Hôm nay,  

Bay Đi Canada Thăm Bà Chị Góa

19/01/201500:00:00(Xem: 12954)

Tác giả: Sao Nam Trần Ngọc Bình
Bài số 4440-14-29840vb701715

Tác giả là cựu sĩ quan VNCH, giảng viên trường Sinh ngữ quân đội, cựu tù cải tạo. Ông cũng là tác giả sách "Hành Trình về Phương Đông" do "Xây Dựng" xuất bản năm 2010. Mới nhất, là cuốn "Within & Beond" do tác giả viết bằng Anh ngữ và tự xuất bản. Sau đây là bài mới của ông.

* * *

Cháu tôi gọi phone cho biết chị tôi bịnh nặng. Bỏ máy xuống tôi gọi con tôi mau mau mua vé máy bay cho hai chúng tôi qua Canada thăm chị.

Ngày 25 tháng 5 năm 2014 chúng tôi đáp chuyến bay Delta 307 bay đi Atlanta, sau đó đáp chuyến Delta 5402 bay đi Canada.

Chị tôi góa chồng trước Tết Mậu Thân lối 3 tháng. Anh rể của tôi xuất thân khóa 13 Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt. Lúc đó tôi đang trực hành quân tại Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 9 đóng tại Sa Đéc thì Trung Tâm Hành Quân Tiểu Khu Kiên Giang báo cáo về Trung Tâm Hành Quân Khu Chiến Thuật 41 tức Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn 9 một xe díp của pháo binh Sư Đoàn 9 bị VC phục kích tại ngoại ô của Quận Kiên Tân có 1 chết và 1 bị thương.Tôi ghi vào sổ Trực báo cáo này. Sáng hôm sau bàn giao cho Toán trực lên phiên rồi xuống ca về nhà như thông lệ.

Lối 12 giờ trưa, Thiếu Úy Kim viên sĩ quan phụ trách văn thư của Trung Tâm Hành Quân bất ngờ ghé nhà tôi. Tôi cũng cho là chuyện thường. Khi gặp tôi trước nhà ông bắt tay và chỉ nói chúng mình vào trong nhà nói chuyện.

Sau khi an vị ông mới hỏi tôi có phải anh rể tôi tên như thế này hay không. Khi được tôi xác nhận ông mới cho biết Đại Úy N. đi hành quân bị thương nặng hiện đang dưỡng thương ở bịnh xá Tiểu Khu.

Ông ngừng một chút chờ xem phản ứng của tôi, thấy tôi vẫn bình thản rồi ông mới chậm rãi cho biết Đại Úy N. sau khi được bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng đã không qua khỏi và đã tử trận vì bị mấy viên đạn AK bắn vào đầu. Trước khi kiếu từ Ông còn cho biết thêm anh rể tôi đã được truy thăng Thiếu Tá.

Trong đời tôi đây là lần đầu tiên tôi đón tin cái chết đột ngột của người thân. Cách báo tin của Thiếu Úy Kim thật là tế nhị. Ông nói từ từ chậm rãi qua từng giai đoạn một để tránh cho tôi sự xúc động bất ngờ.

Khi ông từ biệt ra về tôi ngơ ngẩn như người mất hồn nhìn theo dáng ông dần dần mất hút ở đầu con hẻm nhỏ. Trở vào nhà tôi chẳng biết làm gì bèn ngồi xuống đám cỏ bên hông nhà lấy tay nhổ mấy cây cỏ dại mọc sát vách nhà. Nhổ được ít cỏ xong thì tôi mới chợt nhớ ra là bây giờ chị tôi rất cần tôi. Đứng lên tôi gọi với vào trong nhà bảo bà xã chuẩn bị cùng tôi đi xuống Vĩnh Long cùng hai cháu một 4 tuổi và một mới 2 tuổi.

Cháu trai tôi cho ngồi trên cái ghế phụ phía trước chiếc xe gắn máy Honda còn cháu gái ngồi giữa tôi và bà xã.Thế là cả nhà tôi trực chỉ Vĩnh Long.

Tới nhà chị tôi thì một không khí ảm đạm, tang tóc đã bao phủ toàn thể căn nhà. Xác anh tôi bây giờ còn đang trên đường từ Rạch Giá trực chỉ Vĩnh Long và lối 2 giờ chiều mới tới.

Trong suốt hơn 4000 năm lịch sử dựng nước và giữ nền độc lập cho dân tộc chống lại chủ nghĩa bành trướng của người Hoa mãi cho đến tận bây giờ hình như người đàn bà, nhất là đàn bà Việt Nam ta được Trời cho sanh ra để chịu đựng những đớn đau thay cho người chồng, người cha thì phải.

Trong khi ông già chồng của chị tôi vật vã khóc than thì bà già chồng vẫn điềm tĩnh vô cùng.Trên nét mặt của bà cụ tôi không thấy vẻ xót xa, đau đớn nhưng tôi biết trong tâm bà cụ xót xa chỉ riêng cụ biết mà thôi.

Cụ vẫn bình tĩnh cho biết anh rể tôi là con cầu tự mà con cầu tự thì chỉ sống tới 33 tuổi là Trên sẽ gọi về. Cụ cho biết vì hiếm muộn cụ đi Chùa Hương xin con cầu tự. Theo lời cụ kể lại tại đây có những tượng hình người bằng đá ai hiếm muộn thì cứ lấy tay xoa vào một trong các tượng này và miệng thì nói: “Cậu về với tôi! Cậu về với tôi!”


Đến khi anh rể tôi chết thì tôi mới vỡ lẽ ra là tại sao bà cụ lại gọi con mình bằng chữ "Cậu" vì đây là con Trên cho nên người mẹ không được phép gọi bằng "Con" mà phải gọi một cách tôn trọng là "Cậu" thì Trên mới vui lòng!

Khi xác anh về tới nơi thì chị tôi nhờ tôi xuống khu chợ Vĩnh Long mua quan tài cho anh. Cùng với một người quen tôi chạy xe xuống khu bán loại hàng này. Công việc trả giá chẳng mấy lúc mà xong.

Con người ta có số tôi tin như thế mà không tin cũng không được. Trước khi anh mất tôi đã có dịp gặp anh khi anh từ Saigon về Kiên Giang ghé Sa Đéc thăm tôi.

Mặt anh nhợt nhạt như người chết đuối không hồng hào như mọi khi. Anh cho biết sức khỏe vẫn bình thường khi tôi tỏ vẻ quan tâm. Hai ngày trước khi anh chết VC pháo kích vào căn cứ pháo binh do anh chỉ huy. Đạn súng cối 81 rớt ngay chân anh mà không nổ vì là đạn lép. Anh chỉ chết hai hôm sau khi tới giờ anh phải ra đi khỏi cuộc đời này.

Khi người anh họ khuyến khích anh học thi Luật anh học liền và mỗi khi đến kỳ thi anh xin nghỉ một lèo 15 ngày phép về Saigon thức trắng đêm đọc bài in trên ronéo là thuộc và thi đậu liền tù tì xong cái bằng Cử Nhân Luật dễ như lấy một món đồ trong túi. Một chuyện hiếm thấy!

Anh học dễ như thế có lẽ anh là người làng Hành Thiện là làng nổi tiếng Miền Bắc có nhiều người học giỏi từ xa xưa.

Trước khi anh chết lối hai tháng anh nói gở với mẹ anh là anh sẽ học tiếp học cho tới chết luôn! Đúng là cái điềm báo trước!

Chị tôi ở vậy và nuôi con chứ không tái giá vì theo chị không có ai có thể bằng chồng chị về nhiều phương diện.

Bây giờ xin cho tôi trở lại câu chuyện chúng tôi bay sang Canada thăm chị. Chân tôi bị đau và chân bà xã tôi cũng vậy. Đi thăm chị nhưng làm sao đi đây nhất là phải lên lên xuống xuống lại kèm theo hành lý nữa. Tôi nghĩ là tôi có cách rồi.

Sau khi làm thủ tục tôi nói với bà tiếp viên người Mỹ phụ trách là tôi cần 2 wheel chair cho tôi và bà xã tôi. Rất mau mắn bà chỉ gật đầu ra dấu hiểu. Sau khi hành khách hạng nhất đă xuống hết bà đẩy cái wheel chair về phía tôi đang ngồi ra hiệu cho tôi ngồi lên và bà ta mang cái hand bag của tôi để dưới gầm của chiếc wheel chair và người nam tiếp viên cũng đẩy một cái wheel chair về phía bà xã tôi và cũng ra dấu cho bà xã tôi ngồi lên và ông ta cũng lấy chiếc hand bag của bà xã tôi để dưới gầm xe.

Bà nữ tiếp viên nhẹ nhàng đẩy chiếc xe từ từ từ nơi chúng tôi ngồi vào trong khoang của cái cầu nối phi cơ và nhà chờ để đưa chúng tôi vào phi cơ. Rất nhẹ nhàng bà ta đẩy chiếc xe tới đúng số ghế của tôi trên máy bay rồi phụ tôi để cái back pack lên khoang hành lý phía trên chỗ ngồi của tôi, xong bà chào tạm biệt.

Delta Air Lines là Delta Air Lines.Vâng. Đúng thế. Đây là một hãng chuyên chở hành khách bằng máy bay được thành lập vào năm 1929. Cho tới nay đã được 85 năm, một thời gian kỷ lục cho một công ty vận tải đường hàng không với biết bao thăng trầm của nền kinh tế đầy sự cạnh tranh mà vẫn sống sót và lớn mạnh cho tới ngày nay.

Trước 30/04/75 tại Mỹ có công ty hàng không Pan American, một công ty lớn mà cuối cùng cũng phải bán đi vì không cạnh tranh nổi với các công ty khác. Như thế đủ biết với 85 năm tồn tại đúng là một kỳ tích đáng kể.

Cách săn sóc hành khách của bà tiếp viên hàng không thật nhẹ nhàng, lịch sự và khiến cho khách có cảm tưởng là mình được chú tâm đặc biệt.

Tôi chỉ nói với bà ta là tôi cần wheel chair bà ta ra dấu hiểu chứ không hỏi lại tại sao. Chẳng cần treo bảng quảng cáo "Vui lòng khách đến.Vừa lòng khách đi" mà Delta Air Lines vẫn làm được chuyện này một cách chu đáo.

Trông người mà nghĩ đến ta!

Sao Nam Trần ngọc Bình

Ý kiến bạn đọc
21/01/201521:06:07
Khách
Trong các nước văn minh trên thế giới, tất cả những chuyên viên và nhân viên phục vụ khách hàng, họ đều được huấn luyện rất kỹ. Khách hàng là trên hết. sự giàu có của cá nhân và của cả đất nước, là do làm vừa lòng khách hàng, thì doanh nghiệp càng ngày càng vững mạnh. Nhưng tại Việt Nam thì họ suy nghĩ ngược lại. Họ cho rằng khách hàng phải làm đẹp lõng người chiêu đãi thì mới được sự chiều đãi của họ. Nên các chuyên viên phục vụ khách hàng của VN rất vênh váo, tự đại, dù chiêu đãi viên rất xấu. do đó VN chỉ đi xuống, chứ không bao giờ có thể cạnh tranh với bất kỳ nước nào trên thế giới. VN cần phải xuy nghĩ lại. trước khi đất nước đi vào diệt vong.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,305,058
Tác giả từng sống ở trại tỵ nạn PFAC Phi Luật Tân gần mười một năm. Ông tên thật Trần Phương Ngôn, hiện hành nghề Nail tại South Carolina và cũng đang theo học ở trường Trident Technical College. Với bài "Niềm Đau Ơi Ngủ Yên" viết về trại tị nạn Palawan-Philippines, Triều Phong đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2014. Sau đây là bài viết mới nhất của ông.
Bút hiệu của tác giả là tên thật. Bà cho biết sinh ra và lớn lên ở thành phố Sài Gòn, ra trường Gia Long năm 1973. Vượt biển cuối năm 1982 đến Pulau Bibong và định cư đầu năm 1983, hiện đã nghỉ hưu và hiện sinh sống ở Menifee, Nam California.
Tháng Năm tại Âu Mỹ là mùa hoa poppi (anh túc). Ngày thứ Hai của tuần lễ cuối tháng Năm -28-5-2018- là lễ Chiến Sỹ Trận Vong. Và Memorial Day còn được gọi là Poppy Day. Tác giả Sáu Steve Brown, một cựu binh Mỹ thời chiến tranh VN, người viết văn tiếng Việt từng nhận giải văn hóa Trùng Quang trước đây đã có bài về hoa poppy trong bài thơ “In Flanders Fields”. Nhân Memorial sắp tới, xin mời đọc thêm một bài viết khác về hoa poppy bởi Phan. Tác giả là nhà báo trong nhóm chủ biên một tuần báo tại Dallas, đã góp bài từ nhiều năm, từng nhận giải Vinh Danh Tác Giả Viết Về Nước Mỹ. Ông cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng người đọc trên dưới một triệu.
Với bài “Hành Trình Văn Hóa Việt tại UC Irvine”, tác giả đã nhận Giải Việt bút Trùng Quang 2016. Ông tốt nghiệp cử nhân về Ngôn Ngữ Học tiếng Tây-Ban-Nha tại UC Irvine. Sau 5 năm rời trường để theo học tại UCLA, tốt nghiệp với hai bằng cao học và tiến sĩ về ngành Ngôn Ngữ Học các thứ tiếng gốc La-Tinh, ông trở lại trường cũ và trở thành người đầu tiên giảng dạy chương trình tiếng Việt, văn hoá Việt tại UC Irvine từ năm 2000 cho tới nay. Sau khi nhận giải Việt Bút Trùng Quang 2016, tác giả vẫn tiếp tục góp thêm bài viết về nước Mỹ.
Tác giả 58 tuổi, hiện sống tại Việt Nam. Bài về Tết Mậu Thân của bà là lời kể theo ký ức của cô bé 8 tuổi, dùng nhiều tiếng địa phương. Bạn đọc thấy từ ngữ lạ, xin xem phần ghi chú bổ túc.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Sau đây, là bài mới viết về đứa con phải rời mẹ từ lúc sơ sinh năm 1975, hơn 40 năm sau khi đã thành người Mỹ ở New York vẫn khắc khoải về người mẹ bất hạnh.
Tác giả sinh trưởng ở Bến Tre, du học Mỹ năm 1973, trở thành một chuyên gia phát triển quốc tế của USAID, hiện đã về hưu và an cư tại Orange County. Ông tham gia VVNM năm 2015, đã nhận giải Danh Dự năm 2016 và giải á khôi “Vinh Danh Tác Phẩm” năm 2017. Bài mới của ông nhân Ngày Lễ Mẹ kể về người Mẹ thân yêu ở quê hương.
Hôm nay, Chủ Nhật 13, Mother’s Day 2018, xin mời đọc bài viết đặc biệt dành cho Ngày Lễ Mẹ. Tác giả tên thật Trần Năng Khiếu. Trước 1975 là Công Chức Bộ Ngoại Giao VNCH. Đến Mỹ năm 1994 theo diện HO. Đã đi làm cho đến năm 2012. Hiện là công dân hưu trí tại Westminster. Tham dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 8/2015. Đã nhận giải đặc biệt 2016. Nhận giải danh dự VVNM 2017.
Chủ Nhật 13 tháng Năm là Ngày Của Mẹ tại nước Mỹ năm 2018. Mời đọc bài viết của Nguyễn Diệu Anh Trinh. Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng, đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng bố và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã góp bài từ 2015, kể chuyện về người bố Hát Ô và nhận giải Viết Về Nước Mỹ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ bằng cách viết lời giới thiệu và chuyển ngữ từ nguyên tác Anh ngữ bài của một người trẻ thuộc thế hệ thứ hai của người Việt tại Mỹ, Quinton Đặng, và ghi lại lời của người me, Bà Tôn Nữ Ngọc Quỳnh, nói với con trai.
Nhạc sĩ Cung Tiến