Hôm nay,  

Món Quà Giáng Sinh Bất Ngờ

22/12/201400:00:00(Xem: 18518)

Tác giả: Nguyên Phương
Bài số 4418-14-29818vb2122214

Tác giả là một viên chức hành chánh, sau nhiều năm làm việc tại miền Đông, đã chọn Little Saigon để hưu trí. Với nhiều bài viết đặc biệt, bà cũng đã nhận Giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ từ nhiều năm trước.

* * *

Sau buổi tập dưỡng sinh, tôi để xe lại nơi tập và đi cùng với bạn, khi quay trở lại để lấy xe, vừa bước chân xuống khỏi xe của người bạn, bất chợt tôi nghe một tiếng nói từ trong một chiếc xe đậu gần đó:

- Bà làm ơn cho tôi hỏi thăm.

Phản ứng tự nhiên tôi ngừng lại và lại gần chiếc xe của một người đàn ông, ông ta quay kính xe xuống và chờ tôi lại, về sau tôi mới thấy là mình đã bất cẩn không nhớ đến những điện thư của các bạn gửi tới để cảnh cáo những vụ hỏi thăm, nhiều điều nguy hiểm có thể xẩy ra mà mình không lường trước được.

Tôi lại gần, người đàn ông trông thật hiền lành hỏi thăm để mua một cuốn video tập Dưỡng Sinh Thức Pháp.

May cho ông ta vì đó chính là môn dưỡng sinh mà mỗi sáng tôi đều thức dậy sớm để đi tập, môn tập mà tôi cảm thấy người thật khỏe khoắn sau mỗi buổi tập, và đã quen thuộc đến độ khó có thể nghỉ tập nếu không có lý do xứng đáng. Một chị bạn đã nói chị phải đi tập dù mưa hay nắng và không nghỉ buổi tập nào từ ngày chị đi tập.

Không hiểu người đàn ông đã nghe đâu để tìm đến đây mua cuộn video, nhưng ông đến muộn lớp tập đã tan, tôi cho ông biết ông có thể trở lại vào tuần tới trong những giờ tập từ thứ ba đến thứ sáu từ 7:00 đến 8:00 sáng và vào cuối tuần từ 7:00 đến 8:30 sáng.

Chắc có lẽ ông đã được đọc những bài báo viết về ngày kỷ niệm đệ ngũ chu niên tuần trước đó, buổi lễ diễn ra thật đông và vui. Trong buổi lễ đó tôi đã được nghe kể lại về những ngày đầu được thành lập do sáng lập viên ông Trần Quang Đạt và ông Tạ Đức Trí. Lúc đầu chỉ có sáu học viên nhưng hai ông Đạt và Trí vẫn kiên trì tiếp tục, và ngày nay lên tới khỏang bốn chục học viên, có những lúc học viên phải đứng chen chúc nhau. Được hỏi nếu sự phát triển tăng lên quá số luợng người có thể chứa được trong cái club house này, ông Trí đã trả lời có thể phải kiếm một chỗ khác và cũng khó nếu phải đi thuê và vẫn duy trì chủ trương hòan tòan miễn phí như hiện tại.

Hai ông sáng lập viên là hai võ sư đầy nhiệt huyết và rất là tận tình với những học viên, ông Tạ Đức Trí dù đã làm thị trưởng nhưng cũng vẫn bỏ thì giờ cùng võ sư Trần Quang Đạt lo lắng cho lớp học.

Gần đây ông Đạt đã cho phát hành ba cuốn DVD để giúp cho những người không có thì giờ đến tham dự những buổi tập, tôi đã mua và gửi tặng chị tôi, chị tôi rất là thích, nhưng không biết chị có kiên trì tập không, vì dù sao đến lớp tập vẫn có kết quả nhiều hơn, nhất là những ngày cuối tuần có thầy Đạt hướng dẫn và sửa những thế tập nào không theo đúng, trong khi đứng ở phía trên hướng dẫn nhưng cặp mắt của thầy luôn luôn luớt đi khắp phòng và dừng lại nơi nào thì thể nào học viên đó cũng được thầy sửa lại cho tốt hơn.

Trong buổi lễ có những học viên lên phát biểu vừa để cảm tạ, vừa để kể lại những thành quả mà họ đã đạt được, có những kết quả thật không ngờ, có lẽ nhờ vậy mà người đàn ông đã đến đây để tìm mua cuốn video.

- Bà có thể chỉ cho tôi chỗ nào có thể mua được cuốn video Dưỡng Sinh Thức Pháp

- Ông có thể trở lại vào những giờ có lớp tập.

Ông ta nhìn tôi với một ánh mắt tha thiết:

- Bà có thể mua giúp tôi được không? Tôi không thể trở lại được

-???

- Tôi đi lại khá khó khăn vì bị bệnh.

Trong trí tôi thóang nghĩ đến những người học viên sống trong khu này, nhưng tiếc thay tôi chỉ nói chuyện vài câu trước giờ tập và không hề xin địa chỉ hay số phone.

- Hay bà có thể mua hộ tôi, mong bà giúp tôi.

Tôi còn đang ngại ngần, thì ông mở ví ra đưa tiền cho tôi, con gái tôi đã thường nói với tôi rằng “con giống mẹ rất khó nói tiếng không (từ chối)”. Tôi không thể từ chối, nhất là nhìn vẻ thất vọng của ông khi không biết chỗ mua, và tấm lòng tha thiết của ông mong có cuộn video để tập hầu chữa bệnh. Tôi cầm tiền, ông ta lịch sự đưa thêm cả tiền cước phí.

Cầm tiền của ông tôi nghĩ đến ngày đi tập sẽ hỏi chị LT, nếu chị không có thì giờ đi gửi thì tôi sẽ đem đến nhà cho ông ta, vì mùa lễ này mang ra bưu điện đứng xếp hàng thì thà đem thẳng lại nhà có lẽ mau hơn. Sợ ông phải chờ lâu vì qua một ngày nghỉ của lớp tôi email cho chị LT nhờ chị đi gửi cuốn băng cho ông ta.

Đến ngày đi tập buồn thay chị LT lại vắng mặt và tôi chưa nhận được email trả lời của chị LT, tôi quay qua hỏi chị giữ nhiệm vụ giao băng cho những người đã đóng tiền, được biết số băng đã bán hết, phải chờ in thêm. Cầm tiền của người đàn ông, tôi áy náy vô cùng vì không làm đựơc điều ông ta nhờ, không biết ông có nghĩ là mình lấy tiền của ông ta không, nhưng đành thôi không làm gì được cả.

Về nhà thật ngạc nhiên khi mở email, nhận được email của chị LT và của ông Đạt, chị LT đi vắng và đã nhờ ông Đạt lo vụ này và ông Đạt đã sốt sắng hứa rằng sẽ mang đến tận nhà cho người đàn ông và đồng thời sẽ trả lại tiền cho ông ta, xem như là một món quà tặng ông.

Ông Đạt đã đến và không gặp được người đàn ông, ông Đạt đã tiếc không được giao tận tay cho ông ta để được hướng dẫn thêm chi tiết cho việc tập có kết quả hơn. Môn tập này kèm theo cả việc hít thở cho thích hợp âm dương trong từng thế tập. Mỗi thế tập có thể trị được một số bệnh nếu hít thở và vận dụng tay chân đúng cách.

Vô tình đó lại là ngày 24 tháng 12, món quà giáng sinh thật tuyệt vời và bất ngờ cho người đàn ông, tôi có thể tưởng tượng ra nỗi vui mừng của người đàn ông khi nhận được món quà vào đúng một ngày trước Giáng Sinh.

Hành động đáng quý là của thầy Đạt. Trong những buổi học thầy luôn luôn lo lắng cho những học viên, thầy thay đổi những thế tập nào có thể không tốt cho người già, trong cuốn băng thầy hướng dẫn cách tập cả trong thế đứng và trong thế ngồi để dậy cho những người không tập đứng được. tôi đã thường cảm phục thầy trong lớp học nay lại thấy thầy sốt sắng trao tận tay người muốn mua để được hướng dẫn thêm cho người muốn học. Ông đã không ngần ngại bỏ thì giờ trong hai buổi sáng cuối tuần để đến lớp và hướng dẫn cặn kẽ cho từng người để môn tập thêm hiệu quả cho từng học viên.

Có nhiều môn phái dậy về dưỡng sinh, nhưng với tôi, tôi thấy Dưỡng Sinh Thức Pháp rất thích hợp, thời gian tập còn mới, kết quả chưa có gì rõ ràng lắm nhưng sau mỗi buổi sáng đi tập về là tôi được một ngày tâm hồn thơ thới.

Mong rằng chí hướng của hai vị sáng lập viên được thành công và tạo ra nhiều hiệu quả tốt cho học viên.

Nguyên Phương

Ý kiến bạn đọc
25/01/201504:04:21
Khách
Quí vị ở xa muốn có DVD Duỡng SInh Thức Pháp xin liên lạc với trung tâm DSTP ở địa chỉ email:
[email protected]
Xin cám ơn
20/01/201505:20:20
Khách
Xin kính chào bà Đức Hạnh
xin mời bà xem trong youtube,
https://www.youtube.com/watch?v=J7YljrbIkII
nếu bà vẫn muốn mua DVD thì xin liên lạc
714-839-2718 (Cô Đằng) họăc
714-531-8693 (Cô Loan)
14/01/201506:51:33
Khách
Chúng tôi ,một nhóm bạn trong hội người cao tuổi , xin nhờ tác giả Nguyên Phương chỉ dùm cách mua DVD về dưỡng sinh thuc pháp ..
Xin cám ơn nhiều.
11/01/201519:57:16
Khách
Kính chào ông Duơng
Xin lỗi đã chậm trả lời ông
Xin ông vào email để cho địa chỉ, thầy Đạt sẽ gửi DVD đến ông.
Cám ơn ông đã đọc bài viết và muốn mua DVD
Kinh chúc ông một năm mới an vui và mọi swụ như ý.
Nguyên Phương
01/01/201523:10:46
Khách
Kính mong bà Nguyên Phưong vui lòng chỉ cách thức cho tôi mua được DVD dướng sinh này. Nơi tôi đang sống có quá ít người Việt.
Kính chúc bà luôn vui .

Hoangduy Duong
Naperville-IL
Email: [email protected]
27/12/201417:42:26
Khách
Xin xem email để cho địa chỉ, thầy Đạt sẽ gửi DVD đến bạn.
Cám ơn bạn đã đọc bài viết.
22/12/201417:34:02
Khách
Xin Bác Nguyển Phương cho con biết cách thức mua cuốn băng dưỡng sinh mà Bác đã đề cập bài viết trên.
Email của con: [email protected]
Con thành thật cám ơn Bác Phương nhiều.
Tín thất Tôn
Atlanta, GA
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 844,784,353
Tác giả sinh năm 1959 tại Đà Nẵng; Cựu nữ sinh NTH Hồng Đức Đà Nẵng từ 1969- 1975. Đến Mỹ năm 1994 diện HO cùng ba và các em, định cư tại tiểu bang Georgia. Hiện là nhân viên công ty in Scientific Games tại Atlanta, tiểu bang Georgia. Bà đã từng nhận giải Viết Về Nước Mỹ. Tựa đề bài viết mới của bà là tên một ca khúc Trịnh Công Sơn.
Tác giả hiện là cư dân Arkansas, đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ 2017. Bà tên thật Trịnh Thị Đông, sinh năm 1951, nguyên quán Bình Dương. Nghề nghiệp: Giáo viên anh ngữ cấp 2. Với bút hiệu Dong Trinh, bà dự Viết Về Nước Mỹ từ tháng 7, 2016, và luôn cho thấy sức viết mạnh mẽ và cách viết đơn giản mà chân thành, xúc động. Bài mới nhất, tác giả viết về Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm 2017. Bà sinh năm 1951tại miền Bắc VN, di cư vào miền Nam 1954, là thư ký hành chánh sở Mỹ cho tới ngày 29 tháng Tư 1975. Vượt biển và định cư tại Mỹ năm 1980, làm thư ký văn phòng chính ngạch tại City of San Jose từ 1988-2006. Về hưu vào tuổi 55, hiện ở nhà chăm nom các cháu nội ngoại. Sau đây là bài viết thứ ba của bà.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Cô tên thật Trần Minh Châu, 38 tuổi, quê quán Sài Gòn, định cư tại Mỹ mới hơn 6 tháng theo diện kết hôn, hiên đang sinh sống tại Hillsboro, tiểu bang Oregon. Đã tốt nghiệp cử nhân Anh văn tại Đại học Tổng hợp Sài Gòn. Công việc trước đây tại Viêt Nam là biên dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt, và công việc hiện tại là nội trợ, đang tìm việc làm phù hợp.
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông đã nhận giải Vinh Danh VVNM 2016, đồng thời, cũng là tác giả Viết Về Nước Mỹ đầu tiên có nhiều bài đạt số lượng trên dưới một triệu người đọc. Bài Phan mới viết là tùy bút về mùa Lễ Tạ Ơn đang tới.
Tác giả là cư dân Miami, Florida, đã góp nhiều bài viết tinh tế, cho thấy tấm lòng của ông với quê hương, con người, và nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2015. Sau đây là bài mới của ông.
Tác giả cùng 2 con gái tới Mỹ ngày 27 tháng Bảy năm 2001 theo diện đoàn tụ, hiện có tiệm Nails ở Texas và lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XIX. Sau đây, thêm một bài viết mới của bà.
Tác giả bắt đã nhận Giải Đặc Biệt Viết Về Nước Mỹ 2017. Ông sinh năm 1944 tại Thừa Thiên, Huế, cựu học sinh Nguyễn Tri Phương, Quốc Học. Trước 1975, là cảnh sát quốc gia. Cựu tù cải tạo. Làm rẫy vùng kinh tế mới. Đến Mỹ theo diện HO từ 1993, ông có 12 cuốn sách đã xuất bản. Bài viết mới là tự truyện của một “ông nhà văn kiêm thằng bỏ báo” như bạn hữu thân tình gọi tác giả.
Nguyệt Mị là bút hiệu lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ, nhưng trong tháng trước tác giả đã có bài “Nước Mỹ là nhà của Mị” ký tên thật là Quynh Gibney. Mười ba năm trước, sau khi kết hôn với một nhạc sĩ Mỹ, cô theo chồng về Sonoma County, vùng đất nổi tiếng với vượu vang của Napa Valley. Hiện nay, gia đình đã dọn về San Diego và sau đây là chuyện về công việc cô đang làm: thông dịch viên chính thức của Tòa Án Liên Bang.
Đây là một bài mới tác giả viết về tâm trạng của con cái khi phải đưa cha mẹ già vào nursing home. Tác Giả tham dự VVNM năm 2015, được giải danh dự trong năm đầu (2016) và giải “Vinh danh tác phẩm” ( Á khôi) năm 2017. Ông là một chuyên viên về hưu, đang định cư tại Orange County.
Nhạc sĩ Cung Tiến