châm để thực hành cho cuộc sống, đời sống ở Mỹ đa số đến tuổi già khi không còn chăm sóc được cho bản thân mình thì đành chấp nhận vào trong viện dưỡng lão, con đường vào viện dưỡng lão là một chuyện bình thường cho người Mỹ nhưng là cả một chấn động mạnh cho phần đông các cụ già Việt Nam, các cụ không chấp nhận được, có cụ đã quỳ xuống lạy con "con ơi đừng bỏ bố vào viện dưỡng lão, nơi nằm chờ chết". Biết làm sao khi con còn cả một đường dài trước mặt, còn phải nuôi nấng con cái, còn phải lo đi làm, còn phải lo cơm, áo gạo tiền.... Nhiều khi các con còn không có đủ thì giờ cho cái gia đình bé nhỏ của họ.

Tại nơi Health Care Center, trung tâm phục hổi chức năng này, tuy đa số là người già, cũng có những người còn trẻ, nhưng 100% đều phải ngồi trên xe lăn.

Có đến nơi đây nghe những lời tâm sư mới nhìn thấy sự vô thường của cuộc đời, mọi bất trắc đều có thể xẩy ra bất cứ lúc nào, quy luật sanh, lão, bệnh, tử không phải diễn tiến theo đúng thứ tự như vậy. Ngoại trừ một số bệnh nhân bệnh có thể khỏi còn thì nơi đây có lẽ là chuyến xe chót trong cuộc đời của một số đông các "bác". Nơi đây đã thoát ra ngoài những lao xao của cuộc đời, nơi không còn danh lợi, hơn thua, giầu nghèo... Chính vì vậy mà dưới sự hướng dẫn của Sư chúng tôi chỉ sinh hoạt những tiết mục để các "bác " có thể cùng tham dự, cùng vui.

Mở đầu là một thời kinh nhật tụng, sau đó là chương trình sinh hoạt giúp vui, mùa nào sinh hoạt theo mùa đó. Những ngày giáng sinh chúng tôi cùng các "bác" đều mặc áo có chút mầu đỏ, xanh, hát những bản nhạc giáng sinh.

Tết đến hai cô Hằng và Hạnh cũng rộn rã tìm những tiết mục thật là vui nhộn và đầy không khí... tết. Hôm đó chúng tôi hẹn nhau cùng mặc áo dài, những chiếc áo dài đẹp nhất để mặc tết. Ban điều hành nơi đây cũng trang trí thật vui mắt bằng những hình ảnh, những giòng chữ treo trên tường.

Khi chúng tôi vừa vào tới cửa, Có vài "bác" mắt sáng long lanh "cô nào cũng đẹp cả". Chúng tôi hiểu rằng các "bác" nhìn chúng tôi từ những tấm lòng ưu ái.

Chúng tôi như tô điểm thêm cho vườn hoa mùa đông của các "bác" Ngay cả ông giám đốc cũng đến suýt xoa "ước gì các bạn ngày nào cũng mặc áo dài", dĩ nhiên đó là câu xã giao của người Mỹ, nhưng chúng tôi cũng vui vì mang đến một chút xuân nơi chốn quạnh hưu của những người bệnh.


Để tổ chức cho các "bác" thật sự vui tết, bắt đầu cô bé Hằng chiếu video cảnh chợ tết ở Bolsa, hoa và người chen chúc nhau, các "bác" theo rõi không chớp mắt. Người điều khiển chương trình, cô Hạnh cười tươi như hoa nở, giới thiệu từng góc đường. Cô Hạnh cũng nói về sự tích bao lì xì. Sau đó tôi đến từng "bác" trao tặng những phong bì lì xì, với lời chúc sức khỏe. Những phong bì lì xì tôi đã lựa chọn thật kỹ những phong bì mầu vàng, mầu của lá cờ, mầu của hòang tộc và những bông mai vàng với những giòng chữ "Chúc Mừng Năm Mới" cho thật thuần túy của Việt Nam, tránh những bao mầu đỏ với những giòng chữ Tầu, những giòng chữ "Cung Chúc Tân Xuân".

Tiếp theo là văn nghệ mừng xuân.Nét hân hoan hiện lên trên từng khuôn mặt, những cánh tay run run đưa đẩy theo điệu nhạc, những tiếng hát khó khăn thoát ra khỏi bờ môi, một sự rộn rã trong lòng chúng tôi. Sau phần hát, thường là phần câu đố vui có thưởng, để các "bác" có dịp vận động trí nhớ. Chúng tôi ngạc nhiên khi có những "bác" thuộc những câu ca dao dài lê thê, những câu đố mà nhiều khi tôi cũng không đoán được nhưng có những "bác" hăng hái giơ tay và trả lời thật chính xác. Những gói quà nho nhỏ càng làm các "bác" vui thêm. Buổi sinh hoạt rộn rã tiếng cười.

Đến cuối giờ khi chúng tôi chào tạm biệt một "bác" đã yêu cầu chúng tôi dừng lại và yêu cầu nhân viên của trung tâm đẩy xe lăn cho "bác" lên hàng đầu và xin cái micro để nói. Kẹp cái micro dưới cằm, một tay "bác" lần trong cái túi xách lôi ra một cái phong bì, cả hội trường đều im lặng không biết "bác" muốn nói gì.

"Bác" run run cầm micro và nói "chúc mừng năm mới, tôi đã đổi những đồng tiền mới và nhờ mua những phong bao lì xì mầu đỏ này để mang đển tặng các cô trong dịp tết gọi là tiền lì xì và cầu mong các cô vui mãi, mọi sự như ý" chúng tôi mắt rưng rưng, "bác" muốn từng người một lên để tận tay "bác" được "mừng tuổi".

Lần đầu tiên trong cuộc đời tôi nhận được một bao phong bì lì xì mà lòng cảm thấy thật bồi hồi xúc động.

..... một chút cay trong mắt.

Lần khác trong mục đọc truyện, cô Hạnh đã đọc một câu truyện được phổ biến rộng rãi qua những emails. Câu truyện "ly cà phê trên tường" câu truyện xẩy ra trong một quán cà phê ấm cúng ở thị trấn nhỏ gần Venice, Italy. Tác giả thấy khách vào uống cà phê và trả tiền cho cả một ly cà phê mà họ không uống và gọi đó là ly cà phê trên tường vì ly cà phê này chỉ là một mảnh giấy gắn lên tường. Gần đén giờ quán đóng cửa, một người khách ăn mặc rách dưới bước vào quán. Ông nói: "Cho tôi một ly cà phê trên tường". Anh nhân viên vui vẻ lấy ly cà phê mời khách, và gỡ một tờ phiếu ở trên tường.

Đó là hình thức chia sẻ rất đỗi dễ thương của những người dân trong thị trấn với người vô gia cư, nghèo khổ mà ngay cả ly cà phê cũng phải đắn đo vì không có tiền mua thưởng thức.

Sự chia sẻ không làm cho người nhận phải van xin, và đã được đối xử bình đẳng như những người khách trả tiền khác.

Câu truyện chấm dứt và các "bác" yên lặng quên cả vỗ tay như mọi khi. Như thường lệ cô Hạnh hỏi:

- Các "bác" có thấy hay không ạ?

Một "bác" dơ tay xin phát biểu, giọng "bác" hơi khó nghe nhưng qua giọng nói, qua ánh mắt của "bác" chúng tôi cũng đoán được có điều gì như "bác" muốn tâm sự.

Sư có lẽ đã hiểu được qua sự cảm thông nên Sư đã "thông dịch" lại cho chúng tôi nghe, "bác" nói câu chuyện này rất cảm động và đã làm "bác" liên tưởng đến nước Mỹ và người Mỹ. Nước Mỹ đã dang rộng vòng tay ra cứu vớt những người đi tìm từ do và cho tỵ nạn trên đất nước của họ, không những thế những người đi làm đã đóng thuế, tiền thuế cũng được dùng giống như những người đã mua ly cà phê trên tường, để tặng những người cần đến, những người gặp hoạn nạn, xa cơ không phân biệt chủng tộc. Món quà tặng này thật vô giá vì họ đã cho những người nhận với danh nghĩa vô danh, người được nhận những món quà đó không phải cúi mình van xin. "Bác" trân trọng cám ơn nước Mỹ.

..... một chút cay trong mắt.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
19/06/201521:17:08
Khách
Cám ơn bạn Tu-an đã quá khen, NP chỉ muốn chia sẻ một chút cảm xúc trong buổi sinh họat với các "bác" ở trung tâm.
17/06/201523:41:28
Khách
Hay quá, nên gọi là "Hữu xạ tự Nguyên Phương" chăng. Cám ơn tác giả cùng các Phật tử thiện nguyện!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,060,203
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen đã hơn 15 năm sinh hoạt với Việt Báo viết về nước Mỹ. Tác giả là cư dân miền Bắc California vừa thông báo đã “trả thẻ, về hưu.” Hy vọng viết về nước Mỹ năm thứ 21 sẽ thêm bài viết mới.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu tiên, từng nhận Giải Danh Dự VVNM 2001 và giải chung kết VVNM 2004. Khởi viết cùng lúc với giải thưởng Việt Báo, tác giả đã xuất bản cuốn sách đầu tiên, "Cạnh Đền" và mới nhất là "Bước Chân Định Mệnh". Hai cuốn sách gộp chung gần 1.000 trang truyện ký về cuộc đời của chính tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ bảy của bà kể về chuyện họp mặt trường cũ trên du thuyền.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Bài viết mới của bà kể về người bảo lãnh của gia đình, một cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, vừa ra đi tại Atlanta.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất. Bài đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Sau giải Danh Dự VVNM 2018, sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố. Vẫn chuyện Philippinnes, đây là bài mới nhất.
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, cô đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX và hiện là cư dân Los Angeles, công việc: làm tax accountant. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy một sức viết mạnh mẽ khác thường. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết tên thật là Lâm Túy Mĩ (Milam Túy Hoa). Trước 1975, làm việc cho ngân hàng Việt Nam Thương Tín chi nhánh Nguyễn Tri Phương, Quận 5, Saigòn. Năm 1976, sau đợt đổi tiền, bị sa thải vì có chồng là "ngụy quyền". Vượt biển, và định cư ở Hoa Kỳ từ hè năm 1979. Từng là nhân viên thành phố Long Beach trên 28 năm. Sau hưu trí, hiện là cư dân Santa Ana. Mong tác giả tiếp tục viết.
Nhạc sĩ Cung Tiến