Hôm nay,  

Tiếng Chân Đêm Giáng Sinh

17/12/201400:00:00(Xem: 12964)

Tác giả: Thái NC
Bài số 4412-14-29812vb4121714

Đó là tiếng chân tưởng như của Ông Già Noel. Tác giả đã nhận giải Danh Dự Viết Về Nước Mỹ năm thứ XII, 2012. Ông tên thật là Nguyễn Cao Thái, sinh năm 1959 tại Huế, vào Saigon 1968, vượt biển đến Mỹ 1979, hiện định cư tại San Jose, CA.

* * *

Nhiều năm rồi chúng tôi không còn cái thú mỗi đêm Giáng Sinh, chờ con cái đi ngủ hết, ba má mới đem món quà bí mật của ông già Noel để cạnh lò sưởi cho con. Đây là quà đặc biệt má đã dọ dẩm và biết con sẽ gởi thơ cho Santa Claus đòi quà, đặng biết mà mua cho đúng. Để quà ở lò sưởi xong, ba phải ăn một cái bánh cookie, và uống nửa ly nước con dọn ra mời ông Santa để chứng tỏ ông đã đến. Và cho sống động hơn, má lấy cái thư con đặt trên bàn bỏ xuống thảm, làm giống như Santa đọc thư con cạnh lò sưởi rồi vội vàng đi nhà khác để rơi lá thư.

Sáng sớm hôm sau, ba và má nằm lắng nghe tiếng chân vội vả con mới thức dậy chạy ù từ trên lầu xuống cầu thang, thẳng đến lò sưởi và nghe tiếng con la vui mừng:

- Mom, Dad... He did come!

- He ate my cookies!

- Drank some water, too !

- Oh yeah! Exactly what I want...

- Thanks, Santa !

...

Có một năm, con cũng viết thư đòi quà Santa nhưng lại muốn giữ bí mật. Má dọ hỏi mấy cũng nhứt định không cho đọc! Không đọc thư làm sao biết đích xác con muốn Santa tặng món gì? Tuy vậy, là ba má thì chúng tôi cũng đóan được món con thích để mua. Chỉ thắc mắc là năm nay con...kỳ quá, sao lại dấu?

Đêm Giáng Sinh, chúng tôi giả bộ đi ngủ sớm, và giữa khuya lắng nghe tiếng chân con đi xuống cầu thang để cái thơ viết cho Santa.

Đợi thật lâu và nghe tiếng con thở đều đặn ngủ say trong phòng, ba má mới dậy len lén xuống thấy lá thư của con để cạnh lò sưởi,cùng một thỏi chocolate, và ly Orange juice.

Cầm thơ lên đọc, tôi không còn nhớ nguyên văn, nhưng ý con nói với Santa rằng: Năm nào con cũng có thật nhiều quà, cho nên năm nay Santa thay vì cho con, đổi lại cho ba má con. Con muốn năm nay Santa tặng quà cho ba má, không cần cho con gì hết.

Té ra con giữ bí mật bức thư là vì vậy!

Bây giờ mới kẹt. Ba má hoàn toàn không nghĩ đến điều này. Nhưng đã là Santa thì dù sao cũng phải làm được theo lời yêu cầu của con. May mà con chỉ đòi quà chung chung cho ba má chứ không nói món gì đặc biệt, và may mà giấy hoa gói quà còn đủ ở nhà. Má lấy hộp bánh của ai đó mới cho, gói lại làm quà Santa tặng ba, và lên phòng lấy cái áo mới mua tự gói làm quà...cho má.

Giữa đêm Giáng Sinh năm đó, hai vợ chồng phải rón rén gói quà cho nhau, mà phải làm thật nhẹ nhàng,im lặng, sợ con dậy bất ngờ biết.

Và mặc dù con nói không đòi quà năm nay, ba má cũng thay mặt Santa để lại món đồ chơi ba má biết con rất thích.

...

Sáng ngủ dậy, nghe tiếng chân con chạy xuống cầu thang đến lò sưởi. Tiếng con reo vui thích thú, rồi tiếng chân con chạy ngược trở lên xông thẳng vào phòng, đặt hai gói quà lên bụng ba má và rối rít

- Santa có quà cho ba má nè!

Má mở gói quà cầm cái áo ngắm nghía, ướm thử, và nói sao...vừa vặn quá ! Ô hay tại sao Santa biết má thích cái áo này mà tặng?

Con cười sung sướng:

- Santa knows all, mom !

...

Rồi đến một năm, sáng sớm không nghe tiếng chân con chạy xuống cầu thang nữa. Ba má dậy xem và thấy con đang ngồi tủm tỉm cười bên gói quà của ông già Noel. Con chạy lại ôm ba má và nói: Thanks, Mom, Thanks Dad !

Má hỏi tại sao con biết.

Con nói các bạn trong trường nói với nhau từ mấy tháng trước. Nhưng con biết ba má thích con...không biết, để được làm Santa mua quà cho con.

Con nói tối qua con không ngủ, nằm lắng nghe tiếng chân của ba má rón rén xuống cầu thang đem gói quà bí mật để cạnh lò sưởi. Con nghe tiếng ba ăn cookies. Con nghe má nhắc ba uống nước. Con lại nghe tiếng chân ba má trở lên lầu.

Và con biết ông già Noel của con đã đến.

Thái NC

Ý kiến bạn đọc
28/12/201404:26:00
Khách
Cám ơn nguoinhaque, Phước Nhung, chú Sáu Steve Brown , và Hai Hoang đã ghé qua thăm ông già Noel năm nay.
26/12/201412:42:02
Khách
Merry Christmas đến tác giả cùng các độc giả một mùa Noel an lành. Hạnh phúc thay khi sống trong một gia đình mà mọi người đều yêu thương và quan tâm chăm sóc lẫn nhau. Mong bài viết sau.
20/12/201411:05:34
Khách
Chào cháu Thái,
Bài viết cháu rất vui và dễ thương. Khi đọc dường như chái mô tả tình huống trong gia đình tôi ngày xưa.

Sáu
19/12/201414:43:28
Khách
Chuyện dễ thương quá.
19/12/201409:00:59
Khách
Tới lúc cũng phải "bể mánh". Tôi còn phải mang boot ra sau vườn dẩm trên tuyết làm dấu chân ông Santa mới tới đêm hôm qua, đi ngựơc lại, chỉ có dấu chân đến, không có dấu chân đi. Rồi thời gian dần trôi, tôi bị "bể mánh", không thấy các con gới thư cho Santa nữa, trái lại bị buộc tội "you là Santa!" Nhưng cảm động khi nghe "Don't buy more gits for us, we love you!". Bây giờ tôi bắt đầu giở trò làm Santa trở lại...với cháu nội, cháu ngoại....have some fun ở cái tuổi già nầy.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> http://youtu.be/J5Gebk-OVBI
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạo bài viết
Tổng số lượt xem bài: 834,192,582
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY đăng 2 kỳ.Tiếp theo và hết.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ từ 2011. Tên chàng là Nguyễn Thy, ông xã của tác giả Nguyễn Trần Phương Dung, giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2011. Hai mươi năm, bộ sách lịch sử ngàn người viết đưa tới nhiều thân tình giữa các tác giả. Bút hiệu 'Tê Hát I Cờ Rét' được chọn theo cách Cụ bà Trùng Quang gọi tên chàng theo lối đánh vần kiểu Bắc kỳ cũ. Bài viết mới nhất của THY được ghi “Hè 2019, kỷ niệm 30 năm tìm được “cái xương sườn cụt của tôi”. Bài đăng 2 kỳ.
Tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ 2019 khi gần 90 tuổi. Bà tên thật là Nguyễn thị Ngọc Hạnh. Trước 1975, là giáo sư đệ nhị cấp tại Trung học Nguyễn Trãi. Cùng gia đình tới Mỹ từ 1979, hiện là cư dân hưu trí tại miền Đông. Bài viết thứ sáu của bà kể về mùa lễ Chiến Sĩ Trận Vong 2019 tại Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn.
Tác giả lần đầu tiết về nước Mỹ từ tháng 11, 2018, Bà tên thật là Nguyễn thị Minh Thuý sinh năm 1955. Qua Mỹ năm 1985, hiện là cư dân thành phố Hayward thuộc Bắc Cali và còn đi làm. Bài viết thứ 7 của bà được viết trong ngày lễ Phật Đản.
Tác giả là một cựu tù cải tạo vượt ngục và là người lái tầu vượt biển tới Philippine năm 1989. Định cư tại Mỹ từ 1990, ông hiện là cư dân Vail, Arizona, làm việc theo một hợp đồng dân sự với quân đội Mỹ, từng tình nguyện tới chiến trường Trung Đông và Châu Phi. Lần đầu góp bài dự Viết Về Nước Mỹ, ông đã liên tiếp nhận các Giải Biệt VVNM 2017; giải Danh Dự VVNM 2018. Sang năm 2019, ông góp thêm 7 bài viết mới. Hai bài tiêu biểu: "Đời Phi Công...Không Người Lái," và bài mới nhất, "Philippinnes, Ngày Trở Lại": người thuyền nhân trại Pallawan 30 năm trước, nay là một công dân Mỹ trở lại giúp mảnh đất ơn nghĩa năm xưa chống khủng bố.
Chào mừng tác giả lần đầu dự Viết Về Nước Mỹ. Bà cho biết là nhà giáo về hưu, sống tại Canada từ năm 1981. Mong bà tiếp tục viết.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Bai mới đăng 2 kỳ. Tiếp theo và hết. (Ấn bản chủ nhật có sự sai sót. Xin đăng lại phần đúng và trân trọng cáo lỗi.)
Tác giả là nhà báo quen biết trong nhóm chủ biên một số tuần báo, tạp chí tại Dallas. Ông dự Viết Về Nước Mỹ từ 2006, đã nhận Giải Danh Dự, thêm Giải Á Khôi, Vinh Danh Tác Giả VVNM 2016, và chính thức nhận giải Chung Kết Tác Giả Tác Phẩm 2018. Sau đây thêm một bài viết mới.
Định cư tại Mỹ từ 1994, Phương Hoa vừa làm nail vừa học. Năm 2012, bà tốt nghiệp ngành dạy trẻ tại Chapman University khi đã 62 tuổi và trở thành bà giáo tại Marrysville, thành phố cổ vùng Bắc Calif. Với loạt bài về Vietnam Museum, "Bảo Tàng Cho Những Người Lính Bị Bỏ Quên," tác giả đã nhận giải chung kết 2014. và vẫn tiếp tục gắn bó với Viết Về Nước Mỹ. Sau đây, thêm một bài viết mới.
Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19. Tác giả tên thật Tô Văn Cấp, sinh năm 1941, khoá 19 Võ Bị, 50 năm lính với Chiến Thương Bội Tinh. Mậu Thân 1968, ông là một Đại Đội Trưởng Thuỷ Quân Lục Chiến tại trận địa Phú Lâm, Chợ Lớn. Tháng Tư 1975, ở với đồng đội ven đô cho tới giờ phút cuối, sau đó là 10 năm tù công sản. Định cư tại Hoa Kỳ theo diện HO1, dự Viết Về Nước Mỹ từ năm đầu, với nhiều bài viết giá trị, ông đã nhận giải á khôi năm 2014. Tác phẩm đang trình làng: Nửa Đường. Kính mời tham dự buổi ra mắt trưa Chủ Nhật 2-6-19.