Hôm nay,  

Bằng Nửa Con Cò

07/02/201500:00:00(Xem: 11870)

Kỳ trước, bài  Khôi An Viết Về Nước Mỹ là  trích từ báo xuân Việt Báo Ất Mùi 2015 đang phát hành. Vẫn Khôi An, sau đây là bài mới, viết cho những ngày mua sắm sửa soạn đón tết  đã chính thức bắt đầu.

***

Tuần trước, chỉ trong vòng vài ngày, Linh đã làm cho hai người giận.

Là người nhỏ nhẹ, không thích hơn thua, chuyện này làm Linh rầu không ít. Chiều nay, vô tình đọc mục Horoscope trên báo, thấy trong phần tuổi của nàng có những câu: “Bạn nên giữ cho đời đơn giản và tránh đương đầu với người chung quanh.” Bình thường Linh không tin bói toán, nhưng hôm nay, trong lòng đang băn khoăn nên những câu này làm cho nàng chú ý.

blank
Phong bao mừng tuổi thuần Việt do Viện Việt Học ở Nam California phát hành. (hình từ Việt Báo)

Thật lòng Linh không muốn “đương đầu” hay “sửa lưng” ai.  Nàng chỉ thấy phải nói những điều, mà đối với nàng, là vô cùng quan trọng. Biết vậy nhưng sao vẫn thấy lạc lõng, buồn buồn. Không lẽ lại nương theo Horoscope mà nghĩ rằng… vì “số mạng” nên tuần này không vui?

*

Năm nay Tết Ất Mùi đến khá trễ, mãi ngày 19 tháng 2 vì có tháng Chín nhuận. Nhờ vậy, khoảng cách giữa Tết tây và Tết ta khá xa, cho Linh có thêm chút thì giờ dọn dẹp. Cuối tuần rồi, lúc lau kệ sách, thấy quyển Báo Xuân Việt Báo năm Nhâm Thìn 2012, nàng đem ra đọc lại. Dù đọc lần thứ hai, bài viết “Thông Điệp Cửu Long” vẫn làm cho tim nàng thắt lại.

Có thể nào không lo lắng khi đọc những sự thật được tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa nhắc lại về dòng Cửu Long, mạch sống của đồng bằng miền Nam:

“Bắt nguồn từ Tây Tạng, trên cao độ hơn 5.000 thước của rặng Hy Mã Lạp Sơn, sông Mekong chảy qua gần 5.000 cây số, tỏa nhánh trên mấy trăm ngàn cây số vuông của năm nước là Trung Hoa, Miến Điện, Lào, Thái Lan và Cam Bốt, trước khi trở thành dòng Cửu Long hùng vĩ mà hiền hòa của Việt Nam.

…Trên thượng nguồn, con sông bị Trung Quốc lạm thác để giải quyết nhu cầu của họ, nhân tiện khống chế các nước họ coi là hạ lưu ở bên dưới!
Mọi chuyện khởi đầu từ năm 1949: Trung Quốc khống chế Tân Cương, chiếm đoạt Tây Tạng rồi sau này xây đập trên thượng nguồn Mekong để có thể trấn nước 60 triệu dân dưới hạ nguồn. Hoặc cho hạn hán vào mùa mưa. Một phần ba dân số 60 triệu đó là người Việt, những người sống trên vùng đồng bằng Cửu Long!

Nghĩa là khi chúng ta mơ ước trùng phùng để xây đời tự do ở bên dưới, thì từ đầu nguồn, chín con rồng của chúng ta đã bị bó gân, khoét ruột ...”(1)

Càng nghĩ càng đau lòng. Người dân Việt Nam cực khổ đủ điều mà còn phải sống cạnh Trung Hoa với một chính quyền vô cùng tham tàn, độc ác. Khi đấu đá các “đồng chí” xuống tay hạ nhau không ngần ngại; khi đàn áp họ giết dân của họ không chút xót thương; cho nên, đối với người nước ngoài họ tàn nhẫn hơn lang sói. Bao nhiêu năm nay, vận mệnh Việt Nam vẫn mong manh, chỉ trông cậy vào sự đoàn kết với các nước Đông Dương và sự quan tâm của quốc tế.

…Dù sao, nắng cuối Đông ở ngoài kia vẫn đẹp và đời sống ở Mỹ vẫn đều đặn trong sự bình yên, dù mong manh. Để khuây khỏa, Linh lên máy đọc thư.
Có một lá thư của nhóm bạn từ thời Trung học. Mấy chục năm đã qua, giờ chỉ còn có khoảng mười người còn giữ liên lạc. Hồi mới tìm lại được nhau thì thân thiết lắm, nhưng bây giờ khoảng cách giữa ba châu lục cùng với vô số lo âu, bận rộn hàng ngày đã làm sự liên lạc thưa thớt đi nhiều. Tuy vậy, mỗi khi mở hộp thư, Linh đều tìm thư của nhóm trước tiên, và thấy vui mỗi khi có một lá thư từ những cái tên quen thuộc. Tình thân từ những người bạn thời niên thiếu từng chia sẻ bao buồn vui, đâu phải ai cũng có.

Lá thư lần này đã được bắt đầu từ hôm tòa báo Charlie Helbo ở Paris bị khủng bố. Dù người bạn trong nhóm ở Lyon, cách Paris gần năm tiếng lái xe, mọi người vẫn gởi thư hỏi thăm. Thư qua thư lại, biết bạn vẫn bình an, ai cũng thở ra nhẹ nhõm. Lá thư hôm nay viết tiếp: “Mọi người mạnh khỏe là mừng rồi. Giờ lo chuẩn bị để đón Chinese New Year.”

blank
Phong bao mừng tuổi thuần Việt do nhóm www.viettoon.net ở Virginia, Hoa Kỳ phát hành.

Linh sực nhớ lại hai mươi năm trước, hãng của nàng cũng gọi ngày Tết âm lịch là “Chinese New Year” – Tết của Tàu. Thời đó, hội nhân viên gốc Hoa cũng rủ người Việt tổ chức tiệc mừng chung. Nhưng họ dùng toàn hình ảnh, câu đối Tàu để trang hoàng bàn đón khách. Bánh kẹo bọc trong giấy đỏ chét có chữ Tàu, trò chơi văn hóa là học cách viết chữ Hán bằng bút lông. Người Việt đứng xớ rớ trong một góc, đồng nghiệp ngoại quốc nhìn vào cứ tưởng như văn hóa Việt là một phần của văn hóa Tàu. Sau đó, Linh cùng các bạn người Việt giải thích cho Employee Communication Department (Nhóm Thông Tin Liên Lạc) rằng ngày đầu năm âm lịch là ngày Tết của nhiều nước, trong đó có Trung Hoa, Việt Nam, Đại Hàn chứ không phải chỉ là Tết của Tàu. Mỗi khi có văn kiện nào dùng chữ “Chinese New Year” là nhóm Linh yêu cầu sửa lại thành “Lunar New Year” - Tết Âm Lịch. Người Mỹ, nhất là các cơ quan lớn, rất quan tâm trong cách dùng chữ để tránh gây thiên vị, hiểu lầm cho nên họ rất nhạy bén trong những chuyện như vậy. Người đại diện cho Employee Commu-nication Department nhanh chóng xác nhận thiếu xót và hứa sửa đổi. Sau đó, không những chỉ riêng hãng của Linh mà hầu hết các hãng trong vùng đều gọi ngày đầu năm âm lịch là “Lunar New Year”. Cũng từ đó, mỗi năm nhân viên gốc Việt trong hãng Linh tổ chức đón Tết riêng với bánh chưng, bánh tét, mứt dừa… để chia sẻ màu sắc Việt tới các dân tộc bạn.

Linh bấm nút, viết thư trả lời “Vậy là mọi người đều khỏe, sẵn sàng đón Tết há. Mà Linh chỉ đón Tết chứ không đón Chinese New Year nha :-)”

Thường thì trong nhóm bạn thân sẽ có người trả lời ngay rồi tiếp tục thư qua thư lại, rộn ràng, vui vẻ. Nhưng lần này thì êm như tờ, không ai nói thêm tiếng nào. Linh chột dạ, coi lại thư và nghĩ mình đã... phạm lỗi nói thẳng. Mà lần này lại đụng chạm anh bạn vui nhộn được cả nhóm ưu ái.

Đúng là “chẳng cái dại nào giống cái dại nào”. Nghĩ tới rồi lại nghĩ lui... Tàu đang đe dọa xiết cổ dân mình mỗi ngày mà bạn mình viết là đón Tết của Tàu, không lẽ mình im? Bạn bè từng đùa giỡn mấy chục năm, đã cười với nhau những lúc vui, đã khóc cùng nhau khi mất mát, bây giờ có chuyện nhỏ-mà-lớn này lẽ nào không thể chia sẻ?

Nhưng vẫn không ai trả lời, dù chỉ là một lời nói vui hay chuyển sang đề tài khác. Im lặng. Lá thư của Linh biến vào khoảng không như một tiếng chim kêu lạc loài trong buổi chiều sắp bão.

Nhưng rồi Linh lại nhủ thầm nếu lá thư này có gây chút căng thẳng thì cả đám sẽ nhớ lâu hơn và sẽ không ai gọi Tết là Chinese New Year nữa. Và cũng có thể không ai trả lời thư vì những lý do riêng. Suy nghĩ nhiều quá chỉ mệt óc, mệt tim.

*

Có những chuyện khi làm đem lại ít lợi lộc nhưng nhiều phiền muộn, nhức nhối. Biết vậy mà vẫn làm thì người ta gọi là cái “nghiệp”, chẳng hạn như nghiệp làm thơ mà thi sĩ Nguyễn Bính đã diễn tả rằng “Còn tôi sống sót là may, Mẹ hiền mất sớm, trời đày làm thơ“. Bạn thân và gia đình cũng có người nửa đùa, nửa thật bảo là Linh có cái “nghiệp” nên hay lên tiếng phản đối những nét văn hóa kiểu Tàu. Nàng thường cười và trả lời rằng Linh chỉ chia sẻ suy nghĩ để mong có người đồng ý, dùng chi chữ “nghiệp” nghe nặng nề như cối đá. Đôi khi nàng giải thích thêm là Linh làm theo lớp trẻ, áp dụng những ý nghĩ độc lập, hay ho học được từ nước Mỹ văn minh.

Nói chính xác thì “lớp trẻ” đó chính là bé Vi, con gái của nàng.

Từ lúc bé Vi mới biết nói, đêm nào Linh cũng kể chuyện cho con. Bé Vi thích nhất là những chuyện  cổ tích Việt Nam như chuyện Phù Đổng Thiên Vương, Hai Bà Trưng, Trọng Thủy Mỵ Châu, Trần Quốc Toản, Quang Trung … Con bé thông minh, nhớ vanh vách các câu chuyện, rồi còn hỏi thêm, có khi làm nàng… toát mồ hôi. Chẳng hạn lần nàng kể rằng vua Quang Trung có ý chí độc lập, sau khi lên ngôi ngài ra lệnh dùng chữ Nôm thay chữ Hán trong tất cả mọi văn kiện thì con bé hỏi “Chữ Nôm là gì? Có giống tiếng Việt bây giờ không?” Linh phải lên mạng xem lại rồi hôm sau mới có thể giải thích rằng chữ Nôm là bộ chữ do người Việt đặt ra để ghi lại những từ Hán Việt và những từ thuần Việt. Chữ Nôm đọc lên giống hệt như tiếng Việt chúng ta nói bây giờ nhưng cách viết thì giống chữ Hán của Tàu. Tuy cách viết Nôm và Hán khá giống nhau nhưng chữ Hán đọc lên thì mình sẽ không hiểu, dù đọc theo âm Việt, còn chữ Nôm đọc lên mình sẽ hiểu ngay. Con bé đòi thí dụ, Linh moi óc ra câu đối nửa Hán nửa Nôm của cụ Nguyễn Khuyến:  “Nhất cận thị, nhị cận giang, thử địa tích tằng xưng tị ốc; Giàu ở làng, sang ở nước, nhờ trời nay đã vểnh râu tôm.” Bé Vi thấm ý, lấy làm khoái chí lắm.


Một buổi chiều, hai mẹ con ngồi xem chương trình ca nhạc Tết của một trung tâm danh tiếng. Sân khấu trình bày lộng lẫy với mai vàng, pháo đỏ, và một chữ Hán thật to treo chính giữa. Bé Vi hỏi “Họ treo hình gì vậy mẹ?” “Đó là một chữ Tàu, mẹ đoán là chữ Phúc, nghĩa là hạnh phúc - happiness đó con” “Người Tàu hay đánh nước Việt Nam, tại sao mình lại treo chữ Tàu hả mẹ?” Linh quay người nhìn con, vừa vui vừa thoáng bối rối trước sự sắc bén của con bé mười tuổi. “À… vì một số người Việt mình vẫn bị ảnh hưởng của Tàu.” “Tại sao vậy mẹ?” “Ờ… tại vì người Tàu đã chiếm nước Việt nhiều lần, tổng cộng cả ngàn năm, cho nên người Việt bị nhiễm một số phong tục Tàu.” “Nhưng mà bây giờ Tàu đâu có chiếm Việt Nam nữa?” Ái cha! Con bé này lý luận quá lẹ làng và chính xác! Linh suy nghĩ một giây rồi trả lời “Con nói đúng, Tàu không còn đô hộ Việt Nam nhưng có những thói quen mà người ta chưa bỏ được.” Con bé nhăn mặt, nói nhanh “But thats a bad habit!” rồi lập lại, chậm và rõ ràng, bằng tiếng Việt “Đó là một thói quen sai, ơ.. thói quen xấu, mẹ à!” Linh nhìn đôi lông mày cau lại trên nét mặt “bà cụ non” dễ thương tới nao lòng, nàng nắm hai tay con bé và nói “Con nói đúng. Đó là một trong nhiều thói quen không tốt do bị ảnh hưởng của Tàu. Gia đình mình sẽ không bao giờ lập lại những thói quen đó, con chịu không?” Con bé mỉm cười gật đầu.

Linh đã giữ lời hứa với con. Nàng cũng suy nghĩ nhiều về sự việc đó. Đầu óc con bé như một trang giấy trắng đã được dạy những ý tưởng đúng đắn, mạnh mẽ, từ nền giáo dục Hoa Kỳ văn minh và tiến bộ. Không bị nhồi sọ để đi theo những lối mòn, con bé đã đặt câu hỏi và phản đối điều mà người lớn – như Linh – chấp nhận từ bao đời.

Từ đó Linh thường tìm cách chia sẻ nhẹ nhàng để mong người khác bỏ bớt ảnh hưởng của Tàu. Và Linh thấy rằng việc đó rất khó. Bởi vì nhiều người nghĩ Linh “lên mặt dạy đời”. Bởi vì rất nhiều người không muốn nhìn nhận sự lỗi thời của những việc họ làm, nhất là khi người khác chỉ ra điều đó. Người ta dùng những lý do “văn hóa”, “truyền thống”, “tục lệ” để bào chữa cho những điều đặc Tàu làm Linh vừa rầu vừa tức cười. Nàng cố lựa lời thật kỹ lưỡng, nhưng thuyết phục người khác quả là điều không dễ.

Có người bạn đọc hai câu thơ của nhà thơ Nguyên Sa “Bạn tôi bằng nửa con cò, Vác trên lưng cái đền thờ con voi” để nói Linh ham làm chuyện… quá sức. Dù biết là bạn có ý ghẹo, nhưng Linh không phiền lòng, một phần vì nàng rất yêu hình ảnh con cò. Trên những cánh đồng Việt Nam cò bay thẳng cánh, cò là nét chấm phá êm đềm, thơ mộng “Mây trắng về đâu bay gấp gấp, Con cò trên ruộng cánh phân vân” (2). Cò còn tượng trưng cho người đàn bà Việt đảm đang, chịu đựng, và nhiều đau khổ “Cái cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng nước mắt nỉ non.”  Hình ảnh con cò gầy guộc có nét gì tần tảo, rất đàn-bà-Việt-Nam, làm Linh nao lòng mỗi khi nghĩ tới. Vì thế, Linh chỉ cười, nói: biết là cò gầy vác nặng mà sao không vác dùm cho “con cò” với!

Mùa Tết đang trở về. Cũng may gần đây trong các chùa chiền người ta ít dùng câu đối bằng chữ Hán mà thay thế bằng các câu tiếng Việt theo lối thư pháp. Mỗi khi đọc những câu đối tiếng Việt, Linh thấy nhẹ lòng và lại nhớ một kỷ niệm vui thời còn đi học. Năm đó, Linh và một nhóm bạn kéo nhau đi chợ Tết. Khi đi ngang hàng bán câu đối chữ Hán, một anh bạn diễu “Không biết tiếng Tàu mà bày đặt mua mấy câu này về treo coi chừng tổ trác nha bây! Lỡ họ viết sai hay là đứa nào chơi viết một câu chửi là... xui cả năm đó. Như câu này họ biểu là Nhứt phàm phong thuận đã hổng hiểu nghĩa là cái… con khỉ gì, mà họ có viết thành Nhức phù phong ngứa cũng đâu có biết!” Cả đám cười rần.

Bây giờ, các cửa tiệm đang bắt đầu bày bán các món ăn truyền thống Tết. Rất nhiều món được giao từ những nhà sản xuất nhỏ, chẳng hạn như bà cô của Linh. Cô nấu ăn món nào cũng ngon, nhưng cô chỉ nhận làm hai món mà cô nổi tiếng nhất là kẹo lạc và bánh chưng. Kẹo lạc có đậu phọng được nướng vừa chín, dòn và thơm phức, quyện với mè rang vàng ươm trong nước đường thắng khéo có vắt vài giọt chanh nên ngọt thanh và trong suốt. Bánh chưng cô gói không cần khuôn mà vuông chằn chặn. Bánh gói chặt tay, luộc đủ mười tiếng rồi nén thật ráo nước cho nên cái nào cũng chắc nịch mà cô gọi là bánh “rền”. Mở lớp lá ra, bánh mịn láng và xanh mướt như một tảng cẩm thạch. Khi cắt nhỏ, miếng nào cũng đều đặn hai lớp nếp ôm lấy lớp nhân đậu vàng óng, ở giữa là miếng thịt heo nâu hồng, điểm một lằn mỡ trắng. Cắn vào miếng bánh, nếp dẻo quánh, đậu xanh thật nhuyễn thấm mỡ heo bùi thơm, quấn quýt với thịt được nêm vừa vặn, mềm tan và thoảng mùi tiêu. Tuyệt vời!

Nhưng có một điều làm Linh băn khoăn là ngoài cái nhãn nhỏ có số điện thoại liên lạc, cô hay dán thêm một tấm hình hoa hoét với chữ Tàu lên nắp hộp kẹo hay trên mặt bánh chưng. Có lần Linh đem kẹo biếu người thân thì bị nhắc là đừng mua hàng Tàu nổi tiếng độc hại làm nàng phải vội vã đính chính. Lần đó Linh kể lại thì cô nói là để vậy trông đẹp mắt và nhiều tiệm Việt khác cũng làm vậy! Lúc đó đã cận Tết, hàng bán cho khách quen gần hết rồi nên Linh cũng không nói gì thêm.

Năm nay, ghé thăm cô lúc cô đang chuẩn bị làm hàng bán Tết, Linh nhắc “Năm nay cô đừng dán giấy có hình chữ Tàu nữa nha cô!” Cô chép miệng “Vẽ chuyện! Từ trước đến giờ nhiều nơi làm vậy mà có sao đâu! Thiếu gì chuyện mình khác học của Tàu…” Cậu con trai cô đứng gần đó xen vào “Biết đâu không phải mình học của Tàu mà là bọn Tàu ép người mình làm theo trong những lúc nó chiếm nước mình? Nó đày người mình lên rừng, xuống biển vơ vét tài sản cho nó rồi muốn đồng hóa mình để làm “nô lệ vĩnh viễn” cho nó. Chắc lúc đó ai không làm theo văn hóa Tàu thì bị hành hạ, đánh đập tới chết chứ chẳng chơi. Nhưng bây giờ là thời đại khác rồi, mẹ “tiên phong” làm cái đúng mới “ngon lành” chứ. Một người thay đổi là được một người, từ từ sẽ đông. Người Việt có tiếng Việt, có thiếu gì cái hay cái đẹp, phải dùng cái của mình và tẩy chay cái bọn lúc nào cũng lăm le cướp nước mình chứ!” Thấy hai người trẻ “hùng hồn” quá, cô dỗi “Gớm, hai đứa đúng là… nhiều lời”.  

*

Linh ngắm nghía những phong bao mừng tuổi màu vàng tươi, màu xanh lá mạ với hình ảnh trống đồng, bánh chưng, bánh tét, dưa hấu mà lòng thấy vui rộn ràng. Nàng mới đặt mua những phong bao này và họ gởi tới tận nhà. Có đi tìm mới biết là có nhiều nơi từ Mỹ, Úc, tới Việt Nam đã sản xuất những phong bao với hình ảnh thuần Việt vừa đẹp vừa đầy tình tự dân tộc.

Linh đem phong bao và những tấm hình có cành mai vàng rực rỡ với giòng chữ Chúc Mừng Năm Mới tươi rói đến biếu cô. Linh ôm vai cô và nói con biếu cô hình ảnh Tết Việt Nam để cô dùng. Cô mỉm cười hiền hòa và khen hình ảnh thật có duyên làm cô nhớ Tết quê nhà quá.

Mùa Xuân đang về, hoa lá xinh tươi đang rạo rực vươn lên. Nhìn lên bầu trời xanh trong, Linh nghĩ đến sự đổi mới của đất trời và của lòng người. Những thay đổi nho nhỏ như sự ra đời của những phong bao thuần Việt làm cho Linh nhận thấy nàng không cô đơn. Như những cánh én đem Xuân trở lại, bao người già, trẻ ở khắp nơi đang làm nhiều cách để đem lại cái Tết đầy hương vị Việt Nam.

Và Linh thích nghĩ rằng bên cạnh những cánh én còn có những cánh cò. Những cánh cò gầy guộc nhưng rất thân thương, và rất Việt.

Khôi An
(1) Thông Điệp Cửu Long của tác giả Nguyễn Xuân Nghĩa trong Việt Báo Xuân Nhâm Thìn 2012.
(2) Thơ Duyên, thi phẩm tiền chiến của Xuân Diệu.

Ý kiến bạn đọc
27/05/201922:27:41
Khách
O Le Xuan My
Có phải Ong hoc khoa 1970-1974 Cao Dẳng Điện học Sài Gòn không ?
10/03/201501:37:25
Khách
Bài viết bổ ích với giọng văn hay.
Chúng ta cần thêm nhiều người như cô Linh.
10/02/201518:36:47
Khách
Bạn tôi bằng nữa con cò là nói về nhà thơ Du Tử Lê, hồi xưa ông rất ốm.
Còn cái đền thờ con voi là sự nghiệp văn chương của ông, chớ không phải là làm việc chùa.
09/02/201507:46:38
Khách
Rất đông người đã không mua hàng TQ vì rất nhiều lý do, trong đó độc hại là một lý do lớn nhất. Cám ơn anh/chú Joeseph đọc bài và góp lời nhắc nhở.
08/02/201519:36:53
Khách
Chào cô Khôi An,
Sông Cửu Long (với ý nghĩa là 9 con rồng) nhưng thực nghĩa (nghĩa thực sự xét theo địa lý) thì phải là 9 đuôi rồng mới đúng vì đầu rồng là ở Tây Tạng và đuôi rồng kết thúc ở Việt Nam. Vì ở hạ nguồn nên sông CL là nơi thầu hết những ô nhiểm thảy ra từ các nước lân bang, đặc biệt là TQ. Bao nhiêu chất thải công/nông nghiệp từ các nứơc mà con sông này đi qua đều end up ở đây (VN mới là nơi bị ô nhiểm nặng nhất, từ thủy hải sản tới nguồn nước dùng cho sinh hoạt hàng ngày)..
Cho nên, chúng ta cần phải cảnh giác về thực phẩm chế biến ở các xứ này (không riêng gì TQ mà kể luôn cả VN).
Ngoải cái ô nhiểm môi trường sẳn có, người sản xuất ở các xứ này có tính cách gia truyền, gia đình...không được ban bộ ngành cơ quan chức năng nào kiểm soát chặt chẽ, họ lại cho thêm các chất phụ gia độc hại vào thực phẩm. Vô tình thực phẩm họ làm ra không còn là thực phẩm cho dinh dưỡng nữa mà là chất độc lâu ngày tích tụ lại thành khối u, u xơ, ung nhọt, ung bứu, ung thư...
Có thời gian, bà con nên lên youtube xem các clips về làm bún, mì bằng cao su dẻo, làm miến bẩn, mứt bẩn...
Chỉ mong góp ý cùa tôi giúp bà con ăn Tết cẩn thận nên tránh đồ ăn có xuất xứ không nhung tu TQ mà cả VN và các xứ thứ 3.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,003,167
Tác giả đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2019. Là con của một sĩ quan tù cải tạo, ông đã góp 3 bài viết xúc động, kể lại việc một mình ra miền Bắc, đạp xe đi tìm cha tại trại tù Vĩnh Phú, vùng biên giới Việt-Hoa
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Bà định cư tại Mỹ từ 26 tháng Ba 1992, hiện là cư dân Cherry Hill, New Jersey. Sau đây, thêm một bài viết mới của tác giả.
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả lần đầu tham dự Viết Về Nước Mỹ và đã nhận giải VVNM 2019. Bà tên thật là Ngô Phương Liên, học Trưng Vương thời trung học, vượt biển qua Mỹ năm 79
Tác giả dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng Sáu 2017, đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2018 năm thứ XIX. Sau nhiều năm làm công việc khai thuế tại vùng Hollywood, cô và gia đình hiện đã rời Los Angeles để trở thành cư dân quận Cam.
Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006 với bút hiệu Huyền Thoại. Một số bài viết khác của cô được ký tên Thịnh Hương. Nay hai bút hiệu hợp nhất, thành một tác giả thân quen của sinh hoạt Việt Báo. Tác giả hiện cư trú và làm việc tại miền Bắc California. Bài mới của cô dành cho ngày Lễ Halloween
Tác giả đã nhận giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2014. Cô sinh năm 1962, tốt nghiệp Đại Học Mỹ Thuật năm 1988 khoa Đồ Họa tại Việt Nam, từng làm công việc thiết kế sáng tạo trong ngành quảng cáo.
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2018. Ông tên thật là Chu Văn Huy, cựu tù, vượt biển, hiện là cư dân San Jose, đã nghỉ hưu sau 37 năm làm việc cho các hãng điện tử tại Silicon Valley - Thung lũng Hoa Vàng, California. Đây là bài mới nhất của Ông.
Nhạc sĩ Cung Tiến