Hôm nay,  

Từ Việc Bill Gates Uống Nước Thải

28/03/201500:00:00(Xem: 14296)

Tác giả: Phương Hoa
Bài số 3499-16-29899vb7032815

Tác giả định cư tại Mỹ từ 1994, vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Viện Bảo Táng Của Những Người Lính Bị Bỏ Quên" tác giả đã nhận giải chung kết Viết Về Nước Mỹ 2014. Bài sau đây trích tư  Việt Báo Tết Ất Mùi 2015.

***
blank
Điểm đến của nước cống tại nhà máy lọc.

“Billy Gates có một sự say mê đối với phân.” Đó là câu mở đầu bài viết của Jason Silverstein, ký giả tờ New York Daily News, hôm thứ Ba, 6 tháng 1, 2015, mà tôi tìm đọc thêm sau khi đọc một đoạn tóm tắt tiếng Việt về chuyện “Bill Gates uống nước thải” từ một email chuyển tiếp của nhóm Việt Bút.

Trong bài viết, Jason nói Bill Gates “ông tỷ phú nhân từ” đã tiết lộ trên GatesNotes blog của ông về một giàn máy tên “Janicki Omniprocessor” có thể biến chất thải của người thành nước sạch uống được. Đọc tin, tôi nhớ ra đây là điều từ lâu tôi đã từng thắc măc.
Hồi tôi học lớp môi trường, trong một lần họp nhóm để làm cái “Project” đầu tiên của lớp, tôi thấy khát nước nên vơ lấy chai nước tu một hớp. Con bạn Mỹ ngồi bên bỗng nói:

-Nước uống đóng chai là sản phẩm tái chế từ nước cống đấy!

 Nghe vậy, tôi sặc. Ngụm nước vừa vào miệng đã vọt ra làm tôi muốn ói.

Đó là lần đâu tiên tôi nghe nói về việc “uống nước thải tái chế”. Khi lớp thảo luận về đề tài này, cả lớp tranh cãi quyết liệt, không ai chấp nhận mình sẽ uống nước từ ống cống.

- “No way”! Không bao giờ! Một sinh viên nữ gào lên. –Tôi xin thề là có chết cũng không uống thứ nước kinh tởm đó. Nếu trái đất không còn nước, tôi thà chết khô!

Mọi người nhao nhao. Cánh nam sinh viên cũng la to:

- “Yuck!” Gớm quá!

Vị giáo sư phải mất một lúc để giải thích về những ích lợi của việc dùng nước thải tái chế, ông nói chẳng những tiết kiệm nước cho địa cầu chúng ta mà còn giúp làm sạch môi trường. Nhưng buổi thảo luận vẫn kết thúc thật tồi tệ, vì hầu hết lớp không đồng ý, ngoại trừ hai quân nhân Mỹ từ chiến trường Iraq về đi học lại. Từ đó mỗi khi uống nước, tôi thường tưởng tượng là có ngày mình sẽ bị uống…nước thải nên thấy ghê ghê. Và tôi luôn “canh cánh bên lòng” với ý muốn tìm hiểu xem bằng cách nào người ta có thể tái chế thứ nước kinh khiếp đó ra nước uống, nhưng chưa có dịp.

Đọc xong bài viết của Jason, tôi tìm lên “GatesNotes Blog” để đọc trực tiếp những gì Bill Gates viết. Ngày 5 tháng 1, 2015, trên blog của ông, nhà tỷ phú đã hào hứng ghi cái tựa đề thật đậm, thật…sốc: “Từ Phân Đến Uống Được: Cỗ máy thần kỳ này đã biến chất thải người thành nước uống!”

Bill Gates viết rất đầy đủ chi tiết về giàn máy đặc biệt mà quỹ “Gates Foundation” của ông tài trợ cho công ty Janicki Bioenergy ở miền Bắc thành phố Seattle, Washington,  Hoa Kỳ, thiết kế để giúp các nước nghèo kém phát triển trên thế giới.

Theo nhà tỷ phú, nước uống tái chế rất an toàn và hợp vệ sinh. Trong quá trình tái chế, chiếc máy Omniprocessor chạy với nhiệt độ rất cao, 1000 độ C, cho nên nước đã được sát trùng và mùi hôi cũng biến mất. “Trên thực tế, nó đáp ứng được với luật an toàn sức khỏe mà chính phủ Hoa Kỳ đề ra,” Bill Gates viết.

blank
Điểm đến của nước cống tại nhà máy lọc.

Tôi có xem clip YouTube trên GatesNotes Blog, thâu lại sự thử nghiệm vận hành của giàn máy Omniprocessor trong lần Bill Gates đến thăm xưởng. Thật là không thể tưởng tượng nổi sự làm việc độc đáo của cỗ máy này. Bắt đầu từ một bể chứa chất thải khổng lồ, những mảng phân ngồn ngộn tự động cuộn liên tục từ trong bể chạy lên máng dây chuyền, đưa vào một ống dẫn to, chạy xuyên qua hệ thống đun sôi, lò đốt, bộ phận lọc, chỉ trong mấy phút thì đến cuối đường. Và tại điểm dừng, cái đám “đồ bỏ” đen ngòm ngòm kinh dị kia đã được “hô biến” thành những giọt nước trong văng vắt chảy xuống một chiếc ly cho nhà tỷ phú uống thử. Sau khi uống ly nước “đặc chế” ấy, nét mặt Bill Gates sáng lên, ông tươi cười gật gù: -Ồ! Quả thật đây chính là nước!

Bill Gates còn cho biết, Peter Janicki, người phát minh ra giàn máy Omniprocessor đã du lịch nhiều lần đến Africa và India để nghiên cứu, tìm hiểu tình hình trước khi thực hiện cỗ máy này. Và công ty dự tính cuối năm 2015 sẽ bắt đầu đặt “mở hàng” một cỗ máy Omniprocessor ở thủ đô Dakar, thành phố lớn nhất nước Senegal bên Bắc Phi.

Nhà tỷ phú còn có tham vọng cao hơn, muốn giúp người dân các nước nghèo biến chất thải người thành ra…vàng. Vì theo Gates, lợi ích của việc tái chế này vô cùng to lớn. Ngoài chuyện giúp giải quyết vấn đề vệ sinh an toàn, giảm ô nhiễm môi trường, tạo ra nước sạch để uống, và một số tro, cỗ máy thần kỳ Omniprocessor còn đem lại nguồn điện tuyệt vời, đủ cho cỗ máy tự vận hành, lại còn thừa để cung cấp điện cho thành phố nữa. Cho nên ông quyết định sẽ tận dụng tối đa việc này để giúp người dân các nước nghèo phát triển kinh tế. Đó là biến chất thải của người thành các mặt hàng giá trị trên thị trường, như nước uống và điện. Bill Gates còn dí dỏm viết, “Nguồn lợi phân” này thể hiện câu thành ngữ của người xưa, “Rác của người này là vật quý của một người khác”!

Theo dự tính, mỗi cỗ máy Janicki Omniprocessor trong các đợt sản xuất sau sẽ đủ sức giải quyết chất thải của 100,000 người, mỗi ngày máy sẽ tái chế ra 86,000 lít nước sạch để uống, đồng thời cung cấp khoảng 250 kilowatt điện. Và mục tiêu sắp tới của ông và công ty Peter Janicki là cung cấp những cỗ máy Omniprocessor giá cã rất vừa phải để các nhà thầu, nhà kinh doanh ở các nước chậm phát triển có thể làm kinh tế, đầu tư kiếm lợi.

Giải thích tại sao ông tài trợ cho dự án có vẻ “lạ đời” này, Bill Gates cho biết, hiện giờ có một con số đáng kinh ngạc, khoảng hơn hai tỷ người trên thế giới, vẫn còn dùng nhà xí không dội nước, và số khác thì đi cầu ngoài đồng. Các chất thải đó làm ô nhiễm nguồn nước cho nhiều triệu người, mang lại hậu quả tệ hại là hàng năm có đến non một triệu trẻ em bị nhiễm bệnh. Nếu tìm được phương sách an toàn và thích hợp nhất giúp giải quyết vấn nạn ô nhiễm vì phân, thì chúng ta sẽ ngăn chặn được rất nhiều cái chết và còn giúp trẻ em phát triển khỏe mạnh. Theo Bill Gates.

blank
Bill Gates tươi cười với thành quả của nước thải.

Thú thật, trước đây chỉ mới nghĩ đến việc uống nước tái chế là tôi đã “ý ẹ” rồi. Lúc xem video, tôi cảm thấy nhờn nhợn trong cổ khi nhìn tỷ phú Bill Gates, dù trông thấy rõ ràng nước chảy ra từ…thùng phân trước mặt, mà ông vẫn bưng ly uống tỉnh queo, còn gật gù khen ngon. Nhưng rồi tôi chợt xúc động khi nhận ra tấm lòng nhân hậu vì thương người, vì lợi ích chung cho nhân loại của nhà tỷ phú đã vượt trên tất cả. Bill Gates đã “anh dũng” uống thứ nước này để làm gương cho mọi người, không ngại dơ, cũng chẳng sợ rủi ro tấm thân lá ngọc cành vàng của mình gặp nguy cơ nhiễm độc mà lâm bệnh.

Nếu mọi quốc gia thuộc thế giới thứ ba đều có những nhà máy tái chế kiểu này, và tất cả mọi người trên trái đất đều hưởng ứng, chịu khó “uống nước thải” như Bill Gates để bảo vệ môi trường, thì có lẽ tất cả sinh linh, loài người, động vật, cây cỏ trên địa cầu sẽ tránh khỏi sự giận dữ đáp trả của trái đất và thiên nhiên, mà các khoa học gia tiên đoán sẽ xảy ra trong một ngày không xa, vì con người đã lạm dụng vắt đến cạn kiệt nguồn nước và tài nguyên thiên nhiên của trái đất.

Chuyện của Bill Gates làm tôi nhớ lại một người cũng rất…anh hùng mà tôi nể phục khi tôi gặp trước đây. Người đó cũng đã không ngại, không tính toán với bản thân, vì việc làm giúp cho an nguy của nhân loại mà phải tiếp xúc với chất thải và mùi hôi để thực hiện công việc bảo vệ môi trường.

Bảo vệ môi trường là chuyện trọng đại của quốc gia Hoa Kỳ. Mỹ là một trong những nước văn minh có hệ thống nhà máy lọc nước thải rất tốt, được xây dựng khắp nơi để làm sạch môi trường. Chính quyền luôn khuyến khích, tạo điều kiện giúp đỡ những hoạt động có liên quan đến nước nôi, môi trường. Lần đó tôi làm một nghiên cứu về bảo vệ môi trường cho lớp. Tôi gọi City Hall, với tư cách là sinh viên, xin phép được đến tham quan nhà máy lọc nước thải (Sewage Treatment Plant) của thành phố để về làm “Project”. Người của City Hall đã vui vẻ gọi làm hẹn với giám đốc nhà máy và giới thiệu tôi đến đó.

Tôi đến cơ sở Sewage Treatment Plant thành phố và được ông giám đốc tiếp đón rất nhiệt tình. Ông đã không ngại tốn thời gian, đưa tôi đi tham quan khắp nơi, giảng giải rõ ràng tỉ mỉ mọi công đoạn từ A tới Z. Bắt đầu từ điểm đến cho tới điểm dừng của nước thải.


-Khi chị kéo dây toa lét ở nhà, chất thải sẽ theo đường ống chạy thẳng đến đây.

Câu nói đó của ông giám đốc và nguồn nước đục ngầu ngầu cuồn cuộn đổ vào nơi tiếp nhận khiến tôi nhớ đến tận bây giờ. Nhưng chuyện làm tôi nể phục ông giám đốc là một chuyện khác. Sau khi theo ông đi thăm khắp nơi và ghi chép đầy đủ các công đoạn lọc nước thải, ông mời tôi vào phòng làm việc của ông để xem hệ thống điều hành máy bơm bằng vi tính, đang giúp cho mấy chiếc máy bơm hạng nặng hoạt động 24/24, bơm vào trên một triệu gallon nước cống mỗi ngày.

Đi gần tới nơi, trong khi ông ấy nhanh nhẹn bước trên mảng cầu nối bằng xi măng bắt ngang qua một con mương thật sâu để vào căn phòng nhỏ, thì tôi khựng lại. Sém chút nữa tôi đã đưa tay bịt mũi. Một mùi hăng hắc, nồng nồng bốc lên từ dòng nước đùng đục đang được chiếc máy bơm đổ ầm ầm vào mương, chảy vội vã ngang qua cửa văn phòng để đến một bộ phận lọc khác.

-Nước này tuy còn hơi nặng mùi nhưng đã được lọc kỹ và diệt trùng. Ông giám đốc quay lại nói khi thấy tôi chần chừ không muốn bước, có lẽ ông đoán được tôi nghĩ gì. –Cho nên chẳng có hại gì đâu, chị đừng lo!

blank
Rất tinh khiết. Ngon quá.

Tôi hơi bị…quê, đành bấm bụng nín thở theo ông vào phòng. Giàn máy vi tính trên bàn làm việc của ông giám đốc đang mở. Cả một hệ thống chằng chịt dây nhợ kết nối với mấy chiếc máy bơm bên ngoài. Cạnh bàn có chiếc tủ lạnh và khay đựng ly tách. Trên bàn là bữa trưa còn lại của ông giám đốc. Nhìn ra ngoài cửa, nghe tiếng nước thải chảy lào xào dưới mương, tôi bỗng cảm thấy ơn ớn, cồn cào trong bụng. Trong gia đình tôi, khi người khác đang ăn, không ai được nói đến chuyện đi…“ấy”, vì chỉ cần nghe nói thì không ai còn muốn ăn cơm. Thế mà người này vẫn ăn trưa tỉnh bơ ở đây trong khi lũ nước thải đang “nhởn nhơ” trước mặt. Vị giám đốc đã để lại một dấu ấn khá đậm trong tôi ngày hôm ấy.

Nhờ chuyến đi này mà cái “Project” của tôi đạt được điểm tối đa. Khi tôi thuyết trình, hình ảnh trong bộ sưu tập từ lúc dòng nước thải đục ngầu bắt đầu “đặt chân” vào cửa nhà máy, đến điểm cuối “dừng chân” chờ bốc hơi, trong vắt trong dãy đầm chứa thật lớn cạnh bờ sông có cây cối xanh tươi bao quanh dày đặc, chim chóc lượn bay, đã chiếm được cảm tình của giáo sư và cả lớp. Vị giáo sư còn khuyến khích lớp tôi tìm hiểu về đề tài tái chế nước thải để uống, nhưng ai nấy đều le lưỡi lắc đầu.

    Điểm dừng của nước cống                                                                                                               Thật ra việc tái chế chất thải người thành nước uống như Bill Gates làm đã được Hoa kỳ và nhiều nước trên thế giới bắt đầu từ lâu, xa thì ở Namibia bên Africa, Australia, Singapore, gần là Hoa Kỳ như San Diego, Orange County California, Fairfax County Virginia, New Mexico…, tuy rằng có nhiều nơi gặp trở ngại khi bắt đầu vì người dân không ủng hộ. Biết đâu tôi đã từng bị uống thứ nước này rồi, khi du lịch đến các vùng ấy. Chỉ có điều, vì “chưa thấy chưa tin” nên lâu nay tôi cảm thấy sẽ rất là kinh khủng nếu tôi biết mình đang uống nước tái chế.

Nhờ câu chuyện tỷ phú Bill Gates “uống nước thải” để giúp người và cứu môi trường, cộng với việc ông giám đốc nhà máy ăn trưa cạnh đường đi của nước cống để cung cấp những đầm nước trong lành cho tôm cá chim muông, tôi đã có được bài học quý giá.

Nhớ lại ngày trước vị giáo sư lớp môi trường của tôi có nói, nước tái chế rất sạch, sạch hơn cả nước vòi trong sink. Ở Singapore và Namibia người ta đã dùng loại nước này từ đời thuở nào rồi. Chỉ vì người ta chưa quen nên có nhiều nơi phản đối. Việc chúng ta cần làm là đưa chuyên gia về nguồn nước và môi trường đi quảng bá rộng rãi, giáo dục công chúng về sự an toàn của nước tái chế, và ích lợi của việc bảo vệ môi trường cho trái đất, thì càng ngày sẽ càng có nhiều người ủng hộ.

Ngày ấy tôi và các bạn cùng lớp đã phản đối quyết liệt việc dùng nước thải tái chế, và cũng không thèm để ý đến lời giảng của giáo sư.
Thế nhưng hiện nay nhiều thông tin của các khoa học gia cho thấy, nguồn nước của trái đất đã gần cạn kiệt. Chỉ riêng nước Mỹ cũng có rất nhiều nơi thiếu nước, tiểu bang Cali nơi tôi sống là một, đang đối mặt với hạn hán. Mấy năm rồi, chính quyền California liên tục báo động, nhiều biện pháp tiết kiệm nước đã được đưa ra. Nhưng cho đến nay, qua đợt mưa vừa rồi cũng vẫn chẳng khá chút nào. Đầu năm mới 2015, thống đốc Jerry Brown và tất cả các ban ngành của tiểu bang Cali lại bắt đầu rầm rộ một chiến dịch mới, kêu gọi người dân ủng hộ các kế hoạch tiết kiệm nước mà chính quyền đề ra. Một cuộc thi vẽ áp phích để quảng bá, khuyến khích tiết kiệm nước được mở ra cho học sinh Tiểu Học tham gia, và nhiều chương trình chỉ dẫn cách tiết kiệm nước hiệu quả. Tưới cây vào buổi sáng, tối; không để nước chảy vô cớ; đừng xả nước khi làm tan đá thức ăn; chớ tắm lâu; và tận dụng nước rửa rau trái để tưới cây, v.v…được phổ biến dẫy đầy trên TV, báo giấy, website chính phủ, báo online, FaceBook, và Twitter.

Đặc biệt gần đây nhất, những thông tin về hạn hán và thiếu nước trầm trọng của Cali đã làm xôn xao dư luận. Hôm Mười Hai tháng Ba 2015, một khoa học gia của NASA, ông Jay Famiglietti, đã cảnh báo trên tờ LA Times là số nước dự trử trong các bể chứa của California chỉ còn đủ dùng trong vòng một năm nữa. Và theo ông, các biện pháp bắt buộc hạn chế nước phải được tiến hành ngay lập tức.

Thực ra gia đình tôi đã đáp ứng lời kêu gọi tiết kiệm nước của chính quyền địa phương từ lâu rồi. Trong sinh hoạt hàng ngày, tôi thường khuyên con cháu phải tiết kiệm nước tối đa và luôn giám sát chặt chẽ không cho ai xài nước hoang phí. Nhưng tôi biết như thế vẫn chưa thấm vào đâu trước tình hình nguy ngập như hiện tại. Bây giờ tôi cảm thấy rất “bái phục” tỷ phú Bill Gates và ông giám đốc nhà máy nước thải Sewage Treatment Plant, cộng với việc cần phải chung tay cùng mọi người đối phó với nạn hạn hán và bảo vệ môi trường cho trái đất, tôi quyết định sẽ bắt chước hai người họ, chuẩn bị tư thế để làm một chuyện…vĩ đại.

Đó là, khi nào thành phố tôi ở có kế hoạch thành lập nhà máy tái chế chất thải làm nước uống, tôi nhất định sẽ bỏ phiếu đồng ý.

Phương Hoa

Tài liệu tham khảo:

*Gatesnotes blog:  From Poop to Potable: <http://www.gatesnotes.com/Development/Omniprocessor-From-Poop-to-Potable> *New York Daily News: <http://www.nydailynews.com/news/national/bill-gates-drinks-glass-water-made-feces-video-article-1.2067835>

*California Drough: <http://ca.gov/drought/>                                                               *The Earth: Drinking toilet water:

<http://www.earthmagazine.org/article/drinking-toilet-water-science-and-psychology-wastewater-recycling>                                                   *STATE OF THE PLANET: From Wastewater to Drinking Water:

 <http://blogs.ei.columbia.edu/2011/04/04/from-wastewater-to-drinking-water/>       
   
*California has about one year of water left: <http://www.latimes.com/opinion/op-ed/la-oe-famiglietti-drought-california-20150313-story.html>

Ý kiến bạn đọc
22/11/201804:13:17
Khách
Feelings that will save you from writing your own book. Writing an article is a tough problem to perform for a student and also for a typical man who doesn't possess the particular comprehension of this language and the grammar that ought to be utilised within an essay.
Content writing can also be a kind of essay writing, just you must be cautious with the principles, if you feel that it's possible to write essay properly then easily you may also write the content, it is not in any manner a massive deal. It is the chief portion of the prewriting procedure of an essay.
You ought not be worried because our college essay writing firm would be the best way to buy college essay services that are perfectly tailored. Online services are somewhat more dependable and affordable too.
You might also want to indicate more research or comment on things that it wasn't possible that you discuss in the newspaper. The writing profession consists of many perks. In case you have any financial essay writing difficulty, let's know for we will aid you with writings which are quality and which are free from plagiarism.
For instance research demonstrates that at United States of america, there has been a fantastic shift in multicultural counseling after the 1960s Civil Rights movement and perception and condition of the minority considerably changed in the nation After the pupil doesn't have a personal opinion, then they ought to simply earn a option to select a subject, and choose pro or con. A student looking for quality financial research papers ought to go to an organization with a fantastic reputation on filing its job punctually.
Whatever the consequences, the expression paper writing service industry will nonetheless grow. After moving through the company information and terms and conditions, if you are pleased with their solutions, you may pick a specific small business. The writing service should additionally have a warranty that all work is original and distinctive from a number of other content.
<a href=http://vedicyog.in/ideas-formulas-and-shortcuts-for-writing-a-good-term-paper/>http://vedicyog.in/ideas-formulas-and-shortcuts-for-writing-a-good-term-paper/</a>
18/04/201502:04:18
Khách
Cám ơn Vân Hòa đã đọc chuyện và cho cảm tưởng. Đúng rồi, dù là nuớc bẩn nhưng các nhà khoa học đã bở tám huyết ra để biến thành nuớc sạch đúng theo tiêu chuẩn vệ sinh yêu cầu thì sẽ rát an tòan cho nguời dùng.
Chúc Vân Hòa cùng gia đình luôn vui khỏe hạnh phúc...
PH
16/04/201502:53:51
Khách
Chào chị PHoa. một cây bút khuấy động nội tâm của độc giả bằng những mẫu chuyện chân thật cảm động của đời thường, giờ" lấn sân" sang lĩnh vực khoa học nhưng cũng chạm ngõ được trái tim ngươi đọc Qua bài viết em chiêm nghiệm một điều: " Nước sạch chưa chắc không bị nhiễm bẩn, nước bẩn thì lại vô cùng sạch" Chúc chị luôn khoẻ sáng tác nhiều lĩnh vực khác nữa để độc giả thưởng thức.
30/03/201516:34:28
Khách
Chào quý độc giả Khách và Chinh Pham,
Cám ơn hai vị đã đọc truyện. Tám lòng của tỷ phú Bill Gates đối với địa cầu chúng ta và với nhân lọai thật là to lớn. Nếu mọi người trên trái đất đều tiếp tay thực hiện việc bảo vệ mội trường trái đất thì tốt biết bao.
Chúc quý độc giả cùng gia đình nhiều may mắn.
PH
28/03/201520:01:19
Khách
Giọng văn trong sáng, lôi cuốn và sống động. Tôi học được rất nhiều điều sau khi đọc tác phẩm này. Cám ơn tác giả nhiều.
28/03/201509:45:09
Khách
Tại tư gia Ông Bill Gates thì Ông lại uống nước lọc điện giải của công ty Enagic Kangen Water. Các Bạn không tin có thể dò trên mạng với hàng chữ "bill gates kangen water" sẽ ra nhiều kết quả.
Nói riêng về Ông này thôi, thì cũng đã sở hữu 16 cái máy Leveluk SD501 ở trong nhà rồi !
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,234,182
Tác giả tham dự Viết Về Nước Mỹ từ năm 2004. Võ Phú là tên thật. Sinh năm 1978; sinh quán Nha Trang-Việt Nam; định cư, tại Virginia-Mỹ, 1994. Tốt nghiệp cử nhân Hóa, Virginia Commonwealth Uni-versity. Hiện đang làm việc và học tại Medical College of Virginia. Sau 12 năm bặt tin, tác giả lại tiếp tục Viết về nước Mỹ từ 2016, với sức viết mạnh mẽ và thứ tự hơn. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà là một chuyên viên xã hội, từng nhiều năm làm việc tại Trung tâm Cao niên một thành phố tại Bắc California. Bà cho biết muốn tham gia viết về nước Mỹ từ lâu, nhưng phải chờ tới khi về hưu mới thực hiện được ý nguyện. Bài viết đầu tiên của bà là "Bà Ngoại Khác Chủng Tộc". Sau đây là bài viết thứ hai của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ khi tuổi ngoài bát tuần. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh, cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết đầu tiên là thư kể về mùa đông băng giá khác thường tại vùng Thủ Đô Hoa Kỳ. Sau đây, bài viết thứ ba là chuyện về mùa xuân và hoa đào.
Tác giả là một nhà giáo, tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm Huế năm 1972, đã dạy văn tại Huế 18 năm. Đến Mỹ 1990, đi học và trở lại nghề nhà giáo. Hiện dạy tại 2 trường California State University, Sacramento - Cosumnes River College, và Sacramento, California. Bà cũng từng là hôi trưởng, điều hành Trung Tâm Việt Ngữ Lạc Hồng, Sacramento, từ 1995-1997. Tác giả đã nhận Giải Danh Dự Viết về nước Mỹ 2009, với bài viết Levina, chuyện một thiếu nữ có mẹ Việt và bố là chiến binh Mỹ gốc Phi Châu bị giết tại Tân Sơn Nhất cuối tháng Tư 1975.
Tác Giả lần đầu tham dự VVNM từ tháng 7/2018. Tại Saigon trước 1975, Huỳnh Mai Hoa học Đại Học Văn Khoa, có làm thơ và viết truyện ngắn đăng trên vài nhật báo ở Saigon. Qua Mỹ năm 1993 theo diện HO của chồng, làm nghề tóc.
Tác giả là một cựu tù cộng sản, hiện sống ở Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Với bài viết của một dân sự gốc Việt từ căn cứ Mỹ tại Afganistan, ông nhận giải Danh Dự VVNM 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Với bài viết đầu tiên từ tháng Sáu 2017, tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Bước sang năm thứ 20 của giải thưởng, tác giả tiếp tục cho thấy sức viết ngày càng mạnh mẽ hơn. Sau đây thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Trịnh Thị Đông, hiện là cư dân Arkansas. Bà sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Tới Mỹ vào tháng 8, 1985, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016 và đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Sang năm 2018, Dong Trinh có thêm giải Vinh Danh Tác Giả, thường được gọi đùa là giải Á hậu. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951 tại miền Bắc VN, di cư vào Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ Defense Attaché Office (DAO) cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Tác giả nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ năm 2018. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Nhạc sĩ Cung Tiến